Hiển thị các bài đăng có nhãn Bí tích hôn phối. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Bí tích hôn phối. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 9 tháng 6, 2020

GIỚI THIỆU TÔNG HUẤN NIỀM VUI CỦA TÌNH YÊU

Thời sự Thần học - số 72, tháng 5/2016, tr. 163-189

_Phan Tấn Thành_


Tông huấn được ký vào ngày 19-3-2016, lễ thánh Giuse, giáp ba năm đức thánh cha Phanxicô nhậm chức mục tử của Giáo hội, và được phát hành qua cuộc họp báo được tổ chức vào ngày 8 tháng Tư. Các cơ quan truyền thông đã loan tin và phổ biến bản tóm lược vắn tắt do chính văn phòng thư ký Thượng hội đồng đã soạn. Trên thực tế, người ta chỉ chú trọng những đoạn giật gân và bỏ qua nhiều đoạn ý nghĩa.

Bài viết này muốn giới thiệu tông huấn với cái nhìn tổng quan, nhằm cho thấy sự phong phú của nó, và gồm 3 phần: 1/ Nhận xét từ bên ngoài. 2/ Tóm lược nội dung. 3/ Vài ghi nhận.

Thứ Tư, 29 tháng 1, 2014

TIẾN TRIỂN CỦA THẦN HỌC HÔN NHÂN TRONG THẾ KỶ 20

(Thời sự Thần học – số 32, tháng 6/2003, tr. 71 – 90)

Trọng Nghĩa (tổng hợp)

DẪN NHẬP

Nhờ vào nhiều lối tiếp cận khác nhau nên thần học hôn nhân đã có nhiều biến chuyển. Những biến chuyển này làm cho quan niệm truyền thống của Giáo hội có nhiều đổi mới. Như vậy, những lối tiếp cận này vừa làm cho tư tưởng của Giáo hội thêm phong phú lại cũng vừa lay chuyển nhiều lập trường của Giáo hội.

Những lối tiếp cận này rất đa dạng tuỳ theo mục tiêu, phương pháp làm việc. Tuy nhiên, đừng nghĩ rằng chúng hoàn toàn độc lập, không phụ thuộc lẫn nhau. Thực ra, từ một góc độ làm việc, những nguyên tắc này có thể ảnh hưởng hoặc bổ túc cho nhau : chẳng hạn chú giải đi đôi với lịch sử, lịch sử với giáo luật, giáo luật với mục vụ, rồi lịch sử đi với mục vụ….Vì thế, chúng ta không thể lướt qua tất cả các nguyên tắc thần học chỉ trong một ít trang giấy này.

Chủ Nhật, 26 tháng 1, 2014

LỊCH SỬ HÔN NHÂN CÔNG GIÁO

(Thời sự Thần học – số 32, tháng 6/2003, tr. 54-70) 

Anh Phương 

Bài này xin tìm về truyền thống của Giáo hội, tiếp sau Kinh thánh. Có thể phân biệt ba thời kỳ: (1) các thế kỷ đầu tiên; (2) thời trung cổ với suy tư về tính Bí Tích của hôn nhân, và (3) thời cải cách, Công đồng Tridentino và cuộc tiến hoá tới hiện nay. 

Phần I: Hôn nhân Kitô giáo thời đầu 

Có thể nói có một số những định chế, luật lệ ảnh hưởng trên định chế hôn nhân Kitô giáo. Luật La Mã cổ được xem là có ảnh hưởng cơ bản, còn các phong tục tập quán Đức cũng ảnh hưởng phần nào. 


Thứ Năm, 23 tháng 1, 2014

HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH THEO QUAN ĐIỂM NHÂN CHỦNG HỌC VÀ XÃ HỘI HỌC

(Thời sự Thần học – số 32, tháng 6/2003, tr. 27-53)

Thanh Tuyền

I. MỘT VÀI DỮ KIỆN NHÂN CHỦNG HỌC VÀ XÃ HỘI HỌC LIÊN QUAN ĐẾN HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH:

A. Chức Năng Xã Hội về Hôn Nhân và Gia Đình:

1. Hôn nhân giữa lòng muốn và luật lệ: Hôn nhân là một trong những chức năng nền tảng của con người, mà qua đó con người biểu tỏ sự ưng thuận với những sự khác biệt, nhận hiểu người khác, và đón nhận. Nguời kết hôn là người thuận theo sự khác biệt nơi người khác, đồng thời cũng chấp nhận khuyết điểm chính tự bản chất nơi mình, là cái bất toàn nơi hữu thể mình. Người ta phải chân nhận ra mình chẳng phải là đấng toàn năng khi biết mình là “một trong bao la những người khác.” Sự khao khát luôn luôn gắn chặt trong con người, đặc biệt là sự khát khao tình dục. Vì thế đây chính là một nguy hiểm rất lớn nếu sự khao khát ấy vẫn mãi âm ỉ trong bản thân mình: Một mặt, có những người chạy theo nguy cơ ấy và biến mình thành những “đồ vật” ; mặt khác, xã hội con người đã tự đánh mất tính liên đới của mình (tính hợp quần theo như định nghĩa của xã hội học): sự khao khát ấy sẵn sàng bộc phát bất cứ lúc nào khi nó bị đánh thức, việc thiếu tiết độ sẽ lôi kéo các cá nhân và sự tranh dành giữa họ sẽ xảy ra hầu làm sao có thể chiếm đoạt được những “đồ vật” mà họ theo đuổi. Xã hội sẽ không thể tồn tại nếu mỗi thành viên của mình không biết tiết độ cái khát khao ấy. 


Thứ Hai, 20 tháng 1, 2014

TÌNH YÊU VÀ HÔN NHÂN TRONG THÁNH KINH

(Thời sự Thần học – số 32, tháng 6/2003, tr. 7-26)

Bùi Minh Đức (tổng lược)

“Trời còn có bữa sao quên mọc” nhưng nhân gian không bao giờ vắng bóng tình yêu. Chính tình yêu là một phần không thể thiếu làm nên bản thể con người. Trong lịch sử tư tưởng nhân loại, dù đã có rất nhiều người nói về tình yêu nhưng hầu như không ai lột tả một cách trọn vẹn bộ mặt huyền nhiệm của nó. Thánh kinh đề cập chuyện tình yêu không chỉ dưới khía cạnh con người mà còn đặt trong ánh sáng mạc khải... 

I. TÌNH YÊU VÀ HÔN NHÂN THỜI CỔ ĐẠI

A. Trong các thần thoại cổ đại
1. Những thần thoại về đời sống lứa đôi :

Trong các thể chế tôn giáo cổ xưa (ở Lưỡng Hà, Syria, Canaan, Ai Cập, Hy Lạp…), con người phóng chiếu kinh nghiệm riêng của mình vào các thần thoại. Mỗi thần thoại đều nhắm đến một ý hướng nào đó, chúng có chức năng biện minh hay giải thích về xã hội mà con người đang sống. Thần thoại giải thích thế giới hiện tại bằng cách trình bày những chuyện kể về thần linh thuở khai thiên lập địa. Đó là những khuôn mẫu mà xã hội và kinh nghiệm con người không ngừng noi theo với ít nhiều thành công. Thế giới này chỉ có ý nghĩa khi biết tìm chỗ dựa trong thế giới mẫu mực của thần linh. Chính vì vậy người ta giải thích tình trạng thế giới theo những trần thuật sáng tạo khác nhau do vị thần này hay vị thần kia thực hiện ; chẳng hạn như tín ngưỡng thờ thần theo thần thoại Pandore (Hy Lạp) hay thờ thần trung gian chuyển cầu Announaki (Babylon),…

Thứ Bảy, 18 tháng 1, 2014

THỜI SỰ THẦN HỌC – SỐ 32, THÁNG 6/2003

LTS : Bắt đầu từ hôm nay, các Chủng viện và Học viện tạm nghỉ để các chủng sinh và tu sĩ có thể về ăn tết với gia đình. Những ngày Tết đối với gia đình người Việt có ý nghĩa linh thiêng. Đầu năm mới là dịp để con cái bày tỏ lòng hiếu kính đối với các bậc sinh thành, đồng thời sự quy tụ của con cái bên cha mẹ, ông bà cũng nhắc nhớ mỗi người về giá trị của đời sống gia đình. Điều này có ý nghĩa hơn trong năm nay, khi Giáo hội Việt Nam chọn năm 2014 làm Năm sống Phúc Âm trong gia đình. Trong Thư gửi cộng đồng Dân Chúa vào tháng 10/ 2013, các giám mục Việt Nam kêu gọi các gia đình “Xây dựng gia đình mình thành một cộng đoàn cầu nguyện, sống tình yêu hợp nhất thủy chung, phục vụ sự sống và hăng say loan báo Tin Mừng.” Hoà cùng với bầu khí Xuân Giáp Ngọ và Năm Phúc Âm-hoá gia đình, Thời sự Thần học chọn đăng các số có chủ đề về TÌNH YÊU – HÔN NHÂN - GIA ĐÌNH. Mặc dù mọi người nghỉ ngơi ăn Tết, nhưng hy vọng rằng chủ đề này vẫn được nhiều độc giả chú ý. 

Độc giả cũng có thể đọc thêm các bài viết cùng đề tài ở Thời sự Thần học số 9
_________________

CHỦ ĐỀ: TÌNH YÊU – HÔN NHÂN – GIA ĐÌNH

LỜI NGỎ


Tình yêu – Hôn nhân – Gia đình là chủ đề đa dạng, phong phú và muôn thuở của kiếp người. Mỗi thời đại yêu “một kiểu” khác nhau, và tất nhiên kết hôn, lập thành gia đình cũng “chẳng giống nhau” chút nào. Mỗi quan điểm (Tâm lý học, Xã hội học, Tôn giáo học, Nhân chủng học…) lại triển khai những khía cạnh khác nhau của cùng một vấn đề. Có thể nói, tuy người ta đã tốn rất nhiều giấy mực cho đề tài này, nhưng xem ra bao nhiêu cũng không đủ. Chừng nào trên trái đất còn có con người, đề tài này vẫn còn được đề cập đến. Thời sự Thần học đã từng đề cập đến đề tài này (Xc TSTH, số 9 tháng 9 năm 1997); Nay nhân năm Gia đình 2003, Thời sự Thần học xin trở lại một lần nữa.

Trong phần chủ đề, với giới hạn của mình, Thời sự Thần học xin khởi đi từ quan điểm Kinh thánh (Bài 1): “Tình yêu và hôn nhân trong Kinh thánh” đến quan điểm Nhân Chủng Học và Xã Hội Học (Bài 2): “Hôn Nhân và Gia Đình theo quan điểm Nhân Chủng Học và Xã Hội Học”. Hơn nữa, một phác thảo lịch sử phần nào giúp hiểu biết về sự tiến triển của Thần học Hôn Nhân Công giáo. (Bài 3): “Lịch sử Hôn nhân Công Giáo” và (Bài 4): “Tiến triển của Thần học Hôn nhân trong thế kỷ XX”. Sau cùng là một suy tư với tâm tình hy vọng Gia đình Việt Nam trở thành một mảnh đất phì nhiêu cho hạt giống Tin mừng sinh hoa kết trái (Bài 5).

Bài “Truyền giáo và Văn hóa trong thế kỷ XIX” là phần tiếp theo của “Hướng đến một nền Thần học Hội nhập Văn hóa” (Xc từ TSTH số 16, tháng 6/1999). Phần chuyên mục Tôn Giáo gồm các bài “Cộng đoàn Taizé” và “Lễ Vượt Qua”. Phần Du Lịch Thần học cùng Thánh Thomas Aquino tiếp tục với “Sách Giáo lý của Thánh Thomas Aquino, Phần IV”. Sau cùng, TSTH xin giới thiệu một lối trình bày Hành trình Cứu độ qua Lịch sử Kinh thánh dưới dạng thư tín, khởi đầu là Lá thư của mẹ Eva, viết trong “Đem nhân gian”.

Ra mắt Bạn đọc vào dịp Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống (8/6/2003), TSTH kính chúc Qúy độc giả tràn đầy Bảy Ơn Chúa Thánh Thần, để Hiệp nhất trong Tình yêu vì cùng trong “một Chúa, một Niềm tin, một Phép rửa. Chỉ có một Thiên Chúa, Cha của mọi người, Đấng ngự trên mọi người, qua mọi người và trong mọi người” (Ep 4,5-6).

Thân kính
Nhóm Vinh Sơn Phạm Hiếu Liêm

TRONG SỐ NÀY


Chủ đề: Tình yêu – Hôn Nhân – Gia đình

Hội nhập văn hóa

Du lịch Thần học cùng thánh Thomas Aquino

  • Sách giáo lý của thánh Thomas Aquino (tt)

Chuyên mục Tôn Giáo

Hành Trình Cứu Độ Theo Lịch Sử Kinh Thánh

  • Lá thư của Mẹ Eva




Thứ Tư, 6 tháng 3, 2013

LUẬT PHÁP VÀ HÔN NHÂN

Thời sự Thần học – Số 9 – Tháng 9/1997, tr. 42-66

Mục đích của bài khảo luận này trình bày Luật pháp như là một phương tiện để xây dựng, bảo vệ hạnh phúc gia đình. Điều này có tầm mức quan trọng vì gia đình là tế bào nền tảng của đời sống xã hội và Giáo hội, đã và đang được mọi người quan tâm. Gia đình được qui định trong luật pháp của quốc gia cũng như của Giáo luật. 

Luật pháp liên quan tới hôn nhân và đời sống gia đình được trình bày trong bài này dựa trên hai bản văn chính thức: 

– Dân Luật về Hôn nhân và Gia đình: đã được Quốc hội thông qua ngày 29.12.1986, được Chủ tịch Hội đồng Nhà nước công bố do sắc lệnh số 21/LCT-HĐND-7 ngày 3.1.1987. Tất cả gồm có 10 chương và có 57 điều khoản. 

– Bộ Giáo luật Roma: ban hành ngày 21.1.1983 gồm có 1752 điều khoản. 

Thứ Hai, 4 tháng 3, 2013

Ý THỨC VỀ HẠNH PHÚC TRONG HÔN NHÂN

Thời sự Thần học – Số 9 – Tháng 9/1997, tr. 35-41

_Nam Giao_


Có lẽ người ta không cần phải xét đến tỉ lệ ly thân, ly dị và những trường hợp bạo động giữa vợ chồng để nhận ra rằng hạn phúc trong hôn nhân không phải là điều dễ kiếm. 

Kinh nghiệm sống chứng minh là trong nhiều gia đình những vụ bất hòa, xung khắc, lạnh nhạt thường xảy ra trong cuộc sống lứa đôi. Trong những trường hợp đó, hạnh phúc đã vắng bóng dù vợ chồng vó ăn đời ở kiếp với nhau. Hạnh phúc trong hôn nhân, nếu có, là trường hợp ngoịa lệ, gia đình thiếu hạnh phúc mới là qui luật. Thật oái oăm! là còn đâu ước muốn và kỳ vọng cua rnhững kẻ yêu nhau. Khi yêu, họ nghĩ hôn nhân là mục tiêu phải thực hiện cho bằng được, là sự thể hiện thiết yếu của tình yêu đích thực. Có yêu nhau thực sự thì phải tha thiết sống chung với nhau, dù là dưới hình thức nào: Từ chối hôn nhân là chưa yêu hết sức mình, là chưa yêu đúng nghĩa. 

Thứ Bảy, 2 tháng 3, 2013

THẦN HỌC MỤC VỤ VỀ HÔN NHÂN

Thời sự Thần học – số 9 – Tháng 9/1997, tr. 23-33

Hoa Trang_


A. GIA ĐÌNH LÀ “GIÁO HỘI GIA THẤT” 

Trong các văn kiện Tòa thánh. Từ ngữ : Gia đình là một Giáo hội gia thất (hay cũng có thể dịch là: Giáo hội tại gia. Giáo hội thu hẹp, nguyên ngữ latinh là : ecclesia domestica) thường được nhắc tới. Từ ngữ đó có ý nghĩa gì?

Theo các học giả, danh từ này được du nhập vào các văn kiện của Giáo hội kể từ công đồng Vaticanô II. Ở số 11 của “Hiến chế về Hội thánh”, khi nói về ý nghĩa của bí tích hôn phối, công đồng viết như sau.

Thứ Năm, 28 tháng 2, 2013

CUỘC TRANH LUẬN VỀ TÍNH CÁCH BÍ TÍCH CỦA HÔN NHÂN CÁC KITÔ HỮU

Thời sự Thần học – Số 19 – Tháng 9/1997, tr 17-22

_Tấn Anh_


Do ảnh hưởng của thần học về hôn nhân của công đồng Vaticano II đối với bộ giáo luật 1983. Một đặc tính của quan điểm ấy và tính cách liên bản vị của giá thú: giá thú không phải chỉ một khế ước quy định những nghĩa vụ và quyền lợi, nhưng tiên vàn là một sự trao ban và chấp nhận hỗ tương, giữa một người nam và một người nữ: Sự trao ban ấy có tính cách độc hữu và vĩnh viễn. Chính từ tình yêu trao hiến ấy mà nảy ra sự sống mới như là hoa trái của nó. Như thế, chúng ta vẫn còn ở cấp bậc tự nhiên, nghĩa là xét kết hôn theo kế hoạch của Đấng Tạo hóa.

Thứ Ba, 26 tháng 2, 2013

NHỮNG CHẶNG ĐƯỜNG TIẾN TRIỂN CỦA THẦN HỌC VỀ HÔN NHÂN

Thời sự Thần học – Số 9 – tháng 9/1997, tr. 7-16

Bình Hòa


Vấn đề gia đình bao gồm rất nhiều bộ phận khác nhau, thí dụ : 
  • Tín lý (xét về hôn nhân như là một bí tích), 
  • Luân lý và tu đức (bàn về ơn gọi của vợ chồng và cha mẹ trong việc thánh hoá tổ ấm gia đình), 
  • Mục vụ (chuẩn bị các đôi bạn vào đời hôn nhân cũng như giúp cho các đôi bạn đương đầu với những khó khăn của đời sống gia đình; đó là chưa kể tới việc giáo dục bạn trẻ về quan niệm hôn nhân, đương đầu với những trào lưu chủ trương tự do luyến ái), 
  • Giáo luật (xét về hôn nhân theo những quy định của Hội thánh). 

Chủ Nhật, 24 tháng 2, 2013

THỜI SỰ THẦN HỌC – SỐ 9, THÁNG 9/1997

CHỦ ĐỀ : HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH

LỜI NGỎ


Hôn nhân - Gia đình vốn là một trong những vấn đề cơ bản của đời người. Người ta đã tốn biết bao giấy mực để bàn về vấn đề này. Qua dòng lịch sử, mỗi thời đại có quan niệm khác nhau. Trên thế giới, mỗi dân tộc lại có những nét đặc trưng về Hôn nhân - Gia đình của họ. Nhưng dẫu thế nào đi nữa, Hôn nhân - Gia đình, nền tảng của xã hội vẫn là một vấn đề gây nhiều nhức nhối, nhất là trong xã hội hôm nay.