Hiển thị các bài đăng có nhãn Luân lý chiến tranh. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Luân lý chiến tranh. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Bảy, 26 tháng 3, 2022

TRUYỀN THỐNG KITÔ GIÁO VỀ CHIẾN TRANH CHÍNH NGHĨA

Thời sự Thần học – số 31, tháng 03/2003, tr. 96-109

_Lisa Sowle Cahill_

Lisa Sowle Cahill là giáo sư thần học tại Boston College ở Newton, bang Massachushetts, Hoa Kỳ. Bà là tác giả của cuốn Love Your Ennemies : Discipleship, Pacifism and Just War Theory và mới đây là cuốn Family : A Christian Social Perspective. Bà từng giữ ghế Chủ tịch Hội Thần học Công giáo Hoa Kỳ và Hội Đạo đức Ki-tô giáo Bắc Mỹ. Bùi Minh Đức dịch từ Concilium, No 290, 2001.

Giáo hội sơ khai cấm mọi tín hữu tham gia vào các vụ bạo loạn, chiến tranh và khuyến khích con cái mình không nên phục vụ quân đội. Tuy nhiên, những lời biện minh của Ki-tô giáo về chiến tranh lại nảy sinh vào thế kỷ thứ IV, dưới thời thánh Augustin và tôn sư của ngài là thánh Ambrosio. Chính thánh Augustin và thánh Thomas Aquino, vị thần học gia lỗi lạc thời Trung đại đã đặt nền móng cho học thuyết của Giáo hội Công giáo về chiến tranh chính nghĩa, được các nhà Cải cách thế kỷ thứ XVI như Martin Luther và Jean Calvin áp dụng.

Thứ Ba, 16 tháng 3, 2021

QUYỀN HÒA BÌNH

Thời sự Thần học - Số 81, tháng 08/2018, tr. 190-199 

_Tsth_ 


Trong quá khứ, người ta đã nói nhiều đến ius ad bellum và ius in bello. Thật khó chuyển dịch hai thành ngữ này sang tiếng Việt, bởi vì ius mang nhiều nghĩa: công lý; luật; quyền. Trên thực tế, người ta thường hiểu “ius ad bellum” như là “quyền tuyên chiến” nghĩa là có đủ lý do để tuyên chiến (chiến tranh chính đáng, chiến tranh công bình). Thuật ngữ thứ hai “ius in bello” có thể dịch là “luật chiến tranh”, nghĩa là trong thời kỳ chiến tranh, phải tuân thủ một số luật lệ theo quy tắc công bình và nhân đạo (chẳng hạn trong cách đối xử với thường dân, tù binh, thương binh”[1].

Thứ Bảy, 13 tháng 3, 2021

VĂN HÓA HÒA BÌNH

Giáo huấn của các giáo hoàng qua sứ điệp ngày hòa bình thế giới

Thời sự Thần học - Số 81, tháng 08/2018, tr. 162-189 

_Juan Del Rio Martin_ 

Trong bài này, tác giả, Tổng Giám mục Tổng tuyên úy quân đội nước Tây ban nha, muốn phân tích các chủ đề của 50 năm Ngày Thế giới cầu nguyện cho Hòa bình, dựa theo mỗi triều đại Giáo hoàng. Vì khuôn khổ của tạp chí, chúng tôi chỉ chú trọng đến nội dung của các sứ điệp, và bỏ qua phần giới thiệu tiểu sử của các ngài.
  I. ĐGH Phaolô VI: Một nền nhân bản toàn diện
  II. ĐGH Gioan Phaolô II: Giáo hoàng của tự do
  III. ĐGH Beneđictô XVI: Đức tin – lý trí và tự do
  IV. ĐGH Phanxicô: Niềm vui loan báo Tin Mừng
Nguồn: La cultura de la paz, 50 Aniversario de las Jornadas Mundiales de la Paz. Carta pastoral, Madrid 2017, www.arzobispocastrense.com/images/2017/modulos/right/pastoral
Viết tắt: TGHB = Thế giới hòa bình

Thứ Tư, 10 tháng 3, 2021

ĐỨC THÁNH CHA BIỂN ĐỨC XV: NGƯỜI KIẾN TẠO HOÀ BÌNH

Thời sự Thần học - Số 81, tháng 08/2018, tr. 143-161 

_Hieronymus Bùi Thiện Thảo, O.P._ 


Năm 2018, châu Âu kỷ niệm 100 năm ngày kết thúc chiến tranh thế giới thứ nhất. Vào lúc 11giờ, ngày 11.11.1918, lệnh đình chiến bắt đầu có hiệu lực. Trong lịch phụng vụ của Giáo hội, ngày 11 tháng 11 là ngày lễ thánh Martin. Từ binh sĩ trở thành đan sĩ rồi giám mục thành Tours, thánh Martin là một trong những gương mặt lớn của Giáo hội thời Cổ đại.

Được bầu chọn làm người đứng đầu Giáo hội khi chiến tranh thế giới thứ nhất vừa mới khởi đầu, đức thánh cha (ĐTC) Biển Đức XV được coi như vị giáo hoàng gặp nhiều khó khăn nhất của thế kỷ thứ XX vì gần như suốt thời gian tại chức, người phải đối mặt với chiến tranh. Đứng trước cuộc chiến này, ĐTC Biển Đức XV đã nỗ lực rất nhiều để kêu gọi các nước tham chiến đàm phán nhằm tìm một con đường hoà bình. Mặc dù những xung đột vũ trang kết thúc vào mùa thu năm 1918 nhưng những hậu quả của nó vẫn còn thể hiện rõ nét cho đến khi ĐTC Biển Đức XV qua đời vào ngày 22.01.1922.

Chủ Nhật, 7 tháng 3, 2021

LỊCH SỬ HÒA BÌNH

Thời sự Thần học - Số 81, tháng 08/2018, tr. 114-142 

_Renzo Paternoster_ 

Lịch sử chiến tranh chiếm nhiều ngăn kệ trong các thư viện, nhưng lịch sử hòa bình thì tương đối hiếm. Lý do không chỉ tại vì nhân loại đã chứng kiến nhiều cuộc chiến tranh hơn là hòa bình, nhưng bởi vì không phải tất cả mọi người đều có cùng một quan điểm về hòa bình. Lịch sử hòa bình là gì? Phải chăng là tình trạng của những thời kỳ không có chiến tranh? Hay là lịch sử của những người chống lại chiến tranh? Có thể định nghĩa hòa bình một cách tích cực hơn, mà không cần quy chiếu về chiến tranh? Phải chăng lịch sử hòa bình là lịch sử của những tư tưởng bảo vệ nhân phẩm, dân chủ, bình đẳng?
Trong bài này, tác giả chọn một đường khác: lịch sử những tư tưởng hòa bình (các triết gia, các thi sĩ, các nhạc sĩ), trải qua những giai đoạn chính: 1) Trước Công nguyên. 2) Kitô giáo. 3) Thời Trung cổ. 4) Thời cận đại. 5) Thế kỷ XVIII-XIX. 6) Thế kỷ XX. Tiếc rằng tác giả không đề cập đến lịch sử các triết học bên Đông phương.
Nguồn: “Dalla guerra alla pace, non viceversa: Il pacifismo e le lotte non violente”. Storia in network. Numero 138, Aprile 2008. http://win.storiain.net/arret/num138/artic1.asp
Lưu ý: Các tiêu đề phân đoạn và các chú thích là của người dịch. Pacifism: tạm dịch là chủ nghĩa “hiếu hòa” (đối lại với “hiếu chiến”; có khi cũng được gọi là “chủ hòa”). Thuật ngữ này mới ra đời vào năm 1845, và chỉ được sử dụng chính thức kể từ năm 1901, nhân dịp Hội nghị hoàn vũ về hòa bình họp tại Glasgow[1].

Thứ Năm, 4 tháng 3, 2021

HÒA BÌNH THEO KINH THÁNH

Thời sự Thần học - Số 81, tháng 08/2018, tr. 97-113 

_Nicolò M. Loss_ 

I. Vấn đề từ ngữ “hòa bình” trong Kinh Thánh: 
  1. Hòa bình theo các ngôn ngữ Kinh Thánh: 
    a) Ba khía cạnh của hòa bình; 
    b) Tiếng Hípri và tiếng Hy Lạp; 
  2. Ý nghĩa của hòa bình theo Kinh Thánh.
II. Những khía cạnh của hòa bình theo Cựu Ước: 
  1. Hòa bình trong lãnh vực cá nhân; 
  2. Hòa bình chính trị và xã hội; 
  3. Các ngôn sứ và hòa bình; 
  4. Hòa bình trong niềm hy vọng cánh chung: 
    a) Hòa bình chung cục, 
    b) Hòa bình chung cục như là hòa bình của vị Mêsia, 
    c) Hòa bình chung cục và suy tư của các văn phẩm Khôn ngoan.
III. Hòa bình trong Tân Ước: liên tục và mới mẻ.
IV. Những khía cạnh của hòa bình trong Tân Ước: 
  1. Hòa bình toàn diện và chung cục; 
  2. Hòa bình với Thiên Chúa và với con người: 
  a) Sự công chính hóa, 
  b) Sự hòa giải, 
  c) Hoạt động cho hòa bình.
Chú thích của người dịch: Các từ Pax, paix, peace của các ngôn ngữ châu Âu được dịch sang tiếng Việt bằng nhiều từ: hòa bình, bình an, thái bình; đó là chưa kể những từ tương đương: bình thản, giao hòa, hòa thuận, hòa hợp, v.v… Trong ngôn ngữ phụng vụ, “bình an” thường được dùng để ám chỉ trạng thái nội tâm; còn “hòa bình” ám chỉ tình trạng xã hội. Trong bài này, chúng tôi dùng từ “hòa bình” để duy trì sự thống nhất từ ngữ theo chủ đề của số báo, nhưng tùy theo mạch văn, đôi khi chúng tôi cũng sử dụng danh từ “bình an”.
Nguồn: Mục từ “Pace”, in: Nuovo Dizionario di Teologia biblica, a cura di P. Rossano – G. Ravasi – A. Ghirlanda, Cinisello Balsamo (MI), Paoline, 2001, 1056-1064

Thứ Sáu, 26 tháng 2, 2021

CHIẾN TRANH TÔN GIÁO

Thời sự Thần học - Số 81, tháng 08/2018, tr. 64-74 

_Pablo J. Ginés_

Chiến tranh tôn giáo thường được hiểu là “chiến tranh giữa các tôn giáo”, hoặc “chiến tranh vì lý do tôn giáo”, nhưng cũng đừng bỏ qua “chiến tranh chống lại tôn giáo”. Trong bài này, tác giả, một ký giả và giảng viên môn Truyền thông xã hội tại đại học Abat Oliba (Barcelona) trình bày kết quả cuộc sưu tầm theo hai nghĩa đầu tiên, dựa trên bộ Encyclopedia of Wars, và cho thấy rằng con số này chỉ chiếm 7% trong tổng số các cuộc chiến tranh trong lịch sử nhân loại. Nguồn: Cuántas guerras han tenido una causa religiosa?https://www.religionenlibertad.com/cuantas-guerras-han-tenido-una-causa-religiosa-unas-120-menos-del-63679.htm (bài viết ngày 17-4-2018; truy cập 11-6-2018)

Thứ Ba, 23 tháng 2, 2021

CHIẾN TRANH VÀ LUÂN LÝ KITÔ GIÁO

Thời sự Thần học - Số 81, tháng 08/2018, tr. 37-63

_Phan Tấn Thành_

Nhập đề. Từ ngữ. Giới hạn vấn đề
I. Tân Ước và các giáo phụ.
  1/ Điều mới mẻ của Tân Ước: yêu thương chứ không chống cự kẻ thù.
  2/ Các tín hữu có được phép sử dụng khí giới không?
II. Sự thành hình học thuyết về “chiến tranh công bình”.
  1/ Thánh Augustinô.
  2/ Thánh Tôma Aquinô.
  3/ Francisco De Vitoria.
  4/ Thần học luân lý công giáo
III. Luân lý chiến tranh vào thời cận đại.
  1/ Luân lý và công pháp quốc tế.
  2/ Những quan điểm khác nhau của thần học công giáo chung quanh chiến tranh công bình
Kết luận. Từ chiến tranh công bình đến hòa bình công bình 

Nhập đề

Chiến tranh là gì? Tìm được câu định nghĩa chính xác không phải là đơn giản. Khi hai người hoặc hai làng đánh nhau thì chưa thể nói là “chiến tranh”. Nếu một làng nổi lên chống triều đình thì phải gọi là “nổi loạn” hoặc “khởi nghĩa”? Nếu cuộc khởi nghĩa lan rộng và triều đình đem quân dẹp loạn thì đó là “đàn áp” hay là “nội chiến”? Có nên đồng hóa “khủng bố” với “chiến tranh” không? Có gì khác biệt giữa chiến tranh “khủng bố” với chiến tranh “du kích”? Đó mới chỉ là chuyện “lộn xộn” xảy ra trong nước, còn phải nói gì đến “xâm lăng, trừng phạt, chinh phục” đến từ nước ngoài?

Thứ Bảy, 20 tháng 2, 2021

KINH THÁNH VÀ NHỮNG CUỘC CHIẾN CỦA THIÊN CHÚA

Thời sự Thần học - Số 81, tháng 08/2018, tr. 11-36 

_Hồng y Gianfranco Ravasi_ 

Kinh Thánh đầy dẫy những trang nói đến bạo lực. Chiến tranh là một đề tài được nhắc tới nhiều nhất trong Cựu Ước, còn hơn các đề tài khác của cuộc sống nhân sinh. Cần phải loại bỏ những đoạn văn ấy, vì nó không phù hợp với Tin Mừng (quan điểm của Markion)? Hoặc giải thích theo nghĩa thiêng liêng? Theo tác giả, cần đọc các bản văn này trong kế hoạch mặc khải tiệm tiến của Thiên Chúa trong lịch sử, và dụng ý của chúng đôi khi trái ngược với cảm giác khi độc giả mới tiếp xúc. Tác giả hiện nay là Chủ tịch Hội đồng Văn hóa của Tòa Thánh. Nguồn: Ravasi,Gianfranco, la Bibbia e le guerre di Dio, in: García, José Juan (director): Enciclopedia de Bioética, http://enciclopediadebioetica.com/index.php/todas-las-voces/186-la-bibbia-e-le-guerre-di-dio

Dàn bài : 1) Bãi chiến trường là thánh điện. 2) Phúc cho kẻ tàn sát. 3) Biện minh cho việc tru di. 4) Một Thiên Chúa “ghen tuông” và “thịnh nộ”. 5) Giơ má bên kia hay là rút gươm ra?