Hiển thị các bài đăng có nhãn Bí tích Thánh Thể. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Bí tích Thánh Thể. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Bảy, 23 tháng 7, 2022

THÁNH THỂ VÀ HỘI THÁNH

Thời sự thần học, số 41 – Tháng 9/2005, tr. 39-62

Henri de Lubac (1896-1991) gia nhập Dòng Tên Chúa Giêsu năm 1913 và lãnh tác vụ linh mục năm 1927. Năm 1938, cha viết tác phẩm đầu tay với tựa đề “Catholicisme”. Tác phẩm nhấn mạnh đến mầu nhiệm Hội thánh như là sự tiếp nối mầu nhiệm Nhập Thể của Con Thiên Chúa để thông truyền sự sống Thiên Chúa cho con người. Như thế, cha đã nối kết được với thần học các Giáo phụ của Hội thánh. Đàng khác, năm 1941, cùng với cha Daniélou, chính cha Henri de Lubac đã góp phần khởi xướng sưu tập “Sources chrétiennes”, đưa những kho tàng của thần học giáo phụ ra công chúng. Sau khi xuất bản nhiều tác phẩm, năm 1953, cha biên soạn tác phẩm “Méditation sur l’Eglise”. Những trang dưới đây được trích trong tác phẩm này. Suy tư thần học này đã góp phần cùng các nhà thần học được Đức Giáo hoàng Gioan XXIII mời để chuẩn bị cho Công đồng Vaticanô II. Và tiếp theo sau đó, cha đã là một chuyên viên của Công đồng. Năm 1983, Đức Giáo hoàng Gioan-Phaolô II đã phong tước vị Hồng y cho cha.
Văn Hoà – Đình Chiến chuyển ngữ

Thứ Tư, 20 tháng 7, 2022

SỐNG BÍ TÍCH THÁNH THỂ VỚI HÀNH TRÌNH ĐỨC TIN CỦA ĐỨC MARIA

Thời sự thần học, số 41 – Tháng 9/2005, tr. 26-38

_Quốc Văn, O.P._ 


Chúng ta đang ở trong tháng cuối cùng của năm Thánh Thể. Trước khi năm Thánh Thể khép lại, thiết nghĩ chúng ta nên dành giây lát suy niệm về Bí tích cực trọng này qua hành trình đức tin của Đức Maria, “người phụ nữ của Thánh Thể”.[1]

Tại trường học của Đức Maria, chúng ta được Thánh Thể chất vấn về chính ý nghĩa của cuộc sống, về những thách đố của niềm tin, và mời gọi chúng ta đáp lời xin vâng trọn vẹn. Thánh Thể cũng chính là lời ngợi khen cảm tạ mà Đức Maria đã cất lên trong lời kinh Magnificat; là lời mời gọi khao khát tìm kiếm Thiên Chúa, như Đức Maria đã ngược xuôi vất vả tìm con; là lời mời gọi chia sẻ vận mạng với tha nhân, như Đức Maria đã chia sẽ nỗi khó khăn với gia chủ ở tiệc cưới Cana khi họ hết rượu; và cũng là nẻo đường dẫn tha nhân đến gặp Thiên Chúa, như Đức Maria là thầy dạy tuyệt vời của chúng ta trong việc chiêm ngắm dung nhan Đức Kitô,[2] và trong việc thực thi thánh ý Người.[3]

Chủ Nhật, 17 tháng 7, 2022

THÁNH LỄ: CÔNG TRÌNH CỦA THIÊN CHÚA

Thời sự thần học, số 41 – Tháng 9/2005, tr. 16-15 

Là cha sở họ Ars từ năm 1818 cho đến khi qua đời năm 1859, cha Jean-Maria Vianey không ngừng rao giảng Lời Chúa, dạy giáo lý và tiên vàn huấn luyện các giáo dân của ngài, rồi sau đó dân chúng khắp nơi tuôn đến ngôi làng này. Cha có lòng sùng kính đặc biệt đối với Bí tích Thánh Thể. Chính ở đó, cha đã kín múc được sức mạnh, ánh sáng và lòng can đảm để có thể đi trọn hành trình hoà giải con người với Thiên Chúa đã được giao phó cho cha.
Giuse Hoàng Văn Hoà, O.P. chuyển ngữ

_Jean-Maria Vianey_


Tất cả những công trình tốt đẹp được nối kết không sánh được với hy lễ thánh thiêng của thánh lễ, vì đó là những công trình của loài người, còn thánh lễ là công trình của Thiên Chúa. Việc tử đạo không thể đem so sánh : hy lễ mà loài người dâng lên Thiên Chúa chính là sự sống của họ, còn thánh lễ là hy lễ Thiên Chúa ban cho nhân loại là Mình và Máu Người.

Thứ Năm, 14 tháng 7, 2022

ĐỂ Ở VỚI CHÚNG CON LUÔN MÃI

Thời sự thần học, số 41 – Tháng 9/2005, tr. 7-15

Charles de Foucauld (1858 - 1916). Cha Charles de Foucauld qua đời ngày 1/12/1916 vì bị ám sát ở Tamanrasset. Cha là một cựu sĩ quan sáng giá thuộc tầng lớp thượng lưu. Năm 1890, Chúa đã gọi cha và cha đã bỏ mọi sự đi theo Người. Sau 7 năm sống ở La Trappe, vùng Ardèche, rồi ở Syrie, cha chọn cho mình đời sống ẩn tu. Trông coi vườn tược cho các nữ tu Dòng Thánh Clara ở Nazareth suốt 3 năm, chuyên lo cầu nguyện, đọc Tin Mừng và chiêm niệm về “khuôn mẫu duy nhất” là Chúa Giêsu, cha đã khám phá ra rằng cha phải trở thành linh mục để đem Tin Mừng cho những người nghèo khổ. Khởi đầu cho giai đoạn cuối đời, từ năm 1901 đến năm 1916, cha quyết định “đi đến những nơi thiếu thốn các linh mục, tu sĩ và đến những nơi nhiều linh hồn cần được cứu độ”. Cha đến những nơi có thể nói là xa xôi nhất về hướng Nam, ở đó không có nhà tạm để Chúa Giêsu hiện diện “giữa những người nghèo khổ vùng Sahara”. Trong đời dâng hiến, cha yêu thương và đón tiếp tất cả những ai đến với cha, đó là các viên chức và hành khất, các tín đồ Kitô giáo và Hồi giáo. Cha cũng đấu tranh chống lại tình trạng nô lệ và soạn thảo một bộ từ điển Pháp – Touareg (Ngôn ngữ của dân du mục sống ở vùng Sahara). Chính trong mầu nhiệm Thánh Thể, cha đã khám phá và sống ơn gọi truyền giáo, ơn gọi “huynh đệ phổ quát”của mình.
Giuse Nguyễn Đình Chiến O.P. chuyển ngữ từ Ecrits spirituels, Seuil 1950.

Thứ Tư, 13 tháng 7, 2022

THỜI SỰ THẦN HỌC – SỐ 41, THÁNG 8/2005

CHỦ ĐỀ: THẦY SẼ Ở CÙNG ANH EM MỌI NGÀY

LỜI NGỎ


Chỉ còn hơn một tháng nữa là kết thúc Năm Thánh Thể (10/2004 – 10/2005). Trong suốt năm qua, các tài liệu, sách vở nói về Bí tích Thánh Thể phổ biến khắp nơi – có thể nói như thế – nhằm đáp ứng cho nhu cầu học hỏi và suy niệm của các tín hữu Công giáo. Các phương tiện thông tin đại chúng như Internet, truyền thanh, truyền hình, báo chí… cũng không bỏ lỡ cơ hội “ngàn năm một thưở này để hướng đến
“Yến tiệc Mình và Máu Thánh,
Chúa Kitô thành lương thực nuôi ta.
Tiệc nhắc nhớ Người đã chịu khổ hình
và đổ đầy ân sủng xuông cõi lòng nhân thế.
Tiệc bảo đảm cho ta một ngày mai huy hoàng rực rỡ”.
(Thánh Thomas Aquino)

Thứ Sáu, 8 tháng 7, 2022

KHÔNG CÓ NGÀY CỦA CHÚA, CHÚNG TÔI KHÔNG THỂ SỐNG ĐƯỢC

Thời sự Thần học – Số 3, tháng 8/2009, tr. 148-165

_Fr. Timothy Radcliffe, O.P._

Trích trong Pourquoi donc être chrétien?, Les Éditions du Cerf 2005, pp. 275-294. Nguyễn Tất chuyển dịch
Một Ngày Chúa Nhật năm 304, ở Bắc Phi, một số anh chị em Kitô hữu bị bắt vì đã họp nhau để cử hành Thánh Thể. Khi viên tổng trấn tra hỏi người anh em có tên là Emeritus, người chủ nhà, rằng tại sao anh lại cả lòng cho phép những người ấy tụ tập ở nhà mình, anh trả lời rằng những người ấy là những người anh em và những người chị em của anh. Bấy giờ, viên tổng trấn nghiêm giọng bảo lẽ ra anh phải cấm không cho họ vào nhà mình mới phải. Nhưng anh Emeritus trả lời rằng anh không thể làm như thế được, “quoniam sine dominico non possumus”. Câu tiếng Latinh này từng được người trước đây còn là Hồng y Joseph Ratzinger dịch ra như thế này: “Vì không có Ngày của Chúa, chúng tôi không thể sống được”. Và Đức hồng y bình giải: “Đối với những người ấy, đây không phải là vấn đề lựa chọn giữa một lệnh truyền này với một lệnh truyền kia, nhưng là một sự lựa chọn giữa tất cả những gì đem lại ý nghĩa và nền tảng vững bền cho cuộc đời với một cuộc đời mất hẳn ý nghĩa”[1]. Như thế, việc cử hành Ngày của Chúa góp phần giúp chúng ta hiểu rõ điểm dị biệt mà đức tin Kitô giáo đem đến cho cuộc đời của một con người.

Thứ Sáu, 27 tháng 5, 2022

TÌM HIỂU VÀI HÌNH THỨC TÔN THỜ THÁNH THỂ NGOÀI THÁNH LỄ

Thời sự Thần học – Số 39, tháng 3/2005, tr. 25-31

_Hoàng Văn_ 

I. Lịch sử việc tôn thờ Thánh Thể ngoài thánh lễ
II. Một vài hình thức tôn thờ Thánh Thể ngoài thánh lễ
  1. Chầu Thánh Thể
  2. Kiệu Thánh Thể
  3. Đại hội Thánh Thể
  4. Viếng Thánh Thể 

I. Lịch sử việc tôn thờ Thánh Thể ngoài thánh lễ


Vào thời kỳ bình minh của Kitô giáo, bánh và rượu Thánh Thể đã được tôn kính một cách đặc biệt. Khoảng thế kỷ thứ I-III, người ta thấy trên các bích họa được đào trong các hang toại đạo dưới thành phố Rome nhiều biểu tượng về Thánh Thể. Biểu tượng đặc trưng nhất là giỏ bánh và cá. Hình ảnh này gợi lại phép lạ Chúa Giêsu hóa bánh và cá ra nhiều để nuôi dân chúng (Mc 6, 30-44). Chẳng hạn, trong hang toại đạo của Giáo Hoàng Callistus, vẫn còn tồn tại hình con cá lớn bên cạnh chiếc giỏ. Trên chiếc giỏ có vài ổ bánh tròn. Phía trước giỏ có một chén rượu đỏ. Hoặc như trong hang toại đạo thánh Priscila, các nhà khảo cổ đã phát hiện những ổ bánh điêu khắc, trên có hình thánh giá. Nhìn vào những ổ bánh điêu khắc này, người ta nhớ ngay đến dấu chỉ của ơn cứu độ, như xưa chính Chúa đã hứa “ai ăn bánh này sẽ được sống muôn đời[1]. Đến nay, lòng sùng kính Thánh Thể vẫn còn họa lại qua những bức tranh về bữa tiệc ly.

Thứ Bảy, 2 tháng 6, 2018

THÁNH TÔMA VỚI LỄ MÌNH THÁNH CHÚA

Thời sự Thần học - Số 39, tháng 03/2005, tr. 16-24

Phan Tấn Thành


Truyền thống đã gán cho thánh Tôma Aquinô như là tác giả rất nhiều kinh phụng vụ và ngoài phụng vụ. Có lẽ nhiều người chỉ biết thánh nhân như là một nhà triết học hoặc thần học đã cung cấp cho Giáo hội nhiều suy tư sâu sắc ; nhưng ít người biết rằng người cũng soạn nhiều kinh nguyện, cách riêng là những lời nguyện kính Mình Thánh Chúa. Các Sách Lễ bằng tiếng Latinh đều đặt trong phần phụ lục hai kinh nguyện của thánh Tôma đọc trước và sau khi dâng lễ (Praeparatio ad Missam - Gratiarum Actio post Missam. Oratio S. Thomae Aquinatis). Trước đây, tại các giáo phận do các cha Dòng Đaminh phụ trách, các tín hữu đọc kinh này hằng ngày (“Tôi lạy ơn Đức Chúa Trời có phép vô cùng...” - “Tôi cám ơn Chúa rất thánh”). Nhưng đặc biệt nhất là truyền thống đã gán cho thánh Tôma Aquinô là soạn giả những bản kinh phụng vụ lễ Kính Mình Thánh Chúa (Officium de festo Corporis Christi) [1]. Vào thời cận đại, khi duyệt lại các bản văn chính thức, vài nhà phê bình đã đặt nghi vấn chung quanh tác giả của bản kinh này, nhưng cha Jean Pierre Torrell cho biết là vấn đề đã giải quyết xong[2].

Thứ Tư, 30 tháng 5, 2018

BÍ TÍCH THÁNH THỂ, KHẢO LUẬN CUỐI CÙNG CỦA THÁNH TÔMA AQUINÔ [1]

Thời sự Thần học - Số 40, tháng 06/2005, tr. 26-31

Marie Nicole Boiteau


Thánh Tôma Aquinô là một thần học gia xuất chúng về Bí tích Thánh Thể. Chính người đã biên soạn kinh Thần vụ và phụng vụ lễ Mình Máu Thánh Chúa, trong đó có hai thánh thi chúng ta vẫn đang sử dụng.

Thứ Ba, 1 tháng 5, 2018

THÁNH THỂ, ÁNH SÁNG VÀ SỰ SỐNG CỦA THIÊN NIÊN KỶ MỚI

Thời sự Thần học - Số 39, tháng 03/2005, tr. 52-79

Bản văn nền tảng của Đại hội Thánh Thể quốc tế lần thứ 48 tổ chức tại thành phố Guadalajara (Mexicô), từ ngày 10 đến ngày 17 tháng 10 năm 2004, dưới sự chủ tọa của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II. Nguyễn Tất Trung, O.P. chuyển ngữ.

Thứ Bảy, 28 tháng 4, 2018

THÁNH THỂ, NGUỒN LƯƠNG THỰC THẦN LINH

Thời sự Thần học - Số 39, tháng 03/2005, tr. 47-51

Lê Văn La Vinh, OP


Dẫn nhập


Trong những năm gần đây, nhận thấy là nhiều nơi trên thế giới đã có nhiều sự lệch lạc trong việc hiểu biết và tôn thờ Bí Tích Thánh Thể, nhiều khi còn làm mất đi ý nghĩa thiêng thánh và hy tế của Bí tích này nữ.[1] Trong bối cảnh đó, Đại hội về Thánh Thể cũng như Thông điệp Thánh Thể ra đời như là một lời nhắc nhở, một sự chỉ bảo, một kim chỉ nam cho người tín hữu để các tín hữu hiểu rõ hơn, ý thức hơn và có thái độ sống đúng đắn hơn đối với Bí tích cao trọng này.

Chủ Nhật, 22 tháng 4, 2018

LỊCH SỬ VIỆC TÔN THỜ THÁNH THỂ

Thời sự Thần học - Số 39, tháng 03/2005, tr. 32-46

Huy Nghĩa, O.P. 

Bài này biên soạn theo phần II của cuốn sách có tựa đề In the Presence of our Lord : the History, theology, and phsychology of Eucharistic Devotion của linh mục Benedict J. Groeschel và ông James Monti, xuất bản năm 1997 tại nhà in Huntington.

Thứ Năm, 19 tháng 4, 2018

THÁNH THỂ - BỮA ĂN HIỆP THÔNG

Thời sự Thần học - Số 40, tháng 06/2005, tr. 5-16

Giuse Hoàng Văn Hoà, O.P.


I. Từ ngữ : Hiệp thông là gì ?

1. Nguồn gốc :

Hiệp thông được dùng để dịch từ “communion” (tiếng Pháp - Anh). Ngoài ra, hạn từ này còn được hiểu theo nhiều nghĩa khác : cộng đoàn, thông hiệp, thông hảo, thông công, bí tích Thánh Thể, hiệp lễ,…

Thứ Hai, 16 tháng 4, 2018

THÁNH LỄ, PHẢI CHĂNG LÀ MỘT “NGHI LỄ” ?

Thời sự Thần học - Số 40, tháng 06/2005, tr. 32-38

Trần Kiều OP


Trong một dịp tĩnh tâm cho các bạn trẻ, chúng tôi có thì giờ ngồi lại suy gẫm về đời người... sau đó là những cuộc cử hành các lễ nghi : Thánh lễ được cử hành một cách long trọng lâu hàng giờ... ngoài Thánh lễ ra, tôi chưa kể đến các nghi thức khác như : là giờ Chầu Thánh Thể, là suy niệm mầu nhiệm Mân côi, suy niệm Lời Chúa... Nhưng từ khi chúng tôi trở về với cuộc sống thường ngày, các bạn tôi và tôi thấy rằng các nghi thức trong Thánh lễ đó sao mà buồn bã đến thế, tôi thấy chán ngấy... và tôi nghĩ rằng chắc Cha sở cũng ở trong trường hợp này như chúng tôi, dù Cha không dám đối diện hay nhìn nhận vấn đề này. Đôi khi, tôi tự nhủ có nên thực sự ép mình quá đáng không...? (lời tâm sự của một bạn trẻ, Hạt Chí Hoà, Giáo phận TP. HCM).

Thứ Sáu, 13 tháng 4, 2018

THÁNH THỂ LÀ MỘT BỮA TIỆC

Thời sự Thần học - Số 39, tháng 03/2005. tr. 5-15

Đỗ Huy


Dẫn nhập


Khởi đầu thiên niên kỷ mới, Giáo hội kêu mời tín hữu sống Mầu Nhiệm Thánh Thể. Là nguồn mạch của mọi ơn thánh, nên mầu nhiệm này được các tín hữu diễn tả trong đời sống của mình mỗi khác nhau. Các sử gia thì trình bày Thánh Thể dưới khía cạnh lịch sử, các nhà tâm lý thì diễn tả dưới góc độ nhân sinh, còn các nhà chú giải Kinh Thánh thì tìm hiểu dấu vết của bí tích này trong Kinh Thánh…

Thứ Năm, 12 tháng 4, 2018

THỜI SỰ THẦN HỌC - SỐ 40, THÁNG 06/2005

CHỦ ĐỀ :  TIỆC LY VÀ THÁNH THỂ

LỜI NGỎ

Trước khi từ biệt các Môn đệ để ra đi phó nộp mình cứu chuộc nhân loại, Chúa Giêsu đã cùng các môn đệ ăn bữa Tiệc Ly, bữa tiệc dương gian cuối cùng của Người. Trong khung cảnh đơn sơ thân tình của nhà Tiệc Ly, Thầy trò cùng đàm đạo, tâm sự, chia sẻ và ăn uống với nhau. Đến lúc cao điểm, Chúa Giêsu cầm lấy Bánh và làm nên Thân Mình Người, rồi lấy rượu làm nên Bửu Huyết Người, rồi thông chia cho các môn đệ. Bữa Tiệc Ly cuối cùng và Bí Tích Thánh Thể đầu tiên đã diễn ra như thế. Từ đó, các môn đệ của Người – Hội Thánh – vẫn tiếp tục cử hành lại “để tưởng nhớ đến Thầy chí Thánh” cho đến ngày nay.

Thứ Tư, 11 tháng 4, 2018

THỜI SỰ THẦN HỌC – SỐ 39, THÁNG 3/2005

CHỦ ĐỀ: THÁNH THỂ, NGUỒN ÁNH SÁNG VÀ NGUỒN SỰ SỐNG

LỜI NGỎ


Từ ngày 10 đến ngày 17.10.2004, tại thành phố Guadalajara – miền đất của các chứng nhân tử đạo vừa được tuyên phong – đã diễn ra Đại Hội thánh thể quốc tế lần thứ 48. Các Thánh Tử đạo tại Guadalajara, Mêhicô đã kín múc sức mạnh và chí can trường từ Bí Tích Thánh Thể, Nguồn Ánh Sáng và Nguồn Sự Sống. Các vị đã hiên ngang hô vang lên: “Viva Cristo Rey! Y Santa Maria de Guadalupe! (Vạn tuế Chúa Kitô Vua, và Đức Thánh Mẫu Maria Guadalupe) khi hiến dâng mạng sống mình cho quê hương và cho Đức tin của dân tộc mình.

Chủ Nhật, 25 tháng 3, 2018

NHỮNG BỮA TIỆC DO THÁI GIÁO VÀ THÁNH THỂ

Thời sự Thần học - Số 40, tháng 06/2005, tr. 39-58

C. Perrot


Cựu ước cho chúng ta biết có nhiều những bữa tiệc thánh : bữa tiệc Giao ước (St 31,53 tt; Lv 24,6-9; Xh 24,1-11 và Ds 27,7), bữa tiệc hiến tế (1 V 9.18.24; 20,27), bữa tiệc kỳ an và đặc biệt là bữa tiệc tạ ơn (todôth) mà được biết qua sách Lêvi (7,12 tt); qua thánh vịnh 50 (14-23) và thánh vịnh 56 (13). Thật khó xác định ý nghĩa chính xác của những bữa tiệc này, nhưng một điều chắc chắn là chúng có vai trò quan trọng đối với người Do Thái, chẳng hạn trong những dịp lễ Vượt Qua, lễ Mùa hay lễ mừng chiến thắng, trong niềm mong chờ bữa tiệc cứu độ ngôn sứ Isaia nói tới (Is 25,6; xc. Is 55,1 và Mt 8,11).

Thứ Năm, 22 tháng 3, 2018

BỮA TIỆC LY CỦA CHÚA DIỄN RA LÚC NÀO ?

Thời sự Thần học - Số 40, tháng 06/2005, tr. 19-31

LTS : Chúng ta biết rằng sau khi bị bắt tại vườn Cây Dầu, Đức Giêsu bị điệu tới nhà thượng tế Hanna nơi diễn ra cuộc thẩm vấn lần thứ nhất (x. Ga 18,19-23), rồi Người lại bị dẫn đến nhà thượng tế Caipha (x. Ga 18,24), nơi họp Thượng Hội Đồng. Sau đó Đức Giêsu còn bị sỉ nhục, khạc nhổ, chế nhạo và đánh đập (x. Mc 14,65). Rạng sáng hôm sau, Thượng Hội Đồng tái nhóm (x. Mc 15,1) và quyết định xử tử Đức Giêsu. Sau phiên tòa tôn giáo, người ta lại điệu Đức Giêsu tới tổng trấn Philatô (x. Lc 23,1). Phiên tòa nơi tổng trấn Philatô chắc chắn phải kéo dài vì phải qua nhiều thủ tục. Sau đó Philatô chuyển Chúa Giêsu đến Hêrôđê Antipa (x. Lc 23,7).

Thứ Hai, 8 tháng 1, 2018

THÁNH THỂ MẦU NHIỆM CỨU ĐỘ

Thời sự Thần Học – Số 38, tháng 12/2004, tr. 55-81

Jean-Pierre Jossua


(Hữu Nghị – Bùi Thiện lược dịch từ Dictionnaire de la Théologie chrétienne, Encyclopaedia Universalis, Paris: Albin Michel, 1998, mục Eucharistie)

Ngay từ khởi đầu, Thánh thể đã là một sự kiện: theo tập tục của người Do Thái, Đức Giê-su, trước khi chịu tử nạn, đã chia sẻ bữa ăn với các môn đệ, cùng với các ông bẻ chiếc bánh “là thân thể Người”, và Người mời gọi họ “hãy làm việc này để tưởng nhớ Thầy”.