Hiển thị các bài đăng có nhãn Tôma-tổng quát. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tôma-tổng quát. Hiển thị tất cả bài đăng

Chủ Nhật, 28 tháng 1, 2024

TÁC PHẨM "TRIẾT HỌC CỦA TÔMA AQUINÔ : CÁC DẤU MỐC" : LỜI BẠT

Trích: Ruedi IMBACH - Adriano OLIVA, TRIẾT HỌC CỦA TÔ-MA..., tr. 231-236.


Quý bà và nữ tỳ
, một người da mặt thì xanh xao, còn người kia thì khuôn mặt màu nâu: chính qua hai con người này mà họa sỹ Filippino Lippi (1457-1504) đã trình bày theo lối phóng dụ về thần học và triết học, theo bức tranh trong nhà nguyện thánh Tô-ma tại Minerve thành Rô-ma, như ta có thể nhìn thấy được trên trang bìa của cuốn sách này đây.

Thứ Năm, 25 tháng 1, 2024

CÁC TÁC PHẨM QUAN TRỌNG CỦA TÔMA (Phần II)

Trích: Ruedi IMBACH - Adriano OLIVA, TRIẾT HỌC CỦA TÔ-MA A-QUI-NÔ : CÁC DẤU MỐC (Trung tâm Học vấn Đa Minh, 2021), tr. 137-230. Chuyển ngữ : Giuse Nguyễn Hữu Nghị, O.P.

[Phần I, tr. 137-183]
  - Về hữu thể và yếu tính - De ente et essentia
  - Các vấn nạn thảo luận về chân lý - Quaestiones Disputatae De Veritate
  - Tác phẩm bàn luận về Ba Ngôi của Boèce - Super Boetium De Trinitate
  - Tổng luận chống những người ngoại giáo - Summa Contra Gentiles
    Diễn giải theo nghĩa bản văn về sách Gióp - Expositio Super Iob ad Litteram
  - Các vấn nạn được tranh luận về năng lực - Quaestiones Disputatae De Potentia
[Phần II, tr. 183-230]
  - Tổng luận Thần học - Summa Theologiae
  - Bàn về việc quản trị của các bậc quân vương gửi quốc vương Đảo Síp - De Regimine Principum Ad Regem Cypri 
  - Các vấn nạn tranh luận về sự dữ - Quaestiones Disputatae De Malo
  - Chú giải về cuốn vật lý - Sententia Super Physicam
  - Bàn về trí năng duy nhất - De Unitate Intellectus
  - Chú giải sách bàn về giải thích - Expositio Libri Peryermeneias
  - Bàn về các bản thể tách biệt - De Substantiis Separatis

Tổng luận Thần học - Summa Theologiae


Kiệt tác mang tính hệ thống và vẫn còn dang dở này của Tô-ma A-qui-nô phải được lãnh hội trong bối cảnh đào tạo đang diễn ra trong Dòng Đa-minh[1]. Chủ hướng của kiệt tác này được trình bày không chút mập mờ trong phần dẫn nhập rất đáng ghi nhận: soạn thảo một giáo trình dành cho các sinh viên mới theo học, nhằm diễn giải một cách rõ ràng và khúc triết các chân lý đức tin Ki-tô giáo, cụ thể hơn nữa là thần học (sacra doctrina: thánh khoa). Và như thế nhằm tránh đi những khiếm khuyết cho việc giảng dạy, nghĩa là tránh đi việc có quá nhiều các chi tiết dư thừa, rườm rà và thiếu tính hệ thống mạch lạc trong việc chú giải các bản văn. Do đó, giáo trình phải được trình bày theo một trật tự chặt chẽ của bộ môn (ordo disciplinae).

Thứ Hai, 22 tháng 1, 2024

CÁC TÁC PHẨM QUAN TRỌNG CỦA TÔMA (Phần I)

Trích: Ruedi IMBACH - Adriano OLIVA, TRIẾT HỌC CỦA TÔ-MA A-QUI-NÔ : CÁC DẤU MỐC (Trung tâm Học vấn Đa Minh, 2021), tr. 137-230. Chuyển ngữ : Giuse Nguyễn Hữu Nghị, O.P.

[Phần I, tr. 137-183]
  - Về hữu thể và yếu tính - De ente et essentia
  - Các vấn nạn thảo luận về chân lý - Quaestiones Disputatae De Veritate
  - Tác phẩm bàn luận về Ba Ngôi của Boèce - Super Boetium De Trinitate
  - Tổng luận chống những người ngoại giáo - Summa Contra Gentiles
    Diễn giải theo nghĩa bản văn về sách Gióp - Expositio Super Iob ad Litteram
  - Các vấn nạn được tranh luận về năng lực - Quaestiones Disputatae De Potentia
[Phần II, tr. 183-230]
  - Tổng luận Thần học - Summa Theologiae
  - Bàn về việc quản trị của các bậc quân vương gửi quốc vương Đảo Síp - De Regimine Principum Ad Regem Cypri 
  - Các vấn nạn tranh luận về sự dữ - Quaestiones Disputatae De Malo
  - Chú giải về cuốn vật lý - Sententia Super Physicam
  - Bàn về trí năng duy nhất - De Unitate Intellectus
  - Chú giải sách bàn về giải thích - Expositio Libri Peryermeneias
  - Bàn về các bản thể tách biệt - De Substantiis Separatis

Về hữu thể và yếu tính - De ente et essentia


Tác phẩm thời trẻ này của Tô-ma được soạn thảo vào khoảng giữa những năm 1252 và 1256 nhằm cứu xét đến ý nghĩa của các khái niệm về yếu tính (essentia) và hữu thể (ens), cũng như về mối tương quan giữa chúng với các thuộc từ (giống, loại, sự khác biệt, đặc tính riêng và phụ thể), theo như những điều mà chính Tô-ma đã thông báo ngay từ phần đầu của tác phẩm. Tác phẩm này được kể vào số những công trình nổi tiếng nhất của Tô-ma. Thực vậy, độc giả sẽ gặp thấy ở đây một loạt các luận đề rất riêng của Tô-ma, và rồi đây sẽ được khai triển trong các công trình sau này của ngài. Chắc hẳn sự thành công này chẳng có gì là quá xa lạ cả[1].

Đúng theo chương trình đã được thông báo, tác phẩm này phân chia thành 6 chương nhằm soi sáng vấn nạn về mối tương quan giữa hiện hữu (esse) và yếu tính (essentia) trước hết là trong những bản thể được cấu thành từ chất thể và mô thể (chương 2-3), kế đến là trong các bản thể đơn thuần – nghĩa là các lý trí tách biệt, Thiên Chúa và linh hồn con người (chương 4-5) – và, cuối cùng là trong các phụ thể (chương 6).

Thứ Sáu, 19 tháng 1, 2024

TƯ TƯỞNG CỦA TÔMA (Phần II)

Trích: Ruedi IMBACH - Adriano OLIVA, TRIẾT HỌC CỦA TÔ-MA A-QUI-NÔ : CÁC DẤU MỐC (Trung tâm Học vấn Đa Minh, 2021), tr. 39-136. Chuyển ngữ : Giuse Nguyễn Hữu Nghị, O.P.

[Phần I, tr. 39-98]
- Bản tính và sự phân chia của triết học
- Những khái niệm nền tảng của khoa triết học thiên nhiên 
- Triết học thực hành
- Siêu hình học
- Lịch sử tư tưởng
- Nhận thức của con người
- Con người. Các vấn đề đạo đức
- Những khía cạnh của tư tưởng chính trị 
[Phần II, tr. 98-136]
- Thực thể luận, siêu hình học, thần-triết luận
- Thần-triết học (théologie philosophique)
  * Nhận thức và gọi tên Thiên Chúa
  * Niềm tin, Khoa học, Thần học

Thứ Ba, 16 tháng 1, 2024

TƯ TƯỞNG CỦA TÔMA (Phần I)

Trích: Ruedi IMBACH - Adriano OLIVA, TRIẾT HỌC CỦA TÔ-MA A-QUI-NÔ : CÁC DẤU MỐC (Trung tâm Học vấn Đa Minh, 2021), tr. 39-136. Chuyển ngữ : Giuse Nguyễn Hữu Nghị, O.P.

[Phần I, tr. 39-98]
- Bản tính và sự phân chia của triết học
- Những khái niệm nền tảng của khoa triết học thiên nhiên 
- Triết học thực hành
- Siêu hình học
- Lịch sử tư tưởng
- Nhận thức của con người
- Con người. Các vấn đề đạo đức
- Những khía cạnh của tư tưởng chính trị 
[Phần II, tr. 98-136]
- Thực thể luận, siêu hình học, thần-triết luận
- Thần-triết học (théologie philosophique)
  * Nhận thức và gọi tên Thiên Chúa
  * Niềm tin, Khoa học, Thần học

Thứ Bảy, 13 tháng 1, 2024

CUỘC ĐỜI CỦA TÔMA

Trích: Ruedi IMBACH - Adriano OLIVA, TRIẾT HỌC CỦA TÔ-MA A-QUI-NÔ : CÁC DẤU MỐC (Trung tâm Học vấn Đa Minh, 2021), tr. 11-37. Chuyển ngữ : Giuse Nguyễn Hữu Nghị, O.P.

Trong phần tóm lược tiểu sử thánh Tôma Aquinô dưới đây, cha Oliva nhấn mạnh đến ba hoạt động chính yếu và thường xuyên của Tôma tại các đại học và học viện lúc bấy giờ là 1) Legere, bình giải Kinh Thánh, 2) Disputate – hướng dẫn các buổi tranh luận học thuật, và 3) Praedicare - giảng thuyết. Ba hoạt động này thánh Tôma không chỉ nhắm đến các sinh viên, và còn cho cả giáo sư nữa.
Có lẽ chính vì sự dấn thân hết mình của ngài vào việc truy tầm chân lý qua con đường tri thức, đặc biệt là tri thức thánh khoa, mà sau này các Đức Giáo Hoàng đã tôn phong cho thánh Tôma nhiều danh hiệu cao quý: Tiến sĩ Hội thánh (Doctor Ecclesiae), Tiến sĩ Thiên thần (Doctor Angelicus), Tiến sĩ chung (Doctor communis), Tiến sĩ về nhân tính (Doctor humanitatis), Tông đồ của chân lý (Apostolus veritatis), Bổn mạng các trường Công giáo, v.v..
Phần này gồm 5 mục:
  Chào đời và những năm đầu giai đoạn thụ huấn của Tô-ma
  Lần giảng dạy thứ nhất của Tô-ma tại đại học Paris
  Tô-ma giảng dạy tại I-ta-li-a: Orvieto và Rô-ma
  Tô-ma giảng dạy lần thứ hai tại đại học Paris
  Lần giảng dạy sau cùng của Tô-ma tại Na-pô-li và những ngày cuối đời

Thứ Tư, 10 tháng 1, 2024

TÁC PHẨM “TRIẾT HỌC CỦA TÔMA AQUINÔ - CÁC DẤU MỐC” : LỜI GIỚI THIỆU

I. Giới thiệu của biên tập viên Thời sự Thần học.
  1. Đôi dòng tiểu sử về hai tác giả Ruedi Imbach và Adriano Oliva.
  2. Đôi nét về lịch sử hình thành và hoạt động của Commissio Leonina.
II. Lời giới thiệu tác phẩm của hai tác giả. 
III. Mục lục tác phẩm.

I. Giới thiệu của biên tập viên Thời sự Thần học


Nhân dịp Năm Thánh mừng kính thánh Tôma (28/01/2023 – 28/01/2025), Ban Biên tập tuyển chọn một số tác phẩm về thánh Tôma do anh em Đa Minh chuyển ngữ, và đăng lần lượt lên trang Thời sự Thần học. Cuốn sách đầu tiên được đăng để mừng kính thánh Tôma vào ngày 28/01 sắp tới, là của hai tác giả Ruedi Imbach và Adriano Oliva, tựa đề “La philosophie de Thomas d'Aquin”, xuất bản năm 2009. Sách được cha Giuse Nguyễn Hữu Nghị, OP chuyển sang tiếng Việt với tựa đề “Triết học của Tô-ma A-qui-nô : Các dấu mốc” (239 trang), và được Trung tâm Học vấn Đa Minh ấn hành nội bộ cho sinh viên tham khảo, lần đầu vào năm 2021.

Sau đây là giới thiệu đôi nét về hai tác giả của cuốn sách này. Và cũng nhân dịp, chúng tôi giới thiệu Commissio Leonina, một Uỷ ban được thiết lập năm 1880, chuyên về học thuyết thánh Tôma Aquinô.

Thứ Năm, 26 tháng 1, 2023

NHỮNG NÉN HƯƠNG TÂM THÀNH

KÍNH DÂNG “THÁNH SƯ THOMAS AQUINAS - MỘT GƯƠNG MẪU CỦA CÁC NHÀ NGHIÊN CỨU KITÔ GIÁO”[1], NHÂN NGÀY MỪNG KÍNH NGƯỜI 28-1

Thời sự Thần học - Số 34, tháng 12/2003, tr. 118-137. 

_Tsth biên tập 🙍 


Phần I : LỜI CHA CHUNG...


Trong diễn văn kết thúc hội nghị quốc tế (1979) về bách chu niên thông điệp “ Aeterni Patris” của Đức Giáo hoàng Lêo XIII, ĐGH Gioan Phaolô II đã phát biểu :

1. Thánh Thomas đã hướng dẫn các suy tư của lý trí trên các dữ kiện của đức tin. Với việc phân biệt lý trí và đức tin, Người liên kết cả hai bằng những mối dây tương ái, như thế vẫn giữ được quyền lợi của mỗi bên, bảo toàn phẩm tính của mỗi bên đến nỗi lý trí được thánh Thomas chắp cho đôi cánh đưa lên tận chớp đỉnh của trí khôn con người, không còn có thể vươn cao hơn được nữa, và đức tin không cần trông đợi nơi lý trí những trợ lực phong phú hoặc mạnh mẽ khác nữa.

Thứ Tư, 19 tháng 10, 2022

SỰ KHỦNG KHOẢNG TRONG NỀN GIÁO DỤC CÔNG GIÁO VÀ GIẢI PHÁP CỦA THÁNH TÔMA

Thời sự Thần học – Số 2 (tháng 3/2008), tr. 17-37

_Kathleen Willett Redle  🙋


Điều gì đã xảy ra cho hệ thống Giáo dục Công giáo và tại sao chúng ta đang thực hiện việc huấn giáo tồi tệ đến thế? Tại sao có quá nhiều nền thần học và chủ nghĩa tự do tồi tệ lan tràn trong các Trường học và Cao đẳng Công giáo ?

Trước khi trình bày những lý do tại sao, tôi sẽ đưa ra một minh hoạ từ kinh nghiệm cá nhân. Tôi muốn “kể câu chuyện của mình” - như các người theo chủ nghĩa tự do vẫn làm thế trong các hội nghị của họ - để vạch mặt những người theo thuyết tiến bộ với những ý đồ riêng của họ.

Thứ Hai, 1 tháng 11, 2021

NHỮNG THĂNG TRẦM CỦA HỌC THUYẾT THÁNH TÔMA

Thời sự Thần học - Số 85, tháng 08/2019, tr. 166-190

_James A. Weisheipl_

NHỮNG THĂNG TRẦM CỦA HỌC THUYẾT THÁNH TÔMACó lẽ nhiều người đã nghe nói đến học thuyết (triết học hoặc thần học) của thánh Tôma Aquinô, nhưng ít ai có dịp theo dõi sự tiến triển của trường phái “Thomismus” đội tên ngài. Trong bài này, tác giả trình bày những bước thăng trầm của trường phái này, được phân chia thành ba giai đoạn. Vì giới hạn của bài báo, chúng tôi chỉ tóm tắt những ý tưởng chính.

Nhập đề : Khái niệm về Thomismus
I. Giai đoạn bảo vệ (tk. XIII-XV)
II. Giai đoạn chú giải và tranh luận (tk. XVI)
III. Giai đoạn phục hồi (tk. XIX-XX)
Kết luận. Học thuyết Tôma sau Công đồng Vaticanô II

Nguồn: Weisheipl, James A., "Thomism" in: New Catholic Encyclopedia, 2nd ed. (2004), Vol. 14, p.40-51; continued in "Scholasticism, 3. Contemporary", Vol.12, p.772-779.

Chủ Nhật, 24 tháng 2, 2019

MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA TRIẾT HỌC VÀ THẦN HỌC THEO JACQUES MARITAIN VÀ TÔN SƯ TÔMA

Thời sự Thần học - Số 58, Tháng 11/2012. Tr. 152-181

Giuse Nguyễn Hữu Nghị, O.P.


1. Học thuyết loại suy
2. Bản chất và đối tượng của thần học
3. Mối tương quan giữa triết học và thần học
   - Tương quan giữa đức tin và lý trí theo Summa contra gentiles
   - Tương quan giữa triết học và thần học theo J. Maritain

Dẫn nhập


Trước lời mời gọi quyến rũ đến khó cưỡng của hữu thể trong vũ trụ tạo thành, triết học của Jacques Maritain lên đường truy tìm chân lý và những điều huyền nhiệm ẩn giấu trong chính hữu thể. Thông qua nẻo đường trung gian của việc nhận thức các hữu thể hữu hạn với những vi diệu lung linh tuyệt hảo của chúng, triết học của J. Maritain đã mở ra với chính mầu nhiệm khôn dò khôn thấu sự hiện hữu của Thiên Chúa, Nguyên Nhân Đệ Nhất của hết thảy vạn hữu. Theo quan điểm của J. Maritain, đỉnh cao của nhận thức triết học (siêu hình học), chính là sự nhận thức tự nhiên của lý trí con người về chính Nguyên Nhân Đệ Nhất, hay theo kiểu gọi truyền thống của Aristôte và Tôn sư Tôma là thần học tự nhiên (theologia naturalis). Như thế, vũ trụ tạo thành này chính là con đường và cũng là cửa ngõ đưa siêu hình học của J. Maritain bước vào cảnh vực Thần Linh.

Triumph
of St Thomas Aquinas,
"Doctor Communis",
between Plato and Aristotle,
by Benozzo Gozzoli,1471
Tuy nhiên trong việc lãnh hội huyền nhiệm Thiên Chúa, nhận thức siêu hình học chỉ có thể đụng chạm được một chút nào đó vô cùng nhỏ nhoi về thực tại Thiên Chúa, và đồng thời nhận ra được rằng huyền nhiệm của thực tại Thiên Chúa siêu vượt và phá vỡ mọi thứ khái niệm, ngôn ngữ và quy phạm của chính bản thân mình. Theo J. Maritain, chắc hẳn, nếu siêu hình học có thể nói được điều gì đó về Thiên Chúa, thì siêu hình học cũng không có cao vọng muốn nói tất cả về sự phong phú thiên hình vạn trạng của Ngài, và đặc biệt siêu hình học càng không có tham vọng giam hãm Thiên Chúa trong những khái niệm vô cùng chật hẹp của lý trí hữu hạn. Vì một lẽ đơn giản là bởi các khái niệm hoàn toàn không thể tương thích với chính mầu nhiệm Thiên Chúa, Đấng siêu vượt cách vô biên vô tận tất cả mọi hình thái quan niệm và diễn tả của nhận thức siêu hình học:

Minh chứng sự hiện hữu của Thiên Chúa không phải là nhằm bắt Thiên Chúa phải tuân theo những nhận thức của chúng ta, càng không muốn định nghĩa Thiên Chúa theo những tư tưởng tù túng và khiếm khuyết của chúng ta. Phương pháp và diễn tiến qua đó lý trí chứng minh rằng Thiên Chúa hiện hữu, đặt chính bản thân lý trí trong một thái độ tôn kính và ngưỡng mộ tự nhiên.[1]

Thứ Hai, 9 tháng 2, 2015

LUẬT TỰ NHIÊN VÀ ĐỐI THOẠI VĂN HÓA

Thời sự Thần học - Số 55, Tháng 05/2012, tr. 81-109

tsth


NHẬP ĐỀ


Nhắc đến học thuyết của thánh Tôma Aquinô, người ta thường chỉ nghĩ đến “thế giá” của ngài trong lãnh vực suy tư thần học hoặc cùng lắm là triết học, chứ không có ý nghĩa gì bên ngoài Giáo hội Công giáo. Cảm nghĩ đó không đúng. Vào những năm gần đây, các vị Giáo hoàng không ngại trưng dẫn thánh Tôma tại các diễn đàn quốc tế. Trong bài diễn văn đọc tại trụ sở tổ chức Văn hóa Quốc tế (UNESCO) ngày 2/6/1980, đức Gioan Phaolô II đã dùng định nghĩa văn hoá của thánh Tôma như là khởi điểm cho bài thuyết trình: Genus humanum arte et ratione vivit (chú giải sách Posteriora Analytica của Aristote, n.1).

Thứ Năm, 5 tháng 2, 2015

TƯƠNG QUAN GIỮA TỰ NHIÊN VÀ ÂN SỦNG TRONG TƯ TƯỞNG TÔN SƯ TÔ-MA

Thời sự Thần học - Số 55, Tháng 01/2012, tr. 61-80

Giuse Nguyễn Hữu Nghị, O.P.


Mối tương quan giữa tự nhiên (nature) và ân sủng (grâce) là một vấn nạn quan trọng liên quan đến toàn thể sứ điệp Ki-tô giáo. Quả thực, vấn nạn về mối tương hệ giữa hai thực thể này là nguồn gốc phát sinh rất nhiều những nan vấn khác trong việc trình các chân lý đức tin. Những quan niệm khác nhau về mối tương quan phức tạp này tất yếu sẽ dẫn đến những cách tiếp cận và khai triển khác nhau về mối tương hệ giữa thần học và triết học, tình yêu tự nhiên và đức ái, thần bí tự nhiên và thần bí siêu nhiên, xã hội dân sự và Giáo Hội…Là một thần học gia[1] đam mê Thiên Chúa và cũng rất tôn trọng vai trò cũng như giá trị của các thực tại trần gian, Tôn sư Tô-ma ý thức rõ tầm quan trọng của vấn nạn sinh tử này.

Thứ Sáu, 30 tháng 1, 2015

THỬ TÌM TRỰC GIÁC CĂN BẢN TRONG CUỘC ĐỜI VÀ HỌC THUYẾT CỦA THÁNH THOMAS

Thời sự Thần học - Số 55, Tháng 01/2012, tr. 32-60

Nguyễn Trọng Viễn O.P. 


1. “Trực giác căn bản”

Triết gia Henri Bergson, trong một bài báo nổi tiếng viết về "trực giác triết lý", đã nói rằng tất cả mọi triết gia đích thực đều cố gắng diễn tả một trực giác nền tảng và duy nhất, đó là "một cái gì đơn giản, vô cùng đơn giản, và đơn giản lạ lùng..." mà ông ta không thể nào có thể diễn tả trọn vẹn được. Trực giác này, trước tiên, tỏ hiện như một sự phê bình tất cả những tư tưởng mà ông chối từ; nhưng ông lại rất khó khăn để diễn tả nó về mặt tích cực.

Thứ Ba, 27 tháng 1, 2015

THÁNH TÔMA AQUINÔ – GIÁO HUẤN CỦA ĐỨC GIÁO HOÀNG BÊNÊĐICTÔ XVI (Phần 3-cuối)

LTS: Chuẩn bị mừng Mừng Lễ Thánh Tôma Aquinô, 28/01, – Bổn Mạng Trung Tâm Học Vấn Đa Minh, Thời sự Thần học đăng loạt bài về Thánh Tôma của các số 3 năm vừa qua.

Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI giáo huấn về chủ đề "Con người và tư tưởng thánh Tôma Aquinô" vào 3 buổi tiếp kiến chung thứ Tư hằng tuần tại quảng trường Thánh Phêrô:

Thời sự Thần học, Số 55 – tháng 01/2012, tr. 7-31.

Phần 1 : Thứ Tư, ngày 01.06.2010
Phần 2 : Thứ Tư, ngày 06.06.2010
Phần 3 : Thứ Tư, ngày 23.06.2010
--------------

Giuse Nguyễn Hữu Nghị, OP. chuyển ngữ

Thứ Bảy, 24 tháng 1, 2015

THÁNH TÔMA AQUINÔ – GIÁO HUẤN CỦA ĐỨC GIÁO HOÀNG BÊNÊĐICTÔ XVI (Phần 2)


LTS: Chuẩn bị mừng Mừng Lễ Thánh Tôma Aquinô, 28/01, – Bổn Mạng Trung Tâm Học Vấn Đa Minh, Thời sự Thần học đăng loạt bài về Thánh Tôma của các số 3 năm vừa qua.

Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI giáo huấn về chủ đề "Con người và tư tưởng thánh Tôma Aquinô" vào 3 buổi tiếp kiến chung thứ Tư hằng tuần tại quảng trường Thánh Phêrô:

Thời sự Thần học, Số 55 – tháng 01/2012, tr. 7-31.

Phần 1 : Thứ Tư, ngày 01.06.2010
Phần 2 : Thứ Tư, ngày 06.06.2010
Phần 3 : Thứ Tư, ngày 23.06.2010

----------------

Giuse Nguyễn Hữu Nghị, OP. chuyển ngữ

Thứ Tư, 21 tháng 1, 2015

THÁNH TÔMA AQUINÔ – GIÁO HUẤN CỦA ĐỨC GIÁO HOÀNG BÊNÊĐICTÔ XVI (Phần 1)


LTS: Chuẩn bị mừng Mừng Lễ Thánh Tôma Aquinô, 28/01, – Bổn Mạng Trung Tâm Học Vấn Đa Minh, Thời sự Thần học đăng loạt bài về Thánh Tôma của các số 3 năm vừa qua.

Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI giáo huấn về chủ đề "Con người và tư tưởng thánh Tôma Aquinô" vào 3 buổi tiếp kiến chung thứ Tư hằng tuần tại quảng trường Thánh Phêrô:

Thời sự Thần học, Số 55 – tháng 01/2012, tr. 7-31.

Phần 1 : Thứ Tư, ngày 01.06.2010
Phần 2 : Thứ Tư, ngày 06.06.2010
Phần 3 : Thứ Tư, ngày 23.06.2010
---------------------

Giuse Nguyễn Hữu Nghị, OP. chuyển ngữ

Chủ Nhật, 13 tháng 1, 2013

LỜI KINH DƯỚI CHÂN THẬP GIÁ

Thời sự Thần học - Số 3 - Tháng 2.1995, tr. 177-178

Thánh TÔ-MA A-QUI-NÔ


Lạy Chúa là Cha rất nhân từ, xin ban cho con những điều làm vui lòng Cha, đó là niềm khao khát mãnh liệt, sự tìm kiếm cách khôn ngoan, sự nhận biết cách chân thật, thực hành cách hoàn hảo để ca tụng và tôn vinh danh Cha. 

Xin Cha hãy sắp đặt đời sống con. Khi con làm những điều Cha mong muốn, xin Cha hãy soi sáng để con nhận biết, xin Cha nâng đỡ để con hoàn thành. Chớ chi điều đó là cần thiết, chớ chi điều đó là mưu ích cho phần rỗi linh hồn con. 

Lạy Cha, chớ chi con đến với Cha bằng con đường chắc chắn, ngay thẳng, thênh thang và đưa đến cùng đích; một con đường không bị lầm lạc vào giữa thịnh vượng và nguy nan. Chớ chi con biết tạ ơn Cha trong khi thịnh vượng và biết kiên tâm khi gặp nguy nan. Xin đừng để con tự kiêu, cũng xin đừng để con ngã lòng. 

Thứ Sáu, 11 tháng 1, 2013

MỘT ĐỀ NGHỊ ĐƠN GIẢN DÀNH CHO NGƯỜI BẮT ĐẦU ĐỌC THÁNH TÔ-MA

Thời sự Thần học - Số 3 - Tháng 2.1995, tr. 119-126

_Otto Hermann PESCH_

Từ sau luận án về Thần học Công Chính Hóa của Lu-te và Tô-ma A-qui-nô năm 1965, Otto Hermann PESCH đã không ngừng xuất bản những khảo cứu khoa học sâu sắc về Lu-te và Tô-ma A-qui-nô, và về những vấn đề "Thần học đang được thảo luận"... Trong phần phụ trương cuốn THOMAS D'AQUIN, grandeur et limites de la théologie médiévale, do J.Hoffmann dịch từ nguyên bản tiếng Đức, trong bộ Cogitatio fidei của NXB Les Éd.du Cerf, Paris, năm 1994, Otto Hermann PESCH đã đưa ra một đề nghị giúp học hỏi tư tưởng của Thánh Tô-ma. Tựa đề tiếng pháp : Petit plan de lectures pour les commencants (tr. 524-529) ___Đinh Hóa - Lâm Văn chuyển ngữ________

I. Để bắt đầu đọc các nguyên bản 


Các sử gia có một qui luật khắt khe (cuồng tín) như sau: đọc 25 bản văn nguyên bản của chính tác giả thì quan trọng hơn là chỉ đọc một bài nghiên cứu về các bản văn nguyên bản. Tôi coi qui luật đó là một sai lầm, vì như thế dễ làm mất đi ngay từ khởi đầu mọi hứng thú tìm về các nguyên bản, đặc biệt khi nói về Thánh Tô-ma. Trước khi ta bắt đầu thực sự hiểu được các nguồn mạch, trong mọi trường hợp cần một sự chuẩn bị về ngôn từ, tiểu sử, cũng như lịch sử diễn tiến của các luồng tư tưởng, của triết lý và thần học. 

Chủ Nhật, 30 tháng 12, 2012

TRUYỀN THỐNG THÁNH TÔ-MA TỪ CÔNG ĐỒNG VA-TI-CA-NÔ II

Thời sự Thần học - Số 3 - Tháng 2/1995, tr. 52-71

_Gerald McCOO_


Dù không còn địa vị ưu việt, như thời trước Công Đồng Va-ti-ca-nô II, nhưng truyền thống Tô-ma A-qui-nô không biến mất; trái lại, truyền thống đó vẫn tồn tại và sinh động, dưới nhiều hình thức mới. McCool nhìn lại những hình thức này và phần đóng góp khai thác trong di sản đó mà các tư tưởng gia hiện đại hy vọng mang lại cho triết học và thần học. 

Giảng khóa "William L.Rossner 1992" này được tác giả trình bày tại trường cao đẳng Rockhurst, thuộc Kansas City bang Missouri. Tác giả là giáo sư thâm niên tại Đại học Fordham, và là giáo sư thỉnh giảng tại một số trường cao đẳng và Đại học Hoa Kỳ.