Hiển thị các bài đăng có nhãn Tân Ước. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tân Ước. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 30 tháng 4, 2020

NGHIÊN CỨU KINH THÁNH TÂN ƯỚC: Toàn cảnh lịch sử và những hàm ý đối với thần học hệ thống

Thời sự Thần học - Số 70, tháng 11/2015, tr. 77-103

_Fernando Ramos_ 

Bài viết trình bày sự tiến triển của việc chú giải Tân Ước trong lịch sử Hội thánh và tương quan đối với công cuộc nghiên cứu thần học. Sau đây là lược đồ những vấn đề được trình bày.
1. Dẫn nhập.
2. Những mô hình chú giải trong lịch sử Giáo hội.
  2.1. mô hình của các Giáo phụ.
  2.2. mô hình thời Trung cổ.
  2.3. mô hình của Luther và công đồng Trentô.
  2.4. mô hình của thuyết duy lý.
  2.5. Sự chuyển hướng của mô hình Công giáo.
3. Phương pháp phê bình lịch sử.
4. Mô hình mới, những thách đố mới.
5. Những thách đố cho thần học hệ thống.
Tác giả hiện là giám mục phụ tá giáo phận Santiago de Chile. Nguồn: Estudios bíblicos del NT: Panorama histórico e implicancias para la teología sistemática, in: “Teología y Vida”, Vol. LIII (2012), 25-46.

Thứ Bảy, 29 tháng 9, 2018

“TIN VÀO AI”, “TIN VÀO ĐIỀU GÌ” VÀ “TIN” TRONG TIN MỪNG GIO-AN

Thời sự Thần học – Số 58, tháng 11/2012, tr. 45-74

Giuse Lê Minh Thông, O.P.


Dàn bài


I. Động từ “pisteu,w” (tin) trong Tin Mừng Gio-an
II.Cách dùng động từ “pisteu,w” (tin)
  1. Tin vào ai?
    a) Tin vào Đức Giê-su
    b) Tin vào Thiên Chúa
    c) Tin vào Môsê, tin vào dân chúng
  2. Tin vào điều gì?
    a) Nội dung niềm tin của các môn đệ
    b) Động từ “tin” dùng theo nghĩa khác
  3. “Tin” (pisteu,w) không có bổ túc từ
III. Ba cấp độ tin vào Đức Giê-su
  1. Không thực sự tin vào Đức Giê-su (8,31)
  2. Chưa thực sự tin vào Đức Giê-su (2,23-25)
  3. Thực sự tin vào Đức Giê-su
    a) Tin đích thực nhờ dấu lạ
    b) Tin đích thực nhờ lời Đức Giê-su
    c) Tin đích thực nhờ lời các môn đệ
IV. Khủng hoảng niềm tin
V. Làm gì để giữ vững niềm tin?
  1. “Ở lại trong nhau” (Đức Giê-su – môn đệ)
  2. Sự ở lại của Chúa Cha, Đức Giê-su, Đấng Pa-rác-lê
  3. Bình an và niềm vui Đức Giê-su ban tặng
  4. Hoạt động của Đấng Pa-rác-lê nơi các môn đệ

Thứ Tư, 25 tháng 4, 2018

PHƯƠNG PHÁP ĐỌC KINH THÁNH : ĐI TÌM Ý NGHĨA CÂU CHUYỆN

Áp dụng phương pháp phân tích thuật chuyện và cấu trúc
để tìm ý nghĩa một đoạn văn Kinh Thánh


Thời sự Thần học - Số 54 - Tháng 11/2011, tr. 27-64

Giu-se Lê Minh Thông, O.P.


Dàn bài 


Dẫn nhập
I. Những định hướng căn bản (1. Phân biệt lịch sử với các tình tiết trong bản văn; 2. Phân biệt nhân vật lịch sử và nhân vật bản văn; 3. Phân biệt “tác giả – độc giả” thực sự và tiềm ẩn)

Thứ Năm, 30 tháng 5, 2013

BÀI GIẢNG TRÊN NÚI (2)

Thời sự Thần học – số 19 – Tháng 03/2000, tr. 34-59

Phan Cường


PHẦN I. MỘT CÁI NHÌN TỔNG QUÁT (bấm vào đây)


PHẦN II. BỐN ĐỀ MỤC CHÍNH CỦA BÀI GIẢNG TRÊN NÚI


ĐỀ MỤC 1 - TÁM MỐI PHÚC


Thánh Matthêu đã đặt 8 mối phúc thật làm nhập đề cho BGTN. Rất nhiều vấn đề được đặt ra chung quanh các mối phúc này, xét dưới khía cạnh phê bình văn bản cũng như dưới khía cạnh chú giải thần học.

Thứ Ba, 28 tháng 5, 2013

BÀI GIẢNG TRÊN NÚI (1)

Thời sự Thần học – số 19 – Tháng 03/2000, tr. 34-59

Phan Cường


PHẦN I. MỘT CÁI NHÌN TỔNG QUÁT


Bài giảng trên núi, một bản văn được đặt tên là Hiến chương của Nước Trời, đặc biệt được phụng vụ trình bày như tiêu chuẩn để thực hiện cuộc cải hoán tâm trạng Bài này, xin giới thiệu bố cục tổng quát của Bài giảng trên núi (=BGTN), với những khía cạnh phê bình văn bản và những vấn đề chú giải đã đặt ra trong lịch sử.