Hiển thị các bài đăng có nhãn Kinh Thánh tổng quát. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Kinh Thánh tổng quát. Hiển thị tất cả bài đăng

Chủ Nhật, 24 tháng 12, 2023

KHÁI NIỆM VỀ TỰ DO TRONG KINH THÁNH

Thời sự Thần học - Số 94, Tháng 11 Năm 2021, tr. 73-91. 

_Jürgen Blunck_ 
I. Văn hóa Hy lạp
II. Cựu Ước
III. Tân Ước
IV. Áp dụng mục vụ
Nguồn: “Libertà”, in:Coenen – E. Beyreuther – H. Bietenhard (a cura di), Dizionario dei concetti biblici del Nuovo Testamento Ed. Dehoniane, Bologna 1986 (terza edizione), trang 918-926.

Thứ Bảy, 30 tháng 9, 2023

NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA CÔNG ĐỒNG VATICAN II VỀ ƠN LINH HỨNG CỦA KINH THÁNH

Thời sự Thần học - Số 24, Tháng 6 Năm 2001, tr. 71-99.  

_ Antonio Maria Artola_ 

Cha A. M. Artola, C.P., cử nhân Kinh Thánh, là giáo sư Kinh Thánh Giáo hoàng Học viện Piô X tại Salamanca (Tây Ban Nha). Bài viết này của cha, tựa đề là La inspiración de la Sagrada Escritura, được in trong cuốn Concilio Vatican II, Constitución "Dei Verbum", trang 371-391. BAC 284, 1969. Tri Ân chuyển ngữ. 
“Những điều do Thiên Chúa mạc khải, được chứa đựng và trình bày trong Kinh Thánh, đều được viết ra do ơn linh hứng của Chúa Thánh Thần. Hội thánh là Mẹ trung thành với đức tin của các thánh Tông Đồ, công nhận rằng: tất cả các sách Cựu và Tân Ước, cùng với mọi thành phần của chúng, đều là Sách thánh và ghi vào Thư qui, bởi lẽ chúng được viết ra nhờ ơn linh hứng của Chúa Thánh Thần (x. Ga 20,31; 2 Tm 3,16; 2 Pr 1,19.21; 3,15-16). Thiên Chúa là tác giả của Sách thánh, và chúng được trao phó cho Hội thánh trong tình trạng như thế. Nhằm viết Sách thánh, Thiên Chúa đã chọn một số người và dùng họ trong khả năng và phương tiện của họ để, khi Người hoạt động trong họ và nhờ họ, với tư cách là tác giả đích thực, họ viết ra tất cả và chỉ những gì Người muốn” (Hiến chế tín lý về Mạc khải, Dei Verbum, số 11).

Thứ Tư, 27 tháng 9, 2023

NHỮNG PHƯƠNG PHÁP TÌM HIỂU KINH THÁNH

Thời sự Thần học - Số 24, Tháng 6 Năm 2001, tr. 66-70.   

_Bình Hoà_ 


Chúng ta có thể nhận thấy rằng một trong những động lực của sự đổi mới về phương pháp thần học hệ tại việc đặt Kinh Thánh làm nền tảng của mọi suy tư thần học; thay vì khởi sự từ những lý luận siêu hình rồi tiếp đó tìm các câu Kinh Thánh để chứng minh cho kết luận của mình. Tuy nhiên, có thể nói đến thế nhưng ngay trong chính việc học hỏi Kinh Thánh, người ta cũng thấy xuất hiện những phương pháp mới.

Trong bài này chúng tôi điểm qua 6 phương pháp chính để tìm hiểu Kinh Thánh: 1) Phê bình lịch sử; 2) hiện sinh; 3) duy vật; 4) xã hội; 5) phân tâm; 6) cấu trúc.

I. Phương pháp phê bình lịch sử (Méthode historico-critique)


Phương pháp đơn giản nhất thường được áp dụng để tìm hiểu ý nghĩa Kinh Thánh là tìm hiểu từ ngữ (cái từ này có nghĩa là gì?) Đó là đường lối cổ truyền và phổ thông hơn cả; người ta mổ xẻ ý nghĩa của các từ, xem nghĩa đen và nghĩa bóng của nó, dựa theo thể văn và mạch văn.

Chủ Nhật, 24 tháng 9, 2023

KINH THÁNH VÀ VIỆC CẦU NGUYỆN

Thời sự Thần học - Số 24, Tháng 6 Năm 2001, tr. 61-65.

_Hoa Trang_ 


Văn kiện của Uỷ ban Giáo hoàng Thánh Kinh bàn về việc giải thích Kinh Thánh đặc biệt nhấn mạnh rằng việc chú giải Kinh Thánh không thể dừng lại ở chỗ tìm ra ý nghĩa của bản văn dựa theo ý định của tác giả khi viết ra nó, nhưng làm sao để giúp cho cộng đồng tín hữu nhờ Kinh Thánh để tiếp xúc được với Lời Chúa hôm nay. Phải nhìn nhận rằng từ công đồng Vaticanô II đến nay, các tín hữu công giáo đã có dịp làm quen với Kinh Thánh hơn trước nhiều. Không kể các lớp thần học phải quy chiếu về Kinh Thánh như là nền tảng, các tín hữu cũng lĩnh nhận Lời Chúa nhiều hơn qua các buổi cử hành Thánh Lễ, những lớp học hỏi Thánh Kinh, những buổi chia sẻ Lời Chúa. Bài này giới thiệu việc dùng Kinh Thánh trong việc cầu nguyện công và tư.

Thứ Năm, 21 tháng 9, 2023

VIỆC GIẢI THÍCH KINH THÁNH TRONG HỘI THÁNH CỦA ỦY BAN KINH THÁNH GIÁO HOÀNG

Thời sự Thần học - Số 24, Tháng 6 Năm 2001, tr. 39-60.  

_Trường Ca_ 

Đây là bản tóm tắt Văn kiện “Việc giải thích Kinh Thánh trong Hội thánh" do Ủy ban Kinh Thánh Giáo hoàng công bố ngày 15.4.1993, được Đức Giáo hoàng Gioan Phaolo II long trọng giới thiệu ngày 23.4.1993. Theo Đức Gioan Phaolô II, ba điểm đặc biệt của Văn kiến này là : tinh thần cởi mở, quân bình và dung hoà và nhấn mạnh đến sự kiện Lời trong Kinh Thánh hiện đang ngỏ với mọi người trong nhân loại, thuộc mọi thời gian và không gian. Bản tóm tắt này của Cha B. Byrne, S.J

 

Thứ Hai, 18 tháng 9, 2023

THẦN HỌC VỀ ƠN LINH ỨNG TRẢI QUA LỊCH SỬ

Thời sự Thần học - Số 24, Tháng 6 Năm 2001, tr. 32-38. 

_Bình An_ 


Đây là một vấn đề thần học bị xét lại nhiều nhất từ sau công đồng Vaticano II. Thậm chí có người đã muốn khai tử luôn cả khái niệm “linh ứng” nữa (O. Loet, Das Ende der Inspirations-Theologie. Chancen eines Neubeginns, 2 vols, Verlag Katholisches Bibelwerk, Stuttgart 1974-76). Thực ra, sự chống đối học thuyết về linh ứng đã nhen nhúm từ hồi đầu thế kỷ 20 với Alfred Loisy, khi muốn ngành chú giải Kinh Thánh trở thành một bộ môn biệt lập, không bị lệ thuộc vào những nguyên tắc tín lý: nhà chú giải sẽ thiếu tự do để theo đuổi công cuộc phê bình khảo cứu của mình nếu cứ để bị ám ảnh rằng đây là sách của Chúa, và Kinh Thánh không thể nào sai lầm được!

Thứ Sáu, 15 tháng 9, 2023

"SÁCH GIÁO LÝ CÔNG GIÁO" VỚI VIỆC GIẢI THÍCH KINH THÁNH

Thời sự Thần học - Số 24, Tháng 6 Năm 2001, tr. 23-31. 

_ Chung Trần_ 


Tập tài liệu mang tựa đề: “Việc giải thích Thánh Kinh trong Giáo hội” (1993) của Ủy ban Giáo hoàng Thánh Kinh là một văn kiện dành cho các nhà chuyên môn chú giải Kinh Thánh hơn là nhắm tới toàn thể cộng đồng Dân Chúa. Nhân dịp kỷ niệm 100 năm thông điệp Providentissimus Deus của Đức Lêô 13, và 50 năm thông điệp Divino Afflante Spiritu của Đức Pio 12, ra như ủy ban Thánh Kinh muốn ôn lại chặng đường tiến triển trong việc áp dụng những phương pháp khác nhau để tìm hiểu bản văn của Sách Thánh. Ủy ban muốn vạch ra những giới hạn của mỗi phương pháp, và lưu ý tới những yêu sách của việc giải thích Kinh Thánh giữa lòng Hội thánh, công đồng các tín hữu. Dựa theo sách Giáo lý Hội thánh Công giáo, bài này sẽ trình bày những tiêu chuẩn để giải thích Kinh Thánh.

Thứ Ba, 12 tháng 9, 2023

NHỮNG VẤN ĐỀ THẦN HỌC NHẬP MÔN KINH THÁNH

Thời sự Thần học - Số 24, Tháng 6 Năm 2001, tr. 7-22. 

_Bình Hoà_ 


Năm 1993, nhân dịp kỷ niệm 100 năm thông điệp Providentissimus Deus của Đức Leo XIII và 50 năm thông điệp Divino afflante Spiritu của Đức Pio XIII, Ủy ban Giáo hoàng về Kinh Thánh đã xuất bản một văn kiện mang tựa đề “Việc giải thích Kinh Thánh trong Giáo hội” (L'interprétation de la Bible dans l'Église). Tập tài liệu rất dài (dài hơn cả thông điệp Veritatis Splendor) nhưng lại hơi ngắn, bởi vì chỉ bàn tới vấn đề giải thích Kinh Thánh, nhưng không đi vào những vấn đề liên can tới bản chất của Kinh Thánh, thí dụ như ơn linh ứng, sổ bộ sách thánh. Để có một cái nhìn toàn bộ hơn, chúng tôi sẽ dựa trên quyển sách Giáo Lý Hội thánh công giáo để trình bày những quan điểm thần học và đạo lý của Giáo hội chung quanh vài vấn đề nhập môn Kinh Thánh, tức là: ơn linh ứng, chân lý của Kinh Thánh, sự giải thích Kinh Thánh, Thánh kinh trong đời sống Giáo hội.

Thứ Bảy, 9 tháng 9, 2023

THỜI SỰ THẦN HỌC- Số 24, THÁNG 6 NĂM 2001

CHỦ ĐỀ : THẦN HỌC VỀ NHẬP MÔN KINH THÁNH

LỜI NGỎ


Với Thần học Nhập môn Kinh Thánh, có thể nói, chúng ta bắt đầu bước vào lãnh vực nghiên cứu Kinh Thánh, một kho tàng tâm linh phong phú của Kitô hữu. Trước khi đi vào khám phá kho tàng này, chúng ta cần bàn tới những vấn đề có liên quan như Ơn Linh hứng Thánh Kinh, Chân Lý trong Thánh Kinh, Sổ bộ Sách Thánh, việc giải thích Kinh Thánh... Đây cũng là đề tài mà các Giáo phụ, Công đồng và cả Sách Giáo lý Hội thánh của Công giáo cũng đề cập đến.

Thứ Ba, 17 tháng 1, 2023

HỘP XƯƠNG GIACÔBÊ : VẬT CHỨNG ĐẦU TIÊN VỀ SỰ HIỆN HỮU CỦA CHÚA GIÊSU ?

Thời sự Thần học - Số 36, tháng 6/2004, tr. 114-126 (Phiên bản 2022, tr. 129-139)  

_Lm. Giuse Trần Trung Liêm, O.P._ 


Thật là kinh ngạc hết sức, một hộp đựng xương bằng đá vôi vừa mới xuất hiện tại Do Thái mà có lẽ nó đã từng tàng trữ xương cốt của thánh Giacôbê, em của Chúa Giêsu. Chúng tôi khẳng định điều này nhờ vào hàng chữ đặc biệt được khắc vào bên hông của nó. Hàng chữ rõ nét bằng tiếng Aram: Giacôbê, con của Giuse, (anh) em của Giêsu.

Đó là những hàng chữ đầu tiên trong bài tường thuật được đăng trong Nguyệt san “Biblical Archaeology Review” (tháng 11&12,2002), trang 25-33. Bài tường thuật được viết bởi André Lemaire, một nhà khảo cổ và chuyên gia cổ ngữ người Pháp. Kể từ khi bài tường thuật được phổ biến (ngày 21 tháng 10, 2002), báo chí và các cơ quan truyền thông đại chúng đã đề cập đến và đã dùng những tiêu đề giật gân như: Chứng Tích về Chúa Giêsu được Ghi Trên Đá; Chứng Tích Khảo Cổ Xưa Nhất Về Chúa Giêsu Được Tìm Thấy tại Giêrusalem; Hộp Đá Cổ Tàng Trữ Người Em Của Chúa Giêsu… Có người còn đi xa hơn và cho rằng một ngày gần đây, với bột xương còn dính lại trong hộp, các nhà khoa học có thể tìm được DNA của Giacôbê và như vậy sẽ biết được hiện tại ai là bà con của Đức Giêsu!

Thứ Bảy, 14 tháng 1, 2023

ĐỜI SỐNG THƯỜNG NHẬT CỦA NGƯỜI DO THÁI THỜI THÁNH KINH

Thời sự Thần học - Số 36, tháng 6/2004, tr. 105-113 (Phiên bản 2022, tr. 119-128) 

_François Giron_ 

Nhờ Thánh Kinh Cựu Ước và Tân Ước mà người ta có thể tái hiện cuộc sống của người Do Thái thời Cổ đại. Tạp chí Le Point của Pháp đã dành nguyên một chuyên đề cuối năm 12/2003 để nói về muôn mặt của Thánh Kinh. Chúng tôi giới thiệu cùng quý độc giả bài viết của François Giron. Bùi Thiện chuyển ngữ.
Thế giới của người Ai Cập đã để lại cho chúng ta – nhất là trong các ngôi mộ, nơi con người có thể sống với thần linh sau khi khuất núi – rất nhiều hình ảnh, bức hoạ, hình khắc hay pho tượng, giúp chúng ta hiểu biết và “thấy” được những sinh hoạt thường ngày của cư dân vùng châu thổ sông Nil.

Thứ Tư, 11 tháng 1, 2023

ANH CHỊ EM CỦA CHÚA GIÊSU

Thời sự Thần học - Số 36, tháng 6/2004, tr. 85-104 (Phiên bản 2022, tr. 100-118) 

_Jos. Trần Trung Liêm, O.P._


Trong bài Hộp Xương Giacôbê: Vật Chứng Đầu Tiên về Sự Hiện Hữu của Chúa Giêsu, chúng tôi cho rằng tính chân thật của hộp xương không phải là điều đáng quan tâm lắm bởi lẽ không ai nghi ngờ về sự hiện hữu lịch sử của Chúa Giêsu, Giacôbê và Giuse; tuy nhiên, mối liên hệ của ba nhân vật này được khắc lên trên hộp xương đã làm sôi động lại những thắc mắc và những cuộc tranh luận về gia thế của Chúa Giêsu. Nhóm người được gọi là anh chị em của Đức Giêsu có quan hệ ra sao với Người ? Từ thế kỷ đầu tiên cho đến nay, vẫn có 3 cách giải thích được các nhóm Kitô giáo khác nhau nhận lối giải thích này và loại trừ lối giải thích khác. Anh em Chính Thống giáo hiểu là những người anh chị (lớn tuổi hơn Chúa Giêsu) cùng cha (thánh Giuse) khác mẹ với Chúa Giêsu; phần lớn anh em Tin lành hiểu là những người anh chị em ruột của Chúa Giêsu; còn Giáo hội Công giáo hiểu là những người anh chị em họ của Chúa Giêsu.

Thứ Hai, 15 tháng 8, 2022

THỜI SỰ THẦN HỌC - SỐ 97, THÁNG 8/2022

CHỦ ĐỀ: NGÔN SỨ 

_LỜI GIỚI THIỆU_


Hai số báo 95 và 96 đã giúp chúng ta nhìn lại các sách Khôn ngoan trong Kinh thánh. Số này tiếp tục với các sách Ngôn sứ. Khác một điều là các bài viết không dừng lại ở các sách Cựu ước nhưng kéo dài đề tài ngôn sứ sang Tân ước, đặc biệt với đời sống thánh hiến trong Hội thánh. Trước khi vào đề, xin nói qua việc sử dụng từ ngữ.
 

I. Từ ngữ

 
1. Ngôn sứ - tiên tri

Theo linh mục Stêphanô Huỳnh Ngọc Trụ, trong quá trình phát triển chữ Quốc ngữ, từ “propheta” lúc đầu chưa được dịch nghĩa, mà chỉ được phiên âm là “phôrôphêta”. Từ “tiên tri” được dùng để dịch từ “propheta” trong bản Thánh Kinh tiếng Việt đầu tiên (Cố chính Linh, năm 1913). “Ngôn sứ” và “sứ ngôn” là hai từ mới có trong tiếng Việt từ 30-40 năm trở lại đây[1].

Thứ Bảy, 30 tháng 4, 2022

NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA KHOA GIẢI THÍCH TRIẾT HỌC CHO VIỆC GIẢI THÍCH KINH THÁNH

Thời sự Thần học – số 31, tháng 03/2003, tr. 85-95

_Thái Dương_


Kể từ hậu bán thế kỷ 19, nhờ những khám phá của các ngành khoa học xã hội và nhân văn, như triết học, tâm lý học, ngôn ngữ học, khảo cổ học,…. khoa giải thích Kinh Thánh đã đạt được những bước tiến khá dài. Dưới đây chúng ta sẽ lượt qua những đóng góp mà khoa giải thích triết học đã mang lại cho khoa giải thích Kinh Thánh.

1. Những khai phá của khoa giải thích triết học và việc ứng dụng cho khoa giải thích Kinh Thánh


Trải qua dòng lịch sử từ thời cổ đại đến thời hiện đại, khoa giải thích với những hình thức khác nhau đã đem lại những trợ giúp lớn lao trên phương diện phương pháp luận để giải quyết những vấn đề nảy sinh khi tiếp xúc với các văn bản cổ. Nhưng tới đầu thế kỷ 19, Friedrich Schleiermacher đã đặt ra vấn nạn: liệu có thể có một khoa giải thích không chỉ là một sưu tập những gợi ý cho một số vấn đề đặc thù nào đó, mà là một khoa giải thích tổng quát (allgemeine Hermeneutik) hay không. Sau nhiều năm nghiên cứu, năm 1840 ông đã cho xuất bản cuốn Giải thích và Phê bình (Hermeneutik und Kritik).

Thứ Hai, 5 tháng 7, 2021

KINH THÁNH VÀ LUÂN LÝ : MỘT DỰ ÁN THÔNG DIỄN

Thời sự Thần học - Số 84, tháng 05/2019, tr. 166-195 

_Giuseppe De Virgilio_ 

Văn kiện KT và luân lý. Những cội rễ KT của hành động Kitô hữu đã được Ủy ban Giáo hoàng về KT lên dự án từ năm 2002 và được phát hành năm 2008, như là một đóng góp của các chuyên gia KT vào cuộc thảo luận về việc canh tân thần học luân lý. Chúng tôi chỉ muốn chú ý đến khía cạnh giải thích KT liên quan đến luân lý, chứ không đi sâu vào các cuộc tranh luận về việc tìm hiểu nền tảng KT của thần học luân lý . Sau khi đã ghi nhận sự đóng góp của H. Schürmann vào việc suy tư, chúng tôi sẽ trình bày những nét chính của văn kiện (phần I), chú trọng đến các tiêu chuẩn và cách thức áp dụng (phần II).

Thứ Sáu, 2 tháng 7, 2021

DÂN TỘC DO THÁI VÀ SÁCH THÁNH CỦA HỌ TRONG KINH THÁNH KITÔ GIÁO

Thời sự Thần học - Số 84, tháng 05/2019, tr. 140-165 

_Giuseppe Ghiberti_ 

 Tựa đề: “Dân tộc Do Thái và Sách Thánh của họ trong Kinh Thánh Kitô giáo” có thể hiểu theo hai nghĩa: 1/ Kinh Thánh Kitô giáo đánh giá dân tộc Do Thái như thế nào? 2/ Tương quan giữa Cựu Ước và Tân Ước: Tân Ước có coi Cựu Ước như là lời của Chúa hay không?
Văn kiện trả lời câu hỏi thứ hai trước (chương 1 và 2); rồi sau đó mới xét đến câu hỏi thứ nhất (chương 3). Đây là một trong những văn kiện dài nhất (210 trang trong ấn bản tiếng Pháp của nhà xuất bản Vatican).

Thứ Ba, 29 tháng 6, 2021

GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VĂN KIỆN ƠN LINH HỨNG VÀ CHÂN LÝ CỦA SÁCH THÁNH CỦA ỦY BAN GIÁO HOÀNG KINH THÁNH (2014)

Thời sự Thần học - Số 84, tháng 05/2019, tr. 110-139

_Mark Reasoner_ 

Năm 2014, Ủy ban Giáo hoàng về Kinh Thánh đã phát hành văn kiện bàn về Ơn linh hứng và chân lý của Sách Thánh: Lời xuất phát Thiên Chúa và nói về Thiên Chúa để cứu độ thế giới. Văn kiện đáp ứng lời kêu gọi của Đức Bênêđictô XVI trong tông huấn Verbum Domini, số 19, nhằm khuyến khích việc nghiên cứu nhiều hơn về ơn linh hứng và về chân lý của Sách Thánh. Ủy ban đã nói rõ rằng, văn kiện này không phải là một văn kiện chính thức của Huấn Quyền Hội Thánh trong lĩnh vực Sách Thánh, và cũng không nhằm đưa ra một giáo lý đầy đủ về ơn linh hứng và chân lý của Sách Thánh.

Thứ Bảy, 26 tháng 6, 2021

VIỆC GIẢI THÍCH KINH THÁNH : NHỮNG NGUYÊN TẮC CÔNG GIÁO

Thời sự Thần học - Số 84, tháng 05/2019, tr. 80-109 

_Peter S. Williamson_ 

Trong cuộc họp thường niên của Hiệp hội Kinh Thánh Công giáo (Catholic Biblical Association) Hoa kỳ năm 1997, L.T. Johnson đã gây ra một cuộc tranh cãi sôi nổi với bài viết: “Đạo lý Công giáo về KT có gì là Công giáo không?” Theo tác giả, đạo lý Công giáo về KT trong thế kỷ XX đã thay đổi rất nhiều đến nỗi chẳng còn gì là Công giáo nữa: vì muốn chứng tỏ tính cách hàn lâm, các học giả Công giáo đã chạy theo phương pháp phê bình lịch sử của Tin lành, trái ngược với truyền thống. Trong những khóa họp của Hiệp hội vào các năm kế tiếp, Roland Murphy lại gợi lên vấn đề. Ông không đồng ý rằng các học giả Công giáo đã sử dụng phương pháp phê bình lịch sử giống như các tác giả khác, bởi vì người Công giáo ý thức rằng mình là thành phần của một truyền thống sống động cho nên giải thích KT theo một sắc thái riêng. Murphy cho rằng câu trả lời thỏa đáng cho câu hỏi “đạo lý Công giáo KT có gì là Công giáo ?” có thể tìm thấy trong văn kiện năm 1993 của Ủy ban Giáo hoàng về Kinh Thánh về việc giải thích KT trong Hội thánh.  

Thứ Tư, 23 tháng 6, 2021

LỊCH SỬ ỦY BAN GIÁO HOÀNG VỀ THÁNH KINH

Thời sự Thần học - Số 84, tháng 05/2019, tr. 59-79 

_Miren Junkal Guevara Llaguno_ 

Thể chế mang tên là Ủy ban Giáo hoàng về Thánh Kinh (PCB) được ĐTC Lêô XIII thành lập ngày 30/10/1902 do tông thư Vigilantiae studiique , với mục đích (hơi khái quát)  là “cổ vũ việc nghiên cứu Thánh Kinh, bảo vệ Lời Chúa không những khỏi những sai lầm mà còn khỏi bất cứ ý kiến nào lệch lạc”. Sự ra đời của thể chế này được gắn liền với thông điệp Providentissimus Deus năm 1893.

Ủy ban được tổ chức giống như các Thánh Bộ của giáo triều, và được coi như một cơ quan của Huấn quyền, với thành phần gồm các hồng y và các cố vấn. Ủy ban đầu tiên gồm các thành viên hồng y là Rampolla, Parocchi, Satolli, Segna, Vives y Tutó; cùng với 41 chuyên viên làm cố vấn trong số đó có M. -J. Lagrange, F. von Hummelauer và F. Prat. Hình như vào lúc đầu, người ta muốn dùng Revue Biblique  làm cơ quan chính thức của Uỷ ban, nhưng từ năm 1909 trở đi, các văn kiện của Ủy ban được đăng trên Acta Apostolicae Sedis. 

Chủ Nhật, 20 tháng 6, 2021

LỊCH SỬ VIỆC GIẢI THÍCH KINH THÁNH

Thời sự Thần học - Số 84, tháng 05/2019, tr. 13-58

 _Phan Tấn Thành_ 

Đề tài “Lịch sử giải thích Kinh Thánh” rất mênh mông và cần đến một bộ từ điển để nghiên cứu thấu đáo (xem thư mục). Ở đây chúng tôi chỉ muốn trình bày một cái nhìn tổng quan về lịch sử (các nhân vật và tác phẩm nổi bật; các lý thuyết về phương pháp), như là dẫn nhập vào các vấn đề chính sẽ được phân tích trong các bài tiếp theo trong số này. Bài này được chia làm 6 mục. Mục thứ nhất ôn lại việc giải thích KT ngay chính trong giai đoạn hình thành KT. Bốn mục kế tiếp trình bày bốn giai đoạn khá quen thuộc của lịch sử thần học, đó là: a) thời các giáo phụ (thế kỷ I-VII); b) thời trung đại (thế kỷ VIII-XIV), c) thời hiện đại (thế kỷ XVI-cuối thế kỷ XIX), và d) đương đại (thế kỷ XIX-XX). Mục cuối cùng điểm qua những lần can thiệp của Huấn quyền vào việc giải thích KT, đặc biệt kể từ cuối thế kỷ XIX.