Hiển thị các bài đăng có nhãn Tôma-Luân lý. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tôma-Luân lý. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 6 tháng 12, 2021

TRIẾT HỌC CHÍNH TRỊ THEO THÁNH TÔMA AQUINÔ

Thời sự Thần học – Số 87, tháng 2/2020, tr. 119-159.

_Peter Koritansky_

Trong bài này, tác giả bàn về vài nguyên tắc giải thích lý do hiện hữu và chức năng của xã hội chính trị dựa theo luật tự nhiên, nghĩa là bản tính của con người: cuộc sống xã hội là điều cần thiết cho con người; xã hội cần có luật pháp và quyền bính. Tuy nhiên luật tự nhiên không ấn định tất cả mọi chi tiết của cuộc sống, cũng như hình thức cai quản. Đây là điều cần được bổ túc bởi nhân luật, với những hạn chế của nó. Đặc biệt tác giả nêu bật những điểm đồng nhất và khác biệt giữa thánh Tôma và Aristote. Sự khác biệt căn bản trong đạo lý của thánh Tôma đó là vũ trụ này nằm dưới sự điều khiển của Thiên Chúa, và cuộc sống con người còn có một cứu cánh siêu nhiên nữa.

Thứ Ba, 19 tháng 2, 2013

NHỮNG NGUYÊN TẮC NỀN TẢNG CỦA MỘT NỀN NHÂN HỌC CHÍNH TRỊ TRONG TƯ TƯỞNG TÔN SƯ TÔ-MA

Thời sự Thần học – Số 56 – Tháng 5/2012, tr. 150-179

Giuse Nguyễn Hữu Nghị, O.P.


Dẫn nhập 


Khi nghiên cứu vấn đề chính trị trong tư tưởng tôn sư Tô-ma[1], chúng tôi nhận thấy Tôn sư đã không biên soạn một khảo luận chuyên biệt nào bàn về lãnh vực này. Qủa thực, các vấn đề liên quan đến chính trị được Tôn-sư bàn luận nằm rải rác trong nhiều tác phẩm của Ngài, và thường là không được trình bày cách hệ thống. Tôn-sư có hai công trình liên quan nhiều hơn cả đến lãnh vực chính trị, và cả hai công trình này đều ở tình trạng chưa được hoàn thành : khảo luận De regno[2] (De regno ad regem Cypri, hay De regimine principum) viết cho Quốc Vương Síp khoảng năm 1267, và cuốn Chú Giải về Chính Trị (S. THOMAS, Sent. libri Politicorum ) của Aristote[3] viết vào khoảng năm 1269 và 1272. Tuy nhiên chúng ta cũng có thể kể thêm cuốn Chú giải của Ngài về Éthique à Nicomaque[4] của Aristote ( S. THOMAS, Sent. libri Ethicorum ) cũng như IIa Pars trong Tổng Luận Thần Học (Sum.theol., I-II, q. 90-97 ; II-II, q. 57-80 và 101-122). 

Thứ Bảy, 5 tháng 1, 2013

QUAN NIỆM VỀ THẦN HỌC LUÂN LÝ THEO THÁNH TÔ-MA

Thời sự Thần học – Số 3 – Tháng 2.1995, tr. 98-103

Kim Thao

Trong Thời Sự Thần Học số 2, chúng tôi đã trình bày một vấn đề nóng bỏng của thần học luân lý sau Công Đồng Va-ti-ca-nô II: Ki-tô giáo có một nền luân lý riêng hay không? Chúng tôi đã nói qua rằng một trong những lý do đã gợi lên vấn đề là sự canh tân thần học luân lý mà Công Đồng đòi hỏi. Thần học luân lý không những phải tìm cách trình bày các vấn đề một cách có thứ tự mạch lạc, nhưng cần phải dựa vào Mạc Khải nhiều hơn. Chính vì yêu sách đó mà người ta mới đặt lên câu hỏi là Mạc Khải Ki-tô có đề ra một nền luân lý mới mẻ hay chỉ lặp lại những giá trị của luật tự nhiên? 

Cũng trong Thời Sự Thần Học số 2, chúng tôi đã trình bày những đặc trưng (tức là những điều mới mẻ) của luân lý Ki-tô giáo dựa theo giáo huấn của Va-ti-ca-nô II.