Hiển thị các bài đăng có nhãn Nhân đức. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Nhân đức. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 21 tháng 4, 2020

ĐỨC MARIA: DẤU CHỈ CỦA HY VỌNG

Thời sự Thần học - số 69 tháng 8/2015, tr. 142-172

_Krzysztof Charamsa_

“Nếu như thân mẫu của Đức Giêsu được vinh hiển hồn xác trên trời là hình ảnh và khởi đầu của Hội thánh phải được hoàn thành ở đời sau, thì ngay trên trần gian này, Người cũng toả sáng như dấu chỉ của hy vọng vững vàng và của niềm an ủi cho Dân Chúa đang lữ hành cho tới ngày Chúa đến (x. 2Pr 3,10)” (LG 68).
Khởi đi từ đoạn văn số 68 của hiến chế Lumen gentium (số áp cuối) trích dẫn trên đây, tác giả theo dõi sự tiến triển của đề tài này nơi các văn kiện của Huấn quyền sau Công đồng cũng như trong phụng vụ. Tác giả là một linh mục Ba Lan, Phó tổng thư ký của Uỷ ban Thần học Quốc tế.
Bài viết được chia làm 2 phần chính:
I. Vài nhận xét về bản văn của công đồng
II. Việc tiếp nhận bản văn công đồng
  1. Những lối diễn tả thần học về Đức Maria dấu chỉ hy vọng: “Mẹ của niềm hy vọng”; “Người phụ nữ của hy vọng”; “Gương mẫu hy vọng”; “Ngôi sao hy vọng”; “Bảo chứng hy vọng”.
  2. Đức Maria và hy vọng trong Huấn quyền hậu công đồng: Đức Phaolô VI “Mẹ của hy vọng và căn nguyên của nỗi vui mừng thánh thiện”; Đức Gioan Phaolô II “Mẹ của hy vọng”; Đức Bênêđictô XVI “Ngôi sao hy vọng”.
  3. Đức Trinh nữ Maria Mông Triệu thăng thiên và hy vọng theo phụng vụ Rôma: Thánh lễ Đức Mẹ hồn xác lên trời; bài lễ kính Mẹ hy vọng; kinh tiền tụng IV kính Đức Mẹ.
  4. Tầm mức đại kết của số 68 và 69.
Kết luận: Sự tiến triển thần học của một đề tài.
Nguồn: Maria, segno di sicura speranza e di consolazione. La ricezione della Lumen gentium, n. 68, in: Alpha Omega, XV, n. 2, 2012 - pp. 163-187.

Thứ Bảy, 18 tháng 4, 2020

ĐỨC HY VỌNG: SỨ MẠNG CỦA NGƯỜI CÔNG GIÁO CHO THẾ GIỚI HÔM NAY

Thời sự Thần học - số 69 tháng 8/2015, tr. 90-108

_Trần Như Ý Lan, CND_ 

  1. Nền tảng Kinh Thánh của đức Hy vọng.
  2. Hy vọng: nhân đức đối thần trong đời sống luân lý.
  3. Hy vọng trong y khoa và cuộc sống.
  4. Hy vọng của người tu sĩ.
Trước khi viết bài này vài ngày, tôi gặp cô bé bệnh nhân 15 tuổi, khuôn mặt em sáng như thiên thần, đã khóc òa sướt mướt khi biết mình bị ung thư máu. Làm nghề y, cứu sống con người giữa cơn thập tử nhất sinh cũng nhiều, nhưng tôi cũng đã nhiều lần bất lực nhìn bệnh nhân đau đớn sợ hãi đối diện với cái chết lù lù đi tới cách chắc chắn…Những ngày tháng này, khủng bố của nhà nước tự xưng Hồi giáo IS lan tràn, nhiều cư dân vùng Trung Đông bị tàn sát man rợ, phải bỏ quê nhà đi lang thang tìm nơi trú ẩn, con người hoảng sợ trước thế lực ác thần tưởng chừng như không thể bị khống chế. Cuộc sống hôm nay đong đầy những bấp bênh và thử thách, những đe dọa và khó khăn. Có biết bao nhiêu gia đình, cuộc đời đã tan vỡ bất hạnh, vì không tìm thấy một điểm tựa, một niềm tin nào cho tương lai cuộc sống, nhiều người trẻ không có việc làm, mất phương hướng sống, khủng hoảng môi sinh của hành tinh và khủng hoảng môi trường nhân bản đe dọa tương lai nhân loại…

Thứ Năm, 16 tháng 4, 2020

NHỮNG GÓC NHÌN VỀ “NIỀM HY VỌNG KITÔ GIÁO” qua “thần học hy vọng” của Moltmann và thông điệp Spe salvi của Đức Thánh Cha Biển Đức XVI

Thời sự Thần học - số 69 tháng 8/2015, tr. 63-89

_Phê Ny Ngân Giang, O.P._

I. Thần học hy vọng của Jürgen Moltmann
  1. Bối cảnh. a) Đâu là logos của cánh chung học Kitô giáo. b) Cánh chung học của lời hứa và cánh chung học siêu nghiệm
  2. Những ý tưởng chủ đạo. a) Cánh chung học với mạc khải, lời hứa và lịch sử. b) Sự phục sinh và tương lai của Đức Kitô
II. Những ý tưởng chủ đạo trong Spe salvi
  1. Hy vọng – Một nhân đức hướng Chúa làm biến đổi con người.
  2. Niềm hy vọng được xây dựng trên đức tin cho ta được tiền dự vào sự sống vĩnh cửu.
  3. Điều chưa thể biết về đời sống vĩnh cửu.
  4. Những tiến bộ của nhân loại và niềm hy vọng Kitô giáo.
  5. Hy vọng Kitô giáo đỡ nâng cuộc sống.
  6. Để sống một niềm hy vọng như thế.
  7. Hy vọng trong sự công chính của Thiên Chúa.
III. Một vài điểm tương đồng và khác biệt giữa hai luồng tư tưởng
  1. Những điểm tương đồng. a) Điểm nhấn trong chủ đề cánh chung học. b) Nền tảng Kitô học trong viễn cảnh cánh chung. c) Đời sống Kitô hữu và cuộc chiến đấu trong niềm hy vọng cánh chung.
  2. Những khác biệt. a) Việc sử dụng thuật ngữ Hy lạp. b) Hy vọng như là một nhân đức và hy vọng cánh chung.
Kết luận
ĐTC nói với người trẻ nhân dịp Đại hội Giới trẻ Thế giới 2011, Madrid

Thứ Ba, 14 tháng 4, 2020

KHUÔN MẶT HY VỌNG: Thông điệp Spe salvi của Đức Bênêđictô XVI trong bối cảnh thần học hiện đại

Thời sự Thần học - số 69 tháng 8/2015, tr. 36-62

_Domingo García Guillén_ 

1. Những hy vọng giả dối.
    1.1. Thời xưa: không có một Thiên Chúa để cầu khẩn.
    1.2. Thời nay: hy vọng vào sự tiến bộ.
2. Đức Giêsu Kitô: Hy vọng nhập thể.
    2.1. Dung mạo hy vọng.
    2.2. Hy vọng của chúng ta: một Thiên Chúa có dung nhan, một Thiên Chúa cá vị.
       2.2.1. Một niềm hy vọng mang lại tự do.
       2.2.2. Một niềm hy vọng đáng tin cậy.
       2.2.3. Một niềm hy vọng xây dựng trên yêu thương.
3. Đức Giêsu Kitô, kẻ hoà giải những nghịch lý.
    3.1. Hy vọng trần thế và hy vọng cánh chung.
    3.2. Hy vọng cá nhân và hy vọng cộng đồng.
    3.3. Công lý và ân sủng.
4. Những nơi hy vọng.
    4.1. Cầu nguyện.
    4.2. Hành động và đau khổ.
    4.3. Sự phán xét.
5. Những tấm gương hy vọng.
Kết luận: đối diện với Hy vọng.
 Viết tắt: SS = Spe salvi 

Chủ Nhật, 12 tháng 4, 2020

HY VỌNG: THÁNH KINH VÀ TRUYỀN THỐNG THẦN HỌC

Thời sự Thần học - số 69 tháng 8/2015, tr. 11-35

_Phan Tấn Thành_

I. Kinh Thánh
  A. Cựu Ước
  B. Tân Ước
II. Lịch sử thần học: những lối tiếp cận
  A. Thánh Tôma Aquinô
  B. Công đồng Vaticanô II
III. Suy tư thần học
  A. Bản chất đức hy vọng
  B. Vài đặc tính
  C. Những tội trái nghịch đức hy vọng
Kết luận
Trong truyền thống thần học Kitô giáo, “đức hy vọng” thường được nhìn như một trong ba nhân đức hướng Chúa (xưa này quen dịch là “đức cậy” hoặc “trông cậy”). Trong nguyên bản Latinh, tên của nó là spes, nhưng trong ngôn ngữ thông thường, danh từ ấy được dịch là “hy vọng” (chẳng hạn như tựa đề của Hiến chế mục vụ của công đồng Vaticanô II, Gaudium et spes: vui mừng và hy vọng). “Hy vọng” nghe quen thuộc và hấp dẫn hơn là “trông cậy”. Dù sao, hy vọng không hẳn là một nhân đức, bởi vì nó là một tâm tình khá tự nhiên của con người khi hướng đến tương lai. Trong sách Tổng luận thần học, thánh Tôma Aquinô bàn đến “hy vọng” như là một “tâm trạng” (passio) ở I-II, q. 40 và như một nhân đức (virtus theologalis) ở II-II, q.17-22. Sự phân biệt này phần nào cũng được phản ánh nơi một vài ngôn ngữ châu Âu, chẳng hạn như trong tiếng Pháp, có sự khác biệt giữa espoir và espérance: danh từ thứ nhất ám chỉ hy vọng trong cuộc sống nhân sinh, danh từ thứ hai dành cho nhân đức hướng Chúa. Điều này cũng giúp chúng ta ý thức hơn về những khía cạnh khác nhau chung quanh từ “hy vọng”. Thật vậy, trong tiếng Việt, chúng ta gặp khá nhiều từ ngữ tương đương với hy vọng, chẳng hạn như: ước vọng, ước nguyện, nguyện vọng, trông mong, mong đợi, trông chờ, mong mỏi, chờ đợi, v.v..