Chủ Nhật, 16 tháng 4, 2017

THỜI SỰ THẦN HỌC – SỐ 43, THÁNG 03/2006

CHỦ ĐỀ: NGƯỜI DI-GAN HIỆN ĐẠI – THẦN HỌC VỀ DI DÂN

LỜI NGỎ



“Vì tình trạng kinh tế của các gia đình Á châu, hàng triệu người phải rời bỏ gia đình đi kiếm việc làm...” (Trích Tài liệu về Gia đình của Liên Hội Đồng Giám Mục Á Châu lần VIII, 8-2004, các số 15 đến 17). Lời này đã phản ánh một hiện tượng mới và ngày càng lan rộng trong xã hội: Làn sóng Di dân. Tài liệu trên còn đưa ra một thực tế đáng buồn: Những người di cư này thường phải đối đầu với rất nhiều khó khăn , như “việc làm không tương ứng với tầm hiểu biết và kỹ năng của họ…, làm việc trong những hoàn cảnh bị kỳ thị và bị bóc lột tột cùng…, mất đi sự ổn định gia đình…, mất gốc về văn hoá…, đánh mất nhiều giá trị tích cực…, vô cùng khó khăn khi tái hội nhập…”. Do đó “chăm sóc mục vụ cho công nhân di cư quả là một trong những ưu tư mục vụ hàng đầu của Giáo hội châu Á”.

Hơn nữa, trong sứ điệp gửi ngày Thế giới người di dân và tỵ nạn trên thế giới, được tổ chức vào ngày 16 tháng 01 năm 2005, với chủ đề “Sự hội nhập liên văn hoá”, Đức Gioan Phaolô II đã viết: “…các Kitô hữu phải hơn hết nghe tiếng kêu cứu đến từ một số đông những người di dân và tị nạn, nhưng cũng phải cổ võ với sự dấn thân tích cực đến những viễn tượng hy vọng báo trước bình minh của một xã hội cởi mở và cảm thông. Họ có nhiệm vụ hơn hết phải nhìn thấy sự hiện diện của Chúa trong lịch sử, dầu khi tất cả còn xem ra bị bao phủ trong cảnh tối tăm” .

Đồng cảm với Giáo hội và đặc biệt với Giáo hội tại Á châu, Thời sự Thần học số này với chủ đề “Người Di-Gan Hiện đại – Thần học về Di dân” bàn về hiện tượng mới này, dưới nhiều góc cạnh:

  • Thần học (Thần học về Di dân – Bài 4) , 
  • Tu Đức và Mục vụ (Mục vụ cho người di dân – Một góc nhìn: Bài 5; Gia đình trong thời đại di dân : Bài 6), 
  • Xã hội (Không thể cười: Bài 7; Di dân – “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”: Bài 2 ; Di dân – Dấu chỉ của thời đại : Bài 1) 
  • Luật pháp (Vấn đề nhân quyền của người di cư : Bài 3)
Cũng cần nói thêm: Dân tộc Di-gan (Tsigane hoặc Tzigane) hay còn gọi Bô-hê-miêng (Bohemien) có lẽ xuất xứ từ vùng Tây Bắc Ấn Độ, di cư sang phương tây cách đây khoảng 600 năm. Họ lang thang đây đó và có mặt trên khắp thế giới. Họ làm đủ mọi nghề, kể cả “nghề ăn mày” (theo La Nouvelle Encyclopédia de la Jeunesse, Hachette, Paris 2002)

Tiếp, phần Hội nhập văn hóa với “Một phác thảo Tâm linh Kitô giáo và Tâm linh Phật giáo” 

Kế, Đồng hành với năm sống Lời Chúa của Giáo hội Việt Nam với bài ;”Sống với ‘Lời’ để được gặp “Lời”.

Sau, Đạo Kười (tiếp theo) như thường kỳ.

Cuối cùng, phần Hành trình cứu độ theo Thánh kinh với thư “Gửi Người Tìm Về Quá Khứ”.

Ra mắt vào Mùa Chay Thánh và Phục Sinh 2006, TSTH kính chúc Bạn đọc một Mùa Chay tràn đầy Ân Thánh và mùa Phục Sinh hoan lạc trong Đức Giêsu Kitô Phục Sinh.

Thân Kính
Thời sự Thần học

TRONG SỐ NÀY


Người Di-gan Hiện Đại – Thần học về di dân 
Hội nhập văn hóa
  • Một phác thảo Tâm linh Kitô giáo và Tâm linh Phật giáo
  • Sống với “Lời” để được gặp “Lời”
Đạo Kười (tt) 

Hành trình cứu độ theo Thánh kinh: “Gởi người tìm về quá khứ”