Hiển thị các bài đăng có nhãn Đời sống tâm linh. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Đời sống tâm linh. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 8 tháng 4, 2024

NHỮNG CA KHÚC TÂM LINH CỦA THÁNH GIOAN THÁNH GIÁ

Thời sự Thần học - Số 95, tháng 3/2022, tr. 166-192. 

_Cát Minh_ 

Vào thời cận đại, Tình ca được giải thích theo chiều kích huyền bí, ám chỉ sự kết hợp giữa linh hồn con người với Chúa Kitô. Một thí dụ điển hình là “Ca khúc tâm linh” của thánh Gioan Thánh giá. Dưới phương diện văn bản, các nhà phê bình phân biệt hai khía cạnh của tác phẩm này: một bên là bài thơ bộc phát dựa theo giọng văn của Tình ca; bên kia là chú giải thần học bàn về những chặng tiến triển của hành trình kết hợp với Chúa Kitô.
 
Dẫn nhập : Cuộc đời thánh Gioan Thánh Giá
I. Ca khúc tâm linh: biên soạn và xuất bản
  A. Việc biên soạn: 1/ Bài thơ. 2/ Chú giải.
  B. Xuất bản: 1/ Phiên bản “A”. 2/ Phiên bản “B”.
II. Ca khúc tâm linh: nội dung
  A. Bài thơ: Tìm kiếm người yêu
  B. Chú giải: Hành trình kết hiệp
Kết luận

Nguồn: Phỏng theo bài viết Les Cantiques Spirituels A et B trên mạng của Dòng Cát-minh Pháp (“Le Carmel en France”). www.carmel.asso.fr/-Les-Cantiques-Spirituels-A-et-B-.html, và Eulogio Pacho, “Cántico espiritual”, in: AA.VV, Introducción a la lectura de San Juan de la Cruz, Junta del Castillo y León, 1991, p.443-491.

Thứ Tư, 22 tháng 11, 2023

THỜI SỰ THẦN HỌC - SỐ 102, THÁNG 11/2023

CHỦ ĐỀ : THẦN BÍ KITÔ GIÁO

LỜI GIỚI THIỆU



Những từ ngữ “huyền bí” hay “thần bí” có thể gợi lên trong đầu óc người đọc nhiều ý tưởng khác nhau, cũng tựa như các từ “mystique” trong tiếng Pháp và mystical trong tiếng Anh vậy. Chắc hẳn có người đã ngỡ ngàng với tựa đề bài viết “Thánh Tôma nhà thần học, nhà thần bí” của Jean-Pierre Torrell trong số báo 101 vừa rồi. Số 102 này muốn nghiên cứu thêm đề tài “huyền bí”, trùng với hai dịp kỷ niệm: 400 năm sinh nhật của Blaise Pascal (1623-1662), và 55 năm tạ thế của Thomas Merton (10-12-1968). Nhiều độc giả đã biết cha Thomas Merton, một đan sĩ Trappist đã xúc tiến nhiều cuộc đối thoại thần bí với Phật giáo Á châu. Nhưng ít người biết rằng Blaise Pascal một nhà khoa học nổi tiếng cũng là một nhà huyền bí: đêm 23 tháng 11 năm 1654, ông đã được một cảm nghiệm huyền bí làm thay đổi cuộc đời ông.

Các bài viết của số báo này được sắp xếp như sau.

Chủ Nhật, 24 tháng 9, 2023

KINH THÁNH VÀ VIỆC CẦU NGUYỆN

Thời sự Thần học - Số 24, Tháng 6 Năm 2001, tr. 61-65.

_Hoa Trang_ 


Văn kiện của Uỷ ban Giáo hoàng Thánh Kinh bàn về việc giải thích Kinh Thánh đặc biệt nhấn mạnh rằng việc chú giải Kinh Thánh không thể dừng lại ở chỗ tìm ra ý nghĩa của bản văn dựa theo ý định của tác giả khi viết ra nó, nhưng làm sao để giúp cho cộng đồng tín hữu nhờ Kinh Thánh để tiếp xúc được với Lời Chúa hôm nay. Phải nhìn nhận rằng từ công đồng Vaticanô II đến nay, các tín hữu công giáo đã có dịp làm quen với Kinh Thánh hơn trước nhiều. Không kể các lớp thần học phải quy chiếu về Kinh Thánh như là nền tảng, các tín hữu cũng lĩnh nhận Lời Chúa nhiều hơn qua các buổi cử hành Thánh Lễ, những lớp học hỏi Thánh Kinh, những buổi chia sẻ Lời Chúa. Bài này giới thiệu việc dùng Kinh Thánh trong việc cầu nguyện công và tư.

Thứ Tư, 16 tháng 8, 2023

ĐỌC LỜI CHÚA - LECTIO DIVINA

Thời sự Thần học - Số 24, tháng 6/2001, tr. 133-155.

Nguyên tác: Marc Sevin, La Lecture Sainte: Guide pour une lecture croyante de la Bible, Cahier No 1 Hors série. Prions en Eglise. Chuyển ngữ: Tri Ân


Chương Năm : GIAI ĐOẠN SUY NIỆM


Nếu như trong giai đoạn thứ nhất của việc “đọc và suy niệm Sách thánh”, đọc hay còn gọi là quan sát, ta để ý kỹ lưỡng bản văn để đạt tới giai đoạn thứ hai, tức là suy niệm cách ích lợi hơn.

Suy niệm bản văn Kinh Thánh, đó là nghe xem bản văn nói điều gì, xem hôm nay bản văn muốn nói gì nhằm nuôi dưỡng đức tin. Đó cũng là không quên rằng bản văn này đã được đón nhận và đọc lên trong Hội thánh.

Để nghe một bản văn, phải biết bản văn đó đã. Do đó có yêu cầu của chặng thứ nhất là làm sao quan sát bản văn cho thật kỹ lưỡng để tránh bắt bản văn nói điều mà bản văn đã chẳng có ý nói. Như thế, chỉ có thể có việc suy gẫm sau khi đã có một cái nhìn chính xác đối với bản văn, theo như chính bản văn. Đôi khi nếu không muốn nói là thường khi ta tiếp cận bản văn với những tư tưởng ta có sẵn. Khi ấy, thay vì nghe chính bản văn nói, ta lại nghe chính mình nói trong bản văn! Bản văn chỉ là một tấm gương phản chiếu hình ảnh của chính ta thôi !

Hơn nữa, cũng không hiếm khi ta có một ý tưởng “hữu dụng” về các bản văn Kinh Thánh. Ta cho rằng các bản văn này phải tuyệt đối hữu ích và phải cung cấp đủ loại lượng thực cho đời sống mỗi ngày. Sẵn có ý tưởng như thế trong đầu, ta không còn đọc bản văn theo chính bản văn, mà đọc để tìm những mảnh vụn lương thực. Cách đọc này không chóng thì chầy “mang tính cách dạy luân lý” và thậm chí làm nghèo nàn bản văn. Ta không được quan niệm là các bản văn Kinh Thánh không trực tiếp “hữu dụng”. Các bản văn này được viết ra để tiên vàn cho nghe thấy một sứ điệp hạnh phúc Thiên Chúa gửi đến, để giúp khám phá và tái khám phá thấy rằng Thiên Chúa yêu thương, rằng Người thương mến mọi người, rằng Người là bạn đường của những người đang đau khổ và những người nghèo, rằng Người là Đấng giải phóng. Khám phá ra điều đó là điều rất ích lợi nhưng “sự ích lợi này” không có gì giống với kiểu “tìm bài học để dạy luân lý”.

Các Kitô hữu là những người mang sứ điệp hạnh phúc này, sứ điệp làm cho họ sống và hy vọng. Họ không phải là những người yêu thích những mảnh vụn của cuộc đời. Họ là những người yêu mến sự sống của Thiên Chúa. Các Sách Kinh Thánh làm chứng về sứ điệp hạnh phúc đến từ Thiên Chúa. Việc đón nhận sứ điệp này làm biến đổi cuộc đời của người tin.

Trong việc đọc Sách thánh để suy niệm, mục đích của suy niệm là, trong giai đoạn thứ nhất, tìm lại “sứ điệp hạnh phúc” hay “Tìn mừng” này và dừng lại ở điểm đó. Trong giai đoạn thứ hai, chỉ khi và nếu bản văn có sẵn, ta mới có thể hướng các yêu cầu và "hiện tại hoá” bản văn. Giai đoạn suy niệm có thể chia làm hai thì:

1. Tìm sứ điệp hạnh phúc hay Tin Mừng, tức là lời chứng của đức tin mà bản văn muốn nêu lên và xuất hiện nhờ giai đoạn trước đó, tức là giai đoạn quan sát.

2. Suy nghĩ về những hệ luận mà ta có thể rút ra cho đời sống Kitô hữu ngày hôm nay. Phải dùng những phương thế nào để làm cho khía cạnh sứ điệp hạnh phúc đã được bản văn miêu tả được nổi bật lên.

Quả là không thể phân biệt rạch ròi ranh giới của những giai đoạn khác nhau trong việc đọc Sách thánh để suy niệm. Suy niệm và chiêm niệm thường hoà trộn với việc quan sát. Theo phương pháp sư phạm và để đi sâu hơn vào cái lô-gích của việc đọc Sách thánh để suy niệm, ta phải cố gắng tối đa để phân biệt các giai đoạn này hầu tiếp theo đó có thể thoát ra.

Bước đầu tiên của việc suy niệm 
NÊU LÊN SỨ ĐIỆP HẠNH PHÚC

Khởi đi từ việc quan sát bản văn đã được thực hiện ở giai đoạn thứ nhất và mất nhiều thời giờ, nay đến vấn đề nêu lên điểm đức tin được diễn ra trong đó, bởi vì đức tin mà các bản văn muốn làm chứng nuôi dưỡng đức tin của người tin hôm nay. Để tránh mọi thái độ ngây ngô, trong khi làm công việc suy niệm này, ta sẽ bắt đầu bằng việc chú ý đến những điểm sau :

- Chứng từ đức tin mà một bản văn đem lại phải được làm cho sáng tỏ và được bổ túc bởi chứng từ đã được các bản văn khác trong Kinh Thánh nêu lên! Nói cách khác, ta phải thận trọng đối với những gì mình khám phá thấy và nhất là phải tránh tuyệt đối hoá các yếu tố đức tin khởi xuất từ một bản văn duy nhất.

- Ta phải ý thức rằng việc suy niệm, cho dù đã ý tứ cẩn trọng hết sức, luôn luôn mang dấu vết của cá nhân người suy niệm, của cách suy nghĩ, của thời đại người ấy đang sống... Cho nên không có suy niệm nào có thể đem áp đặt cho mọi người ở mọi thời và mọi lúc. Đó chính là lý do khiến ta không bao giờ thôi đọc và đọc lại các bản văn.

- Đức tin cũng được sống trong Hội thánh, trong một cộng đoàn gồm những người anh em. Chứng từ đức tin mà việc suy niệm tìm cách làm nổi bật liên quan không chỉ đến người suy niệm, nhưng toàn thể Hội thánh. Cũng chỉ theo mức độ ta cố gắng sống trong Hội thánh bao nhiêu mà suy niệm có được độ sâu sắc bấy nhiêu.

- Ta đừng ngạc nhiên, trong một nhóm, nếu việc chia sẻ dựa trên suy niệm của mỗi người khiến cho có nhiều điểm thậm chí khác biệt. Những người tham gia vào một nhóm có thể có những độ cảm nhận khác nhau và không có cùng một cách nhìn vấn đề như nhau. Đức tin mang những sắc thái khác nhau, tùy lúc người ta còn trẻ, khi người ta đã đứng tuổi, lúc người ta về già. Tương tự như thế, suy niệm dựa trên cùng một bản văn có thể mang những màu sắc khác nhau tùy theo nơi chốn. Những yêu cầu ở Á châu, ở Âu châu, ở Nam Mỹ không hệt như nhau, do đó có những cách nhìn, có những cảm quan khác nhau là điều dễ hiểu.

- Tin Mừng tìm thấy trong các bản văn Kinh Thánh là một thực tại năng động chứ không phải là một đối tượng chết, chỉ cần tìm thấy một lần là xong. Đức tin được diễn tả trong các bản văn ấy không có tính cách tĩnh. Đó là sự sống mà ta không thể nhốt, không thể giam hãm vào từ ngữ mãi được. Cho nên, ở đây cũng thế, ta chẳng bao giờ có thể thôi không suy niệm nữa được.

Chứng từ của đức tin


Các bản văn Kinh Thánh hình như đề cập đến hầu hết mọi vấn đề. Thực ra, các bản văn ấy chỉ nói đến mỗi một chủ đề mà thôi: đó là đức tin. Các bản văn ấy do những người tin viết ra cho những người tin. Đó chính là chìa khoá để mở ra ý nghĩa của tất cả mọi bản văn Kinh Thánh. Trước bất cứ đoạn văn Kinh Thánh nào, phản xạ đầu tiên cần có là “tìm kiếm đức tin”: tìm xem các tác giả hay những người biên soạn đã muốn diễn tả chứng từ đức tin thế nào khi soạn ra bản văn. Các bản văn này không được viết ra để “làm văn”, cũng không nhằm để trở thành nổi tiếng, nhưng để tường thuật những kinh nghiệm, những xác tín của các cộng đoàn của những người đã viết ra. Các văn phẩm này đã được gìn giữ và lưu truyền bởi vị các thế hệ tiếp theo đã thấy đó là phương tiện trợ giúp cần thiết để đến lượt họ, họ có thể tìm kiếm Thiên Chúa (x. chương một, trang...).

Mở sách Kinh Thánh, đó là mở tâm hồn mình ra đón nhận đức tin của Dân Thiên Chúa, là đón nhận kinh nghiệm riêng để liên kết với những kinh nghiệm của những người tin khác, những kinh nghiệm rất khác nhau và luôn luôn mới mẻ. Tại sao lại phải tìm trong các bản văn Kinh Thánh phản ánh của những gì người ta đã nghĩ rồi. Điều đó ít quan trọng. Nhưng mở sách Kinh Thánh, đó chính là đi tới gặp gỡ những người tin khác, đã sống trong những hoàn cảnh khác. Những điểm dị biệt này mời gọi nhìn cách khác, lùi lại. Những điểm dị biệt này cho phép khám phá ra những thái độ khác của đức tin, những kinh nghiệm khác. Thực ra, các vấn nạn của cá nhân không biến mất, nhưng biến đổi: có một sự biến chuyển, có một sự xê dịch mời gọi những sự thay đổi khác, những sự “hoán cải” khác.

Các trình thuật phép lạ chẳng hạn, có thể ra như xa xôi những gì ta đang sống. Thế nhưng những trình thuật ấy mời gọi nhận ra mình nơi những bệnh nhân hay những người bị quỉ ám kia: hôm nay, Chúa Kitô đang hoạt động để chữa lành những sợ hãi. Mọi cư dân trên cõi đất đều là những người Chúa Kitô muốn chữa lành những bệnh hoạn tật nguyền, mọi hàm hồ tội lỗi. Người chờ đợi nơi Hội thánh của Người một sự tin tưởng phó thác lớn hơn và niềm tin tưởng chắc chắn rằng Người có thể cứu thoát.

Đọc một lá thư thánh Phaolô viết trong tù, hoặc một bản văn trong sách Khải huyền, ta cảm thấy mình rất xa so với những hoàn cảnh thử thách và bách hại các Kitô hữu thời đầu phải chịu. Thế nhưng hôm nay, trong những xứ, những miền khác, biết bao người tin đang phải nếm cảnh tù ngục vì cách họ sống, họ trung thành với Tin Mừng.

Đọc với lòng tin và trong cộng đoàn


Không có ăng-ten, không có cáp thì không thể nhận những chương trình tivi chuyển đi bằng vệ tinh. Đức tin của mỗi người ví được như một thứ ăng-ten giúp có thể bắt được những xác tín của những người tin đã được diễn tả ra trong Kinh Thánh. Đức tin không phải chỉ là công việc của riêng cá nhân. Đức tin được sống trong cộng đoàn. Cho nên việc đọc Kinh Thánh cũng phải có tính cách cộng đoàn, phải đọc Kinh Thánh “trong Hội thánh”.

Hội thánh tức là cộng đoàn các môn đệ của Đức Giêsu, được khai sinh vào ngày Hiện Xuống. Cộng đoàn này mang một sứ mệnh, đó là loan báo Tin Mừng của Đức Giêsu, cũng chính là Đức Giêsu “cho đến tận cùng thể giới” (Cv 1,8). Để diễn tả lòng tin của mình vào Chúa Kitô, cộng đoàn này đã dùng lại Kinh Thánh của người Do Thái và dần dần nối dài các sách ấy ra bằng những văn phẩm thuộc Tân Ước. Hội thánh đã nhận Kinh Thánh là của mình và tiếp tục trình bày cho mọi tín hữu. Ngay cả khi một Kitô hữu đọc Kinh Thánh một mình, việc đọc của người ấy vẫn ở trong mối dây liên kết với hết thấy các Kitô hữu khác, không phải chỉ để nuôi dưỡng đức tin của riêng người ấy, nhưng còn nuôi dưỡng và làm phong phú đức tin của Hội thánh mà người tín hữu ấy là chi thể.

Việc đọc Kinh Thánh trong Hội thánh như thể là một trong những nền tảng của Hội thánh này. Nếu các Kitô hữu không đọc Kinh Thánh, thì họ đã thiếu mất một điều thật quan trọng đối với Hội thánh. Suốt dòng các thế kỷ, nhiều vấn đề được đặt ra cho cộng đoàn Kitô hữu đã được sáng tỏ một phần nhờ việc các tín hữu đọc Kinh Thánh. Không có việc đọc Kinh Thánh, thần học không thể tiến triển và hoàn thành phận vụ của mình cách đúng đắn được. Trong sứ mạng giảng dạy, Đức Giáo hoàng và các giám mục cũng dựa vào “cảm thức đức tin” (sensus fidei) của các tín hữu, những người vẫn thường xuyên nuôi dưỡng mình bằng Lời Thiên Chúa.

Hệ thống những xác tín


Chính khởi đi từ những gì đã sống với Đức Giêsu, khởi đi từ cái chết, từ sự phục sinh của Người và từ cuộc sống của các cộng đoàn trong Thần Khí mà các Kitô hữu đã đọc Kinh Thánh. Nói cách khác, Tin Mừng của Đức Giêsu đã hướng dẫn các Kitô hữu trong việc đọc của họ. Đối với các Kitô hữu ngày hôm nay cũng thế. Họ không tiếp cận Kinh Thánh một cách hoàn toàn mới và trung dung, nhưng xét như họ là những chi thể của Hội thánh. Đức tin của Hội thánh hướng dẫn việc đọc của họ.

Các công thức của kinh tin kính diễn tả những trục chính của niềm tin này. Dựa trên hệ thống các xác tín này, một cách nào đó, cần phải phân nhánh việc đọc Kinh Thánh của họ, để việc đọc thực sự trở thành một việc đọc “trong Hội thánh” (x. chương một).

Một việc đọc mang những sắc thái Kitô giáo


Việc đọc Kinh Thánh như thế là một việc đọc “trong Hội thánh”, một việc đọc không sợ khi phải có những sắc thái Kitô giáo. Ta đã thấy những hệ luận của cách đọc như thế này rồi. Khi tiếp cận một đoạn văn Cựu Ước, người Kitô hữu vào lúc này hay lúc khác của việc đọc Kinh Thánh nối đoạn văn này với Đức Giêsu. Chẳng hạn người ấy có thể thắc mắc là: chính Đức Giêsu đã đọc đoạn văn này và đã dựa trên bản văn này để hiểu, để cắt nghĩa sứ mạng của Người như thế nào? Đoạn văn này đã được các Kitô hữu tiên khởi coi như là chuẩn bị cho việc Tin Mừng của Đức Giêsu đến như thế nào? Đoạn văn này có thể giúp cho lòng tin vào Đức Giêsu thêm mạnh mẽ, giúp khám phá thêm mầu nhiệm tình yêu của Thiên Chúa thể hiện nơi Đức Giêsu như thế nào ?

Những cách đọc khác có thể có


Kinh Thánh không phải là sở hữu tuyệt đối của các Kitô hữu và có nhiều hình thức đọc khác có thể cũng rất phong phú. Chẳng hạn cách đọc của Do Thái, một cách đọc mang cả một truyền thống suy tư dài. Có những cách đọc của các sử gia, các nhà khoa học, các nhà ngữ học giúp cho Kinh Thánh rõ nghĩa tùy theo chuyên môn của họ. Có cách đọc của những người vô thần... Kinh Thánh là một phần trong kho tàng của nhân loại.

Nhưng việc đọc Sách thánh muốn là cách đọc của Kitô giáo lại có điểm chú ý khác, tùy mức độ có thể, là lắng nghe những cách đọc khác nhau. Từ việc chạm trán với các cách đọc khác như thế có thể xuất phát những khám phá mới mẻ. Nhưng việc đọc Sách thánh này không được là việc đọc phục vụ cho những quyền lợi của chỉ một nhóm, cho dẫu đó là nhóm thuộc Kitô giáo, một việc đọc hẹp hòi từ chối tính phổ quát, một việc đọc có tính cách phe nhóm, tắt một lời là việc đọc làm tổn thương sứ điệp hạnh phúc là chính Tin Mừng.

Bước thứ hai của việc suy niệm 
HIỆN TẠI HOÁ HOẶC ĐẶC HỮU HOÁ

Làm sao chứng từ đức tin được nhận thức trong bước thứ nhất của việc suy niệm có thể nuôi dưỡng đức tin ngày hôm nay? Nói cách khác, đi vào việc đọc và suy niệm Kinh Thánh thì ích lợi gì? Có thể rút ra được phúc lợi nào? Để làm việc đó, còn cần phải “hiện tại hoá” bản văn, tức là cho thấy bản văn thực sự soi sáng cuộc sống: của chúng ta như thế nào.

Từ “hiện tại hoá” có chính đáng không? Các bản văn Kinh Thánh là các bản văn cổ, được viết vào một thời đại xa xưa và để đáp ứng những nhu cầu nhất định mà lại không phải là những nhu cầu của chúng ta hôm nay. Như vậy, có một khoảng cách giữa các bản văn với chúng ta, không những không gì có thể lấp đầy được mà còn phải tôn trọng nữa. Theo một nghĩa nào đó, không thể làm cho một cái gì đã già thành trẻ, làm cho một cái đã thuộc về quá khứ thành hiện tại. Chủ trương “đồng hợp” (concordisme) ra sức làm cho những hoàn cảnh của quá khứ phải tương đồng ngay với những hoàn cảnh của ngày hôm nay là đi lầm đường.

Không phải những mảnh vụn dư thừa, nhưng là một sự năng động


Thay vì hiện tại hoá, nói là đặc hữu hoá (appropriation) chẳng lẽ lại không được? Từ này có ý nói là bước khởi động không nằm ở phía bản văn đi đến với chúng ta mà nhảy qua các thế kỷ, nhưng bước khởi động ở về phía chúng ta. Chúng ta đi tới các bản văn, chúng ta làm cho các bản văn thành của riêng mình, “đặc hữu hoá”, “hiện tại hoá”, “đặc hữu hoá”, vấn đề từ ngữ không phải là không quan trọng. Nhưng bởi vì từ “hiện tại hoá” đã đi sâu vào các Kitô hữu, cho nên ta có thể giữ lại miễn là phải nghĩ ngay đến khoảng cách vốn có giữa hiện tại của chúng ta với các bản văn Kinh Thánh.

Các cộng đoàn Kitô hữu coi cuộc phiêu lưu tôn giáo được Kinh Thánh thuật lại như là độc nhất vô nhị và có tính cách gợi hứng cho cuộc phiêu lưu tôn giáo của mình. Chính vì thế, các cộng đoàn ấy tra vấn Kinh Thánh không phải để tìm những giải đáp kiểu “ăn liền” cho đức tin, nhưng đúng hơn tìm những tiêu điểm, những điểm qui chiếu, một chỉ dẫn, một sức năng động. Tính cách gợi hứng này phải rời khỏi mặt chữ của Kinh Thánh. Nó có thể được diễn tả rất khác nhau tùy theo cộng đoàn và tùy theo nơi chốn.

Kinh Thánh không phải là Lời Thiên Chúa, kiểu Thiên Chúa từ trời. “gọi tê-lê-phôn” xuống. Nó không có tính cách tự động, cũng không có tính cách phù thuật. Kinh Thánh là Lời Thiên Chúa khi nó gợi hứng để sống theo Tin Mừng, ngày hôm nay, trong Hội thánh và cho thế giới.

Các cách đặc hữu hoá khác nhau


Tìm sứ điệp hạnh phúc, tìm “Tin Mừng”


Các bản văn Kinh Thánh do những người tin viết ra. Khi viết, họ có ý nâng đỡ và sáng soi đức tin của những người tin khác, đồng thời giúp những người ấy sống đức tin đó. Họ làm chứng về Thiên Chúa của giao ước và chương trình của Thiên Chúa nhằm đem đến hạnh phúc cho mọi người. Hình thức đặc hữu hoá đầu tiên là làm nổi bật sứ điệp hạnh phúc này mà không cần tìm ngay những yêu cầu cụ thể phải sống như thế này, như thế kia.

Đặc hữu hóa trước hết là một suy niệm vô thường về lòng yêu thương của Thiên Chúa, Đấng đã đoái thương tỏ mình ra cho chúng ta. Một suy niệm như thế không thể không có ảnh hưởng trên cách sống của người tin.

Tìm những chỉ dẫn, những yêu cầu sống cần phải có (hình thức “luân lý hóa”)


Rất thường, ta tìm ở Kinh Thánh những yêu cầu để biết phải sống cụ thể như thế nào: “Giờ đây, Thiên Chúa đang chờ đợi gì ở tôi, ở chúng tôi?” Thái độ tốt, đáng khen này có thể đưa đến kiểu đọc Kinh Thánh giản lược, đôi khi còn nguy hiểm là đàng khác.

Có khi các Kitô hữu mở Kinh Thánh kiểu “xem bói” và cứ ngỡ rằng rõ ràng mình tìm thấy trong vài câu mình vừa đọc điều Thiên Chúa đang đợi chờ mình. Hiển nhiên, bao giờ thì họ cũng thấy một điều gì đó, vì quả là dễ giải thích các bản văn nhằm vào điều người ta đang muốn tìm. Nếu một phương pháp như thế giả thiết thái độ vâng phục đáng khen ngợi đối với thánh ý Thiên Chúa, thì nó lại tỏ ra nguy hiểm vì Kinh Thánh không phải là Lời Thiên Chúa theo kiểu “tự động”, cứ hỏi là có và không mấy vất vả! Thiên Chúa không miễn cho các người tin khỏi phải suy nghĩ và sử dụng tự do của mình.

Kinh Thánh không cho những bài giải chính xác, cụ thể, nhưng ra những hướng đi, những chỉ dẫn. Chính trong Hội thánh, cùng với các Kitô hữu khác, mà người ta phải tìm những áp dụng thực hành. Những hướng đi ấy có thể được cụ thể hóa trong những cách làm khác nhau tùy theo các cộng đoàn, tùy theo các nơi chốn. Các Kitô hữu ở Âu châu sẽ không có cùng một cách sống những chỉ dẫn của Kinh Thánh về lòng yêu thương tha nhân, những người nghèo khó nhất hay những chỉ dẫn về thái độ trọng kính công trình sáng tạo như các Kitô hữu ở Mỹ châu La tinh.

Chẳng hạn, ta thấy trình thuật các đạo sĩ (Mt 2,1-12) mời các Kitô hữu mở tâm hồn ra đón nhận cái phổ quát, vì chính những người ngoại quốc là những người đầu tiên đã đến phủ phục thờ lạy Chúa Giêsu, Chúa Giêsu đã đến cho mọi người chứ không phải chỉ cho con cái Ít-ra-en mà thôi. Nhưng làm thế nào để sống cái tính phổ quát của ơn cứu độ này trong cuộc sống thường nhật? Ta sẽ không tìm thấy ở bản văn một câu trả lời nào! Bấy giờ cần phải rời khỏi bản văn và đi tìm, cùng với các Kitô hữu khác, xem làm thế nào để thực hiện hướng dẫn của bản văn nói về các đạo sĩ. Những câu trả lời tất nhiên sẽ hạn chế. Các câu trả lời sẽ mang dấu ấn của nhóm người ở đây và bây giờ. Những người khác, ở chỗ khác và vào lúc khác, sẽ hiện tại hóa và đặc hữu hóa những hướng dẫn của bản văn này có khi khác hẳn.

Tìm những biểu tượng


Hình thức hiện tại hóa hay đặc hữu hóa này nhằm tìm những yếu tố biểu tượng trong bản văn. Chẳng hạn như núi non, sa mạc, con đường, nước, nơi cao, chỗ thấp, các chuyển động… Vấn đề là tìm xem bản văn muốn dành cho các yếu tố ấy chức năng nào. Tìm hiểu đơn giản này thường giúp hiểu rõ hơn niềm tin mà bản văn đang muốn làm chứng. Các thái độ của những nhân vật này nhân vật kia đang xuất hiện ở các trình thuật Kinh Thánh, các hoạt động, các biểu tượng giúp đi vào trong những giá trị của bản văn.

Thiên Chúa đang nói ngày hôm nay


Cũng như ngày xưa, Thiên Chúa hiện vẫn đang thông truyền chính mình Người. Người thực hiện điều ấy bằng ngàn cách: trong những biến cố, trong cuộc sống của các cộng đoàn, trong những người anh em… Đối với các Kitô hữu, Người mạc khải chình mình Người bằng cách thế độc nhất nơi Đức Giêsu Kitô, Đấng phục sinh.

Kinh Thánh ở tròng Lời này, Lời mà Thiên Chúa đang không ngừng ngỏ. Kinh Thánh giúp cho các cộng đoàn Kitô hữu đọc Lời này trong cuộc sống thường nhật. Chính trong việc trao đổi giữa các chiều kích khác nhau của đời sống Kitô hữu với Kinh Thánh mà Lời Thiên Chúa được khám phá ra, trong đức tin.

Đối với người tin, đọc và hiểu Kinh Thánh mà thôi không đủ. Còn phải làm sao “Lời Thiên Chúa” mà mình am hiểu đấy thay đổi mình, biến đổi mình, hoán cải mình nữa. Và sự hoán cải cá nhân này không thể có được nếu không có sự trợ giúp của cộng đoàn, Hội thánh, trong đó mọi người tin đều liên đới với nhau. Lời Thiên Chúa chỉ có thể sinh hoa kết quả trọn vẹn trong cộng đoàn đọc Sách thánh và đem ra thực hành. Người tin được lôi cuốn vào trong một cuộc phiêu lưu lớn vừa của cá nhân mình vừa của cộng đoàn Hội thánh.

Đức tin Kitô giáo không phải là tôn giáo của cuốn sách


Kinh Thánh không phải là kinh Coran. Sách thánh của những người theo Hồi giáo được coi như là được gửi trực tiếp từ trời xuống. Cần phải đón nhận mỗi câu và mỗi dấu chấm mỗi dấu phẩy, vì nó được Thiên Chúa đọc cho viết.

Trọng tâm của đức tin Kitô giáo là con người Đức Giêsu Kitô, là Lời Thiên Chúa và là người anh em của chúng ta. Không phải là cuốn sách. Kinh Thánh chỉ là một phương thế. Thật vậy, phương thế này cốt yếu để đào sâu và sống lòng tin vào Đức Kitô, nhưng không phải chỉ có thế mà thôi. Có nhiều điều khác cũng thiết yếu, chẳng hạn như các bí tích, đời sống yêu thương huynh đệ, cầu nguyện, tình liên đới với những người nghèo khổ nhất… Kinh Thánh là một cơ may được cống hiến để có thể đón nhận và đem Lời Thiên Chúa ra thực hành. Kinh Thánh không phải là cách chuyển tự một lời nói được trực tiếp truyền đi từ trời.

Chúng ta không được sao chép y chang các hành vi cử chỉ của những người tin đã được diễn tả ra trong Kinh Thánh. Chúng ta phải sao chép lòng tin của họ và gắng sống cùng một lòng tin ấy để đối phó với những nhu cầu cấp bách của thời đại chúng ta. Theo nghĩa đó, dù Kinh Thánh không cho chúng ta một giải pháp thực tiễn nào để có thể giải đáp các vấn nạn hiện thời, Kinh Thánh vẫn cần thiết. Kinh Thánh đặt nền cho đức tin của Hội thánh và, qua đó, đức tin của chúng ta. Kinh Thánh mời gọi chúng ta, cũng như đã mời gọi các tiền nhân của chúng ta trong đức tin, làm chứng nhân tích cực cho sứ điệp hạnh phúc mà Thiên Chúa muốn thông truyền cho chúng ta.

Kinh Thánh rèn nên nếp suy nghĩ Kitô giáo


Người ta không sống đức tin một mình, nhưng trong Hội thánh. Chính với những người anh em của mình trong đức tin mà người Kitô hữu đọc Kinh Thánh để có nguồn mạch và chứng thực xem cách mình sống đức tin ngày hôm nay có ăn khớp với mạc khải Kinh Thánh hay không.

Đàng khác, và đây không phải là điều thứ yếu, Kinh Thánh cũng cung cấp từ ngữ để chúng ta cầu nguyện. Kinh Thánh là trường cầu nguyện. Kinh Thánh đã đưa các Thánh vịnh và thánh ca Tân Ước vào trong truyền thống lâu dài.

Vậy đang khi vẫn tôn trọng tự do và những đặc nét của mỗi người, Kinh Thánh lại rèn luyện giữa các người tin một nếp suy nghĩ làm cho họ chăm chú để ý đến sự hiện diện của Thiên Chúa trong lịch sử hiện thời.

Khi đọc Kinh Thánh, đừng vội phải nghĩ xem ứng dụng vào đời sống cụ thể hôm nay như thế nào. Bước chuyển cuối cùng rồi cũng sẽ được thực hiện khi người ta đã quen với việc đọc Kinh Thánh. Mỗi ngày ta đâu có phải xem mình phải làm những công việc nào để giúp một người bạn, nhưng vì đã chơi với nhau lâu, đã thân với nhau nhiều, đã thành bạn hữu của nhau, nên ta làm nhiều việc để giúp người bạn ấy mà chính ta cũng chẳng nhận ra.

Ví dụ :


Trong các ví dụ sau đây, khía cạnh “hiện tại hóa” không được làm rõ lên. Sở dĩ như thế là vì những lý do vừa nêu trên. Thế nhưng khía cạnh này vẫn có đó. Sự kiện tìm ra những xác tín đức tin của các tín hữu được diễn tả trong các bản văn Kinh Thánh là một lời mời gọi xem xét các xác tín đức tin của riêng mình và làm cho thêm vững mạnh bằng cuộc đời Kitô hữu. Việc “hiện tại hóa” cũng có mặt trong phần “chiêm niệm” hoặc cầu nguyện.

Trang đầu tiên của Kinh Thánh (St 1,1-2.4)


Giai đoạn quan sát


Kinh Thánh mở đầu bằng bài thơ nghiêm trang và hoành tráng, được ngắt nhờ những điệp khúc:
  • “Thiên Chúa phán”, “phân rẽ”, “gọi”
  • “Thiên Chúa thấy thế là tốt đẹp”
  • “Qua một buổi chiều và một buổi sáng: đó là ngày thứ…”
  • Cỏ mang “hạt giống”; thú vật và con người thì “sinh sôi nảy nở thật nhiều”.

Lời Thiên Chúa hữu hiệu: điều gì Thiên Chúa phán thì được thực hiện. Việc sáng tạo cốt ở chỗ “phân rẽ”. Ban đầu đất “không có hình thể”. Sự hỗn độn này, tôhu bôhu, bị xóa đi nhường chỗ cho những khác biệt (ánh sáng/bóng tối; ngày/đêm; nước/đất; đàn ông/đàn bà…).

Ngày cuối cùng, ngày thứ bảy, Thiên Chúa “nghỉ ngơi” (il fait le sabbat). Ngày này trở thành “thánh thiêng”.

Giai đoạn suy niệm


Bài thơ về cuộc sáng tạo này ứng với những xác tín đức tin của những người đã soạn ra bài thơ này, của những người đã đặt bài thơ này lên đầu cuốn Kinh Thánh và của những người đã lưu truyền lại.

- Đối với các người tin, Thiên Chúa không phải là một vị Thiên Chúa được chế tạo để đáp ững những nhu cầu của các người tin và không phải là một vị Thiên Chúa mà người ta có thể giam hãm vào một nơi nào đó. Đây chính là vị Thiên Chúa của toàn thể vũ trụ, vị Thiên Chúa hoàn toàn khác mà không có người nào nhóm nào chi phối lèo lái được Người.

- Nhưng đồng thời, vị Thiên Chúa này là Đấng gần gũi, vì Người “phán”; Người thông truyền chính mình Người bằng Lời sáng tạo của Người.

- Những hình ảnh.

Giai đoạn chiêm niệm


“Lạy Chúa là Thiên Chúa, sự chán nản rình rập chúng con bởi vì thế giới chúng con đang sống đầy những tiếng vang động của chiến tranh, khủng bố, những tiếng kêu la của những người đau khổ. Ngài là vị Thiên Chúa nhân lành, là Thiên Chúa của sự sống. Bài thơ mở đầu toàn thể Sách thánh và cho Sách thánh một giọng điệu riêng nói lại điều ấy. Bài thơ ấy đem lại cho chúng con niềm hy vọng. Ngài đã muốn có một thế giới tốt lành. Hơn thế nữa, Ngài đã quá yêu thế giới đến nỗi đã phái con độc nhất của Ngài là Đức Giêsu đến để cứu thoát thế giới. Vậy chúng con còn phải lo sợ gì nữa? không gì có thể tách chúng con ra khỏi Ngài.”

Lc 5, 27-31: Chúa gọi ông Lê-vi

Đức Giêsu trông thấy một người thu thuế, tên là Lê-vi, đang ngồi ở trạm thu thuế. Người bảo ông: “Anh hãy theo tôi!” Ông bỏ tất cả, đứng dậy đi theo Người. Ông Lê-vi làm tiệc lớn đãi Người tại nhà ông. Có đông đảo người thu thế và những người khác. Những người Pha-ri-sêu và những kinh sư thuộc nhóm của họ mới lẩm bẩm trách các môn đệ Đức Giêsu rằng: “Tại sao các ông lại ăn uống với bọn thu thuế và quân tội lỗi?” Đức Giêsu đáp lại họ rằng: “Người khỏe mạnh không cần thầy thuốc, người đau ốm mới cần. Tôi đến không phải để kêu gọi người công chính, mà để kêu gọi người tội lỗi sám hối ăn năn.”

Giai đoạn quan sát


- Đức Giêsu nhìn thấy một người thu thuế. Người đi bước đầu, Người chủ động trong cuộc gặp gỡ này. Vắn tắt và không cần giải thích dài dòng, Người gọi ông Lê-vi “đi theo” Người. Người buộc phải lý giải thái độ của mình và của các môn đệ đối diện với những người Pha-ri-sêu thắc mắc.

- Ông Lê-vi được giới thiệu là “người thu thuế” đang thi hành công việc. Khi nghe Đức Giêsu kêu gọi, ông bỏ công việc và đi theo Đức Giêsu. Ông làm một bữa tiệc tại nhà ông để thiết đãi Đức Giêsu. Ông cũng mời cả “một đám đông những người thu thuế”! Có những người khác, không rõ là ai, cũng được ông mời. Dĩ nhiên, các môn đệ của Đức Giêsu cũng có mặt trong bữa tiệc này.

- Bỗng nhiên, những người Pha-ri-sêu và những kinh sư thuộc phái Pha-ri-sêu xuất hiện. Họ từ đâu đến? Bản văn không cho biết. Có mỗi một chuyện ta biết, đó là “họ lẩm bẩm”. Họ cho các môn đệ biết lý do tại sao họ lẩm bẩm. Họ lấy làm chướng vì làm sao người ta lại có thể ăn uống chung với những người thu thuế, tức là những người bị đồng hóa với “những người tội lỗi”. Đó là điều trái với các qui tắc đạo đức.

- Các môn đệ của Đức Giêsu nhận câu hỏi của những người Pha-ri-sêu và những người kinh sư, như thể những người này không dám trực tiếp giáp mặt với Đức Giêsu. Các môn đệ không trả lời chi. Đức Giêsu chịu trách nhiệm và Người trả lời bằng cách xưng hô “Tôi”: “Tôi đến không phải để kêu gọi những người công chính, mà để kêu gọi người tội lỗi sám hối ăn năn”. Bản văn không cho biết người Pha-ri-sêu có chịu thuyết phục không.

Giai đoạn suy niệm


- Trong trình thuật này, thánh Lu-ca diễn tả đức tin của các Kitô hữu sau biến cố Vượt Qua. Đối với các Kitô hữu này, Đức Giêsu, Đấng phục sinh, là Đấng đã đến để cứu thoát những người tội lỗi.

- Thánh Lu-ca cũng giải đáp những khó khăn xuất hiện trong các cộng đoàn Kitô hữu mà thánh nhân muốn viết sách Tin Mừng cho họ. Theo các qui tắc thời bấy giờ, khi dùng bữa, các Kitô hữu gốc Do Thái giáo phải ngồi riêng ra khỏi các Kitô hữu gốc ngoại giáo. Chính thánh Phê-rô đã từng do dự. Sứ điệp của thánh Lu-ca là rõ rệt. Lễ Tạ Ơn buộc phải được ăn chung với nhau. Đức Giêsu mời tất cả, Do Thái cũng như ngoại giáo, vào ăn cùng một bàn, tham dự một bữa tiệc thời Mê-si-a.

- Thánh Lu-ca nhớ rằng Đức Giêsu Na-da-rét đã làm cho người ta cảm thấy chướng bởi vì Người không chịu khép mình vào truyền thống. Người không ngần ngại ăn uống và sống với những người tội lỗi. Các Kitô hữu có thể lấy thái độ này của Chúa mình làm gương.

- Thường trong sách Tin Mừng của thánh Lu-ca, người ta hay lẩm bẩm phàn nàn Đức Giêsu. Mà bao giờ cũng là vấn đề liên can đến tính phổ quát của ơn cứu độ. Đức Giêsu đã đến vì mọi người. Trong câu chuyện về ông Da-kêu chẳng hạn, người ta phàn nàn kêu trách họ vì họ không hiểu rằng ơn cứu độ của Thiên Chúa có thể được tặng ban cho hết mọi người, người Do Thái cũng như người ngoại giáo, người công chính cũng như người tội lỗi. Đứa con hoang đàng, người tội lỗi, cũng được mến được thương như người con cả, người công chính.

Giai đoạn chiêm niệm


“Lạy Chúa, không ai bị loại trừ khỏi Tin Mừng của Chúa. Chúng con xin cảm tạ vì ơn cứu độ của Chúa dành cho mỗi người. Không hề có thiên tư tây vị trước mặt Chúa. Tất cả chúng con cần Chúa. Xin tha thứ cho những thái độ loại trừ kẻ khác. Xin tha thứ cho những xét đoán, những phân biệt loại trừ của chúng con. Xin cho chúng con đừng quên rằng công giáo có nghĩa là phổ quát, mọi người ở mọi nơi, mọi thời”.

Chương Sáu : GIAI ĐOẠN CHIÊM NIỆM


Quan sát, suy niệm và chiêm niệm là ba giai đonạ có thể được dùng để “đọc và suy niệm Kinh Thánh” hoặc đọc Kinh Thánh với tinh thần tin và cầu nguyện. Khi quan sát, ta hỏi xem: “Bản văn được làm nên như thế nào?” Khi suy niệm: “Bản văn muốn truyền đạt chứng từ đức tin nào?” Khi chiêm niệm, câu hỏi sẽ là: “Bản văn khiến chúng ta phải nói gì? Bản văn muốn giúp chúng ta nói với Thiên Chúa điều gì?” Đấy chính là lúc phải diễn tả ra trước mặt Thiên Chúa phản ứng của chúng ta do Lời Thiên Chúa đã được nghe và suy niệm khơi lên. Chương cuối cùng này đề cập đến giai đoạn cuối cùng của việc đọc và suy niệm Kinh Thánh, đó là giai đoạn cầu nguyện hoặc chiêm niệm.


Cầu nguyện, khẩn nài, ca ngợi


Dành riêng một giai đoạn để gọi là giai đoạn cầu nguyện không có nghĩa là không được cầu nguyện trong giai đoạn quan sát và suy niệm. Thái độ cầu nguyện có thể có ngay từ khi bắt đầu việc đọc Sách thánh này. Bắt đầu, ta có thể cầu xin Chúa Thánh Thần. Trong khi đọc, luôn có những khoảnh khắc ngắn ngủi để cầu nguyện. Ngay việc suy niệm đã là cầu nguyện rồi. Nhưng khi đọc Sách thánh để cầu nguyện, cho dù là ở giai đoạn nào cũng có thể cầu nguyện, vẫn có một khoảnh khắc đặc biệt dành để cầu nguyện. Khoảnh khắc này là giai đoạn thứ ba, giai đoạn chiêm niệm.

- Lời cầu nguyện theo sau việc suy niệm có thể là một lời cầu nguyện tự phát. Để cho hợp với điều mình đã nghe là Lời Thiên Chúa khi đọc và suy niệm, lời cầu nguyện có thể là lời ca ngợi hoặc tạ ơn, khẩn nài hoặc xin tha thứ. Lời cầu nguyện có thể thậm chí mượn những lời cứng cỏi như trong một số đoạn văn của sách Gióp hay Giê-rê-mi-a hoặc trong nhiều Thánh vịnh. Điều quan trọng là lời cầu nguyện tự phát không được chỉ có tính cách cá nhân, nhưng còn phải phản ánh chiều kích cộng đoàn. Nên nhớ, chúng ta đang cầu nguyện trong Hội thánh.

- Lời cầu nguyện này có thể được lấy từ những lời nguyện đã có sẵn. Chẳng hạn ta có thể lấy một Thánh vịnh diễn tả điều ta đang muốn nói. Ta có thể nhớ thuộc lòng tất cả Thánh vịnh hoặc một đoạn ngắn để đọc lại mà cầu nguyện khi này khi khác trong ngày. Ta cũng có thể lấy lại một bài hát có thể nối dài các giai đoạn trước. Cũng có thể tìm trong tập sách thu góp các lời cầu nguyện xem lời nào có âm hưởng giống đoạn sách ta vừa đọc.

Như vậy, lời cầu nguyện có thể mặc những hình thức khác nhau tùy theo người. Không có “khuôn mẫu” sẵn chung cho mọi người. Ta chỉ có thể gợi lên chứ không thể bó buộc vào một hình thức duy nhất. Cho nên cần phải chú ý để thay đổi các hình thức cầu nguyện: lời cầu nguyện của cá nhân, lời cầu nguyện có sẵn, bài hát, lặp lại một Thánh vịnh, lời cầu nguyện ca ngợi, lời cầu nguyện khẩn nài…

Ví dụ :


Mc 12,1-12: Dụ ngôn những người thợ làm vườn nho sát nhân.

Đức Giêsu bắt đầu dùng dụ ngôn mà nói với các thượng tế, kinh sư và kỳ mục rằng: “Có người kia trồng được một vườn nho: ông rào giậu chung quanh, đào bồn đạp nho và xây một tháp canh. Ông cho tá điền canh tác, rồi trẩy đi xa. Đến mùa, ông sai một đầy tớ đến gặp các tá điền để thu hoa lợi vườn nho mà họ phải nộp. Nhưng họ bắt người đầy tớ, đánh đập và đuổi về tay không. Ông lại sai một đầy tớ khác đến với họ. Họ đánh vào đầu anh ta và hạ nhục. Ông sai một người khác nữa, họ cũng giết luôn. Rồi ông lại sai nhiều người khác: kẻ thì họ đánh, người thì họ giết. Ông chỉ còn một người nữa là người con yêu dấu: người này là người cuối cùng ông sai đến gặp họ. Ông nói: “Chúng sẽ nể con ta”. Nhưng bọn tá điền ấy bảo nhau: “Đứa thừa tự đây rồi! Nào ta giết quách nó đi, và gia tài sẽ về tay ta”. Thế là họ bắt cậu, giết chết rồi quăng ra bên ngoài vườn nho. Vậy ông chủ vườn nho sẽ làm gì? Ông sẽ đến tiêu diệt các tá điền, rồi giao vườn nho cho người khác. Các ông chưa đọc câu Kinh Thánh này sao? Tảng đá thợ xây nhà loại bỏ lại trở nên đá tảng góc tường. Đó chính là công trình của Chúa, công trình kỳ diệu trước mắt chúng ta!” Họ tìm cách bắt Đức Giêsu, nhưng lại sợ dân chúng. Quả vậy, họ thừa hiểu Người đã nhắm vào họ mà kể dụ ngôn ấy.

Giai đoạn quan sát


- Đức Giêsu nói dụ ngôn này đối lại với giới chức tôn giáo: đó là các thượng tế, các kinh sư và các kỳ mục, thủ lãnh của người Do Thái.

- Dụ ngôn Đức Giêsu kể đưa ra nhiều nhân vật:

1. Một người trồng một vườn nho. Bên dưới là bồn đạp nho để đựng nho đã thu hoạch được. Bên trên là tháp canh để bảo vệ, canh giữ vườn nho. Giậu để ngăn nơi sản xuất này với bên ngoài. Tất cả được làm ra để cho vườn nho sinh lợi và càng ngày càng sinh lợi nhiều. Đến mùa thu hoạch, người chủ thiết lập tương quan bằng cách sai các đầy tớ của mình đến. Mối tương quan này mau chóng bị cắt đứt. Vườn nho trở thành tử địa vì những người thợ làm vườn nho muốn chiếm đoạt vườn nho. Những người thợ làm vườn nho chẳng hiểu gì cả. Thái độ của họ sắp khiến cho họ phải chuốc lấy thảm họa.

2. Các đầy tớ chịu trách nhiệm nối mối dây liên kết giữa ông chủ vườn nho với người thợ. Các đầy tớ này bị đối xử tệ: người thị bị đánh, người thì bị đập, một số bị giết chết.

3. Cuối cùng đến người con trai của ông chủ vườn. Cậu được phái tới. Nhưng đến lượt cậu cũng bị giết luôn. Cậu “bị quăng ra bên ngoài vườn nho”.

- Hình ảnh vườn nho nhường chỗ cho hình ảnh một công trình kiến trúc: viên đá bị loại bỏ lại trở nên tảng đá góc tường.

Giai đoạn suy niệm


- Bản văn này tường thuật niềm tin Phục sinh. Hình ảnh so sánh của một công trình kiến trúc là một giải thích dụ ngôn sau Phục sinh. Đức Giêsu đã chịu chết, đã bị giết ngoài thành. Tiếp theo sau nhiều tôi tớ của Thiên Chúa, tức là các ngôn sứ, Đức Giêsu được Chúa Cha phái đến, nhưng Người không được tiếp nhận. Cái chết thương đau của Người không làm cho sứ mạng của Người chấm dứt. Tuy bị loại trừ, nhờ cuộc phục sinh người đã trở nên tảng đá góc tường nâng đỡ toàn thể tòa kiến trúc.

- Bản văn này tường thuật Cựu Ước. Vườn nho là một hình ảnh cổ điển trong Cựu Ước để nhắc đến sản nghiệp của Thiên Chúa, tức là Dân của Người. Dụ ngôn mở đầu bằng cách lặp lại bài ca vườn nho nổi tiếng của ngôn sứ I-sai-a (5,1-7). Trong bài ca ấy, ông chủ rõ ràng là Thiên Chúa, Đấng đã làm tất cả cho vườn nho của mình, nhưng vườn nho ấy không chu toàn vai trò của nó.

- Việc nhắc đến các đầy tớ được phái đến và bị giết khiến ta nghĩ đến các ngôn sứ. Các vị này, theo truyền thống cổ xưa, đều bị những người được các ông đến loan báo Lời Thiên Chúa cho đối xử tệ.

- Bản văn này tường thuật đời sống của Hội thánh. Các Kitô hữu dần dần khám phá thấy rằng Tin Mừng của Đức Giêsu không chỉ được gửi đến Dân của Thiên Chúa mà thôi, nhưng còn gửi đến tất cả các dân tộc. Các Kitô hữu cần phải đấu tranh với chính mình để hiểu rằng họ không phải là những người độc quyền sở hữu Tin Mừng. Không có hàng rào ngăn cách.

- Bản văn này tường thuật Đức Giêsu Na-da-rét. Đức Giêsu chạm trán với một số người đồng thời với Người. Những người này có khuynh hướng cho rằng họ là những người sở hữu ân huệ của Thiên Chúa. Đức Giêsu biết và chấp nhận rằng sứ mạng của Người đưa Người tớ chỗ chết.

Giai đoạn cầu nguyện hoặc chiêm niệm


Có rất nhiều cách, nhưng đây là một vài ví dụ để làm lời cầu nguyện.

- Một lời cầu nguyện lưu ý đến những giai đoạn trước: 
“Lạy Thiên Chúa là Cha chúng con, chúng con xin cảm tạ Cha vì đã ban cho chúng con Đức Giêsu là Con của Cha. Người đã hiến mạng sống của Người cho đến cùng, đến cái chết. Nhưng Cha đã cho Người chỗi dậy. Xin cho chúng con biết tiếp đón Người, biết đón nhận và sống lời của Cha.

 Lạy Chúa là Thiên Chúa, ra như Chúa thường ở xa, như thể “đang đi đường”. Chúng con quên rằng Chúa đã trao phó cho chúng con Tin Mừng của Con Chúa, Đấng đã chết và đã phục sinh, để cho mọi người được nghe biết Tin Mừng ấy. Xin Chúa giúp chúng con đừng bao giờ coi mình là những người sở hữu lời của Ngài”.


- Một bài thơ :
Ta muốn sự sống
Chứ không muốn cái chết.
Hàng giậu chẳng bao lâu
Đã biến thành một bức tường
Và những ranh giới
Vây quanh lấy chúng
Bên trong là sự sống:
Nó thuộc về chúng ta.
Bên ngoài là sự chết:
Chúng ta không được không biết đến điều này.
Chính khoảng không gian chết chóc
Họ lo bảo vệ;
Cái máy ép và tháp canh
Người đã quên mất
Cái máy ép và cái tháp canh
Chú ý đến người con
Chính sự sống Người muốn
Thì họ lại quăng đi làm cho chết
Sự sống, họ không yêu không thích,
Họ lại muốn duy trì
Sự sống chỉ giữ được
Một khi nó được sinh sôi nẩy nở.
Và chính cái chết đó
Còn phong phú hơn
Là bất kỳ sự sống nào khác,
Bởi vì lời không hư hoại.
“Điều ta muốn là ngươi sống”
Thiên Chúa phán như vậy.

 (Arnold Kok, Jean Rouy, Marc Sevin, Crie et Vis, Une lecture de I’évangile de Marc, p.85)


- Thánh vịnh 117 (118) được bản văn Mc 12 sử dụng:
“Viên đá người thợ xây loại bỏ
lại trở nên đá tảng góc tường;
đó chính là công trình của Chúa,
công trình kỳ diệu trước mắt chúng ta”.

***

ĐỌC SÁCH THÁNH THEO NHÓM ĐỂ SUY NIỆM VÀ CẦU NGUYỆN


Khi nhiều người cùng đọc một bản văn Sách thánh thì thường làm cho việc đọc Sách thánh mang một chiều kích khác. Nhưng tiến hành việc này như thế nào? Đây là một trong số nhiều ví dụ. Nhóm từ 5 đến 10 người. Bản văn Sách thánh được chọn trong Phụng vụ các bài đọc Thánh lễ.

Buổi chia sẻ bắt đầu bằng một lời cầu nguyện vắn. Sau đó là các giai đoạn quan sát, suy niệm và cầu nguyện theo phương pháp đã tả trong các chương III đến VI.

1. Cầu nguyện hoặc hát để chuẩn bị nghe Lời Thiên Chúa


Nhắc lại lời của Đức Giêsu: “Ở đâu có hai ba người họp lại nhân danh Thầy, thì có Thầy ở đấy, giữa họ” (Mt 18,20). Kế đó, có thể kêu xin như sau: “Lạy Chúa, xin hãy phán, tôi tớ của Chúa xin nghe” (1Sm 3,10) hoặc: “Thưa Thầy, chỉ Thầy mới có những lời đem lại sự sống đời đời” (Ga 6,68). Hoặc cũng có thể cầu xin Chúa Thánh Thần. Một bài hát mọi người quen thuộc giúp cho mọi người qui tụ lại với nhau và tạo nên một bầu khí cầu nguyện đáng mong ước.

2. Giai đoạn quan sát


- Một trong những người tham dự đọc lớn tiếng và chậm rãi bản văn đã được chọn.

- Tiếp đó, trong khoảng 5 đến 7 phút thinh lặng hoàn toàn, mỗi người quan sát các yếu tố làm nên bản văn (chẳng hạn các từ đậm tính cách tôn giáo, các nhân vật, các chuyển động, các nơi chốn, các tước hiệu của Đức Giêsu…).

- Cuối cùng, lần lượt mỗi người nói một hoặc hai câu thôi, cho cả nhóm biết yếu tố nào mình đã quan sát và thấy là quan trọng nhất đối với mình.

Giai đoạn quan sát này giả thiết là mỗi người phải có trước mắt cùng một bản văn Kinh Thánh như nhau. Khi quan sát cầm theo cây viết chì, để đánh dấu những từ ngữ hay những kiểu nói mình thấy là đặc sắc trong bản văn.

3. Giai đoạn suy niệm


- Một người thứ hai đọc lại bản văn lớn tiếng.

- Trong khoảng 5 đến 7 phút thinh lặng, mỗi người lấy lại bản văn và cố gắng tìm hiểu đức tin được diễn tả trong bản văn đó, và xem điều đó có âm vang đối với đức tin của riêng mình hay không.

- Lại chia sẻ. Mỗi người nói một hặc hai câu tóm tắt điều đối với mình là giáo huấn đức tin của bản văn và xem điều đó có chất vấn đức tin của riêng mình hay không.

- Để cho việc trao đổi như thế vẫn ở trên bình diện cá nhân, mỗi người có gắng để diễn tả ở ngôi thứ nhất (“tôi”, “đối với tôi”, “tôi thấy trong bản văn này”…), và tránh các kiểu nói chung chung (chẳng hạn như “chúng ta”, hoặc “bản văn nói”). Ở đây vấn đề thuần túy là chia sẻ là thông truyền. Tránh đừng đi vào tranh luận, bàn cãi.

4. Giai đoạn chiêm niệm hoặc cầu nguyện.


- Một người thứ ba đọc lại bản văn lớn tiếng và chậm rãi.

- Trong khoảng 5 đến 7 phút thì thinh lặng, mỗi người cầu nguyện khởi đi từ điều mình đã quan sát, đã suy niệm, và cũng từ những gì mình đã nghe từ người khác. Trong việc cầu nguyện này, đừng quên sử dụng càng đúng các từ của bản văn càng tốt. Mỗi người chọn hình thức cầu nguyện hợp với cung giọng của bản văn: tin tưởng phó thác, ngợi khen, sám hối, cầu xin, chuyển cầu…

- Chia sẻ lần cuối. Mỗi người tham dự lặp lại trước mặt những người khác một hoặc hai câu trong lời cầu nguyện của mình. Mỗi người sẽ giữ lại hình thức chia sẻ này hay hình thức chia sẻ kia và dùng lại khi cầu nguyện một mình trong ngày hoặc trong tuần.

5. Kết


Kết thúc cuộc gặp gỡ chia sẻ bằng một lời cầu nguyện của Hội thánh ai cũng biết (kinh Lạy Cha, kinh Magnificat, một công thức trong kinh Tin kính vẫn đọc trong thánh lễ…).

Ai nấy phải đón nhận những gì người khác chia sẻ không được phê phán, không được bình phẩm. Mục đích cuộc gặp gỡ chia sẻ không phải để học hỏi bản văn, không phải để tranh luận bàn bạc về bản văn, nhưng chỉ nhằm chia sẻ việc đọc Kinh Thánh trong ti-nh thần đức tin và cầu nguyện của mình cho người khác.

Thứ Hai, 14 tháng 8, 2023

ĐỌC LỜI CHÚA - LECTIO DIVINA

Thời sự Thần học - Số 23, tháng 3/2001, tr. 108-126. 

Nguyên tác: Marc Sevin, La Lecture Sainte: Guide pour une lecture croyante de la Bible, Cahier No 1 Hors série. Prions en Eglise.
Chuyển ngữ: Tri Ân. 

Chương Bốn : GIAI ĐOẠN ĐỌC 


Khi đọc Sách thánh để tìm lương thực thiêng liêng, cám dỗ lớn nhất thường gặp phải là làm sao cho giai đoạn thứ nhất này càng mau xong càng tốt, tức là đọc vội vàng, đọc lướt qua bản văn, là đốt giai đoạn vì cho rằng mình đã quá quen bản văn, để bước sang phần suy niệm và chiêm niệm càng nhanh càng tốt. Thế nhưng muốn cho suy niệm và chiêm niệm phong phú, nỗ lực phần lớn hệ tại đã đọc, đã quan sát chính bản văn một cách kỹ lưỡng, cẩn thận, chăm chút. Các bản văn Sách thánh không phải là những đường bay, và thực hiện việc đọc cũng không giống như tàu bay càng rời đường bay sớm thì càng hiện đại!

Thứ Sáu, 11 tháng 8, 2023

ĐỌC LỜI CHÚA - LECTIO DIVINA

Thời sự Thần học - Số 22, tháng 12/2000, tr. 143-163.

Nguyên tác: Marc Sevin, La Lecture Sainte: Guide pour une lecture croyante de la Bible, Cahier No 1 Hors série. Prions en Eglise.
Chuyển ngữ: Tri Ân. 

Chương ba : ĐỌC VÀ SUY NIỆM KINH THÁNH QUA BA GIAI ĐOẠN 


Để đi xa hơn trong việc đọc và suy niệm Kinh Thánh, có một phương pháp đã được chứng nghiệm, lấy hứng từ thói quen thực hành cổ xưa là “lectio divina”. Nó gồm ba giai đoạn: đọc hoặc quan sát, suy niệm và chân niệm. Hồng y Carlo Martini, Tổng giám mục Milano, trình bày như sau:

Thứ Ba, 8 tháng 8, 2023

ĐỌC LỜI CHÚA - LECTIO DIVINA

Thời sự Thần học - Số 21, tháng 9/2000, tr. 121-135.  

LTS: Chuyên mục “Mục vụ Kinh Thánh” (MVKT) là một lối tiếp cận Kinh Thánh nhằm hỗ trợ cho công tác mục vụ, nhất là giảng thuyết. Trong MVKT-“Thời sự Thần học” số trước, chúng tôi đã giới thiệu “Đọc Lời Chúa và Phương Pháp Suy Niệm Lời Chúa”, một cách đọc và suy niệm Lời Thiên Chúa truyền thống trong Hội Thánh. Từ số này, chúng tôi sẽ theo cha Marc Sevin, trong tập sách nhỏ La Lecture Sainte, Guide pour une lecture croyante de la Bible, với cách trình bày có hệ thống, thực hành, giúp bạn có thể đọc và suy niệm Lời Thiên Chúa hữu ích hơn.
Chuyển ngữ: Nguyễn Tất.

Chương Một : TÌM KIẾM ĐỨC TIN


Trước khi đọc Kinh Thánh, bạn cần tập lấy điều này, đó là “tìm kiếm đức tin” trong bất kỳ bản văn Kinh Thánh nào.

Đọc Kinh Thánh là nghe một câu chuyện lịch sử thánh. Kinh Thánh bộc lộ cho thấy ý nghĩa của các biến cố được Kinh Thánh nhắc đến. Mục đích không phải là cho biết những chi tiết lịch sử chính xác về những biến cố này. Kinh Thánh là một lịch sử thánh cho thấy đức tin của những người đã biên soạn và truyền lại Kinh Thánh.

Một so sánh


Ở trạm xe điện “Bastille”, ở Paris, ta có thể trầm trồ thán phục bản sao một bức điêu khắc trình bày việc phá ngục Bastille. Một đám đông, võ trang cuốc xẻng, tiến lên không chút sợ hãi xông vào thành, trong khi từ trên các tháp cao lính gác dùng súng ống và ca-nông cũng vô phương ngăn chặn đám đông ngừng tiến lên. Hai đám khói bay lên trời. Bức tranh hùng vĩ, nhưng ít phù hợp với những gì các sử gia nói, với những gì xảy ra ngày hôm ấy và khiêm tốn hơn nhiều ! Thế nhưng, ở cấp độ ý nghĩa, bức khắc này diễn tả cái đúng cái thật trong việc mở rộng một biến cố đã trở thành biểu tượng cho bất cứ thời kỳ cách mạng nào của nước Pháp. Tầm quan trọng của cuộc cách mạng này thật đáng giá đến nỗi người ta phải làm một bức điểu khắc về việc phá ngục Bastille.

Các tín hữu làm chứng về đức tin của mình


Một hiện tượng tương tự trong các bản văn Kinh Thánh. Khi các tín hữu trong dân Israel bắt đầu viết lịch sử của mình, điều họ chú ý đến không phải là tường thuật khách quan và chi tiết những biến cố trong đời của tổ tiên họ hoặc những biến cố chính của quê hương họ, nhưng là làm chứng cho đức tin của họ. Trong lịch sử của họ, họ đã cảm nhận được sự hiện diện của một vị Thiên Chúa hữu ngã, một vị Thiên Chúa luôn luôn muốn giải phóng họ khỏi ách nô lệ, một vị Thiên Chúa cứu thoát. Tiếng kêu của đức tin vang lên từ trang đầu tới trang cuối Cựu Ước : Thiên Chúa là Đấng độc nhất, Người yêu thương dân Người, và qua đó là mọi dân, Người muốn cho con người được cứu thoát và dấn thân lên đường.

Các tác giả Kinh Thánh giữ lại bằng các tài liệu của mình và bằng ký ức của mình những nhân vật, những biến cố, những văn phẩm giúp họ làm chứng cho đức tin của họ. Họ tường thuật lại đức tin trước khi kể lại những biến cố lịch sử của dân tộc mình.

Một lịch sử thánh


Trong kIểu nói “lịch sử thánh”, từ “thánh” có tầm quan trọng vào bậc nhất và đem lại cho lịch sử một chiều kích khác.

Vấn đề đối với Cựu Ước như thế nào thì đối với Tân Ước cũng y như vậy. Sau phục sinh nhiều năm, những người đã viết các sách Tin Mừng là những người muốn làm chứng cho lòng tin của họ vào Đức Giêsu, là Con Thiên Chúa, là Đấng đã hiến dâng mạng sống, đã phục sinh, hiện ban Thần Khí của Người cho các môn đệ và sẽ lại đến trong vinh quang của Người. Họ không phải lo là gây dựng tác phẩm như những nhà khảo cổ hoặc sử gia, nhưng đúng hơn họ muốn truyền đạt niềm tin vào Đấng Kitô luôn đang sống bên Thiên Chúa và giữa các môn đệ của Người. Đối với họ, Đức Giêsu là Đấng đã đến để “hoàn tất Kinh Thánh”, hoàn tất các lời Thiên Chúa hứa về việc giải phóng và cứu thoát. Các sách Tin Mừng như thế cũng là lịch sử thánh. Các sách ấy tường thuật đức tin của những cộng đoàn Kitô hữu tiên khởi. Các sách Tin Mừng nhắm mục đích chính là giúp khám phá và chia sẻ đức tin của những cộng đoàn Kitô hữu tiên khởi.

Nghe các tín hữu ngày xưa


Do đó, đi vào việc đọc Kinh Thánh trước tiên là lắng nghe, lắng nghe xem các tín hữu ngày xưa đã dần dần kh1m phá ra Thiên Chúa là một vị Thiên Chúa hữu ngã và yêu thương như thế nào, và được như thế là khời đi từ cuộc đời của họ, từ lịch sử của họ. Đó là lắng nghe các môn đệ của Đức Giêsu nhìn nhận nơi Người là Đấng được Thiên Chúa, là Chúa của mọi người, phái đến.

Kinh Thanh do các tín hữu viết để phục vụ các tín hữu. Kinh Thánh nói lên đức tin của những người biên soạn. Chứng từ đức tin này được nhìn nhận là có thể và phải giúp đỡ, thúc đẩy, tăng cường và hướng dẫn đức tin của các cộng đoàn Kitô hữu. Việc đọc Kinh Thánh được coi là việc lắng nghe chứng từ này.

Để đi vào việc này, trước tiên có hai lời khuyên cần theo và năm điều cần tránh :

Hai lời khuyên cần theo


Vì Kinh Thánh là một cuốn sách do các tín hữu viết để phục vụ các tín hữu, cho nên khi đọc Kinh Thánh, ta có thể theo hai lời khuyên này :

1. Để cho mình đi vào trong đức tin của Hội Thánh

Kinh Thánh đã được viết ra, thành hình và lưu truyền trong các cộng đoàn tín hữu. Đối với một Kitô hữu, Kinh Thánh được ban tặng cho họ qua cộng đoàn, qua Hội Thánh. Như thế, khi đọc Kinh Thánh, ta đi vào trong đức tin của Hội Thánh.

2. Trước tiên phải tìm chứng từ đức tin của những người đã viết và truyền lại Kinh Thánh

Kinh Thánh là một chứng từ đức tin, do các tín hữu viết để phục vụ các tín hữu khác. Kinh Thánh không phải là cuốn sách ghi lại những mẩu chuyện liên can đến quá khứ. Kinh Thánh là một “lịch sử thánh” cho chúng ta biết về lịch sử của sự thánh thiện, tức là đức tin. Phản xạ đầu tiên khi đọc là phải tìm chứng từ đức tin đang thấp thoáng trong các bản văn thánh này. Nếu ta không tập cho có phản xạ này, ta sẽ gặp những khó khăn trong việc đọc và suy niệm Kinh Thánh.

Vậy đây là vấn đề khơi dậy nơi bản thân mình một sự tò mò thiêng liêng chứ không phải thái độ tò mò trí thức. Thì muốn tò mò trí thức cũng được, nhưng thái độ này không được làm cho tâm trí thành nặng nề vào lúc ta cần đọc để suy niệm.

Năm cái bẫy cần tránh


Không thiếu bẫy khi đọc Kinh Thánh để suy niệm. Càng biết đề phòng trước thì càng tránh được nhiều hơn !

1. Biến Kinh Thánh thành một cuốn sách dạy luân lý

Đây là cái bẫy thường gặp nhất. Người ta tìm trong Kinh Thánh những hướng dẫn chính xác để biết cách sống cuộc sống thường ngày. Rơi vào cái bẫy này không đến nỗi trầm trọng lắm, nếu như người ta đọc Kinh Thánh “trong Hội Thánh”, Khi đó người ta chỉ đưa ra những chỉ dẫn luân lý khởi xuất từ Tin Mừng, những hướng dẫn luân lý có tính cách Tin Mừng.

Tuy nhiên, thật là tai hại khi giản lược Kinh Thánh vào mỗi một chuyện là rút lấy những mảnh vụn luân lý…Hơn thế nữa, vì đã được biên soạn có đến hai thiên niên kỷ hoặc hơn nữa, không chắc Kinh Thánh có thể cho ta những chỉ dẫn luân lý tốt, ứng với đời sống hiện nay và hợp với mọi người ! Kinh Thánh không phải là cẩm nang học làm người, nhưng là sự diễn đạt sứ điệp hạnh phúc từ nơi Thiên Chúa mà đến.

Trước khi hỏi xem phải sử dụng bản văn Kinh Thánh thế nào trong cuộc sống hằng ngày của mình, đúng hơn, ta phải tìm đức tin được diễn tả trong bản văn ấy và chính đó là điều có thể gợi hứng cho đức tin của Hội Thánh ngày hôm nay.

2. Coi một đoạn văn cụ thể trong Kinh Thánh là “Lời Tin Mừng”


Chính Kinh Thánh trong toàn thể mới mặc khải cho biết sứ điệp hạnh phúc mà Thiên Chúa muốn chuyển đạt cho ta, mới là Lời của Người. Sứ điệp này không bị giam hãm trong một lời nào, một đoạn văn nào, hay một cuốn sách nào trong Kinh Thánh. Nhưng sứ điệp này được biểu lộ dần dần khởi đi từ việc người tín hữu đọc và suy niệm toàn thể Kinh Thánh.

Một đoạn văn cụ thể luôn cần được soi sáng, thậm chí được điều chỉnh nhờ những đoạn văn khác và, cuối cùng, nhờ toàn thể Kinh Thánh.

Chính Kinh Thánh lại gồm những sách rất khác nhau như thể để cảnh giác chúng ta đừng cứ đọc lỳ mãi cùng những cuốn sách, cùng những bản văn, cùng những câu văn…

3. Có quyền trên Lời Thiên Chúa

Cái bẫy này rất thường xen vào việc đọc và không dễ tháo gỡ. Kinh Thánh là “Lời Thiên Chúa”, đúng như thế. Nhưng cũng còn phải nghĩ xem đúng ra là thế nào. Kinh Thánh không phải là một Lời Thiên Chúa tự động mà ta có thể đem dao ra cắt gọt ! Lời Thiên Chúa luôn vượt khỏi chúng ta. Lời Thiên Chúa không phải là nô lệ của chúng ta và không phải vâng theo các lệnh chúng ta truyền. Thế nên cần ý tứ khi sử dụng những kiểu nói như : “Đọc đoạn văn này, Thiên Chúa bảo tôi…”, “Chúng ta hãy nghe điều Thánh Thần muốn nói với chúng ta…”

Thiên Chúa vừa gần gũi chúng ta lại vừa là Đấng hoàn toàn khác. Nếu Thiên Chúa nói trong Kinh Thánh – điều này đúng – thì cũng cần phải thêm ngay là lời của Người luôn luôn cần phải được khám phá. Ta không được làm cho Lời Thiên Chúa “hoá thạch”. Lời đó không được bộc lộ do mỗi một việc là đọc Kinh Thánh. Lời đó cũng ở trong câu trả lời của các độc giả, trong cung cách sống của họ. Lời đó cũng ở trong những người khác đang cố gắng sống theo đó. Lời đó có ký hiệu huyền nhiệm. Thế cho nên chúng ta đừng lừa lời nói của chúng ta, lời cầu nguyện của chúng ta khi chúng ta quả quyết rằng Thiên Chúa nói với chúng ta, Thánh Thần bảo chúng ta chuyện này chuyện nọ… Các kiểu thức luôn luôn là vụng. Thiên Chúa không bao giờ ở trong tầm tay chúng ta, tùy chúng ta vặn vọ thế nào cũng được. Quả là có một thứ thờ ngẫu tượng khi muốn túm, muốn bắt lấy Lời Thiên Chúa như là một đồ vật.

4. Tin rằng các bản văn Kinh Thánh cho chúng ta sống lại các biến cố được tường thuật

Đây là cái bẫy cổ điển, đòi Kinh Thánh điều Kinh Thánh không thể cho được. Kinh Thánh không bao giờ được quan niệm như là một tác phẩm của một nhà sử học đang tìm cách làm cho quá khứ sống dậy. Trong lãnh vực này cũng cần phải ý tứ. Những gì Kinh Thánh tường thuật chẳng nhiều nhặn gì so với những thế kỷ và tất cả những gì đã xảy ra trong cái phần nhỏ của Cận Đông nơi Israel đã sống này. Các tác phẩm trong Kinh Thánh chỉ cung cấp những dấu vết của quá khứ, có phần nào giống với các nhà khảo cổ, khi khảo sát mấy mảnh vở và một số bình lọ cổ, có thể đưa ra một ý tưởng về kỹ nghệ gốm của một thời đại nhất định.

Quả là lầm, khi cho rằng Kinh Thánh cung cấp một tường thuật về ông Ápraham, ông Ixaác, ông Giacóp, ông Môsê… Các bản văn Kinh Thánh nhắm đến việc truyền đạt các xác tín của những người đã viết nên các trình thuật về những nhân vật ấy. Các bản văn đó làm chứng các xác tín của những người đã dùng lại, sửa chữa, truyền đạt qua dòng các thế kỷ. Các bản văn đó cuối cùng và nhất là cho thất các xác tín của những người đã chính thức dừng lại “thư qui” Kinh Thánh, nói các khác đó là những người ấn hành Kinh Thánh chung cuộc.

Chúng ta đừng đọc Kinh Thánh như những nhà sử học, nhưng như những người tin.

5. Đi “rông rài” ngoài bản văn

Bản văn khiến nghĩ đến một chuyện khác và khi đó ta theo một hướng đi mà bản văn tuyệt đối không có ý nhằm tới. Các bẫy này rất thường và không phải lúc nào cũng trách được. Thoát ra ngoài bản văn không phải là một cái gì xấu, có khi còn phải biết thoát ra. Tùy mức độc trong khi “đọc Kinh Thánh”, cần kiềm chế trí tưởng tượng và làm cho mình trở thành người tôi tớ rất trung tín của chính bản văn.

Trong chuyện này, trình thật ơn gọi của ông Ápraham (St 12) cho ta một ví dụ cổ điển. Ta có sẵn ý tưởng về đức tin của ông Ápraham trong khi bản văn không hề nói đến nột tiếng ! Bản văn nói đến lời hứa sẽ có một miền đất và một dòng dõi cũng như phúc lành Thiên Chúa hứa và phúc lành đó có liên hệ đến mọi người : “Nơi ngươi mọi thị tộc trên đất sẽ được chúc lành”.

Hầu như ta bị lôi kéo nghĩ ở đây về đức tin của ông Ápraham vì tất cả truyền thống Do-thái đã làm như thế cũng như cả tác giả thư Hípri (11,8) cũng vậy ! Nhưng ở giai đoạn thứ nhất, tốt hơn gắn bó với bản văn càng nhiều càng tốt. Đó là vấn đề ý chí và tu đức, lắng nghe và trọng kính, những đức tính cốt yếu để đọc và suy niệm Kinh Thánh.

Những xác tín luôn phải giữ kỹ trong khi “đọc và suy niệm Kinh Thánh”


Chính với đức tin, người Kitô hữu tiếp cận với việc đọc và suy niệm Kinh Thánh. Ở căn bản của bất cứ việc đọc và suy niệm Kinh Thánh nào của Kitô giáo, vẫn có một hệ thống những xác tín căn bản.

- Chỉ có một Thiên Chúa duy nhất. Người không theo hình ảnh của chúng ta : Người là Đấng hoàn toàn khác. Người đi bước đầu khi tỏ mình cho một dân, nhưng qua dân đó để cho mọi dân.

- Thiên Chúa đã yêu thương chúng ta đến độ trở thành người anh em của chúng ta trong Đức Giêsu Nadarét.

- Qua cuộc sống, cái chết và cuộc phục sinh của Người, từ nay trở đi Đức Giêsu là Chúa của chúng ta. Người lôi kéo chúng ta vào trong thế giới mới của Thiên Chúa, “Vương quốc của Thiên Chúa”. Người ban tặng chúng ta Thần Khí của Người.

- Ơn cứu độ Đức Giêsu thực hiện không phải chỉ dành cho một số người. Người cho tất cả mọi người. Thiên Chúa muốn cho mọi người được hạnh phúc (đây là ý nghĩa của những chủ đề Kinh Thánh quan trọng như Giao Ước, Ơn Cứu Độ, Giải Phóng). Khó có thể sống tính phổ quát này thế nhưng mọi sự lại được đối chiếu với nó.

- Các Kitô hữu được mời gọi hoán cải, quay về với Thiên Chúa. Một cách ngược đời, cách tốt nhất để yêu mến Thiên Chúa là yêu thương anh em đồng loại : “Người nói : ‘tôi yêu mến Thiên Chúa’ mà lại ghét người anh em mình thì là người nói dối”

Đối với một Kitô hữu, bất kỳ đoạn văn Kinh Thánh nào cũng liên kết với kinh Tin Kính của Hội Thánh.

Chương Hai : NHỮNG CON ĐƯỜNG KHÁC NHAU ĐỂ ĐỌC VÀ SUY NIỆM KINH THÁNH


Việc đọc và suy niệm Kinh Thánh là đọc với lòng tin trong một bầu khí cầu nguyện. Việc đọc này giúp luyện cho ta một não trạng Kinh Thánh và đón nhận sứ điệp hạnh phúc mà Thiên Chúa chuyển đạt qua chứng từ của các người tin đã viết nên Kinh Thánh. Các bản văn Kinh Thánh đọc treong các thánh lễ mỗi ngày là lối vào tuyệt hảo giúp quen đọc Kinh Thánh. Các ví dụ sẽ đưa ra ở đây đã kinh nghiệm khởi đi từ các bản văn Kinh Thánh trong phụng vụ thánh lễ hằng ngày.

Nhưng còn có những cách thế “đọc và suy niệm Kinh Thánh” khác. Những cách thế đó tất cả đều được đặt trên cùng một yêu cầu : phải theo thật sát bản văn Kinh Thánh. Trước hết, đây là một số cách tiếp cận dễ có thể bắt đầu.

Một lời mỗi ngày


Các bản văn Kinh Thánh thấm nhuần lòng tin của những người đã viết lên. Một cách tốt để tập đọc và suy niệm Kinh Thánh là gắng tìm lại chứng từ đức tin này. Bất cứ Kitô hữu nào, khi vận dụng lòng tin của mình, đều có thể khám phá ra những khía cạnh của chứng từ này và làm phong phú nhờ việc cầu nguyện của mình.

Chú ý đến những từ và những kiểu nói có một màu sắc tôn giáo là một trong những cách để đạt tới mục đích đó. Đó là trong khi đọc và suy niệm các bản văn Kinh Thánh của thánh lễ hằng ngày, cần để ý và giữ lại một từ, một câu, một lời, một mẩu lời cầu nguyện rồi nhớ lại nhiều lần trong ngày, hoặc hôm sau, hoặc suốt tuần. Ta lợi dụng những khoảnh khắc tự do (nghỉ, di chuyển, trên xe…) để lặp lại “lời” đã chọn.

Không có một qui luật chỉ dẫn giúp chọn lời hay kiểu nói như thế. Ta có thể giữ lại câu hoặc lời đã khiến ta chú ý nhiều hơn khi ta đọc. Tuỳ mức độ có thể, mỗi khi lặp lại lời ấy trong ngày, ta bỏ ra vài giây để nối kết lời ấy với một lời cầu nguyện làm thành một sợi dây liên kết với Đức Giêsu. Hoạt động này phải được thực hiện một cách khá tự phát, không cần phải suy nghĩ lâu.

Ta có thể có cảm tưởng là phải lặp đi lặp lại cũng bấy nhiêu lời. Đúng, ngôn ngữ đức tin cũng giống như ngôn ngữ của những người yêu nhau. Người ta không ngạc nhiên khi thấy có bấy nhiêu từ, bấy nhiêu cách nói cứ gặp đi gặp lại hoài.

Nếu trong những bản văn Kinh Thánh của ngày hôm đấy không có lời nào đáng chú ý đặc biệt cả, thì đừng cố tìm cho được một câu. Việc thực tập này không có tính cách máy móc và bắt buộc ! Khi đó lại chú ý đến những bản văn của ngày hôm sau hoặc của ngày hôm sau nữa.


Thí dụ


Đây là những thí dụ để đọc và suy niệm Kinh Thánh khởi đi từ một lời trong Tin Mừng của phụng vụ thánh lễ hằng ngày.

Mt 6,7-15. Giữ lại câu : “Khi cầu nguyện, anh em đừng lại nhải như dân ngoại… Vậy, anh em hãy cầu nguyện như thế này : Lạy Cha chúng con”

Lời nguyện : Lạy Chúa Giêsu, không phải hễ cứ lặp đi lặp lại “lạy Chúa, lạy Chúa” là chúng con sẽ vào được Nước của Chúa. Tất cả những gì chúng con cần, Chúa đã diễn đạt trong kinh Lạy Cha. Xin cho chúng con nhìn nhận rằng Thiên Chúa là Đấng hoàn toàn khác với chúng con bởi vì Người ngự trên trời, lại vừa rất gần gũi chúng con vì chúng con có thể cùng Chúa gọi Người là : “lạy Cha chúng con”.

Lc 4,16-30 : “Thần Khí Chúa ngự trên tôi…Người đã sai tôi đi loan báo Tin Mừng cho những người nghèo khó”

Lạy Chúa Giêsu, các Kitô hữu tiên khởi đã nhìn nhận rằng Chúa là Đấng các ngôn sứ từng loan báo, là Đấng Thiên Chúa sai đến để đáp ứng niềm hy vọng của những người tin. Những người bị áp bức mong đợi ơn giải phóng. Mỗi người trong họ là đối tượng của Tin Mừng làm thay đổi hoàn cảnh của họ.

Lc 4,31-37 : “Họ sửng sốt về cách Người giảng dạy, vì lời của Người có uy quyền…” “Ông là Đấng Thánh của Thiên Chúa”

Lạy Chúa Giêsu, Chúa là Đấng Thánh của Thiên Chúa. Chúa đã đến để giải thoát chúng con khỏi sự dữ. Lời của Chúa đầy uy quyền vì Chúa từ nơi Thiên Chúa mà đến. Chúa là Ngôi Lời của Thiên Chúa.

Lc 4,38-44 : “Tôi còn phải loan báo Tin Mừng Nước Thiên Chúa cho các thành khác nữa”

Lạy Chúa Giêsu, các thần ô uế phải nhìn nhận rằng Chúa là “Con Thiên Chúa, là Đấng Mêsia”. Tin Mừng của Chúa được ban cho tất cả. Đám đông dân chúng cố cầm giữ Chúa lại cho mình. Nhưng Chúa phải lên đường, vì Nước Thiên Chúa còn phải được loan báo cho mọi người.

Lc 5,1-11 : “Lạy Chúa, xin tránh xa con, vì con là kẻ tội lỗi”

Lạy Chúa Giêsu, chính khi ý thức sự yếu đuối của mình mà thánh Phêrô đã sấp mình dưới chân Chúa và nhìn nhận Chúa là Chúa. Toàn thể Hội Thánh cũng tuyên xưng mình yếu đuối và nhìn nhận Chúa là Chúa của mình.

Lc 6,1-5 : “Con Người làm chủ ngày sa-bát”

Lạy Chúa Giêsu, Chúa là chủ ngày sa-bát. Chúa là “Con Người”, là Đấng được Thiên Chúa sai đến mà ngôn sứ Đanien đã nói tới. Chúa là người anh em của chúng con và Chúa từ nơi Thiên Chúa mà đến.

Ga 15,1-8 : “Thầy là cây nho, anh em là cành”

Lạy Chúa Giêsu, sức mạnh của chúng con là những môn đệ Chúa do Chúa mà có. Lìa Chúa ra, chúng con không thể làm gì. Vì thế Chúa mời gọi chúng con hoán cải, quay về với Chúa. Chúa là nguồn sống của chúng con.

Ga 15,9-11 : “Chúa Cha đã yêu mến Thầy thế nào, Thầy cũng yêu mến anh em như vậy”

Lạy Chúa Giêsu, chúng con hạnh phúc vì được Chúa kể vào số các bạn hữu của Chúa. Xin Chúa làm cho chúng con được ở mãi trong tình bằng hữu mến yêu này.

Ga 15,12-17 : “Điều Thầy truyền dạy anh em là hãy yêu thương nhau”

Lạy Chúa Giêsu, để được là bạn hữu của Chúa, trước tiên phải thực hành điều Chúa truyền dạy. Và điều Chúa truyền dạy chúng con, đó là chúng con phải yêu thương nhau. Chính khi chúng con đến gần những người khác, chúng con có thể đến gần Chúa và Chúa Cha.

Ga 15,18-21 : “Nếu họ đã bắt bớ Thầy, họ cũng sẽ bắt bớ anh em”

Lạy Chúa Giêsu, Chúa đã báo trước cho chúng con : tin vào Chúa kéo theo sự bách hại. Nếu chúng con không còn gặp sự đối kháng nữa, chính là vì đức tin của chúng con đang ngủ mê. Lạy Chúa, xin đánh thức đức tin của chúng con, để chúng con có niềm đam mê làm chứng cho Chúa dù phải trả giá thế nào chăng nữa.

Ga 15,26 – 16,4 : “Khi Thần Khí đến…Người sẽ làm chứng về Thầy”

Lạy Chúa Giêsu, chúng con không cô đơn khi lời chứng của chúng con về Chúa trở nên khó khăn. Chúa cho chúng con Thần Khí của Chúa.

Cầu nguyện khởi đi từ các Thánh vịnh


Các hình thức khác nhau trong việc cầunguyện của dân Kinh Thánh nằm trong các Thánh vịnh. Ở căn bản của bất cứ việc cầu nguyện nào đều có sự nhìn nhận rằng Thiên Chúa là Thiên Chúa, và Người yêu thương chúng ta. Nói khác đi, lời cầu nguyện nào cũng phần nào là “một lời ngợi khen”, hoặc “ca ngợi”, một bài ca vô tư ca tụng lòng nhân từ của Thiên Chúa đối với chúng ta. Không phải vô lý nếu sách Thánh vịnh bằng tiếng Hípri được gọi đơn giản là “các lời ngợi khen”.

Đằng sau tiếng kêu của tác giả Thánh vịnh, ta cảm nhận được lời cầu nguyện của toàn dân con cái Israel. Các Kitô hữu đã có một lý do khác để dùng Thánh vịnh cầu nguyện từ khi Đức Giêsu dùng lại các Thánh vịnh để thân thưa với Chúa Cha.

-Một trong những cách để làm cho một Thánh vịnh trở thành một “việc đọc và suy niệm Kinh Thánh”, đó là suy niệm Thánh vịnh ấy ở những cấp độ khác nhau : cấp độ của tác giả Thánh vịnh, cấp độ của dân trong Kinh Thánh và cấp độ của Đức Giêsu.

Thí dụ


Tv 138

Trong Thánh vịnh 138, tác giả Thánh vịnh có cảm tưởng là Thiên Chúa để ý ông mọi lúc mọi nơi, tựa như một thám tử.

“Lạy Chúa, Ngài dò xét con và Ngài biết rõ …
con nghĩ tưởng gì, Ngài thấu suốt từ xa.
Mọi nẻo đường con đi Ngài quen thuộc cả”.

Do đó, ông có cám dỗ là thoát đi, để tìm một nơi ẩn náu bên các ngẫu tượng hoặc các thần khác.

“Vậy đi mãi đâu cho thoát thần trí Ngài ?
Lẩn nơi nào cho khuất được thánh nhan ?
Dù chắp cánh bay từ phía hừng đông xuất hiện…”

Nhưng không thể được : Thiên Chúa vẫn có đó ! : “Cũng tại đó, cánh tay Ngài đưa dẫn…” Cho nên trốn cũng vô ích. Tốt nhất là trở về với Chúa. Chính khi đó, tác giả Thánh vịnh ý thức mình lầm. Điều trước đây, về Thiên Chúa, nhìn thoáng qua ông cho là không chịu nổi thì nay đối với ông, được diễn tả trong phần còn lại của Thánh vịnh, lại là một sự biểu lộ tình yêu của Người.

Lời cầu nguyện của dân Kinh Thánh


Thánh vịnh này gặp gỡ kinh nghiệm của dân Kinh thánh vào lúc Xuất Hành. Đang khi tiến về Đất hứa, dân không chịu nổi những đòi hỏi của Chúa được ông Môsê nhắc cho và dân nổi loạn. Dân quay về các thần khác và phủ phục thờ lạy con bê bằng vàng do họ chế ra. Nhưng các trình thuật về cuộc Xuất hành thuật lại rằng việc trở về với Thiên Chúa chỉ có thể mang lại sự cứu thoát mà thôi. Vì Thiên Chúa yêu thương dân của Người. Người đã lập giao ước với dân. Thiên Chúa ở với dân của Người để cứu thoát dân.

Lời cầu nguyện của Đức Giêsu


Khi chịu cám dỗ và vào giây phút hấp hối, Đức Giêsu bị cám dỗ không còn muốn đáp lại thánh ý của Cha Người nữa : “Nếu có thể thì chén này xin xa con”. Nhưng Đức Giêsu không quị ngã. : Người đẩy lui ngay lập tức những đề nghị của ma quỉ. Người tin tưởng phó thác vào Chúa Cha cho đến cùng : “Lạy Cha, xin cho ý của Cha được thể hiện chứ không phải ý của con !”

Lời cầu nguyện của chúng ta


Lạy Chúa là Thiên Chúa, đôi khi chúng con thấy sự hiện diện của Chúa là nặng nề, thấy những đòi hỏi của Chúa là ngột ngạt. Chúng con bị cám dỗ muốn loại Chúa ra. Thậm chí thường chúng con xa Chúa và chúng con quên Chúa. Nhưng hạnh phúc của chúng con chỉ có thể ở nơi Chúa mà thôi. Chúa là một người Cha đầy yêu thương. Xin cho chúng con, xin cho Hội Thánh của Chúa biết bày tỏ cùng một tâm tình tin tưởng phó thác như Đức Giêsu. Xin cho thánh ý của Chúa được thể hiện !

-Trong thánh lễ, đoạn trích Thánh vịnh sau bài đọc thứ nhất luôn luôn là âm vang của bài đọc đó. Sau khi nhắc lại những câu trong Thánh vịnh ứng với bài đọc thứ nhất, ta có thể đọc lại những câu ấy trong bầu khí và tâm tình cầu nguyện. Đó là một cách khác để dùng Thánh vịnh trong thánh lễ làm cách đọc và suy niệm Kinh Thánh.

Thí dụ


Ds 24,2-17 và Tv 24

- Ds : Balaam, một ngôn sứ ngoại gío, chỉ có thể chúc phúc cho Israel : “Ông Balaam ngước mắt lên và nhìn thấy điều Đấng Toàn Năng cho ông thấy …Một vị anh hùng sẽ xuất phát từ dòng dõi (của dân này)… một vì sao xuất hiện, từ Giacóp, một vương trượng chỗi dậy từ Israel”.

- Tv : Balaam đã am hiểu bí mật của Thiên Chúa : “Chúa chỉ lối cho tội nhân… Chúa xử thân tình với những ai kính sợ Chúa, cho họ biết giao ước của Người”.

Xp 3,1-13 và Tv 33

- Xp : “Ta sẽ cho sót lại giữa ngươi một dân nghèo hèn và bé nhỏ. Chúng sẽ tìm nương ẩn nơi danh Đức Chúa”.

- Tv : “Xin các bạn nghèo nghe tôi nói mà vui lên… Kẻ nghèo này kêu lên và Chúa đã nhận lời, cứu cho khỏi mọi cơn nguy khốn. Chúa để mắt nhìn những người chính trực…Chúa gần gũi những tấm lòng tan vỡ, cứu những tâm thần thất vọng ê chề”.

Is 45,6-25 và Tv 84

- Is : “Ta là Đức Chúa, không còn Chúa nào khác…Ta làm ra bình an…, Trời cao hỡi, nào hãy gieo sương, mây hãy đổ mưa, mưa đức công chính, đất mở ra đi cho nảy mầm ơn cứu độ chính trực sẽ vươn lên…Ta là Thiên Chúa công minh cứu độ”.

- Tv : “Điều Chúa phán là lời chúc bình an cho dân Người : ơn cứu độ của Người gần tới…Hoà bình công lý đã giao duyên…Tín nghĩa mọc lên từ đất thấp, công lý nhìn xuống từ trời cao”.

Is 54,1-10 và Tv 29

- Is : “Ngươi sẽ tràn ra hai bên tả hữu, dòng dõi ngươi sẽ thừa kế các dân tộc…Đấng cùng ngươi sánh duyên cầm sắt chính là Đấng đã tác thành ngươi…Trong một thời gian ngắn, Ta đã ruồng bỏ ngươi. Nhưng vì lòng thương xót vô bờ, Ta sẽ đón ngươi về tái hợp”.

- Tv : “Chúa đã cho con bình phục… Chúa đã kéo con lên… Chúa đã thương cứu sống…Lạy Chúa, con đã kêu lên Ngài…Khúc ai ca của con Chúa đã đổi cho thành vũ điệu”.

Is 56,1-8 và Tv 66

- Is : “Những người ngoại kiều, Ta sẽ dẫn lên núi thánh … và cho hoan hỷ nơi nhà cầu nguyện của Ta…, vì nhà của Ta sẽ được gọi là nhà cầu nguyện của muôn dân”.

- Tv : “Xin cho cả hoàn cầu biết đường lối Chúa, và muôn nước biết ơn cứu độ của Người…Ước chi toàn cõi đất kính sợ Người”.

Dc 2,8-14 hay Xp 3,14-18 và Tv 32

- Dc : “Kìa người yêu của tôi đang đến !…nhảy nhót trên đồi, tung tăng trên núi”

- Xp : “Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, đang ngự giữa ngươi. Người là vị Cứu Tinh, là Đấng anh hùng”

- Tv : “Hạnh phúc thay dân nào …Niềm vui của lòng chúng con từ Người mà có” Có nhiều cách tiếp xúc với Kinh Thánh. Có thể đọc Kinh Thánh vì hiếu kỳ muốn tìm những kiến thức mới về lịch sử của Israel và lịch sử của các Kitô hữu tiên khởi. Nhưng với tư cách là những người tin, ta đến với Kinh Thánh để Kinh Thánh cho ta những từ, những hình ảnh, những khuôn mặt, những đề tài giúp nuôi dưỡng đức tin và làm cho lời cầu nguyện phát ra từ đáy tâm hồn ta. Đó chính là mục đích của việc đọc và suy niệm Kinh Thánh. Trong lần sau, ta sẽ tìm hiểu những con đường đơn giản trong số nhiều con đường để đọc và suy niệm Lời Thiên Chúa.

Chủ Nhật, 6 tháng 8, 2023

ĐỌC LỜI CHÚA VÀ PHƯƠNG PHÁP SUY NIỆM LỜI CHÚA

Thời sự Thần học – Số 20, tháng 06/2000, tr. 7113-122. 

_Nguyễn Tất_ 


Đọc Lời Chúa theo nhóm


1. Bắt đầu buổi “Đọc Lời Chúa” bằng một vài nghi thức diễn tả lòng tin vào sự hiện diện của Chúa Kitô nơi Lời Ngài, chẳng hạn như thắp một cây nến; kính cẩn mở sách Lời Chúa, thinh lặng.

2. Cầu xin Chúa ban Chúa Thánh Thần cho tất cả những người sắp nghe Lời Chúa. Việc cầu xin này làm liên tưởng đến lời nguyện của vị linh mục trong thánh lễ trước khi truyền phép, ngài “nài xin Chúa dùng ơn Chúa Thánh Thần, thánh hóa lễ vật để trở nên Mình và Máu Thánh đức Giêsu Kitô”.

Thứ Tư, 2 tháng 8, 2023

THỜI SỰ THẦN HỌC - SỐ 101, THÁNG 08/2023

CHỦ ĐỀ : LINH ĐẠO THÁNH TÔMA

LỜI GIỚI THIỆU


Theo dự định, chủ để của số 101 là “Công đồng và Công nghị trong đời sống Giáo hội” trước thềm Thượng hội đồng giám mục dự kiến sẽ tổ chức vào tháng 10 năm nay. Nhưng kế hoạch Thượng hội đồng đã được thay đổi, bởi vì sẽ kéo dài trong hai năm (2023-2024). Trong khi đó, Dòng Đa Minh đang mừng kỷ niệm 700 năm ĐTC Gioan XXII tuyên thánh cho Tôma Aquinô (ngày 18 tháng 7 năm 1323 tại Avignon). Đó là lý do thay đổi chủ đề số báo này.

Thứ Sáu, 30 tháng 6, 2023

THẦN HỌC THÁNH GIUSE

Thời sự Thần học - Số 91, Tháng 2 Năm 2021, tr. 39-56. 

_Tarcisio Stramare_ 

Tác giả (1928-2020) là một linh mục thuộc Dòng các Hiến sĩ thánh Giuse (Oblati di San Giuseppe), giáo sư Kinh thánh, chuyên gia nghiên cứu thánh Giuse[1]. Trong bài này, tác giả trình bày vài chủ đề suy tư thần học chính liên quan đến thánh Giuse dựa theo tông huấn Redemptoris Custos (viết tắt RC), với lối tiếp cận dựa trên mầu nhiệm Nhập thể: 1/ Chồng của Đức Maria; 2/ Cha của Đức Giêsu; 3/ Sự trinh khiết; 4/ Thông dự vào hệ trật của mầu nhiệm ngôi hiệp.
Nguồn: T. Stramare, San Giuseppe, cap. 6: “La Teologia Giuseppina”. https://www.oblatidisangiuseppe.com/it/06-la-teologia-giuseppina/
Lưu ý. Trong tiếng Việt, khi đề cập đến về mối tương quan của thánh Giuse với đức Maria và Chúa Giêsu, để tỏ lòng tôn kính, người ta thường dùng như từ ngữ Hán Việt như “lang quân, hôn phu, phu quân” và “thân phụ”. Nhưng ở đây, vì muốn phân tích ý nghĩa thần học của các từ ngữ, nên chúng tôi xin dịch sát là “chồng” và “cha”. - Paternità có khi được dịch là “tình cha” và có khi là “phụ hệ”, đặc biệt khi đề cập đến khía cạnh pháp lý.
Viết tắt các văn kiện Tòa Thánh: 
    - QP = Quamquam pluries - Thông điệp của Đức Lêô XIII.
    - RC = Redemptoris Custos - Tông huấn của Đức Gioan Phaolô II.

Thứ Hai, 26 tháng 6, 2023

“MẦU NHIỆM” THÁNH GIUSE : XƯA VÀ NAY

Thời sự Thần học - Số 91, Tháng 2 Năm 2021, tr. 13-38.   

_José Cristo Rey García Paredes, C.M.F._

Tác giả là một linh mục thuộc Dòng Thừa sai Claret, giáo sư Học viện thần học đời sống thánh hiến ở Madrid. Trong bài này, thánh Giuse được giới thiệu (1) dưới “bức chân dung” chính thức và (2) dưới “bức chân dung thần học” qua tám mục từ: tên gọi, người chồng, kẻ bị gạt bỏ, kẻ bị thử thách, người gìn giữ Chúa Cứu thế, người thợ mộc, dấu chỉ tình cha, người bị sỉ vả.
Nguồn : http://www.xtorey.es/?p=3480

Chủ Nhật, 19 tháng 3, 2023

KINH CẦU THÁNH GIUSE: CŨ VÀ MỚI

LTS: Bài này được dự kiến đăng trong Thời sự Thần học số 92, nhưng số lượng trang không cho phép. Nhân ngày Lễ mừng Thánh Giuse, chúng tôi đăng bài này để quý độc giả có thêm tư liệu học hỏi và suy gẫm về vị thánh Cả, mẫu gương vâng phục và mau mắn cộng tác vào công trình cứu độ của Thiên Chúa.

_Phan Tấn Thành_ 


Ngày 1 tháng 5 năm 2021, lễ thánh Giuse Thợ, Đức thánh cha Phanxicô đã truyền ghi thêm 7 lời khẩn nài vào Kinh cầu thánh Giuse. Đây là cơ hội tốt để tìm hiểu bản kinh này, với một lịch sử không lâu đời lắm. Thực vậy, kinh cầu thánh Giuse mới được Tòa Thánh phê chuẩn cách đây 112 năm, vào ngày 18 tháng 3 năm 1909, nghĩa là còn trẻ so với kinh cầu Đức Mẹ Loreto (thế kỷ XVI) hoặc xa hơn nữa, kinh cầu các thánh (từ năm 590, thời đức thánh cha Grêgoriô Cả). Sau khi ôn lại lịch sử, chúng tôi sẽ trình bày sơ lược nội dung thần học của các lời khẩn nài, cũ cũng như mới.

Thứ Năm, 23 tháng 2, 2023

NHỮNG NHÀ HUYỀN BÍ GIỮA THỜI ĐẠI PHÁT TRIỂN KINH VIỆN

Thời sự Thần học - Số 89, tháng 08/2020, tr. 154-199. 

Phêrô Bạch Thành Duy, O.P. 

Thế kỷ XII đánh dấu sự ra đời các đại học bên châu Âu, trong đó thần học cũng có một phân khoa, nơi đào tạo các giáo sư (magister) sau những năm rèn luyện về nhân văn và triết học (artes) và Kinh Thánh (sacra pagina). Thần học trở thành một “khoa học” (scientia) nhờ việc sử dụng các công cụ triết học để tìm hiểu đức tin. Tuy nhiên, bên cạnh những người dùng lý trí để tìm hiểu chân lý đức tin, Chúa Thánh Thần còn ban cho Giáo hội những người phụ nữ “nói về Chúa” bằng chính cảm nghiệm huyền bí của mình, trong số đó có hai vị được Giáo hội nhìn nhận là “thầy dạy” (doctores), mặc dù họ không tham dự các lớp thần học. Bài này giới thiệu sáu “thầy” đã để lại giáo huấn cho Giáo hội:
  1. Clara Assisi (1193-1253),
  2. Mechthild Magdeburg (1207-1282/94),
  3. Julian Norwich (1342-1416?),
  4. Catarina Siena (1347-1380),
  5. Catarina Genova (1447-1510),
  6. Têrêsa Avila (1515-1582).
Có người là nữ tu, nhưng phần nhiều là giáo dân. Tuy được xếp chung vào “thể văn huyền bí”, nhưng nói được là mỗi người diễn tả thực tại thần linh theo một ngôn ngữ khác nhau, tuỳ theo ơn riêng Chúa ban. 
Thông thường, khi nói đến các nhà thần học hay tư tưởng Kitô giáo thời Trung cổ, người ta nghĩ ngay đến những nhân vật như Anselmô, Albertô, Tôma Aquinô, Bonaventura. Quả thật, các ngài nổi tiếng nhờ lối tư duy sâu sắc, hợp lý và cách trình bày khá rõ ràng, rành mạch làm cho độc giả dễ nắm bắt. Tuy nhiên, bên cạnh các nam nhân, chúng ta cũng thấy có nhiều thần học gia là nữ giới đã góp phần không nhỏ trong công cuộc cải tổ làm thăng tiến đời sống Giáo hội. Sự đóng góp của họ đã được chứng minh cách rõ ràng qua thời gian và nơi đời sống của nhiều cá nhân cũng như hội đoàn. Điều đáng tiếc là trong các trường học người ta ít khi dạy về tư tưởng của các ngài, phải chăng tư tưởng của các vị khó hiểu hoặc không hệ thống? Hay có môt sự phân biệt nào khác? Trong bài viết tóm gọn mang tính tổng quát này, chúng tôi không dám luận bàn hay đi vào phân tích tư tưởng của vị nào, mà chỉ cố gắng giới thiệu với quý độc giả một vài nét chấm phá nơi những gương mặt nữ tiêu biểu đã làm cho đời sống Giáo hội trở nên sinh động, đầy hứng khởi, thêm mới mẻ và vui tươi. Các vị đã trở thành “những viên đá sống động” làm nên tòa nhà Giáo hội như thế nào? Vì làm sao tư tưởng của các ngài vẫn luôn mang tính thời sự đối với mọi thời, đặc biệt đối với thời đại công nghệ 4.0 của chúng ta?

Thứ Hai, 20 tháng 2, 2023

NHỮNG PHỤ NỮ ĐƯỢC XẾP CHUNG VỚI CÁC GIÁO PHỤ

Thời sự Thần học - Số 89, tháng 08/2020, tr. 134-153. 

_Maria Burger 👧

Ngày nay, các học giả giới hạn thời kỳ các giáo phụ vào tám thế kỷ đầu của lịch sử Giáo hội, kết thúc bên Tây phương với thánh Grêgôriô Cả (+604) hoặc thánh Isiđôrô Sevilla (+636), và bên Đông phương với thánh Gioan Đamascô (+749). Tuy nhiên, vào hồi thế kỷ XIX, khi thu thập các tác phẩm thần học cổ điển của Kitô giáo vào bộ Patrologia Latina, linh mục Jacques Paul Migne (1800-1875) có một quan niệm rộng rãi hơn về thời các giáo phụ, kéo dài từ ông Tertullianô cho đến Giáo hoàng Innocentê III (nghĩa là hơn kém bắt đầu từ thế kỷ II cho đến năm 1216), trong đó bao hàm hai phụ nữ thuộc thế kỷ XII, đương thời với thánh Bênađô, đó là: Ildegarda di Bingen (1098-1179), Elizabeth Schönau (1129-1164/5); cả hai đều thuộc dòng Biển Đức. Chúng ta sẽ tìm hiểu hai tác giả này, cùng với thánh nữ Gertrude Cả (1256-1301). Việc nghiên cứu cuộc đời của các vị sẽ giúp đánh tan vài thiên kiến, cho rằng phụ nữ thời xưa dốt nát, thất học. Ba tác giả này, ngoài những cảm nghiệm tâm linh thiên phú, còn thông thạo thiên văn, y khoa nữa.
Nguồn: Maria Burger, Teologia, visione e profezia. Ildegarda di Bingen e altre donne teologhe, “Il mondo delle scuole monastiche: XII Secolo”, vol.III della Collana «Figure del pensiero Medievale» diretta da I. Biffi e C. Marabelli, edito da Città Nuova e Jaca Book, 2010. Bài này chỉ tóm lại ba trong số sáu vị được trình bày.
http://www.laityfamilylife.va/content/dam/laityfamilylife/Documenti/donna/teologia/italiano/teologia-visione-profezia-1.pdf

I. Hildegard Bingen (1098-1179)


Hildegard được xếp đầu danh sách không chỉ vì lý do niên tuế, nhưng còn vì nhiều lý do khác: bà là một người đã viết nhiều sách thuộc các lãnh vực khác nhau và bà cũng tham gia vào sinh hoạt của Giáo hội đương thời.

Thứ Năm, 16 tháng 2, 2023

CÁC SƯ MẪU TRONG SA MẠC

Thời sự Thần học - Số 89, tháng 08/2020, tr. 113-133 

_Tsth biên dịch_ 

Từ thế kỷ IV, đời sống đan tu bắt đầu phát triển trong Giáo hội. Vào lúc đầu, cơ cấu đời đan tu còn đơn giản. Các đan sĩ được hướng dẫn bởi các “sư phụ” (abba), những người từng trải về đường nên thánh. Điều đáng ghi nhận là bên cạnh các “sư phụ”, còn có sự hiện diện của các “sư mẫu” (amma). Tác giả giới thiệu những khuôn mặt nổi bật, được phân thành ba nhóm theo địa lý: 1/ Các nữ đan sĩ đầu tiên. 2/ Các sư mẫu bên sa mạc Ai Cập. 3/ Các phụ nữ Rôma trụ trì bên thánh địa[1].
Lưu ý về từ ngữ. Trong bài này chúng ta gặp thấy những người trùng tên (đôi khi cũng có họ hàng với nhau), chẳng hạn như Macrina, Melania, Paula. Để phân biệt, các sử gia đặt tên là “Già / Trẻ” (Maior / Junior; The Elder / The Younger), nhưng chúng tôi dịch là “Tiền / Hậu), tương tự như hai thánh Giacôbê tông đồ.
I. Các nữ đan sĩ đầu tiên : Macrina Hậu, chị của các thánh tiến sĩ Cappađôxia
II. Các sư mẫu ở sa mạc Ai Cập
  A. Các amma nổi tiếng: Amma Synclética; Ammas Mara, Cirina và Domnina; Amma Sara; Amma Theodora; Amma Maria; Amma Isidora
  B. Các amma hối nhân: Amma Thaís; Amma Maria Ai Cập
III. Các bà mẹ gốc Rôma ở Palestina
  A. Rôma và Giêrusalem: Marcella và Melania Tiền
  B. Belem: Paula Tiền và Eustoquia; Paula Hậu; Melania Hậu

Chủ Nhật, 12 tháng 2, 2023

PHỤ NỮ TRONG VĂN HỌC KITÔ GIÁO BỐN THẾ KỶ ĐẦU

Thời sự Thần học - Số 89, tháng 08/2020, tr. 72-112. 

Gioan Nguyễn Long Quân, O.P. 👦

I. Thế kỷ I-II: nối gót các thánh Tông đồ: thánh Têcla
II. Thế kỷ II-IV: các chứng nhân tuẫn giáo
  A. Thánh Perpetua và thánh Felicita
  B. Thánh Blandina
  C. Thánh Agnes
III. Thế kỷ IV: những bà mẹ Giáo hội
  A. Bà mẹ của đất thánh: thánh Helena
  B. Tin Mừng và văn hóa: thi sĩ Proba
  C. Bà mẹ một giáo phụ: thánh Monica
  D. Góa phụ: thánh Olympias (Constantinopolis)
và bà Proba (Rôma)
  E. Ký sự hành hương: bà Egeria
Thánh Perpetua và Thánh Felicita
_____________

Thông thường, khi nói đến Kitô giáo thời sơ khai, người ta thường nghĩ đến các tông đồ, tông phụ, giáo phụ hay học giả nổi tiếng, phần lớn là nam giới. Tuy nhiên, chắc chắn rằng phụ nữ cũng có những vai trò quan trọng trong các giáo đoàn, và những gì họ đã dấn thân cho đức tin, cho Tin Mừng, cho Kitô giáo sẽ chẳng thua kém bất kỳ một bậc nam nhi nào cùng thời. Bài viết này giới thiệu một vài gương mặt nữ giới tiêu biểu vào thời Giáo hội sơ khai. Họ là những chứng nhân Tin Mừng, không ngại hy sinh cả mạng sống để bảo vệ đức tin và chân lý Kitô giáo; là những nhà tư tưởng vĩ đại, đến cả các giáo phụ danh tiếng cũng phải công nhận; và cũng là những người đi tiên phong cho công cuộc giải phóng khỏi vòng vây kìm hãm phụ nữ trong bối cảnh xã hội đương thời. Bài này không có tham vọng trình bày sự đóng góp của các phụ nữ vào đời sống Giáo hội sơ khai nhưng chỉ điểm qua vài khuôn mặt nổi bật được ghi lại trong các tác phẩm văn học thuộc bốn thế kỷ đầu: đôi khi họ không chỉ được nhắc đến tên tuổi trong các tác phẩm ấy mà chính họ là tác giả văn phẩm nữa[1]. Các nhân vật này được xếp theo thứ tự thời gian.