Hiển thị các bài đăng có nhãn Số Cũ (1994...). Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Số Cũ (1994...). Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 15 tháng 12, 2016

THỜI SỰ THẦN HỌC – SỐ 5, THÁNG 12/2008

CHỦ ĐỀ : HỒNG ÂN NHẬP THỂ

THAY LỜI TỰA


Tạ Ơn và Giáng Sinh
Nhân và Quả

Ở Bắc Mỹ, cứ đến mỗi cuối năm, người ta vui mừng cử hành hai ngày lễ hội Tạ Ơn và Giáng Sinh. Hai ngày lễ này có thể liên quan với nhau như nguyên nhân và hiệu quả. Liên hệ nhân-quả này có thể được nhìn khởi từ lễ Tạ Ơn cho đến lễ Giáng Sinh hoặc từ lễ Giáng Sinh đến lễ Tạ Ơn.

Thứ Sáu, 2 tháng 12, 2016

THỜI SỰ THẦN HỌC - SỐ 22, THÁNG 12/2000

CHỦ ĐỀ : MỪNG 2000 NĂM CHÚA GIÁNG SINH

LỜI NGỎ


Thời Sự Thần Học số này đến tay bạn đọc vào một thời điểm rất đặc biệt: mừng 2000 năm Thiên Chúa Giáng Sinh làm Người.

Emmamuel – “Thiên Chúa ở cùng chúng ta” là một từ ngữ quen thuộc và thân thương trong Lịch Sử Cứu Độ. Có gì hạnh phúc hơn không khi Thiên Chúa ở cùng chúng ta? Có gì gần gũi hơn không khi Thiên Chúa trở thành người nhà của nhân loại? Có gì lạ lùng hơn không khi một vị Thiên Chúa cao cả “đã xé trời ngự xuống” để chia sẻ thân phận con người với chúng ta? Hình ảnh Vị Thiên Chúa đó trở nên thân quen, gần gũi hơn trong Mùa Giáng sinh này. Thật vậy, Thiên Chúa làm Người để con người trở nên con Thiên Chúa và trở nên anh em, chị em với nhau, vì “Người làm cho mọi kẻ xa lạ trở thành bạn hữu thân quen”. Như thế, Giáng Sinh là mùa Lễ hội của Giao hòa, Ân phúc, Bình an, Gặp Gỡ và cảm thông.

Thứ Năm, 24 tháng 11, 2016

THỜI SỰ THẦN HỌC – SỐ 37, THÁNG 09/2004

CHỦ ĐỀ: DANH XƯNG CỦA THIÊN CHÚA

LỜI NGỎ

“Thiên Chúa là Cha, là Mẹ, là Thầy, là Bạn... hay là...” (bản liệt kê là vô tận). Nhưng, theo nhà thần học Henry Lubac, sau khi đã viết lên bảng những danh xưng như thế, phải xóa ngay đi... vì chúng ta chẳng biết thực sự Thiên Chúa là ai. Thật vậy, tìm kiếm và gọi đích danh Thiên Chúa hay Thượng Đế vẫn luôn là một khao khát của suy tư nhân loại từ xưa tới nay. Đây thật là một công việc táo bạo, liều lĩnh : táo bạo vì dám đem lên bàn “mổ xẻ” chính Đấng thần thiêng, liều lĩnh vì có nguy cơ giản lược Thượng Đế thành những hạn từ chật hẹp. Tuy nhiên, nỗi khao khát mãnh liệt dày vò đến độ có thể khoả lấp được những giới hạn vốn có nơi con người.

Thứ Ba, 10 tháng 3, 2015

THỜI SỰ THẦN HỌC - SỐ 23, THÁNG 03/2001

CHỦ ĐỀ: ĐỐI THOẠI VÀ CHÂN LÝ

LỜI NGỎ


Đời sống con người vốn là một cuộc đối thoại miên trường: cá nhân này đàm đạo, chuyện trò với cá nhân khác để chia sẻ kinh nghiệm sống, đức tin và để làm phong phú cho nhau. Thiên Chúa nói và con người lắng nghe đồng thời đáp trả, đó cũng là một dạng thức đối thoại.
Đại diện của nhiều tôn giáo, Đức Datlai Latma ngồi giữa,
chụp tại một ngôi chùa ở Ấn Độ

Trong một thế giới phân hóa và có nhiều khuynh hướng, quan điểm, lập trường khác nhau về mọi lãnh vực (tôn giáo, văn hóa, kinh tế, chính trị...), việc đối thoại là một phương tiện khẩn thiết để con người có thể gặp gỡ nhau. Có thể nói được rằng nhân loại càng tiến bộ thì càng cần trao đổi, chia sẻ và hiệp thông hơn. Thế kỷ XXI có thể được xem là thế kỷ của đối thoại và để hiệp thông.

Hội nghị Đối thoại Liên tôn lần I (Interfaith Dialogue Conference) được tổ chức từ 7 – 12/02/2001 tại Đại học Assumption, Bangkok, Thailand như một lời mời gọi lên đường để đàm đạo và tìm kiếm chân lý. Hội nghị đã tuyên ngôn: “Chúng tôi ý thức rằng đối thoại với anh chị em thuộc các tôn giáo khác là một thách thức chính (...) ở đầu thiên niên kỷ mới (...). Chúng ta chịu thách thức với việc đối thoại, với một cách nghe mới, một lối nhìn mới, tiếp xúc mới và hiểu biết mới. Đối thoại mở ra một cánh cửa tới một thế giới không mấy quen thuộc (...) nhưng hành trình này sẽ dẫn chúng ta trở về quê nhà của mình (...). Tất cả chúng ta đều là khất sĩ trước sự thật (...).

Thời sự Thần học số này với chủ đề Đối thoại và Chân Lý (tựa đề của một trong những tham luận tại Hội nghị này) xin trích dịch hai trong nhiều tham luận: “Đối thoại và Chân Lý” (Bài 1) và “Lời Chúa, các tôn giáo và Văn hóa thế giới” (Bài 2). “Đối thoại và Rao giảng Tin Mừng” (Bài 3) là một suy nghĩ về truyền giáo nhờ đối thoại. Phần Hội nhập văn hóa với “Hội nhập văn hóa và ơn cứu độ” một thách đố trong bối cảnh đối thoại liên tôn và “Nén hương kính Thầy” là một nỗ lực để hội nhập văn hóa cách cụ thể. Phần chuyên mục Tôn giáo xin tiếp tục phần II của nghiên cứu xã hội học về người Islam tại Tp. Hồ Chí Minh. Mục vụ Kinh Thánh mời gọi chúng ta đọc Kinh Thánh qua các giai đoạn khác nhau.

Giáo hội vừa kết thúc năm thánh, “Giáo hội cử hành năm thánh” là một tổng quan về năm thánh 2000. “Văn kiện Tòa Thánh về việc nam nữ sống chung mà không kết hôn” nhằm giải đáp cho một vấn đề lớn, thực tế của xã hội hiện đại hôm nay. “Một vài nhận định về đời sống Kitô giáo tại Việt Nam” như một tiếng chuông báo động về đời sống đức tin ngày càng trở nên “có vấn đề” nơi các tín hữu Việt Nam.

Ra mắt bạn đọc vào dịp mùa Chay thánh và Phục Sinh năm 2001, Thời sự Thần học kính chúc bạn đọc được dồi dào hồng ân hoán cải và niềm vui cũng như hạnh phúc của Đấng Phục Sinh.

TSTH.

TRONG SỐ NÀY


Lời ngỏ

Hội nhập văn hóa

Chuyên mục tôn giáo
  • Lịch sử hình thành và phát triển cộng đồng Islam tại Thành phố Sài Gòn

Mục vụ Kinh Thánh
  • Giai đoạn đọc Kinh Thánh

Sinh hoạt Giáo hội
  • Giáo hội cử hành Đại năm thánh 2000
  • Văn kiện Tòa Thánh về việc nam nữ sống chung mà không kết hôn
  • Vài nhận định về đời sống Kitô giáo tại Việt Nam

Thứ Tư, 29 tháng 10, 2014

THỜI SỰ THẦN HỌC – SỐ 1, THÁNG 03/2010

LTS : Cuộc sống con người luôn bị đe doạ bởi sự dữ. Cái chết đối với mỗi người là sự dữ đáng sợ nhất, nó phủ nhận mọi nỗ lực tìm kiếm ý nghĩa đời người trong của cải, tiền tài, danh vọng, v.v.. "Đồ ngốc ! Nội đêm nay, người ta sẽ đòi lại mạng ngươi, thì những gì ngươi sắm sẵn đó sẽ về tay ai?" (Lc 12,20). Vậy, còn có hy vọng nào cho con người hay không? "Ai sẽ giải thoát tôi khỏi thân xác phải chết này? (Rm 7,24). Bước vào Tháng 11 - Cầu nguyện cho các linh hồn, Thời sự Thần học mời các độc giả cùng suy tư về sự dữ và tìm kiếm câu trả lời cho niềm hy vọng của chúng ta.

Thứ Tư, 1 tháng 10, 2014

THỜI SỰ THẦN HỌC – SỐ 28, THÁNG 06/2002

CHỦ ĐỀ: KÍNH MỪNG MARIA

LỜI NGỎ


Đức Trinh nữ Maria đáng lẽ phải là mối giây liên kết mọi anh em Kitô hữu, lại “đã trở thành một chủ đề gây mâu thuẫn. thậm chí của tạo nên những chia rẽ giữa những người đã chịu phép rửa.” Lời của Mục Sư Roger Schutz khiến chúng tôi quan tâm đến vẩn đề Đức Maria và Ðại kết. Xét theo lý thuyết, anh em Tin hình vốn “có vẩn để” với Đức Maria; nhưng trong thực hành, không ít Kitô hữu Tin lành có lòng sùng kính đặc biệt đối với Đức Maria nhiều. Tất nhiên, chẳng dễ dàng gì để có được con số cụ thể là bao nhiêu người sùng kính. Như thế, có một điểm chung là: Ðức Nữ Trinh Maria thực là một Người Mẹ, bởi vì Người đã cưu mang và hạ sinh Đấng Cứu Thế cho nhân loại, cho Giáo hội và cho cả “trong lòng chúng ta”.

Thứ Tư, 10 tháng 9, 2014

THỜI SỰ THẦN HỌC – SỐ 27, THÁNG 3/2002

CHỦ ĐỀ: THẦN HỌC VỀ ẢNH THÁNH ICON

LỜI NGỎ

Thánh Gioan Damasceno viết: “Chúng ta tôn kính các sách (Kinh thánh) mà qua đó chúng ta nghe những lời lẽ thánh và được thánh hóa. Cũng vậy, qua hình ảnh, chúng ta chiêm ngắm dung mạo của Đức Kitô, các phép lạ người làm và cuộc thương khó của Người. Việc chiêm ngắm này thánh hóa cái nhìn của chúng ta, và như thế, cả tâm hồn chúng ta nữa… Chúng ta tôn kính những hình ảnh, bằng cách nâng mình lên tối đa, vượt quá vẻ bề ngoài thể lý của chúng để đạt đến việc chiêm ngắm vinh quang Thiên Chúa” (Oratio III, Ch. 12, PG 94: 1333, 1336).

Thứ Năm, 31 tháng 7, 2014

THỜI SỰ THẦN HỌC – SỐ 05, THÁNG 8/1996

CHỦ ĐỀ: CẦU NGUYỆN 

LỜI NGỎ

Con người- “nhân linh ư vạn vật” hẳn là “đầu đội trời chân đạp đất”! Nói khác con người hướng về hướng lên – con người cầu nguyện – “Cầu nguyện là bước cuối cùng đem lại sự yên tĩnh, cho ta một tâm hồn trẻ nhỏ, làm ta trở nên khách quan” (triết gia Peter Wust).

Qua dòng lịch sử có ngiều phương pháp cầu nguyện. Thời các Giáo phụ nhấn mạnh đến việc cầu nguyện phụng vụ. Và để thích ứng với các nền văn hóa, nhiều nghi điển khác nhau được chấp nhận – như qui điểm Roma, Milanô, v.v…

Thứ Ba, 1 tháng 7, 2014

THỜI SỰ THẦN HỌC – SỐ 04, THÁNG 04/1996

CHỦ ĐỀ : LINH ĐẠO

LỜI NGỎ

 
Sống theo Thần Khí
“Linh đạo là một khoa học: trước hết là khoa học về các phản ứng của ý thức tôn giáo khi đứng trước đối tượng đức tin…: thứ đến là khoa học về các hành vi nhân linh qui hướng đặc biệt về Thiên Chúa..” (Francois Vandenbroucke)… Linh đạo là một đường lối nên thánh, là một cách sống nhằm đạt đến sự trọn lành… Linh đạo là sống theo sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần… Linh đạo là cách sống đạo đức…Có nhiều quan niệm khác nhau về hai chữ “Linh Đạo”…

Có thể nói có nhiều thứ linh đạo – như vẫn được quen dùng – là linh đạo dòng Phanxico, Dòng Biển Đức, Dòng Tên, Dòng Đa Minh… Đó là những đường lối nên thánh của các vị sáng lập dòng tu trong Giáo hội qua dòng lịch sử.

Hơn nữa, cũng cần nói đến linh đạo cho từng bậc sống như giáo sĩ, giáo dân … trong Giáo hội.

Thứ Bảy, 15 tháng 3, 2014

THỚI SỰ THẦN HỌC - SỐ 31, THÁNG 3/2003

CHỦ ĐỀ: ĐAU KHỔ MỘT THÁCH ĐỐ !

LỜI NGỎ


Đau khổ, một vấn đề nhân sinh, một vấn nạn, một thách đố… của triết học, của văn chương, của tâm lý học, của mọi suy tư khôn ngoan, nhưng trên hết, có thể nói là của mọi tôn giáo (Tôn giáo nào cũng đề cập đến vấn đề đau khổ). Từ xưa tới nay, con người đã tốn biết bao giấy mực để bàn về vấn đề nhức nhối của kiếp người này. Mọi cố gắng, tìm tòi nghiên cứu mong tìm được câu trả lời về nguồn gốc, ý nghĩa của đau khổ, nhưng quan trọng hơn vẫn là cố tìm một liều thuốc khả dĩ chữa trị cho “căn bệnh trầm kha” này.

Thứ Hai, 10 tháng 2, 2014

THỜI SỰ THẦN HỌC – SỐ 1, THÁNG 3/2009

CHỦ ĐỀ : GIÁO DỤC KITÔ GIÁO TRONG GIA ĐÌNH

LỜI NGỎ

“ …Vì thiện ích của các thế hệ trẻ, sự tăng trưởng và tương lai của con cái mà Chúa đã ban … vì một sự lo âu… mà gọi là “nhu cầu cấp thiết lớn lao về giáo dục”. Thật vậy, Giáo dục không bao giờ là điều dễ dàng và ngày nay dường như nó càng trở nên khó khăn hơn… Có quá nhiều bấp bênh và nghi ngờ lan tràn trong xã hội và nền văn hóa chúng ta, có quá nhiều hình ảnh bị méo mó do các phương tiện truyền thông phổ biến…. Giáo dục về sự thiện là điều có thể thực hiện được… ngày nay các cha mẹ đang … lo lắng vì tương lai con cái, cũng như các nhà giáo dục đang sống kinh nghiệm khủng hoảng học đường, các linh mục và các giáo lý viên, biết qua kinh nghiệm, về sự khó khăn trong việc giáo dục đức tin… ”

Thứ Bảy, 18 tháng 1, 2014

THỜI SỰ THẦN HỌC – SỐ 32, THÁNG 6/2003

LTS : Bắt đầu từ hôm nay, các Chủng viện và Học viện tạm nghỉ để các chủng sinh và tu sĩ có thể về ăn tết với gia đình. Những ngày Tết đối với gia đình người Việt có ý nghĩa linh thiêng. Đầu năm mới là dịp để con cái bày tỏ lòng hiếu kính đối với các bậc sinh thành, đồng thời sự quy tụ của con cái bên cha mẹ, ông bà cũng nhắc nhớ mỗi người về giá trị của đời sống gia đình. Điều này có ý nghĩa hơn trong năm nay, khi Giáo hội Việt Nam chọn năm 2014 làm Năm sống Phúc Âm trong gia đình. Trong Thư gửi cộng đồng Dân Chúa vào tháng 10/ 2013, các giám mục Việt Nam kêu gọi các gia đình “Xây dựng gia đình mình thành một cộng đoàn cầu nguyện, sống tình yêu hợp nhất thủy chung, phục vụ sự sống và hăng say loan báo Tin Mừng.” Hoà cùng với bầu khí Xuân Giáp Ngọ và Năm Phúc Âm-hoá gia đình, Thời sự Thần học chọn đăng các số có chủ đề về TÌNH YÊU – HÔN NHÂN - GIA ĐÌNH. Mặc dù mọi người nghỉ ngơi ăn Tết, nhưng hy vọng rằng chủ đề này vẫn được nhiều độc giả chú ý. 

Độc giả cũng có thể đọc thêm các bài viết cùng đề tài ở Thời sự Thần học số 9
_________________

CHỦ ĐỀ: TÌNH YÊU – HÔN NHÂN – GIA ĐÌNH

LỜI NGỎ


Tình yêu – Hôn nhân – Gia đình là chủ đề đa dạng, phong phú và muôn thuở của kiếp người. Mỗi thời đại yêu “một kiểu” khác nhau, và tất nhiên kết hôn, lập thành gia đình cũng “chẳng giống nhau” chút nào. Mỗi quan điểm (Tâm lý học, Xã hội học, Tôn giáo học, Nhân chủng học…) lại triển khai những khía cạnh khác nhau của cùng một vấn đề. Có thể nói, tuy người ta đã tốn rất nhiều giấy mực cho đề tài này, nhưng xem ra bao nhiêu cũng không đủ. Chừng nào trên trái đất còn có con người, đề tài này vẫn còn được đề cập đến. Thời sự Thần học đã từng đề cập đến đề tài này (Xc TSTH, số 9 tháng 9 năm 1997); Nay nhân năm Gia đình 2003, Thời sự Thần học xin trở lại một lần nữa.

Trong phần chủ đề, với giới hạn của mình, Thời sự Thần học xin khởi đi từ quan điểm Kinh thánh (Bài 1): “Tình yêu và hôn nhân trong Kinh thánh” đến quan điểm Nhân Chủng Học và Xã Hội Học (Bài 2): “Hôn Nhân và Gia Đình theo quan điểm Nhân Chủng Học và Xã Hội Học”. Hơn nữa, một phác thảo lịch sử phần nào giúp hiểu biết về sự tiến triển của Thần học Hôn Nhân Công giáo. (Bài 3): “Lịch sử Hôn nhân Công Giáo” và (Bài 4): “Tiến triển của Thần học Hôn nhân trong thế kỷ XX”. Sau cùng là một suy tư với tâm tình hy vọng Gia đình Việt Nam trở thành một mảnh đất phì nhiêu cho hạt giống Tin mừng sinh hoa kết trái (Bài 5).

Bài “Truyền giáo và Văn hóa trong thế kỷ XIX” là phần tiếp theo của “Hướng đến một nền Thần học Hội nhập Văn hóa” (Xc từ TSTH số 16, tháng 6/1999). Phần chuyên mục Tôn Giáo gồm các bài “Cộng đoàn Taizé” và “Lễ Vượt Qua”. Phần Du Lịch Thần học cùng Thánh Thomas Aquino tiếp tục với “Sách Giáo lý của Thánh Thomas Aquino, Phần IV”. Sau cùng, TSTH xin giới thiệu một lối trình bày Hành trình Cứu độ qua Lịch sử Kinh thánh dưới dạng thư tín, khởi đầu là Lá thư của mẹ Eva, viết trong “Đem nhân gian”.

Ra mắt Bạn đọc vào dịp Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống (8/6/2003), TSTH kính chúc Qúy độc giả tràn đầy Bảy Ơn Chúa Thánh Thần, để Hiệp nhất trong Tình yêu vì cùng trong “một Chúa, một Niềm tin, một Phép rửa. Chỉ có một Thiên Chúa, Cha của mọi người, Đấng ngự trên mọi người, qua mọi người và trong mọi người” (Ep 4,5-6).

Thân kính
Nhóm Vinh Sơn Phạm Hiếu Liêm

TRONG SỐ NÀY


Chủ đề: Tình yêu – Hôn Nhân – Gia đình

Hội nhập văn hóa

Du lịch Thần học cùng thánh Thomas Aquino

  • Sách giáo lý của thánh Thomas Aquino (tt)

Chuyên mục Tôn Giáo

Hành Trình Cứu Độ Theo Lịch Sử Kinh Thánh

  • Lá thư của Mẹ Eva




Thứ Năm, 2 tháng 1, 2014

THỜI SỰ THẦN HỌC – SỐ 10, THÁNG 12/1997

CHỦ ĐỀ : THẦN HỌC ĐẠI KẾT

LỜI NGỎ

Đức Gioan Phaolô II thăm Giáo hội Chính thống
Ut Unum Sint” – Xin cho tất cả nên một – lời cầu nguyện của Đức Giêsu trong nhà tiệc ly (Ga 17,21) dường nhu vẫn còn đó, chưa được thực hiện trọn vẹn. Đại kết – hiệp nhất các Kitô hữu trên toàn thế giới vẫn còn là một vấn đề cấp bách của những người tin vào Đức Giêsu. Đại kết là hiệp nhất – không đồng nhất – nhưng trong đa dạng, phong phú. Tinh thần Đại kết đòi phải tôn trọng lẫn nhau, tìm hiểu truyền thống và điểm tích cực của những “phe nhóm bên kia”. Những cuộc trao đổi giữa các Giáo hội, những cuộc thăm viếng lẫn nhau, những cuọc gặp gỡ, cầu nguyện chung… đã mang lại một sinh khí mới. Qua dòng lịch sử, phong trào đại kết đã đóng góp rất nhiều để xây dựng tình hiệp nhất này. Tuy nhiên, tình trạng “ba bè bảy mối” hiện nay của các con cái Thiên Chúa đòi hỏi phải nỗ lực hơn nữa. Mọi sự vẫn còn đang còn ở phía trước.

Thứ Năm, 12 tháng 12, 2013

THỜI SỰ THẦN HỌC – SỐ 30, THÁNG 12/2002

CHỦ ĐỀ: ƠN CỨU ĐỘ NƠI NGƯỜI CHAN CHỨA

LỜI NGỎ

Cứu độ một từ ngữ vốn có trong bất cứ tôn giáo nào. Từ ngữ này thường được hiểu là “giải thoát từ tình trạng này sang một tình trạng khác”, từ nô lệ sang tự do, từ chết sang sống, từ bóng tối sang ánh sáng… Do kinh nghiệm đau khổ và tội lỗi, con người càng hy vọng ơn cứu độ và giải thoát. Theo thần học Kitô giáo, Cứu độ là hành động Thiên Chúa tái tạo lại nhân loại sa ngã từ sau khi Adam phạt tội và “Ơn cứu độ nơi Người chan chứa”. 

Thứ Bảy, 23 tháng 11, 2013

THỜI SỰ THẦN HỌC – SỐ 33, THÁNG 9/2003

CHỦ ĐỀ : BA LỜI KHUYÊN PHÚC ÂM

LỜI NGỎ 


Tháng 7 và 8 được xem là mùa “sinh hoa kết trái” – Mùa Khấn hứa- trong các Dòng tu. Phần lớn các Dòng tu – nam cũng như nữ - đã chọn thời điểm này, một thời điểm phụng vụ mừng kính nhiều Thánh Tổ phụ sáng lập Dòng (Alphongsô, Đa Minh...) để tổ chức lễ lãnh tu phục, khấn cho các thành viên của mình. Hơn nữa, cũng trong thời điểm này nhiều cuộc tĩnh tâm năm của các Dòng hay của Giáo phận được tổ chức. Quả là một thời điểm thích hợp và thuận tiện để cùng suy tư về Thần học đời tu như Dấu chỉ Nước Trời, qua việc bước theo chân Đức Kitô, Đấng đã sống trọn vẹn ba lời khuyên Phúc âm: Vâng Phục, Thanh bần và Độc thân Khiết tịnh.

Chủ Nhật, 10 tháng 11, 2013

THỜI SỰ THẦN HỌC – SỐ 8, THÁNG 06/1997

CHỦ ĐỀ : THẦN HỌC VỀ ĐỜI SỐNG TẬN HIẾN

LỜI NGỎ


Lời mời gọi bước theo Đức Giêsu trong nếp sống tu trì vẫn còn là một thúc bách cho mọi thế hệ Kitô giáo hôm qua cũng như hôm nay. Bởi lẽ, Tin mừng cần được loan báo khắp nơi và sự thánh thiện được xem như một dấu chỉ tố cáo tội lối, sa đọa của thời đại. Bước theo Đức Giêsu hay tận hiến cho Thiên Chúa, cho công cuộc truyên giảng Tin mừng luôn là một lời mời gọi mới mẻ và cần thiết. “Thần học về đời sống tận hiến”, chủ đề số này xin được chia sẻ 3 chiều kích hướng thượng, hướng nội và hướng ngoại của đời sống tận hiến (bài 1, “Linh mục, người là ai?” (bài 2) xin được giới thiệu căn tính của chức linh mục trong Hội thánh. Tiếp đến, “Các văn kiện về đời tu 1965-1996” phần nào nói lên sự tiến triển của thần học về đời tu cho thích ứng với thời đại. Nhờ các văn kiện chính thức này, những yếu tố cốt yếu của đời tận hiến Kitô giáo được trình bày rõ nét.

Thứ Bảy, 12 tháng 10, 2013

THỜI SỰ THẦN HỌC – SỐ 20, THÁNG 6/2000

CHỦ ĐỀ : LECTIO DIVINA

LỜI NGỎ


Từ ngày Sáng tạo, “Chúa nói” liền xuất hiện mọi sự. Tạo thành chính là Lời, cách diễn tả Thiên Chúa và Lời đó chuyển tải ý nghĩa Người nói muốn. Thiên Chúa là Tình yêu, nên mọi điều Người nói đều mang ý nghĩa Tình yêu. Qua dòng lịch sử, Lời Tình yêu của Thiên Chúa vẫn luôn đồng hành và hướng dẫn lịch sử Cứu độ. Cho đến khi, Ngôi Lời Vĩnh Cửu của Thiên Chúa nhập thể trong cung lòng đức Nữ trinh Maria, và cư ngụ giữa chúng ta. Đức Giêsu đi vào trần gian mang Lời Chúa đến cho con người, dạy cho họ cách sống là Người Con trong đức Giêsu, Người Con Chí Ái.

Chủ Nhật, 29 tháng 9, 2013

THỜI SỰ THẦN HỌC – SỐ 25 & 26 – THÁNG 12/2001

CHỦ ĐỀ : THẦN HỌC VỀ MẠC KHẢI

LỜI NGỎ


Mạc khải là sự biểu lộ một chân lý trước kia bị giấu ẩn, hoặc không được biết đến, hoặc ít là mờ tối. Mạc khải vừa có tính cách thần linh, nếu nó đến từ Thiên Chúa. Mạc khải có tính cách con người, nếu do con người thực hiện. Hơn nữa, mạc khải còn có tính chất là một kinh nghiệm sống động giữa hai cá vị: Thiên Chúa – con người hay con người – con người. Như thế, có thể nói trong các tôn giáo khác cũng có thể có mạc khải – đôi khi được gọi là “mạc khải tư” (Avery Dullus, Models of Revelation, 1983).

Chủ Nhật, 1 tháng 9, 2013

THỜI SỰ THẦN HỌC – SỐ 16, THÁNG 6/1999

CHỦ ĐỀ : KITÔ LUẬN

LỜI NGỎ


Đức Giêsu hôm qua, hôm nay và mãi mãi.

Đức Giêsu là Thiên Chúa thật và là con người thật.
(Công đồng Chalcédoine - 451)

Đức Giêsu là một siêu minh tinh
(Giới trẻ Châu Âu thập niên 60-70)

Đức Giêsu là một con người tuyệt diệu. …

Tất cả những luận bàn về người còn mãi mãi đến vô tận.

Thời sự Thần học số này xin luận bàn về Đức Giêsu Kitô như một đóng góp cho Kitô luận thời hiện đại (Phần chủ đề-Kitô luận)

[…]

TRONG SỐ NÀY

Chủ đề 

Hội nhập Văn hóa

  • Tiến đến một nền thần học Hội nhập văn hóa 
  • Phật giáo, đạo tu tâm, tức là sống chánh niệm
  • Vấn đề hôm nay: Một vài kinh nghiệm giúp cai nghiện ma túy
Sinh hoạt Giáo hội
  • Lựa chọn là chấp nhận
  • Tin tức thời sự
  • Cho năm 1999... Về Chúa Cha

Thứ Tư, 22 tháng 5, 2013

THỜI SỰ THẦN HỌC – SỐ 19, THÁNG 03/2000

CHỦ ĐỀ : ĐỜI SỐNG KITÔ GIÁO

LỜI NGỎ 


Luân lý, nếu chỉ là những điều phải giữ, những việc phải làm, thì có lẽ khó được chấp nhận trong xã hội hiện đại vốn đề cao tự do cá nhân, không muốn bị ràng buộc bởi bất cứ gì. Nhưng, nếu luân lý là kết quả của đức tin, là đáp trả lời mời gọi từ trên cao, thì lúc đó luân lý là một cách thể hiện đức tin trong cuộc đời. Nói cách khác, như chúng ta đã được nghe là: “vì tôi tin Chúa, nên tôi đáp lại lời mời gọi của Người, và lời mời gọi căn bản cho cuộc sống của tôi là: Anh em hãy nên hoàn thiện bằng “mến Chúa yêu người” – luật vàng Kitô giáo”. Như thế, có thể nối toàn bộ luân lý Công Giáo là sự hoàn thiện của đức ái – Perfectac Caritatis.