Hiển thị các bài đăng có nhãn Số Cũ (1994...). Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Số Cũ (1994...). Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Bảy, 9 tháng 9, 2023

THỜI SỰ THẦN HỌC- Số 24, THÁNG 6 NĂM 2001

CHỦ ĐỀ : THẦN HỌC VỀ NHẬP MÔN KINH THÁNH

LỜI NGỎ


Với Thần học Nhập môn Kinh Thánh, có thể nói, chúng ta bắt đầu bước vào lãnh vực nghiên cứu Kinh Thánh, một kho tàng tâm linh phong phú của Kitô hữu. Trước khi đi vào khám phá kho tàng này, chúng ta cần bàn tới những vấn đề có liên quan như Ơn Linh hứng Thánh Kinh, Chân Lý trong Thánh Kinh, Sổ bộ Sách Thánh, việc giải thích Kinh Thánh... Đây cũng là đề tài mà các Giáo phụ, Công đồng và cả Sách Giáo lý Hội thánh của Công giáo cũng đề cập đến.

Thứ Bảy, 10 tháng 6, 2023

THỜI SỰ THẦN HỌC - SỐ 45, THÁNG 9 NĂM 2006

CHỦ ĐỀ: QUYỀN BÍNH

LỜI NGỎ


“Thầy đã được trao toàn quyền trên trời dưới đất. Vậy anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần, dạy bảo họ tuân giữ mọi điều Thầy đã truyền cho anh em” (Mt 28,18-20). Đây là ước muốn và mệnh lệnh của Đức Giêsu cho các môn đệ trước khi Người về trời. Lời trên cho thấy mọi Quyền bính đến từ Thiên Chúa như Nguyên ủy, và đi đến tận điểm là: làm cho mọi người trở thành môn đệ Đức Giêsu.

Tuy nhiên, trong thực tế, không thiếu những lạm dụng Quyền bính, sử dụng quyền bính không vì công ích, và cuối cùng dẫn đến những chuyện “dở khóc, dở cười”, vì lẽ cả hai phía – người nắm quyền bính, người “bề dưới” – chẳng “sống chung hòa bình” (Is) được với nhau.

Thứ Hai, 29 tháng 5, 2023

THỜI SỰ THẦN HỌC – SỐ 46, THÁNG 12 NĂM 2006

CHỦ ĐỀ : TOÀN CẦU HOÁ 

LỜI NGỎ 


Khi khai sáng cho lý thuyết “Toàn cầu hóa”, Theodore Levitt đã muốn rằng mọi người phải được hưởng tối đa lợi nhuận do những liên kết kinh tế toàn cầu. Ban đầu đơn giản là thế! Nhưng cho đến nay, khi cha để “Toàn cầu hóa” không còn nữa (ông mất tháng 8/2006), thì “Toàn cầu hóa” đã lan rộng và ảnh hưởng khắp mọi lãnh vực của cuộc sống hiện đại.

Thứ Ba, 27 tháng 12, 2022

THỜI SỰ THẦN HỌC - SỐ 36, THÁNG 6/2004

CHỦ ĐỀ: HỘI NHẬP TIN MỪNG VÀO VĂN HOÁ VIỆT NAM 

LỜI NGỎ 


"Nét đặc trưng của Tin Mừng Kitô giáo chính là chuyển trao một sứ điệp đặc biệt trong một hoàn cảnh đặc biệt" và "tất cả những gì liên quan đến đời sống con người đều là chủ đề của thần học". C.S. Song, một nhà Thần học, người Á châu đã nói như thế. Hơn nữa, khi nghĩ đến vùng đất Á châu nơi đã sinh thành, nuôi dưỡng ông, ông còn thêm "thần học của chúng ta không phải chỉ dành riêng trong tương quan với lịch sử Israel hoặc lịch sử Kitô giáo ở Tây phương, nhưng là trong tương quan với lịch sử lâu đời, hấp dẫn nhưng ngoằn ngoèo của Trung Hoa, lịch sử mờ mịt của Hồng Kông, tương lai không mấy chắc chắn của Đài Loan và những cộng đoàn khác nhau giữa Đông và Tây”. Thật vậy, cây Tin mừng chỉ có thể sinh hoa kết quả khi được cần mẫn chăm bón thích hợp.

Thứ Năm, 15 tháng 12, 2022

THỜI SỰ THẦN HỌC - SỐ 34, THÁNG 12/2003

CHỦ ĐỀ : PHONG TRÀO NEW AGE - MỘT HIỆN TƯỢNG !? 

LỜI NGỎ_ 


Trong lịch sử nhân loại từ xưa tới nay, có nhiều phong trào tâm linh xuất hiện. Đa số đã tan biến như một ảo ảnh chợt đến rồi chợt đi. Một số rất ít còn để lại chút ảnh hưởng hay chỉ còn dư âm như một tên gọi đã từng gây “rối loạn” một thời. Nhưng phải thành thực mà nói, các phong trào đó ít nhiều phản ánh khát vọng tâm linh nơi con người. Con người không hài lòng với những gì hiện có, họ muốn bay cao và xa hơn. Con người muốn làm chủ vận mạng đời mình. Họ thao thức, trăn trở và băn khoăn tìm kiếm con đường tâm linh, con đường giải thoát. Con người hữu hạn hiện diện vì một cái gì vô hạn.

Thứ Ba, 15 tháng 11, 2022

THỜI SỰ THẦN HỌC – SỐ 3, THÁNG 6 NĂM 2008

CHỦ ĐỀ : TIN MỪNG SỰ SỐNG

LỜI NGỎ


Kính thưa Quý Bạn đọc,

Khi con số phá thai càng tăng cao, thì “chỉ số phẩm giá và nhân vị” càng giảm. Khi nền văn minh sự chết phát triển, thì nền văn minh sự sống bị bóp nghẹt. Khi con người bị giảm thiểu xuống thành một đơn vị toán học, thì “Hình ảnh Thiên Chúa” nơi con người bị méo mó, biến dạng.

Để cổ vỏ cho nền “Văn Minh Sự Sống”, để tin nhận Đức Giesu “là Đường, là Sự Thật và là Sự Sống” (x. Ga 14, 60), và để đồng hành với Hội Thánh trong việc bảo vệ Sự Sống, Thời sự Thần học số 3, Tháng 6/2008 này với chủ đề: Tin Mừng Sự Sống muốn như là “thắp lên một ngọn nến, còn hơn ngồi nguyền rủa bóng tối”, với nội dung như sau:

Thứ Hai, 10 tháng 10, 2022

THỜI SỰ THẦN HỌC – SỐ 2 (THÁNG 3/2008)

CHỦ ĐỀ : GIÁO DỤC KITÔ GIÁO

LỜI NGỎ


Giáo dục là trách vụ của mọi người, mọi thành phần trong xả hội. “Giáo hội Việt Nam muốn dấn thân trong sự nghiệp giáo dục để thức hiện sứ mạng loan báo Tin mừng của Đức Giê-su Ki-tô cho mọi người cách hiệu quả và thiết thực hơn”. ( số 16, Thư chung mục vụ 2007 của Hội đồng Giám mục Việt Nam ).

Thứ Hai, 19 tháng 9, 2022

THỜI SỰ THẦN HỌC – SỐ 44, THÁNG 6/2006

CHỦ ĐỀ: TẠO DỰNG VÀ TIẾN HOÁ

LỜI NGỎ


Thế giới - Vũ trụ - Con người đã được hình thành thế nào? Phải chăng một cuộc tiến hoá hàng triệu triệu năm đã diễn ra và sau khi thế giới, vũ trụ có mặt, thì con người xuất hiện như đỉnh cao của cuộc tiến hoá này?… Những câu hỏi như trên đã từng là mối bận tâm các nhà bác học, sinh vật học, nhân chủng học, khảo cổ học… và cả các nhà Thần học nữa. Tất cả họ dường như muốn tìm một câu trả lời dứt khoát cho những câu hỏi trên. Nhưng xem ra, vẫn chưa có kết luận chung cuộc. Thời gian cùng lịch sử phát triển của tư tưởng đã bổ sung - ngày càng phong phú - cho câu trả lời này.

Thứ Hai, 25 tháng 7, 2022

THỜI SỰ THẦN HỌC – SỐ 42, THÁNG 12/2005

CHỦ ĐỀ: THẾ TỤC HÓA – VẤN ĐỀ CỦA THỜI ĐẠI

LỜI NGỎ


Theo Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II, “Trào lưu Thế Tục” hóa tự bản chất là một chủ trương nhân bản tuyệt đối, loại trừ Thiên Chúa, lo say mê hưởng thụ và tìm kiếm khoái lạc. Trào lưu này cũng làm cho con người mất cảm thức về tội lỗi. Con người đang cố xây dựng một thế giới không có Thiên Chúa. (Xc Tông huấn Sám hối và Hoà Giải).


Thứ Tư, 13 tháng 7, 2022

THỜI SỰ THẦN HỌC – SỐ 41, THÁNG 8/2005

CHỦ ĐỀ: THẦY SẼ Ở CÙNG ANH EM MỌI NGÀY

LỜI NGỎ


Chỉ còn hơn một tháng nữa là kết thúc Năm Thánh Thể (10/2004 – 10/2005). Trong suốt năm qua, các tài liệu, sách vở nói về Bí tích Thánh Thể phổ biến khắp nơi – có thể nói như thế – nhằm đáp ứng cho nhu cầu học hỏi và suy niệm của các tín hữu Công giáo. Các phương tiện thông tin đại chúng như Internet, truyền thanh, truyền hình, báo chí… cũng không bỏ lỡ cơ hội “ngàn năm một thưở này để hướng đến
“Yến tiệc Mình và Máu Thánh,
Chúa Kitô thành lương thực nuôi ta.
Tiệc nhắc nhớ Người đã chịu khổ hình
và đổ đầy ân sủng xuông cõi lòng nhân thế.
Tiệc bảo đảm cho ta một ngày mai huy hoàng rực rỡ”.
(Thánh Thomas Aquino)

Thứ Hai, 9 tháng 5, 2022

THỜI SỰ THẦN HỌC – SỐ 3, THÁNG 9/2009

CHỦ ĐỀ : CHÂN LÝ GIẢI THOÁT

LỜI NGỎ


Ngày 29/6/2009, Đức Thánh Cha Benedicto XVI đã ban hành thông điệp “Caritas in Veritate”, một lời kêu gọi “Sống Bác ái trong Sự thật” giữa một thế giới đầy xáo trộn, nghèo đói, bất công…, để tiến đến một xã hội phát triển toàn diện và bền vững, và nhờ “Sự Thật sẽ giải thoát anh em” (Ga 8,32). Hơn nữa, “Giáo hội có một sứ mạng chân lý cần phải chu toàn” để “có một xã hội xứng hợp với con người, với phẩm giá và ơn gọi của con người”. (Caritas in Veritate).

Thứ Sáu, 18 tháng 3, 2022

THỜI SỰ THẦN HỌC – SỐ 35, THÁNG 3/2004

CHỦ ĐỀ: NHỮNG NẺO ĐƯỜNG TÂM LINH KITÔ Á CHÂU


LỜI NGỎ


Khời đi từ năm 1994 với thao thức “Tập làm Môn sinh của Chân Lý”, vì “ Chân lý sẽ giải thoát Anh em” (Ga 8,32), Nhóm Vinh Sơn Phạm Hiếu Liêm đã hình thành. Nhóm quy tụ một số anh em để cùng suy tư, soạn viết, dịch thuật và cho ra đời - lưu hành nội bộ - tập Thời sự Thần học (TSTH), mỗi năm 4 số (tháng 3,6,9,12 - trừ các số từ 1-6), số trang tối thiểu là 104 và tối đa là đến 180 trang, với 3 phần cơ bản :
  1. Phần Chủ đề: Thần học Tín lý, Luân lý, Tu đức, Mục vụ...
  2. Hội Nhập Văn Hoá
  3. Sinh hoạt Giáo Hội.
Ngoài ra còn có: Chuyên Mục Tôn giáo – Mục Vụ Kinh Thánh – Du lịch Thần học với Thánh Tô-ma A-qui-nô... tuỳ theo số.

Thứ Sáu, 24 tháng 12, 2021

THỜI SỰ THẦN HỌC – SỐ 4, THÁNG 12/2009

CHỦ ĐỀ: … VÀ THIÊN CHÚA ĐÃ LÀM NGƯỜI

LỜI NGỎ


Mầu nhiệm Nhập thể của Con Thiên Chúa là cánh cửa mở ra cho Vô biên, cho Hồng ân, cho Tình yêu, cho “Thiên Chúa làm Người để con người làm Thiên Chúa” (Thánh I-rê-nê).

Mầu nhiệm Nhập thể của Con Thiên Chúa là Giáng sinh giữa đời thường để cảm thông, chia sẻ, yêu thương và để “quy tụ muôn loài trong trời đất” (Ep 1,10).

Mầu nhiệm Nhập thể của Con Thiên Chúa là gặp gỡ, trao tặng nhau lời chúc bình an: “Chúa ở cùng anh chị em”, vì “Emmanuel, Thiên Chúa ở cùng chúng ta” (Mt 1,23).

Mầu nhiệm Nhập thể của Con Thiên Chúa mở ra một con đường “thần linh hóa”dẫn con người khám phá ra giá trị cao quý của mình, đồng thời, Thiên Chúa làm Người để thánh hóa các giá trị nhân bản.

Mầu nhiệm Nhập thể của Con Thiên Chúa là “dấu ấn của Thiên Chúa ..dẫn đưa Hội thánh bước vào thời đại mới của ân sủng và sứ vụ”. (Sắc chỉ mầu nhiệm Nhập thể công bố khai mạc năm thánh 2000).

Mầu nhiệm Nhập thể của Con Thiên Chúa “tỏ lộ dung mạo Thiên Chúa Cha là Đấng luôn “chạnh thương và nhân ái” (Gc 5,11).

Mầu nhiệm Nhập thể của Con Thiên Chúa làm vang lên bài thánh thi ngợi ca và tạ ơn Thiên Chúa, Đấng trọn nghĩa yêu thương…, để chúng ta trở thành “người đồng hương với các thánh và là người nhà của Thiên Chúa” (Ep 2,19).

DO THẾ, GIÁNG SINH ÂN SỦNG NO SAY 
TRỜI TUÔN MƯA PHÚC, ĐẤT DÀY TÌNH YÊU.

Thứ Năm, 12 tháng 4, 2018

THỜI SỰ THẦN HỌC - SỐ 40, THÁNG 06/2005

CHỦ ĐỀ :  TIỆC LY VÀ THÁNH THỂ

LỜI NGỎ

Trước khi từ biệt các Môn đệ để ra đi phó nộp mình cứu chuộc nhân loại, Chúa Giêsu đã cùng các môn đệ ăn bữa Tiệc Ly, bữa tiệc dương gian cuối cùng của Người. Trong khung cảnh đơn sơ thân tình của nhà Tiệc Ly, Thầy trò cùng đàm đạo, tâm sự, chia sẻ và ăn uống với nhau. Đến lúc cao điểm, Chúa Giêsu cầm lấy Bánh và làm nên Thân Mình Người, rồi lấy rượu làm nên Bửu Huyết Người, rồi thông chia cho các môn đệ. Bữa Tiệc Ly cuối cùng và Bí Tích Thánh Thể đầu tiên đã diễn ra như thế. Từ đó, các môn đệ của Người – Hội Thánh – vẫn tiếp tục cử hành lại “để tưởng nhớ đến Thầy chí Thánh” cho đến ngày nay.

Thứ Tư, 11 tháng 4, 2018

THỜI SỰ THẦN HỌC – SỐ 39, THÁNG 3/2005

CHỦ ĐỀ: THÁNH THỂ, NGUỒN ÁNH SÁNG VÀ NGUỒN SỰ SỐNG

LỜI NGỎ


Từ ngày 10 đến ngày 17.10.2004, tại thành phố Guadalajara – miền đất của các chứng nhân tử đạo vừa được tuyên phong – đã diễn ra Đại Hội thánh thể quốc tế lần thứ 48. Các Thánh Tử đạo tại Guadalajara, Mêhicô đã kín múc sức mạnh và chí can trường từ Bí Tích Thánh Thể, Nguồn Ánh Sáng và Nguồn Sự Sống. Các vị đã hiên ngang hô vang lên: “Viva Cristo Rey! Y Santa Maria de Guadalupe! (Vạn tuế Chúa Kitô Vua, và Đức Thánh Mẫu Maria Guadalupe) khi hiến dâng mạng sống mình cho quê hương và cho Đức tin của dân tộc mình.

Thứ Tư, 10 tháng 1, 2018

THỜI SỰ THẦN HỌC - SỐ 1, THÁNG 01/2008

CHỦ ĐỀ: ĐỨC GIÊSU THÀNH NADARÉT

LỜI NGỎ


Kính thưa quý bề trên, quý cha, quý thầy, quý sơ, cùng quý độc giả, thân hữu xa gần quý mến,

Trước hết, Nhóm Vinh Sơn Phạm Hiếu Liêm (VSPHL), chủ trương Tạp chí Thời sự Thần học (TSTH), xin gửi đến tất cả quý vị lời chào trân trọng và tái ngộ.

Thứ Sáu, 22 tháng 12, 2017

THỜI SỰ THẦN HỌC – SỐ 38, THÁNG 12/2004

CHỦ ĐỀ: TỪ BỮA ĂN THƯỜNG NGÀY ĐẾN BÍ TÍCH THÁNH THỂ

LỜI NGỎ


Trong số 29 (cũng là phần Kết Luận) của thông điệp dành cho Năm Thánh Thể “MANE NOBISCUM DOMINE”, Đức Thánh Cha Gioan Phaolo II đã viết: “O Sacrum Convivium, in quo Christus sumitur ! Ôi yến tiệc Mình và Máu Thánh !” Năm Thánh Thể phát xuất từ tâm tình cảm phục đến kinh ngạc của Hội Thánh trước Mầu nhiệm lớn lao này.... Ước mong Năm Thánh Thể thành một dịp quí báu để mọi người ý thức hơn nữa về kho tàng vô giá Đức Kitô đã trao phó cho Hội Thánh. Ước mong Năm này sẽ thành một động cơ thúc đẩy để việc cử hành Thánh Thể được sống động hơn và sốt sắng hơn, từ đó nẩy sinh một cuộc sống Kitô giáo được biến đổi nhờ tình yêu.

Thứ Ba, 16 tháng 5, 2017

THỜI SỰ THẦN HỌC - SỐ 6, THÁNG 11/1996

CHỦ ĐỀ : MẦU NHIỆM THIÊN CHÚA

LỜI NGỎ


Con người từ ngàn xưa vẫn tin tưởng trên đầu mình có một Đấng. Đấng đó phù hộ người thiện, trừng phạt người ác. Mỗi tôn giáo cô gắng dỉễn tả lòng tin thành kính của mình qua những danh xưng mà họ gọi là Đấng đó. Chỉ riêng các tín đồ Hồi giáo đã có tới 99 danh xưng để gọi Chúa của mình. Đấng Allah (còn danh xưng thứ 100 sẽ được mạc khải trong thế giới mai hậu).

Chủ Nhật, 16 tháng 4, 2017

THỜI SỰ THẦN HỌC – SỐ 43, THÁNG 03/2006

CHỦ ĐỀ: NGƯỜI DI-GAN HIỆN ĐẠI – THẦN HỌC VỀ DI DÂN

LỜI NGỎ



“Vì tình trạng kinh tế của các gia đình Á châu, hàng triệu người phải rời bỏ gia đình đi kiếm việc làm...” (Trích Tài liệu về Gia đình của Liên Hội Đồng Giám Mục Á Châu lần VIII, 8-2004, các số 15 đến 17). Lời này đã phản ánh một hiện tượng mới và ngày càng lan rộng trong xã hội: Làn sóng Di dân. Tài liệu trên còn đưa ra một thực tế đáng buồn: Những người di cư này thường phải đối đầu với rất nhiều khó khăn , như “việc làm không tương ứng với tầm hiểu biết và kỹ năng của họ…, làm việc trong những hoàn cảnh bị kỳ thị và bị bóc lột tột cùng…, mất đi sự ổn định gia đình…, mất gốc về văn hoá…, đánh mất nhiều giá trị tích cực…, vô cùng khó khăn khi tái hội nhập…”. Do đó “chăm sóc mục vụ cho công nhân di cư quả là một trong những ưu tư mục vụ hàng đầu của Giáo hội châu Á”.

Thứ Năm, 2 tháng 3, 2017

THỜI SỰ THẦN HỌC - SỐ 4, THÁNG 09/2008

LTS : Bước vào Mùa Chay, Trang Thời sự Thần học đăng lại số 4 - tháng 9/2008. Hy vọng với loạt bài của chủ đề này độc giả có thêm chất liệu để học hỏi và suy ngẫm Lời Chúa, đáp ứng lời mời gọi của Đức Thánh Cha Phanxicô trong Sứ Điệp Mùa Chay 2017: “Mùa Chay là mùa thuận tiện để đi sâu vào đời sống tâm linh nhờ những phương tiện thánh Giáo hội đã đem đến cho chúng ta: ăn chay, cầu nguyện và bố thí. Nền tảng của mọi sự là lời Thiên Chúa, mà trong trong mùa này, chúng ta được mời gọi chuyên chăm lắng nghe và suy ngẫm. 

CHỦ ĐỀ: LỜI CHÚA

LỜI NGỎ


Năm 2005- năm “Sống Lời Chúa”  của Giáo hội Việt Nam (9/2005- 9/2006),  Thời Sự Thần Học đã hưởng ứng với các bài: “Sống Lời Chúa” (TSTH số 42, Tháng 12/2005); “ Sống Với Lời để được gặp Lời” ( TSTH số 43, Tháng 3/2006); “ Từ Lời Ru của Mẹ đến Lời Hằng sống của Đức Ki-tô” (TSTH số 44, Tháng 6/2006)