Hiển thị các bài đăng có nhãn Tâm lý. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tâm lý. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 7 tháng 6, 2021

NHỮNG ĐỊNH HƯỚNG CHO VIỆC SỬ DỤNG CÁC CHUYÊN MÔN VỀ TÂM LÝ HỌC TRONG VIỆC TIẾP NHẬN VÀ ĐÀO TẠO ỨNG SINH LINH MỤC

Thời sự Thần học - Số 83, tháng 02/2019, tr. 166-190

 _Bộ Giáo dục Công giáo_ 

Tất cả những ai, do danh nghĩa khác nhau, có liên quan đến việc đào tạo, hãy cống hiến sự cộng tác xác tín của mình, trong sự tôn trọng thẩm quyền chuyên biệt của mỗi người, sao cho việc phân định và đồng hành ơn gọi của các ứng sinh được thích hợp để “chỉ đưa lên hàng linh mục những người được kêu gọi và sau khi đã được đào luyện thích đáng, nghĩa là với sự đáp trả có ý thức, tự do gắn bó và dấn thân trọn vẹn cho Đức Giêsu Kitô, Đấng kêu gọi đến sống thân mật với Người và chia sẻ sứ mệnh cứu rỗi của Người.

Thứ Sáu, 4 tháng 6, 2021

NHỮNG HƯỚNG DẪN CỦA HUẤN QUYỀN VỀ CHUYÊN MÔN CỦA TÂM LÝ HỌC VÀ SỬ DỤNG VÀO VIỆC CHUẨN BỊ CÁC LINH MỤC TƯƠNG LAI

Thời sự Thần học - Số 83, tháng 02/2019, tr. 140-165

 _TGM. Angelo Vincenzo Zani_ 

Tâm lý học ứng dụng liên quan chặt chẽ với đề tài ơn gọi và với trách nhiệm tế nhị của các nhà đào tạo. Họ phải phân định những dấu chỉ của “tiếng Chúa gọi” được tỏ lộ nơi những con người chịu ảnh hưởng bởi những yếu tố văn hóa và xã hội tiêu cực ở nơi mà họ sinh sống. ... 
...Tuy nhiên, cần nhìn nhận rằng những cuộc khám phá và những kết quả trong lãnh vực thuần túy khoa học chưa đủ để cung cấp một cái nhìn toàn diện về nhân cách; thật vậy, các ngành này tự mình chưa giải quyết những câu hỏi căn bản liên quan đến ý nghĩa cuộc đời và ơn gọi của con người , là những điều cốt yếu thuộc bản chất tâm linh, nghĩa là thuộc tác động của ân sủng.

Thứ Ba, 1 tháng 6, 2021

NHỮNG GIÁ TRỊ VÀ LÝ TƯỞNG CUỘC ĐỜI: SỰ ĐÓNG GÓP CỦA TÂM LÝ HỌC CHO CUỘC ĐÀO TẠO ƠN GỌI

Thời sự Thần học - Số 83, tháng 02/2019, tr. 118-139 

_Amedeo Cencini_ 

Tâm lý học giúp cho bạn trẻ trong giai đoạn đào tạo được sống thật hơn: thật với chính mình, thật với Thiên Chúa, thật với tha nhân, thật với kế hoạch của ơn gọi.

Thứ Hai, 31 tháng 5, 2021

TÂM LÝ HỌC MỤC VỤ : NHỮNG KHUYNH HƯỚNG

Thời sự Thần học - Số 83, tháng 02/2019, tr. 101-117 

_Nhóm giảng viên ĐH Bonaventura_ 

Khi bàn về lịch sử của Tâm lý học mục vụ, Isidor Baumgartner đã khẳng định rằng: “Tâm lý học có một lịch sử ngắn và một quá khứ dài. Điều này có thể áp dụng cách đặc biệt cho môn Tâm lý học mục vụ, . Quá khứ dài của nó được gắn với bản chất của đức tin và thần học, bởi vì đức tin chỉ có thể cảm nhận và sống như là một hành vi cá nhân toàn diện, vì thế là một hành vi có chiều kích vật lý. Do đó, bất kỳ suy tư nào về đức tin và thực hành đức tin đều đương nhiên đưa đến một thứ suy tư Tâm lý học về “linh hồn của con người” (Baumgartner, 1997)

Thứ Bảy, 29 tháng 5, 2021

TRƯỞNG THÀNH NHÂN BẢN, TRƯỞNG THÀNH KITÔ HỮU

Thời sự Thần học - Số 83, tháng 02/2019, tr. 78-100 

_Antonio Avila Blanco_ 

Trong các ngôn ngữ Âu châu, “trưởng thành” được gọi là “chín muồi”: maturité (Pháp), maturity (Anh), madurez (Tây Ban Nha). Từ ngữ này không do Tâm lý học tạo ra, nhưng lấy từ nông nghiệp, khi nói đến hoa quả đã phát triển đến mức tối đa. Từ đó, trong ngôn ngữ bình dân, trưởng thành (chín chắn) được áp dụng cho con người ở lứa tuổi thứ hai trong đời (thành niên) 

Chủ Nhật, 23 tháng 5, 2021

TÂM LÝ HỌC VÀ TÂM LINH

Thời sự Thần học - Số 83, tháng 02/2019, tr. 46-77

_Martín F. Echavarría, ĐH. Abat Oliba_

Tương quan giữa tâm lý học và tâm linh không phải là một vấn đề đơn giản do những khó khăn của hai đối tượng và sự phức tạp của đời sống con người. Sau khi lưu ý về sự thiếu thống nhất của các ngành tâm lý học, tác giả lần lượt bàn đến tương quan của nó với “tâm linh” được hiểu theo ba nghĩa: 1/ Tâm linh được hiểu về bản tính của linh hồn như là một hữu thể độc lập khỏi vật chất. 2/ Tâm linh được hiểu như tín ngưỡng (tôn giáo). 3/ Tâm linh được hiểu như tác động của Thánh Linh biến đổi con người.
Dàn bài:
1. Định nghĩa và lịch sử
  1.1 Tâm linh. 
  1.2 Tâm lý học.
2. Tâm linh theo Tâm lý học 
  2.1. Những quan điểm tâm linh trong Tâm lý học. 
  2.2. Tâm lý học tôn giáo. 
  2.3. Tâm linh và sức khỏe tâm thần.
3. Tâm lý học và Tâm linh Kitô giáo 
  3.1. Tâm lý học mục vụ và linh hướng. 
  3.2. Tâm lý học Kitô giáo. 
  3.3. Tâm lý học thần học.

Thứ Tư, 19 tháng 5, 2021

LỊCH SỬ TÂM LÝ HỌC TÔN GIÁO

Thời sự Thần học - Số 83, tháng 02/2019, tr. 11-45 

_Gioan Nguyễn Long Quân, O.P._ 

Các nhà tâm lý học tôn giáo muốn biết tôn giáo là gì dưới khía cạnh tâm lý. Công việc của họ là tìm hiểu cách thức mà niềm tin của một cá nhân hoạt động trong thế giới riêng của người ấy. Lĩnh vực Tâm lý học tôn giáo (Psychology of Religion) bao gồm nhiều dạng nghiên cứu vốn có cơ sở lý thuyết sâu rộng, để lý giải ý nghĩa và mô hình tâm lý của các nội dung, tư tưởng và thực hành tôn giáo mang tính tập thể và cá nhân. Chắc chắn tiền thân của các cuộc điều tra mang tính nội tâm và thực nghiệm được tìm thấy trong lĩnh vực tâm lý học tôn giáo, có thể được nhận thấy trong các bản văn của truyền thống tôn giáo mang tính huyền bí, hiện sinh, triết học, thần học và thơ ca ở cả Đông phương lẫn Tây phương. Tuy nhiên, vào cuối thế kỷ XIX, các phương pháp nghiên cứu khoa học xã hội đã có hệ thống hơn, và người ta cũng nỗ lực nhiều hơn trong việc tìm hiểu các hiện tượng tôn giáo. Lịch sử ngành tâm lý học tôn giáo có thể được chia thành ba giai đoạn: giai đoạn 1 từ năm 1880 đến Đệ nhị thế chiến, giai đoạn 2 từ thời kỳ hậu chiến đến những năm 1960, và giai đoạn 3 từ năm 1970 đến năm 2005.

Thứ Bảy, 19 tháng 9, 2020

GIỚI TRẺ DƯỚI GÓC NHÌN CỦA MỘT SỐ LÝ THUYẾT TÂM LÝ HỌC

Thời sự Thần học - số 80, tháng 05/2018, tr. 36-80

_Tu sĩ Gioan Nguyễn Long Quân, O.P._

I. Tổng quan về giới trẻ
  A. Vấn đề thuật ngữ
  B. Sơ lược vấn đề nghiên cứu thanh niên
II. Sự phát triển về thể chất
III. Lý thuyết phát triển nhận thức
  A. Lý thuyết nhận thức của Piaget
  B. Một vài ghi nhận về sự phát triển nhận thức
IV. Lý thuyết phát triển tâm lý tính dục
  A. Lý thuyết của Sigmund Freud
  B. Lý thuyết cơ chế phòng vệ của thanh niên theo Anna Freud
V. Lý thuyết phát triển tâm lý xã hội
  A. Lý thuyết tâm lý xã hội của Erik Erikson
  B. Phát triển căn tính (identity)
VI. Lý thuyết phát triển luân lý

Thứ Năm, 7 tháng 5, 2020

THỜI SỰ THẦN HỌC – SỐ 88 (THÁNG 05/2020)

CHỦ ĐỀ: THẦN HỌC TỰ NHIÊN

LỜI GIỚI THIỆU


Thoạt tiên, nghe nói đến “Thần học tự nhiên” có lẽ nhiều người liên tưởng đến suy tư thần học về thiên nhiên, và điều này thật là “thời sự” nhân kỷ niệm 5 năm ban hành thông điệp Laudato si’ “về việc chăm sóc ngôi nhà chung” (24 tháng 5 năm 2015).

Tuy nhiên, ở các chủng viện và học viện Công giáo, “thần học tự nhiên” (theologia naturalis) còn được hiểu như là việc khám phá Thiên Chúa qua lý trí và thiên nhiên, đối lại với con đường hiểu biết Thiên Chúa nhờ mặc khải và đức tin, được gọi là “thần học siêu nhiên” (theologia supernaturalis). Trong cả hai thuật ngữ (tự nhiên và siêu nhiên), từ natura được hiểu theo hai nghĩa khác nhau: tự nhiên vừa có nghĩa là “thiên nhiên” (vũ trụ, trời đất) vừa có nghĩa là “bản tính” (trong khả năng bản tính con người). Đang khi đó, tại các đại học quốc gia, “khoa học tự nhiên” (natural sciences) lại được dùng như đối lại với “khoa học xã hội nhân văn” (human / social sciences). Ở đây, “tự nhiên” vừa được hiểu như vật chất (đối lại với tinh thần), vừa được hiểu như thực nghiệm (có thể đo lường bằng toán học), đối lại với lịch sử hoặc lý thuyết. Ngoài ra, cũng nên ghi nhận rằng “tự nhiên” không nhất thiết đồng nghĩa với “vật lý”, trong khi mà xét theo tầm nguyên, vào lúc đầu, hai danh từ natura (tiếng Latinh) và physica (tiếng Hy-lạp) đều ám chỉ cùng một đối tượng.