Hiển thị các bài đăng có nhãn Bác ái. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Bác ái. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Bảy, 2 tháng 7, 2022

CÔNG BẰNG VÀ TÌNH LIÊN ĐỚI

“Caritas in Veritate” hay “Veritas in Caritate”

Thời sự Thần học – Số 3, tháng 8/2009, tr. 68-74

_Phaolô Cao Chu Vũ_

1. Khái niệm “xã hội” bị giản lược
2. Tình liên đới xây dựng một xã hội công bằng
3. Xã hội công bằng cần có những “cơ cấu liên đới”
4. Thực thi tình liên đới
Bản phúc trình năm 2008 do Ban Kinh Tế và Quan Hệ Xã Hội của Liên Hợp Quốc nhận định thế giới ngày nay bất bình đẳng hơn so với mười năm về trước, bất chấp việc tăng trưởng kinh tế đáng kể ở nhiều vùng. Cụ thể, bản phúc trình nói rằng không thể so sánh nổi giữa 2,8 tỷ người đang sống với mức chưa tới 2 USD/ngày với mức độ tiêu dùng của giới nhà giàu.[1]

Thứ Tư, 29 tháng 6, 2022

NỀN TẢNG CHO SỰ PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN VÀ BỀN VỮNG

“Caritas in Veritate” hay “Veritas in Caritate”

Thời sự Thần học – Số 3, tháng 8/2009, tr. 52-67

_FX. Trần Kim Ngọc, O.P._ 

1. Thực trạng của thế giới
2. Những nguy cơ của việc phát triển không tương xứng
3. Những nguyên tắc cho sự phát triển toàn diện và bền vững
4. “Caritas in Veritate”: nền tảng cho sự phát triển toàn diện và bền vững

Dẫn nhập


Thế giới đang ở trong cuộc khủng hoảng tài chính trầm trọng. Cuộc khủng hoảng này là một hồi chuông báo động cho con người biết thức tỉnh trước những việc làm bất cập và thái quá trong việc phát triển không đồng đều và không vững bền. Cái nào cũng có cái giá của nó. Nhưng cái giá để trả cho cuộc hiện sinh viên mãn của chính con người lại quá đắt. Người ta cứ tưởng là kinh tế có thể giải quyết mọi vấn đề. Người ta cứ nghĩ phát triển nhanh là giải quyết được các vấn đề liên quan đến cuộc sống con người như đói nghèo, bệnh tật, thất học và quê mùa.[1] Nguyên nhân gây ra cuộc khủng hoảng có nhiều, nhưng nguyên nhân cơ bản nhất có lẽ là chính con người.[2] Việc phát triển chỉ vì sự phát triển, coi con người như sản phẩm để phục vụ cho công cuộc phát triển thì đó chỉ là cách làm hại con người. Điều này có thể được chứng minh rõ ràng qua những hậu quả thiên tai, biến đổi khí hậu hay môi trường bị ô nhiễm trầm trọng trong những năm gần đây. Tương lai của nhân loại và hành tinh này sẽ như thế nào nếu ngay từ bây giờ con người không hành động khẩn trương và kịp thời?

Để có một sự phát triển toàn diện và bền vững không thể thực hiện một cách đơn điệu, mà phải có sự tham gia của mọi thành phần trong xã hội.[3] Nhưng sẽ không có sự phát triển như thế, nếu thiếu những giá trị nền tảng như chân lý, công bằng, tự do và nhân ái cùng với những nguyên tắc hành động. Cũng sẽ không có sự phát triển như thế, nếu không có sự liên đới giữa cá nhân và tập thể, giữa xã hội và nhà cầm quyền, giữa con người với nhau… Cũng sẽ không bao giờ có sự phát triển như thế, nếu không tôn trọng vai trò của mỗi người trên các lãnh vực của cuộc sống, nếu không tôn trọng sáng kiến của mỗi cá nhân trong xã hội.[4]

Thứ Hai, 30 tháng 8, 2021

SỨ VỤ CARITAS TRONG GIÁO HỘI

Thời sự Thần học - Số 92, tháng 05/2021, tr. 212-223

_Ngô Sĩ Đình, O.P._

Bác ái (caritas) là một phần quan trọng làm nên bản chất và sứ vụ của Giáo hội. Thực vậy, bản chất Giáo hội được thể hiện qua một trách nhiệm bao gồm ba hoạt động: rao giảng Lời Chúa (kerygma-martyria) cử hành các Bí tích (leiturgia), phục vụ bác ái (diakonia). Những hoạt động này lệ thuộc nhau và không thể tách rời nhau[1]. Đức giáo hoàng Phanxicô nói rõ hơn: “Bác ái là một phần thiết yếu của Giáo hội. Nếu không có bác ái thì không có Giáo hội. Bác ái thể hiện tình yêu của Giáo hội, và Giáo hội tự thể hiện qua bác ái”[2]. Trong Giáo hội, mọi thành phần đều có trách nhiệm thực thi bác ái, nhưng Caritas là tổ chức được Giáo hội giao vai trò đại diện Giáo hội trong lãnh vực này.

Thứ Bảy, 28 tháng 8, 2021

BÁC ÁI KITÔ GIÁO TRẢI QUA LỊCH SỬ : THỰC HÀNH VÀ LÝ THUYẾT

Thời sự Thần học - Số 92, tháng 05/2021, tr. 185-211

 _Daniel de Pablo Maroto, O.C.D.[1]

I. Cổ thời (tk I-VII)
  A. Những định chế và thực hành bác ái
  B. Những nền tảng thần học.
    1/ Hội thánh nguyên thủy: a) Giáo hội là nhiệm thể Đức Kitô; b) Mục tiêu của tài sản; c) Đức Kitô nơi người nghèo.
    2/ Từ thế kỷ IV. a) Những lý do tự nhiên: con người sống trong xã hội; mục tiêu sử dụng tái sản. b) Những lý do lịch sử cứu độ: Kitô học; phẩm giá con người; hiệu quả đền tội của việc bác ái.
II. Thời Trung đại (tk.VII-XV)
  A. Những dữ kiện lịch sử
  B. Những nền tảng thần học: 1/ Kitô học. 2/ Giáo hội học. 3/ Công bình và bác ái
III. Thời cận đại (tk. XVI-XVII)
  A. Những định chế mới
  B. Sự tiến triển trong quan niệm về người nghèo và bác ái
  C. Ý thức hệ mới
IV. Thời đương đại (tk. XVIII-XX)
  A. Thế kỷ XVIII
  B. Thế kỷ XIX
  C. Thế kỷ XX.

Thứ Năm, 26 tháng 8, 2021

NGUYÊN TẮC TÌNH LIÊN ĐỚI TRONG GIÁO HUẤN XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI

Thời sự Thần học - Số 92, tháng 05/2021, tr. 151-184

_Gregorio Guitián_

Giáo huấn xã hội của Giáo hội kể tình liên đới vào số những nguyên tắc căn bản, nhưng không đưa ra một định nghĩa chính xác về thuật ngữ này. Tác giả, giáo sư thần học tại đại học Navarra (Tây Ban Nha), khi ôn lại nguồn gốc và sự tiến triển của thuật ngữ này, cho thấy nó mang nhiều ý nghĩa khác nhau trong lịch sử. Đã có lúc tình liên đới được sử dụng để đối lại với đức bác ái Kitô giáo. Mặt khác, ngay trong các văn kiện của Giáo hội, tình liên đới cũng thay đổi ý nghĩa. Bài viết này muốn trình bày những khía cạnh khác nhau của tình liên đới, và đề nghị một định nghĩa của nó.
Nguồn: Sobre la formulación del principio de solidaridad de la Doctrina Social de la Iglesia. Teología y Vida 61/1 (2020) 21-46.
Viết tắt:
GHXH: Giáo huấn Xã hội của Hội thánh.
GLCG: Sách Giáo lý của Hội thánh Công giáo.
SRS: Thông điệp Sollicitudo Rei socialis của ĐTC Gioan Phaolô II (30/12/1987)
TLHTXH: Tóm lược Học thuyết xã hội của Giáo hội Công giáo (Compendio della Dottrina sociale della Chiesa, 2004), bản dịch tiếng Việt của Ủy ban Bác ái Xã hội thuộc HĐGMVN.

Thứ Hai, 16 tháng 8, 2021

BÁC ÁI XÃ HỘI: NHỮNG KHÁI NIỆM

 Thời sự Thần học - Số 92, tháng 05/2021, tr. 117-150

_Phan Tấn Thành_

Nhập đề: Bác ái xã hội hay công bình xã hội?
I. Bác ái
  A. Caritas: 1. Từ ngữ. 2. Thần học về caritas. 3. Phân loại
  B. Caritas socialis: 1. Nguồn gốc thuật ngữ. 2. Ý nghĩa
II. Công bình
  A. Justitia: 1. Từ ngữ. 2. Lịch sử quan niệm triết học và thần học về justitia. 3. Phân loại
  B. Justitia socialis: Lịch sử của thuật ngữ
III. Tương quan giữa Caritas và Justitia
  A. Quan niệm cổ điển: tương quan giữa hai nhân đức
  B. Những thách đố thời đại: công bình chống lại bác ái
  C. Thông điệp Deus caritas est: 1. Bác ái và công bình xét như hai nhân đức. 2. Bác ái và công bình xét như đặc trưng của Giáo hội và của Nhà nước
Viết tắt:
DCE: Thông điệp Deus caritas est của Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI (25-5-2005)
TLGHXH: Tóm lược Giáo huấn Xã hội (Compendio della dottrina sociale della Chiesa) do Hội đồng Tòa thánh về Công lý và Hòa bình xuất bản năm 2004.

Thứ Sáu, 13 tháng 8, 2021

THÔNG ĐIỆP DEUS CARITAS EST : NHỮNG VIỄN TƯỢNG CHO THẦN HỌC BÁC ÁI

Thời sự Thần học - Số 92, tháng 05/2021, tr. 87-116.

 _Rainer Gehrig

Tác giả là giáo sư đại học San Antonio ở Murcia (Tây Ban Nha). Đây là bài thuyết trình tại cuộc hội thảo kỷ niệm 10 năm ban hành thông điệp Deus caritas est do Hội đồng Tòa Thánh “Cor unum” tổ chức tại Vatican vào các ngày 25-26/02/2006. Bài viết trình bày “thần học bác ái” như một ngành chuyên biệt của thần học, kết nạp những suy tư thần học về Tình yêu với những dữ kiện của khoa học nhân văn liên quan đến việc tổ chức công cuộc bác ái.
Nguồn: “The Encyclical Deus Caritas Est: Perspectives for a Theology of Charity”, in: Acts of The International Congress Love Never Fails Perspectives 10 years after the Encyclical Deus Caritas Est, Pontifical Council Cor Unum, Vatican City 2006, trang 105-121.
Chuyển ngữ: Ts. Gioan Nguyễn Long Quân
1. Thời nay, thần học bác ái được hiểu như thế nào?
  1.1. Các hướng tiến của một ngành học đang phát triển
  1.2. Những khó khăn hiện nay chung quanh chủ đề bác ái
  1.3. “Cô bé lọ lem hay Người đẹp ngủ trong rừng” – sự vắng bóng thần học bác ái trong lĩnh vực suy tư, nghiên cứu và giảng dạy
2. Nền tảng thần học của tình yêu: đánh giá lại “Tình yêu” để suy tư thần học và thực tiễn về diakonia
  2.3. Tình yêu: viễn tượng thông diễn khái niệm về thần học bác ái (DCE 3-11)
  2.3. Hoạt động bác ái bắt nguồn từ Chúa Kitô
  2.3. Chân tướng hoạt động bác ái của Hội thánh (DCE 31 tt)
3. Phải sống tình yêu như thế nào?
  3.1. Viễn tượng lịch sử của thần học bác ái (DCE 20-26)
  3.2. Viễn tượng trắc ẩn của thần học bác ái
  3.3. Viễn tượng chứng tá của bác ái (DCE 31; 36 tt)
  3.4. Viễn tượng đối thoại đại kết
4. Thần học bác ái như một khoa thần học chuyên biệt
Viết tắt: DCE = Thông điệp Deus caritas est. CIV = Thông điệp Caritas in veritate

Thứ Sáu, 9 tháng 3, 2018

VƯƠNG QUỐC THIÊN CHÚA VÀ GIÁO HỘI TRONG CUỘC TRANH LUẬN THẦN HỌC THẾ KỶ XX

Thời sự Thần học - Số 56, tháng 5/2012, tr. 118-149

Nt. Maria Đinh Thị Sáng, O.P.


Nhập đề


Từ ngữ Vương quốc Thiên Chúa trong tiếng Hy Lạp (Βασιλεία τοῦ Θεοῦ -Basileia tou Theou), Do Thái (malkût / mâlâk YHWH), La Tinh (Regnum Dei) hay Âu, Mỹ (Royaume de Dieu, Kingdom of God, Regno di Dio) đều chỉ đến một nước hay một triều đại theo chế độ quân chủ, trong đó có Thiên Chúa làm Vua. Sách Giáo lý Hội thánh Công giáo số 2816 định nghĩa ngắn gọn basileia trong 3 từ: Vương quyền (danh từ trừu tượng), Vương quốc (danh từ cụ thể), Vương triều hay Triều đại (danh từ chỉ việc cai trị)[1]. Do thói quen, trong bài này đôi lúc chúng ta dùng từ Nước Thiên Chúa để thay thế cho ba từ trên, và từ Nước Trời để chỉ tính cách siêu việt của Vương quốc đó, tuy không sát nghĩa với nguyên ngữ basileia.

Thứ Tư, 7 tháng 3, 2018

MỤC VỤ SỨC KHOẺ: LỊCH SỬ, NHỮNG Ý TƯỞNG, NHỮNG LÃNH VỰC

Thời sự Thần học - Số 56, tháng 5/2012, tr. 88-117

Renato Di Menna


Bài này được trích từ bộ “Từ điển Thần học Mục vụ Sức Khỏe” (Dizionario di Teologia Pastorale Sanitaria, a cura di G. Cinà – E. Locci – C. Rocchetta – L. Sandrin, Edizioni Camilliane, Torino 1997, trang 830-840)[1]. Lưu ý về từ ngữ. Tại Việt Nam, tên của cơ quan chính phủ phụ trách các người bệnh là “Bộ Y Tế”, nhưng được dịch sang tiếng Anh là “Ministry of Health” (Bộ Sức khỏe). Tương tự như vậy, tựa đề của bài viết là “Mục vụ sức khoẻ” (Pastorale sanitaria, pastorale della salute) mặc dù nói đến việc “chăm sóc người bệnh” (Y = chữa bệnh); vì thế tuỳ theo mạch văn sẽ được dịch là “y tế” hay “sức khoẻ”. Mục vụ sức khoẻ không chỉ là một ngành chuyên khoa của thần học mục vụ nhưng còn là một lãnh vực hoạt động mục vụ của Giáo hội.

Thứ Hai, 5 tháng 3, 2018

CHĂM SÓC SỨC KHOẺ VÀ GIẢNG THUYẾT

Thời sự Thần học - Số 56, tháng 5/2012, tr. 75-87

An-bê-tô Nguyễn Lộc Thọ, O.P.

Các môn đệ hỏi Đức Giê-su: “Thưa Thầy, ai đã phạm tội khiến người này sinh ra đã bị mù, anh ta hay cha mẹ anh ta?” Đức Giê-su trả lời: “Không phải anh ta, cũng chẳng phải cha mẹ anh ta đã phạm tội. Nhưng sở dĩ như thế là để thiên hạ nhìn thấy công trình của Thiên Chúa được tỏ hiện nơi anh.” (Ga 9,2-4).

Thứ Sáu, 2 tháng 3, 2018

TỪ NIỀM TIN VÀO ĐỨC KITÔ ĐẾN VIỆC LỰA CHỌN NGƯỜI NGHÈO

Thời sự Thần học - Số 56, tháng 5/2012, tr. 57-74

Gustavo Gutierrez,  O.P.

Trong bài này, cha Gustavo Gutierrez phân tích quan điểm “lựa chọn người nghèo” từ ba khía cạnh: tâm linh, thần học và loan báo Tin Mừng. Nguồn: “The option for the poor arises from faith in Christ” in: Theological studies, 70 (2009) 317-326. Bản dịch tiếng Việt của Phêny Ngân Giang. Chú thích của tác giả trong (ngoặc tròn). Chú thích của dịch giả được đặt trong [ngoặc vuông].

Thứ Ba, 27 tháng 2, 2018

HOẠT ĐỘNG BÁC ÁI CỦA HỘI THÁNH QUA CÁC THỜI ĐẠI

Thời sự Thần học - Số 56, tháng 5/2012, tr. 36-56

Trong thông điệp Deus caritas est, Đức thánh cha Bênêđictô XVI lưu ý rằng bác ái là bổn phận của mỗi tín hữu, đồng thời cũng là bổn phận của cộng đồng Hội thánh (số 20). Điều này giả thiết một sự phối hợp và tổ chức các công cuộc từ thiện, như đã diễn ra ngay từ thời Hội thánh sơ khai. Bài này muốn trình bày những nét nổi bật của hoạt động bác ái của Hội thánh trải qua lịch sử.

Tác giả: Linh mục Antoni Esteve I Sera, Diaconia de la caridad cristiana. (Una aproximación teologica pastoral), Caritas diocesana de Orihuela-Alicante, cap. 2. “La tradición eclesial de la caridad institucional”, lấy từ địa chỉ internet: www.caritasoa.org/Documentos/teoypastoral.pdf.

Thứ Bảy, 24 tháng 2, 2018

CARITAS - VERITAS

Thời sự Thần học - Số 56, tháng 5/2012, tr. 12-35

Phan Tấn Thành

Qua việc phân tích những song đối eros-agape, caritas-veritas, caritas-iustitita, bài này muốn trình bày thần học về caritas chi phối lãnh vực tín lý cũng như luân lý, bởi vì liên quan đến niềm tin vào Thiên Chúa và Hội thánh.
I. Eros - Agape

Thứ Tư, 21 tháng 2, 2018

BÀI GIẢNG CỦA ĐTC GIOAN XXIII NHÂN LỄ TUYÊN PHONG MARTINÔ DE PORRES LÊN BẬC HIỂN THÁNH

Thời sự Thần học - Số 56, tháng 5/2012, tr. 7-11

Một phần của bản văn này đã được trích dịch trong Giờ kinh Sách ngày 3/11. Ở đây chúng tôi dịch lại toàn thể bản văn, để nhận thấy việc móc nối lễ nghi phong thánh với việc khai mạc công đồng Vaticanô II, cũng như việc so sánh thánh Martinô với thánh nữ Catarina Siena, được phong thánh 500 năm trước. Dịch từ nguyên bản Latinh, đăng trong AAS 54 (1962) 306-309.

Thứ Tư, 15 tháng 8, 2012

THỜI SỰ THẦN HỌC – SỐ 56, THÁNG 5/2012

CHỦ ĐỀ: CARITAS QUAERENS INTELLECTUM – BÁC ÁI TÌM KIẾM HIỂU BIẾT

LỜI GIỚI THIỆU


Thời sự thần học lần này được phát hành để mừng kỷ niệm 50 năm tu sĩ Martinô de Porres O.P. (1579-1639) được đức thánh cha Gioan XXIII phong hiển thánh, vào ngày 6 tháng 5 năm 1962.

Martinô sinh ngày 9/12/1579 tại Lima nước Pêru, con của ông Juan de Porres, một hiệp sĩ Tây ban nha, và bà Anna Velasquez một phụ nữ da đen được giải phóng. Năm lên 15 tuổi cậu xin vào tu viện Mân côi tại Lima, trong hàng ngũ “gia nhân” (donatus), vì luật thời ấy không cho phép nhận những con của người nô lệ vào Dòng; mãi đến 12 năm sau, anh mới được nhận khấn dòng trong hàng ngũ “trợ sĩ” (conversus). Vị thánh này được nổi tiếng vì những công tác bác ái dành cho những người nghèo, nhưng thiết tưởng không nên bỏ qua đời sống kết hiệp sâu xa với Thiên Chúa bằng việc cầu nguyện và hoạ lại những đau khổ của Chúa Kitô trên thập giá.

Người qua đời ngày 3/11/1639 tại Lima, và được đức thánh cha Grêgôriô phong chân phước năm 1837. Tổng hội dòng Đa Minh năm 1938 đặt Người làm bổn mạng các anh em trợ sĩ. Năm 1966, các thợ hớt tóc của Italia nhận Người làm bổn mạng. Năm 1982, Người trở thành bổn mạng các nhân viên y tế của Pêru.

Nhân dịp kỷ niệm 50 năm phong thánh cho “vị thánh của lòng bác ái”, Thời sự Thần học muốn đóng góp vài suy tư chung quanh chủ đề CARITAS.

Danh từ Caritas (tương đương với charité tiếng Pháp, charity tiếng Anh) thường được dịch là “bác ái”. Tuy nhiên, trong nguyên gốc Latinh, caritas mang một nghĩa rộng hơn nhiều. Có ý kiến giải thích tầm nguyên của nó là carus (thân yêu, quý giá, đắt tiền), nhưng cũng có ý kiến cho rằng nguồn gốc của nó là charis trong tiếng Hy-lạp (ân huệ, quà tặng, duyên dáng), vì thế vào thời xưa người ta viết charitas. Dù sao, caritas đã được dùng để chuyển dịch danh từ agape của Tân ước, và áp dụng cho chính Thiên Chúa: Deus caritas est.

1. Để mở đầu, chúng ta đọc lại Bài giảng của chân phước Gioan XIII trong lễ tôn phong thánh Martinô, vào những tháng chuẩn bị khai mạc công đồng Vaticanô II: hai nhân đức nổi bật của vị thánh được nêu bật là: bác ái và khiêm nhường.

2. Bài kế tiếp trình bày những vấn đề thần học liên quan đến chủ đề caritas dựa theo hai thông điệp của đức thánh cha Bênêđictô XVI: Deus caritas est và Caritas in Veritate, đặc biệt qua việc phân tích những song luận: “eros - agape”; “caritas - veritas”; “caritas - iustitia”.

3. Bài thứ ba ôn lại lịch sử những hình thức hoạt động bác ái của Giáo hội trải qua thời đại, như là những sáng kiến của các Kitô hữu để đáp ứng những thách đố của mỗi thời đại trong việc thực thi đức mến, kể cả vào thời nay.

4. “Lựa chọn người nghèo” là bài viết của linh mục Gustavo Gutierrez, đồng hương của thánh Martinô, được coi là cha đẻ của Thần học giải phóng, với tác phẩm Teología de la liberación, perspectivas xuất bản tại Lima năm 1971. Khi lên 70 tuổi (sinh ngày 8/6/1928) cha xin gia nhập dòng Đa Minh: khấn đơn năm 2001 và khấn trọn đời năm 2004. Phục vụ người nghèo không chỉ là một đề tài cho công tác xã hội, nhưng nằm trong bản chất của việc làm môn đệ Đức Giêsu, và là một yếu tố cốt yếu của việc suy tư thần học cũng như của việc loan báo Tin mừng.

5. Thánh Martinô đã dành một mối tình yêu thương phục vụ các người bệnh. Phục vụ người bệnh là một phương thế để rao giảng Tin Mừng. Chăm sóc sức khoẻ và giảng thuyết là đề tài suy tư của Cha Nguyễn Lộc Thọ.

6. Trên phương diện lý thuyết, “Mục vụ sức khoẻ” sẽ giới thiệu những khía cạnh mới của lãnh vực này, chuyển từ chỗ chữa lành bệnh tật sang chỗ phát triển sức khoẻ. “Mục vụ sức khỏe” trở thành một ngành chuyên khoa của thần học được thiết lập tại Rôma đặt trụ sở tại Học viện Camillianum.

7. Đối với thần học cận đại, “Nước Thiên Chúa” được coi như mục tiêu của toàn thể hoạt động của Giáo hội, từ việc cầu nguyện đến việc rao giảng Tin mừng, từ công tác bác ái đến việc tranh đấu công lý. Thế nhưng, Nước Thiên Chúa (Vương quốc Thiên Chúa) là gì? Nữ tu Đinh Thị Sáng trình bày những cuộc tranh luận về đề tài này trong thế kỷ XX trong ba lãnh vực: Giáo hội học, thần học giải phóng, thần học các tôn giáo.

8. “Caritas politica” là một thuật ngữ được sử dụng trong các văn kiện Huấn quyền Xã hội khi nói đến việc tham gia của người tín hữu vào hoạt động chính trị. Theo Sách Tóm lược Học thuyết xã hội của Giáo hội (2004), tác giả của thuật ngữ là thánh Tôma Aquinô (xc. số 581, chú thích 1222). Không dừng lại ở từ ngữ, linh mục Nguyễn Hữu Nghị sẽ trình bày những nguyên tắc của nền nhân học chính trị dựa theo tư tưởng của vị Tiến sĩ thiên thần.

9. Sau cùng, chúng tôi xin giới thiệu một tài liệu mang tính “Thời sự thần học” đó là văn kiện mới của Uỷ Ban Thần học quốc tế với tựa đề Thần học ngày nay được công bố vào ngày 8 tháng 3 vừa qua.

TRONG SỐ NÀY