Hiển thị các bài đăng có nhãn Mục vụ giới trẻ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Mục vụ giới trẻ. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 7 tháng 6, 2023

GIỚI TRẺ VIỆT NAM TRƯỚC XU THẾ TOÀN CẦU HOÁ

Thời sự Thần học - Số 46, Tháng 12 Năm 2006, tr. 93-106. 

_Ánh Điệp 👨 


Toàn cầu hoá là xu thế được nhắc đến như một vấn đề nổi trội của thời đại hôm nay. Tác động của xu thế này - tuỳ vào cách nhìn nhận của mỗi người – có thể là cơ hội cho người này, nhưng đồng thời cũng là thách đố cho người khác. Như vậy, toàn cầu hoá là “con dao hai lưỡi”. Nó có ảnh hưởng trải rộng trên mọi người, mọi quốc gia, mọi tổ chức, và về mọi lãnh vực của đời sống xã hội. Đứng trước xu thế toàn cầu hoá, Việt Nam – với chủ trương kinh tế thị trường – cũng không nằm ngoài luồng ảnh hưởng của nó.

Thứ Hai, 31 tháng 10, 2022

GIÁO DỤC KITÔ GIÁO TRONG MÔI TRƯỜNG GIA ĐÌNH THEO TINH THẦN CỦA CÔNG ĐỒNG VATICAN II

Thời sự Thần học – Số 2 (tháng 3/2008), tr. 88-100 

_Giuse Hoàng Văn Hoà 🙋 


Ngày nay, gia đình nói chung và nhiều gia đình Kitô giáo nói riêng đang phải đối đầu với nhiều thách thức, nhất là về đời sống nhân bản và đời sống đức tin. Có những gia đình đã đánh mất truyền thống giáo dục tốt đẹp, đặc sắc vốn có của văn hoá gia đình Việt Nam và của văn hoá gia đình Á Đông. Hoặc có những bậc cha mẹ đã xao nhãng phận vụ giáo dục để con cái lâm vào con đường sa đoạ, truỵ lạc. Song cũng có những người cha, người mẹ vì giáo dục con cái cách thái quá hoặc bất cập nên đôi lúc có những hành vi thô bạo với con cái. Trái lại, cũng có những người con vì ngỗ ngược, không vâng lời cha mẹ nên đã tỏ thái độ bất hiếu, hành hung cha mẹ, ông bà ngay trong gia đình. Trước vấn nạn ấy, Công Đồng Vatican II coi gia đình là “Giáo hội tại gia”, trong đó cha mẹ là những người “truyền sự sống cho con cái, nên cha mẹ có bổn phận hết sức quan trọng là giáo dục chúng”[1]. Chính cha mẹ là ngọn đuốc đức tin toả sáng giữa cộng đồng các ngôi vị, để mỗi ngôi vị được dẫn đưa vào trong ‘gia đình nhân loại’ và ‘gia đình Thiên Chúa’ là Giáo hội”[2]. Muốn thế, cha mẹ phải ý thức trách nhiệm giáo dục con cái để chúng trở nên những người công dân hữu ích cho xã hội và những Kitô hữu đích thực cho Giáo hội. Khi ấy, một gia đình vững chắc ắt hẳn sẽ bớt đi nỗi lo cho nhân loại. Một tín hữu tốt sẽ trở nên bông hoa thơm giữa cộng đoàn. Do vậy, hội đồng Giám mục Viêt Nam, trong thư chung năm 2007, đã nhấn mạnh và nêu cao tầm quan trọng của giáo dục Kitô giáo trong gia đình: “Giáo dục hôm nay, xã hội và Giáo hội ngày mai” như để đáp lại lòng mong ước của Giáo hội trong hiến chế Lumen Gentium: “Trong gia đình như Giáo hội nhỏ, ước gì cha mẹ là những người đầu tiên dùng gương lành và lời nói mà truyền dạy đức tin cho con cái, …”[3].

Thứ Sáu, 28 tháng 10, 2022

THỬ TÌM MỘT ĐƯỜNG HƯỚNG GIÁO DỤC KITÔ GIÁO CHO NGƯỜI TRẺ TRONG THỜI ĐẠI HÔM NAY

Thời sự Thần học – Số 2 (tháng 3/2008), tr. 76-87 

_Hoàng Anh, O.P. 🙋


I. Thực Trạng…


Một đời người bắt đầu bằng tuổi trẻ, nếu được nuôi dưỡng, giáo dục và sống trong môi trường tốt thì chắc chắn giới trẻ sẽ có những đóng góp rất tích cực cho xã hội phát triển. Trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng, hằng ngày trên các phương tiện thông tin đại chúng thường có những chuyên mục nói về giới trẻ. Đôi khi là những tấm gương sáng về nghị lực, tính sáng tạo, và sự năng động của giới trẻ, nhưng đôi khi lại là những bài viết bày tỏ những mối quan ngại, lo âu, thậm chí chỉ trích về thế hệ trẻ ngày nay. Thời gian gần đây, trước một xã hội đầy những biến động với sự phát triển nhanh chóng về khoa học kỹ thuật, đặc biệt là ngành công nghệ thông tin. Chúng ta đã được chứng kiến rất nhiều thành tích xuất phát từ tài năng và nghị lực của giới trẻ mang tính đột phá và vượt bậc. Báo đài liên tục đưa tin về những người trẻ đã góp phần làm cho xã hội thăng tiến hay làm vẻ vang dân tộc qua những nỗ lực của mình. Tuy nhiên, xã hội lại không ngừng than phiền về họ và sử dụng những cụm từ như hưởng thụ, sa đọa, đua đòi… để nhận định về lối sống của những người trẻ, những người được sinh ra và lớn lên trong một đất nước hòa bình và phát triển từng ngày.

Thứ Ba, 25 tháng 10, 2022

GIÁO DỤC LƯƠNG TÂM GIỚI TRẺ THEO TINH THẦN KITÔ GIÁO

Thời sự Thần học – Số 2 (tháng 3/2008), tr. 59-75

_Quốc Quang 🙋


Dẫn nhập


Trong quá trình làm người, mỗi người nhận được biết bao nguồn giáo dục khác nhau: giáo dục tại gia, giáo dục tại trường lớp, giáo dục nơi Giáo hội… Tất cả những nền giáo dục ấy đều nhằm mục đích đào tạo nên một con người toàn diện cả về nhân bản lẫn tâm linh. Trong mỗi lĩnh vực con người nhận được một nền giáo dục khác nhau. Khi nhắc về vấn đề giáo dục người ta dễ dàng liên tưởng đến việc giáo dục văn hóa tại trường lớp mà quên đi mảng giáo dục về tinh thần đóng vai trò không nhỏ trong việc hình thành nên con người. Vấn đề giáo dục tinh thần quan trọng hơn cả có lẽ là vấn đề giáo dục lương tâm.

Thứ Bảy, 3 tháng 10, 2020

NGƯỜI TRẺ VIỆT NAM NGÀY NAY BƯỚC THEO ĐỨC KITÔ : Thách Đố và Đáp Trả

Thời sự Thần học – Số 80, tr. 177-190

_Trần Như Ý Lan, Dòng Đức Bà_  


Thế nào là bước theo Chúa Giê-su? Bước theo Đức Giê-su Ki-tô là bước vào mầu nhiệm thập giá vinh quang, là đi theo con đường ngược chiều với trào lưu văn hóa đề cao hưởng thụ vật chất trần thế mà xem nhẹ giá trị tâm linh. Chúa giải phóng chúng ta, tái tạo chúng ta theo hình ảnh Ngài. Ngài không tái tạo chúng ta theo kiểu ngoạn mục, mà lại theo hình ảnh người Tôi Tớ đau khổ (x. Is 53). Ngài biểu lộ tình yêu Ngài bằng cách tự hạ và vâng lời Chúa Cha để tái sinh chúng ta làm con cái Thiên Chúa trong mầu nhiệm Thập giá vinh quang. Chúng ta theo Chúa Giêsu, dâng hiến cho Ngài mọi khả năng và tất cả tình yêu, để Ngài dẫn đi trên con đường khổ nạn, ngày càng trở nên đồng hình đồng dạng với Đức Giêsu Kitô, ao ước phục vụ Nước Trời, và tiến đến sự sống vĩnh cửu trong Thiên Chúa Ba Ngôi.[1]

Chủ Nhật, 27 tháng 9, 2020

LỊCH SỬ CÁC NGÀY QUỐC TẾ GIỚI TRẺ

Thời sự Thần học - số 80, tháng 05/2018, tr. 156-176

_Bình Hòa_

I. Nguồn gốc
II. Diễn tiến: Các lần Đại Hội quốc tế từ 1986-2017
III. Tóm lược: Các chủ đề. Mục tiêu và ý nghĩa
Trong bài này, chúng tôi muốn giới thiệu Ngày Quốc tế Giới Trẻ, một sáng kiến do Tòa Thánh đề xướng để thi hành mục vụ giới trẻ. Chúng ta sẽ tìm hiểu ý nghĩa của nó qua việc ôn lại nguồn gốc, sự tiến triển trải qua các lần tổ chức, từ đó học hỏi vài kinh nghiệm. 

World Youth Day 1995 - Manila

Thứ Sáu, 25 tháng 9, 2020

MỤC VỤ GIỚI TRẺ : Suy Tư Thần Học

Thời sự Thần học - số 80, tháng 05/2018, tr. 139-155

_Don Rossano Sala, S.B.D._

Tác giả là một linh mục Dòng Don Bosco, giáo sư đại học Salesianum (Roma), giám đốc nguyệt san Note di pastorale giovanie, được Đức Thánh Cha Phanxicô bổ nhiệm làm Thư ký đặc biệt cho Thượng hội đồng Giám mục 2018. Bài này tóm lại bài thuyết trình trước Ủy ban mục vụ giới trẻ của Hội đồng Giám mục Italia (ngày 12/2/2014)[1]. Chữ viết tắt: MVGT = Mục vụ giới trẻ. Dàn bài:
I. Những câu hỏi nền tảng: Hải đăng, chân trời và bến cảng của MVGT
II. Chiến lược: tỏ cho thấy vẻ đẹp của Kitô giáo
III. Phong cách: làm chứng, gần gũi, cốt yếu
IV. Phẩm tính: huynh đệ, đồng trách nhiệm, môn đệ

Thứ Tư, 23 tháng 9, 2020

MỤC VỤ GIỚI TRẺ TRẢI QUA LỊCH SỬ

Thời sự Thần học - số 80, tháng 05/2018, tr. 111-138

_DPG_

Bài này tóm tắt mục từ “Storia della pastorale giovanile” của các giáo sư Ottorino Pasquato, Agostino Favale, Domenico Sigalini, thuộc đại học Salesianum (Roma), viết trên Dizionario di pastorale giovanile (ed. M. Midali - R. Tonelli), Elledici Torino, 1989 và 1992, Nguồn : Storia della PG
I. Cổ đại
  A. Giáo dục nói chung.
  B. Huấn giáo.
  C. Mục vụ ơn gọi.
II. Trung đại
  A. Mục vụ bí tích.
  B. Mục vụ gia đình.
  C. Việc đào tạo tại các đan viện.
  D. Việc đào tạo giáo sĩ.
  E. Việc đào tạo giáo dân.
III. Cận đại
  A. Các văn kiện Huấn quyền.
  B. Mục vụ huấn giáo.
  C. Vai trò của các dòng tu đối với mục vụ giới trẻ.
  D. Các “oratorio”
IV. Hiện đại (thế kỷ XX)
  A. Từ đầu đến 1960.
  B. Bầu khí sôi động của thập niên 60.
  C. Thập niên 70.
  D. Các thập niên cuối cùng của thế kỷ.

Chủ Nhật, 23 tháng 6, 2019

MỘT VÀI GHI NHẬN VỀ NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA GIÁO HỘI TẠI VIỆT NAM VỀ GIÁO DỤC[1]

Thời sự Thần học – Số 61, tháng 08/2013, tr. 187-205

__Giuse Nguyễn Văn Am, S.D.B.__

I. Vài nét chấm phá trong bức tranh tổng quát của Giáo hội tại Việt Nam về giáo dục
II. Những thách đố về giáo dục hiện nay cho Giáo hội tại Việt Nam
III. Giáo hội trong tiến trình canh tân chính mình trong chiều kích giáo dục

Thứ Sáu, 18 tháng 5, 2018

THỜI SỰ THẦN HỌC - SỐ 80, THÁNG 05/2018

CHỦ ĐỀ : TUỔI TRẺ

LỜI GIỚI THIỆU


Số báo này được phát hành nhân dịp Thượng hội đồng giám mục sắp nhóm họp vào tháng 10 để bàn về “Người Trẻ, Đức Tin, và Sự Biện Phân Ơn Gọi”. Dĩ nhiên chúng tôi không dám đề ra những hướng đi cho các vị chủ chăn, nhưng chỉ muốn lấy một đề tài “thời sự” để đào sâu vài khía cạnh liên quan đến “thần học”.