Hiển thị các bài đăng có nhãn Tôma-Tín lý. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tôma-Tín lý. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Bảy, 2 tháng 6, 2018

THÁNH TÔMA VỚI LỄ MÌNH THÁNH CHÚA

Thời sự Thần học - Số 39, tháng 03/2005, tr. 16-24

Phan Tấn Thành


Truyền thống đã gán cho thánh Tôma Aquinô như là tác giả rất nhiều kinh phụng vụ và ngoài phụng vụ. Có lẽ nhiều người chỉ biết thánh nhân như là một nhà triết học hoặc thần học đã cung cấp cho Giáo hội nhiều suy tư sâu sắc ; nhưng ít người biết rằng người cũng soạn nhiều kinh nguyện, cách riêng là những lời nguyện kính Mình Thánh Chúa. Các Sách Lễ bằng tiếng Latinh đều đặt trong phần phụ lục hai kinh nguyện của thánh Tôma đọc trước và sau khi dâng lễ (Praeparatio ad Missam - Gratiarum Actio post Missam. Oratio S. Thomae Aquinatis). Trước đây, tại các giáo phận do các cha Dòng Đaminh phụ trách, các tín hữu đọc kinh này hằng ngày (“Tôi lạy ơn Đức Chúa Trời có phép vô cùng...” - “Tôi cám ơn Chúa rất thánh”). Nhưng đặc biệt nhất là truyền thống đã gán cho thánh Tôma Aquinô là soạn giả những bản kinh phụng vụ lễ Kính Mình Thánh Chúa (Officium de festo Corporis Christi) [1]. Vào thời cận đại, khi duyệt lại các bản văn chính thức, vài nhà phê bình đã đặt nghi vấn chung quanh tác giả của bản kinh này, nhưng cha Jean Pierre Torrell cho biết là vấn đề đã giải quyết xong[2].

Thứ Tư, 30 tháng 5, 2018

BÍ TÍCH THÁNH THỂ, KHẢO LUẬN CUỐI CÙNG CỦA THÁNH TÔMA AQUINÔ [1]

Thời sự Thần học - Số 40, tháng 06/2005, tr. 26-31

Marie Nicole Boiteau


Thánh Tôma Aquinô là một thần học gia xuất chúng về Bí tích Thánh Thể. Chính người đã biên soạn kinh Thần vụ và phụng vụ lễ Mình Máu Thánh Chúa, trong đó có hai thánh thi chúng ta vẫn đang sử dụng.

Thứ Hai, 7 tháng 1, 2013

THẦN HỌC VỀ CON NGƯỜI THEO CÁC GIÁO PHỤ VÀ THÁNH TÔ-MA

Thời sự Thần học – Số 3 – Tháng 2.1995, tr. 104-108

_Phan Tấn_


Khi nghiên cứu tư tưởng của Kinh thánh về con người, chúng ta có dịp nhận xét rằng Kinh thánh không có chủ ý cống hiến cho ta một thiên tâm lý học hay siêu hình học về con người; nhãn giới riêng biệt của Kinh thánh là con người nhìn trong tương quan với Thiên Chúa. Trong bài này, chúng ta nghiên cứu lịch sử của tư tưởng Ki-tô giáo về con người, đặc biệt là thời các giáo phụ và thời Kinh viện. 

I. Các giáo phụ 

Trong khi rao truyền Tin mừng cho thế giới, các giáo phụ đã gặp phải văn hóa Hy lạp, với những quan điểm về con người và vũ trụ khác với quan điểm của Kinh thánh. Vũ trụ của văn hóa Hy lạp có tính cách khép kín, theo nghĩa là nó cố gắng tìm ra các lý lẽ giải thích lý do sự hiện hữu của cả vũ trụ lẫn con người trong bản chất nội tại của nó. Trong khung cảnh đó, Thượng đế chỉ là một ý tưởng trừu tượng chứ chẳng có ảnh hưởng gì tới hoạt động của con người hết. Vũ trụ này được điều hành do một cái Lý phổ quát (Logos), và con người cần phải biết khám phá ra cái Lý của vũ trụ, bởi vì con người phản ánh vũ trụ. 

Thứ Năm, 3 tháng 1, 2013

MẦU NHIỆM THIÊN CHÚA BA NGÔI TRONG LỊCH SỬ GIÁO HỘI

Thời sự Thần học - Số 3 - Tháng 2.1995, tr. 91-97

Bình Hòa


Tân Ước đã cho chúng ta vài dữ kiện về mạc khải mầu nhiệm Thiên Chúa. Đức Giê-su đã gọi Thiên Chúa của các tổ phụ, Thiên Chúa của Mô-sê là Cha. Thiên Chúa là cha của hết mọi người; nhưng Ngài là cha của Đức Giê-su một cách đặc biệt. Qua lời nói, hành động, cách xử sự, Đức Giê-su tỏ mình là Con Thiên Chúa. Sau khi Người chịu chết và sống lại, các môn đệ nhận ra mối liên hệ ấy chặt chẽ hơn nữa: Chúa Cha vì yêu thương nhân loại nên đã trao ban Con một mình, chịu chết cho con người và sống lại để ban sự sống mới cho con người. Đức Giê-su là Con Chúa, đã hiện hữu từ muôn thuở, và đã nhập thể ở với loài người để tỏ ra tình yêu và sự gần gũi của Thiên Chúa với con người. Cũng trong bối cảnh cứu chuộc và tình yêu ấy mà Tân Ước nói lên tác động của Thánh Thần.