Hiển thị các bài đăng có nhãn Phụng vụ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Phụng vụ. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 3 tháng 1, 2022

MẦU NHIỆM NHẬP THỂ TRONG PHỤNG VỤ VÀ CÁC GIÁO PHỤ

Thời sự Thần học – Số 4, tháng 12/2009, tr. 35-40.

Dưới đây là một số trích văn của Phụng vụ Byzantine và Tây Ban Nha cùng một số các Thánh Giáo phụ thời danh.

Chủ Nhật, 19 tháng 4, 2020

CÁNH CHUNG VÀ PHỤNG VỤ

Thời sự Thần học - số 69 tháng 8/2015, tr. 109-141

_Jesús Castellano Cervera, O.C.D._

I. Cánh chung luận trong thần học thời nay
  1. Những chiều kích và nền tảng của “cánh chung luận Kitô giáo.”
  2. Việc canh tân cánh chung luận.
  3. Những nhắc nhở của Huấn quyền.
  4. Phụng vụ và tư tưởng cánh chung hiện nay.
II. Chiều kích cánh chung của phụng vụ
  1. Chiều hướng cánh chung của Thánh Thể trong Tân Ước: a) Tưởng nhớ và trông chờ; b) “Lạy Chúa Giêsu, xin hãy đến”; c) Thánh Thể và phục sinh.
  2. Cánh chung luận và phụng vụ theo công đồng Vaticanô II: a) Hiến chế về Phụng vụ (SC); b) Hiến chế về Hội thánh (LG); c) Hiến chế về Hội thánh trong thế giới hôm nay (GS).
  3. Chều kích cánh chung của các cử hành phụng vụ: a) Rửa tội và Thêm sức; b) Thánh Thể; c) Năm phụng vụ; d) Phụng vụ Giờ kinh.
III. Các thực tại cánh chung dưới ánh sáng của phụng vụ:
  1. Chết, phán xét, thanh luyện.
  2. Hạnh phúc và luận phạt vĩnh viễn.
  3. Quang lâm và phục sinh.
IV. Kết luận
Nguồn: “Escatologia”, Nuovo Dizionario di Liturgia, Paoline Roma 1984, 448-462.

Thứ Năm, 15 tháng 8, 2019

THẦN HỌC VỀ CÁC THIÊN THẦN

Thời sự Thần học, số 64 - tháng 5/2014, tr. 66-103

Nt. Maria Đinh Thị Sáng, O.P.

I. Thiên thần trong Thánh Kinh: A. Cựu Ước. B. Tân ước
II.Thiên thần trong lịch sử thần học: A.Thời các giáo phụ. B. Thời Trung Cổ. C. Thời Hiện đại. D. Thời Đương đại
III. Một vài đường hướng thiên thần luận ngày nay: A. Thiên thần luận được đặt trong một “mysterion”. B. Thiên thần luận phụ thuộc vào Kitô luận. C. Thiên thần luận cần được nhìn trong nhãn quan nhân học và sinh thái học

Thứ Ba, 13 tháng 8, 2019

SATAN TRONG PHỤNG VỤ

Thời sự Thần học, số 64 - tháng 5/2014, tr. 29-65

Phan Tấn Thành

I. Satan theo đức tin công giáo: A. Kinh Thánh: 1/ Cựu Ước. 2/ Tân Ước. B. Truyền thống: 1/ Các giáo phụ. 2/ Các công đồng.
II. Satan trong phụng vụ: A. Khái niệm về việc trừ tà trong lịch sử. B. Nghi thức trừ tà sau CĐ. Vaticanô II
III. Vài vấn đề phức tạp

Chủ Nhật, 11 tháng 8, 2019

“HƯỚNG DẪN VỀ LÒNG ĐẠO ĐỨC BÌNH DÂN VÀ PHỤNG VỤ”

Lòng đạo đức kính Đức Mẹ trong bối cảnh của lòng đạo đức bình dân


Thời sự Thần học, số 64 - tháng 5/2014, tr. 104-139

Corrado Maggioni, SMM[1]

Trong bài này, trước hết tác giả giới thiệu văn kiện của bộ Phụng tự năm 2002 về lòng đạo đức bình dân và phụng vụ; kế đó, tác giả phân tích những việc đạo đức kính Đức Mẹ.
1. Một thoáng nhìn văn kiện.
  1.1. Hướng đi của Vaticanô II.
  1.2. Số 13 của Hiến chế Phụng vụ.
  1.3. Thế nào là “bình dân”.
2. Lòng đạo đức bình dân là gì?
  2.1. Đạo đức bình dân và tín ngưỡng dân gian.
  2.2. Đạo đức bình dân và cử hành phụng vụ.
  2.3 Những câu hỏi bỏ ngỏ.
  2.4. Việc cầu nguyện không chỉ giới hạn vào phụng vụ.

Thứ Năm, 8 tháng 8, 2019

NHÌN LẠI 50 NĂM HIẾN CHẾ SACROSANCTUM CONCILIUM

LTS: Tháng 6/2019 vừa qua, Uỷ ban Giáo lý Đức tin của HĐGMVN soạn thảo và ấn hành tài liệu “NHÂN ĐỨC THỜ PHƯỢNG: HIỆN TRẠNG - GIÁO HUẤN - PHÂN ĐỊNH”. Nhân dịp này, Trang TSTH đăng lại những bài viết của số 64 “Phụng vụ và lòng đạo đức bình dân” để độc giả có thêm tài liệu tham khảo. 
 

Thời sự Thần học, số 64 - tháng 5/2014, tr. 11-28

Juan-Miguel Ferrer


Nhân dịp kỷ niệm 50 năm ban hành Hiến chế Phụng vụ của công đồng Vaticanô II, tác giả (phó tổng thư ký Bộ Phụng tự) nhìn lại những chặng đường của công cuộc canh tân phụng vụ qua các văn kiện của Toà thánh, trong một bài thuyết trình tại Astorga (Tây-ban-nha ngày 10/10/2011)[1]. Các văn kiện được phân phối vào ba giai đoạn chính, tương ứng với “cải tổ”, “đổi mới”, “đào sâu”: 1/ Thập niên đầu tiên (1964-1974) và kéo dài đến hết thời đức Phaolô VI. 2/ Thời đức Gioan Phaolô II (thập niên 1985-1995 và kéo dài đến hết triều đại). 3/ Thời đức Bênêđictô XVI (2007-2013). Chúng tôi sẽ bổ túc (ở kết luận) với đôi nét có liên quan đến đức đương kim giáo hoàng. Trong phần phụ trương, chúng tôi sẽ liệt kê các sách phụng vụ đã được duyệt lại sau công đồng.

Nên biết là các văn kiện của Toà thánh thường được xếp hạng theo tầm quan trọng như sau: (I). Trong lãnh vực lập pháp, đứng đầu là: 1/ “Tông hiến” (Constitutio apostolica), rồi đến 2/ “Tự sắc” (Motu proprio). (II). Trong lãnh vực giáo huấn, đứng đầu là: 1/ “Thông điệp” (Litterae encyclicae) thường mang tính cách đạo lý quan trọng. 2/ “Tông thư” (Littera apostolica) bàn về một vấn đề đạo lý hay mục vụ, tuy không quan trọng bằng “thông điệp”. 3/ “Tông huấn” (Exhortatio apostolica) thường đúc kết những đề nghị của một Thượng hội đồng giám mục. (III). Bộ Phụng tự chỉ có thể xuất bản các “Huấn thị” (Instructio) để chấp hành các văn kiện của Giáo hoàng.

Đời sống phụng vụ của Giáo hội từ khi ban hành Hiến chế Sacrosanctum concilium (4 tháng 12 năm 1963)[2] cho đến đức thánh cha Bênêđictô XVI có thể được phân chia thành ba giai đoạn: thời đức Phaolô VI; thời đức Gioan Phaolô II, thời đức Bênêđictô XVI.

I. Thời Đức Phaolô VI


Giai đoạn thứ nhất, nhiều hờ hởi và năng động, từ năm 1964 đến năm 1974 (hơn kém vậy, và có thể kéo dài đến năm 1978, khi đức Phaolô VI băng hà), với đặc trưng là “cải tổ phụng vụ” (reformatio) tìm cách áp dụng những nguyên tắc hướng dẫn của công đồng[3].

Có lẽ chưa bao giờ có nhiều công trình nghiên cứu và xuất bản các tác phẩm về phụng vụ và mục vụ phụng vụ như là những năm ấy. Trong lãnh vực này, đã có rất nhiều tiến bộ cho Dân Chúa: một ý niệm mới không những về phụng vụ mà cả về lòng đạo đức và linh đạo nơi các tín hữu (giáo sĩ, tu sĩ và giáo dân). Có lẽ phải nói rằng đây là những thành quả lớn nhất của cuộc “cải tổ”. Dĩ nhiên không phải đâu đâu công đồng cũng được tiếp nhận như nhau. Một số người cho rằng công đồng còn rụt rè, nhưng vẫn dựa vào đó để du nhập quan điểm của họ về phụng vụ. Một số khác đã chấp nhận công đồng cách trung thành và tìm cách áp dụng. Một số khác chấp nhận nhưng chẳng hiểu gì; họ chấp nhận bề ngoài vậy thôi. Sau cùng, có những người cho rằng công đồng đã sai lầm, và họ cố bám vào phụng vụ tiền-công-đồng. Những thái độ khác nhau đối với phụng vụ mới cũng phản ánh các thái độ đối với công đồng Vaticanô II. Từ những lập trường khác nhau như vậy đã nảy ra sự đối kháng trong nội bộ Giáo hội, được châm lửa thêm do những phong trào văn hoá tại Âu châu hồi đó (bầu khí tranh đấu, cách mạng văn hoá, tháng 5 năm 1968).

Cuộc “cải tổ” được thể hiện cách chính thức qua việc xuất bản các sách phụng vụ sau công đồng[4], được giải thích qua các “Praenotanda” – phần dẫn nhập vào các nghi thức – mang tính cách thần học và mục vụ[5].

Trên thực tế, vào giai đoạn này, nhiều người đồng hoá việc “cải tổ” với “canh tân”, dẫn đến sự cắt đứt với quá khứ và nhiều lần dẫn đến những lạm dụng; một số khác thì chấp hành sự cải tổ chính thức cách máy móc; phản ứng đối nghịch là chống đối cuộc cải tổ. Những phản ứng ấy coi như là thường tình đối với bất cứ cuộc cải cách nào trên đời này. Tuy nhiên, nguy cơ lớn nhất là người ta coi phụng vụ như là một “sản phẩm” của con người, nghĩa là chỉ nhìn nó dưới khía cạnh nhân loại, do con người chủ động, mà bỏ qua yếu tố linh thiêng. Chống lại với quan niệm phàm tục như vậy, một trào lưu khác nổi lên, nhấn mạnh đến tính cách thánh thiêng của phụng vụ.

II. Thời đức Gioan Phaolô II


Với đức thánh cha Gioan Phaolô II, sinh hoạt phụng vụ chuyển sang giai đoạn hai, từ năm 1985 đến 1995 (và có thể kéo dài đến hết triều đại của ngài). Giai đoạn này bắt đầu với việc kiểm điểm việc thực thi công đồng tại Thượng hội đồng giám mục khoá ngoại thường năm 1985. Liên quan đến phụng vụ, các giám mục đã yêu cầu: a) phục hồi lại ý nghĩa thánh thiêng của buổi cử hành; b) huấn giáo về mầu nhiệm.

Giai đoạn này được đánh dấu với vài văn kiện quan trọng, hoặc mang tính tổng quát hoặc riêng cho lãnh vực phụng vụ.

– 14/8/1984 (nhưng chúng tôi xếp vào giai đoạn này), sách Caeremoniale Episcoporum (Nghi lễ giám mục) không chỉ là một quyển sách dành cho các giám mục mà còn nêu ra những quy tắc cho tất cả các cuộc cử hành phụng vụ, bởi vì việc cử hành của giám mục mang tính cách khuôn mẫu[6].

– 2/7/1988, tự sắc Ecclesia Dei, tìm cách phục hồi sự hợp nhất của Hội thánh, đã bị tổn thương do việc đức tổng giám mục Marcel Lefèbvre tấn phong bốn giám mục bất hợp pháp. Một uỷ ban giáo hoàng được thiết lập để nghiên cứu việc cho phép sử dụng các sách phụng vụ lưu hành hồi năm 1962 (AAS 80, 1988,­1495-1498).

– 4/12/1988, Tông thư Vicesimus quintus annus là một văn kiện quan trọng, tuyên bố kết thúc giai đoạn “cải tổ” (reformatio) và nhấn mạnh sự cần thiết phải “đổi mới” (renovatio), bao hàm việc thấm nhuần giáo huấn của Hiến chế Công đồng. Văn kiện nêu bật những ánh sáng và bóng tối của việc “cải tổ” trước đây, và nhấn mạnh sự cần thiết về sự đào tạo ở mọi cấp bậc, cũng như vạch ra vài thách đố còn lại, đó là việc hội nhập văn hoá và tương quan giữa phụng vụ với lòng đạo đức bình dân.

– 11/10/1992, tông hiến Fidei depositum ban hành Sách Giáo lý của Hội thánh Công giáo. Phần thứ hai của sách Giáo lý cung cấp một tổng lược quý giá về phụng vụ, nền tảng cho chương trình đào tạo phụng vụ do Thượng hội đồng giám mục năm 1985 yêu cầu, và cụ thể hơn nữa là do Tông thư Vicesimus quintus annus.

– 25/1/1994, Huấn thị Varietates legitimae của Bộ Phụng tự và Kỷ luật các bí tích, được chào đón như Hiến chương cho việc “hội nhập văn hoá”, dựa theo những hướng dẫn của Tông thư Vicesimus annus nhắm đến tương lai.

– 28/3/2001, Huấn thị Liturgiam authenticam của Bộ Phụng tự và Kỷ luật các bí tích quy định việc dịch thuật các sách phụng vụ, liên quan mật thiết với vấn đề “hội nhập văn hoá”.

Cùng với các văn kiện, chúng ta cũng phải kể thêm việc tiếp tục công tác “cải tổ” của giai đoạn trước, qua việc xuất bản những cuốn sách mới hoàn tất, chẳng hạn Bộ tuyển tập các bài lễ kính Đức Mẹ (15-08-1986), dựa theo tinh thần của văn kiện Marialis cultus của đức Phaolô VI (2-2-1974) đồng thời cũng đáp ứng yêu cầu diễn tả tương quan giữa “Phụng vụ và lòng đạo đức bình dân” mà hai năm sau đó sẽ được đề cập trong Tông thư Vigesimus quintus annus. Cũng có thể xếp vào hạng này việc duyệt lại một vài nghi thức đã ban hành trước đây, chẳng hạn như lễ nghi truyền chức thánh và lễ nghi hôn phối, và đặc biệt là Sách Lễ Rôma (với các ấn bản năm 1975 và 2000).

Một loạt văn kiện khác cũng được xếp vào giai đoạn “đổi mới phụng vụ” kéo dài cho hết triều của đức thánh cha Gioan Phaolô II, mà người gọi là “đào sâu” thêm mầu nhiệm phụng vụ và giáo huấn của Sacrosanctum concilium, như sẽ thấy dưới đây (Spiritus et sponsa).

– 3/5/1998, Tông thư Dies Domini, về sự thánh hoá ngày Chúa nhật, một chủ đề then chốt trong việc đào tạo và sống phụng vụ của toàn thể Dân Chúa, vì biểu lộ căn cước và sứ mạng của mình.

– 6/1/2001, Tông thư Novo millennio ineunte, vạch ra một kế hoặc phụng vụ cho Hội thánh khi bước sang thiên niên kỷ thứ ba. Văn kiện nói đến mối liên hệ giữa phụng vụ - Lời Chúa – đời sống và sứ vụ, dựa theo lược đồ của Thượng hội đồng giám mục năm 1985.

– 17/12/2001, Hướng dẫn về Lòng đạo đức bình dân và Phụng vụ do Bộ Phụng tự xuất bản. Văn kiện này đáp ứng lại những đường hướng được vạch ra trong Tông thư Vicesimus quintus annus và đã được diễn tả trong Bộ tuyển tập các bài lễ kính Đức Mẹ đã nhắc trên đây. Văn kiện đánh dấu một dấu mốc quan trọng trong lãnh vực về lòng đạo đức bình dân.

– 17/4/2003, Thông điệp Ecclesia de Eucharistia, một văn kiện rất quan trọng trong đường hướng “đổi mới và đào sâu”, nhằm hiểu biết vai trò của phụng vụ trong đời sống của Hội thánh và của mỗi tín hữu. Văn kiện cũng muốn chấn chỉnh những lạm dụng và trình bày Mẹ Maria như một mẫu gương tham dự phụng vụ.

– 28/6/2003, Tông huấn Ecclesia in Europa dành một chương về phụng vụ với tựa đề Cử hành Tin Mừng Hy vọng, tổng hợp những ý tưởng chính của Giáo hội về việc “đổi mới phụng vụ”.

– 4/12/2003, Tông thư Spiritus et Sponsa, kỷ niệm 40 năm Hiến chế Sacrosanctum concilium, giải thích ý nghĩa của giai đoạn mới, “từ đổi mới đến đào sâu” (số 6-10).

– 25/3/2004, Huấn thị Redemptionis Sacramentum của Bộ Phụng tự và Kỷ luật các bí tích, đáp lại những yêu cầu của thông điệp Ecclesia de Eucharistia. Văn kiện này giúp có một khái niệm chính xác về việc cử hành phụng vụ theo chiều hướng “đào sâu”, chứ không chỉ giới hạn vào việc tố cáo những lạm dụng và sai lầm.

– 7/10/2004, Tông thư Mane nobiscum Domine triệu tập “Năm Thánh Thể”, kéo dài hướng đi đã nói trong Novo millennio ineunte và Ecclesia de Eucharistia.

III. Thời đức Bênêđictô XVI


Vào lúc đức Bênêđictô XVI bắt đầu chức vụ giáo hoàng, tình hình phụng vụ của Hội thánh có thể tóm như sau: có nhiều thành công trong việc cử hành phụng vụ, nhưng con số các tín hữu tham dự phụng vụ đã bị suy giảm đáng kể; các giáo sĩ tỏ ra mệt mỏi và điều này ảnh hưởng đến đời sống phụng vụ; bầu khí thế tục hoá xuất hiện bên trong và bên ngoài Hội thánh; những phong trào chống đối cuộc cải tổ của công đồng vẫn tồn tại; nguy cơ đáng lo ngại nhất là trong việc cử hành phụng vụ người ta đặt nặng yếu tố con người, dẫn tới việc “sáng chế” các buổi cử hành, coi nhẹ các nguyên tắc đã được quy định. Khỏi nói ai cũng đoán được hệ quả nguy hại của thái độ ấy đối với sự hiệp thông đức tin trong Hội thánh.

Trước khi được bầu vào chức vụ lãnh đạo Giáo hội, đức hồng y Joseph Ratzinger đã có nhiều bài viết về việc cử hành phụng vụ, nêu bật tính cách trang nghiêm và thẩm mỹ của phụng vụ, được thu lại trong cuốn sách “Tinh thần phụng vụ” (Der Geist der Liturgie, Herder 2000; bản dịch tiếng Anh: The Spirit of the Liturgy, Ignatius Press 2000).

Trong cương vị giáo hoàng, đức Bênêđictô XVI đã nhiều lần phát biểu quan điểm về phụng vụ, với chủ trương duy trì sự liên tục giữa phụng vụ trước và sau công đồng. Chúng ta có thể kể ra vài văn kiện tiêu biểu.

– 22/2/2007, Tông huấn Sacramentum caritatis đúc kết các thảo luận của Thượng hội đồng giám mục về Thánh Thể diễn ra trong khung cảnh của Năm Thánh Thể đã được nhắc ở đoạn cuối của giái đoạn trước. Nên ghi nhận tựa đề Sacramentum caritatis (Bí tích tình yêu) được móc nối với thông điệp đầu tiên Deus caritas est: dung nhan của Thiên Chúa Tình Yêu và ơn gọi của con người (được tạo dựng theo hình ảnh Thiên Chúa) được biểu lộ nhờ Thánh lễ và nhờ ân sủng do bí tích mang lại. Đối với Đức thánh cha, phụng vụ - đặc biệt là Thánh lễ - là một dấu hiệu hữu hình của sự hiện diện cứu độ của Thiên Chúa, một cuộc “khải thị” có giá trị ở tầm mức phổ quát mà người ngoại đạo cũng có thể nắm bắt, tuy rằng mục tiêu của nó là nuôi dưỡng sự sống của những người đã được rửa tội và mang lại động lực cho việc thánh hoá và truyền giáo (số 10). Kế đó, văn kiện kêu gọi việc cử hành trang trọng, nhắc nhở rằng việc “tham dự” đòi hỏi một hành vi cá vị tích cực, lắng nghe và dáp trả, dẫn tới hành động nhưng đồng thời cũng mời gọi thờ lạy, chiêm ngưỡng, thinh lặng. Từ đó, văn kiện cũng giải thích ý nghĩa của vài thực hành sau công đồng mà có lẽ đã mất đi ý nghĩa nguyên khởi của nó. (Chẳng hạn như Thánh lễ “đồng tế” như biểu lộ của sự hiệp thông trong chức tư tế, nhưng có nguy cơ biến thành một sự tập trung đông đảo linh mục, khi các vị đứng cách xa bàn thờ và không làm nổi bật sự hợp nhất với đức giám mục chủ sự; hoặc như “nhà nguyện thờ lạy Thánh Thể” tách xa thánh đường khiến cho thánh đường trở nên một nơi hội họp mà thiếu vẻ tôn nghiêm; hoặc khi cổ võ những phiên thờ lạy Mình Thánh Chúa tách rời khỏi Thánh lễ khiến cho người ta coi nhẹ việc thờ lạy ngay trong buổi cử hành Thánh lễ...)

– 7/7/2007, Tự sắc Summorum Pontificum mở rộng năng quyền sử dụng Sách Lễ năm 1962 đã được đức thánh cha Gioan Phaolô II mở ra với tự sắc Ecclesia Dei. Đàng sau quyết định này là cố gắng hoà giải với các cộng đồng đi theo phong trào của đức cha Lefebvre. Tuy nhiên, một văn kiện sau đó của Bộ Giáo lý Đức tin mời gọi có cái nhìn rộng rãi hơn, tức là chấp nhận sự đa dạng của Phụng vụ Rôma với hai hình thức liên tục theo dòng lịch sử. Cả hai giúp cho chúng ta có cái nhìn phong phú hơn về cách cử hành phụng vụ.

– 25/3/2009, Bộ Phụng tự và Kỷ luật các bí tích phát hành Compendium Eucharisticum (Toát yếu về bí tích Thánh Thể), gồm một nhập đề thần học về bí tích Thánh Thể, các bản văn của truyền thống Giáo hội giúp cho việc học hành và suy niệm, với dụng ý là giúp “đào sâu” phụng vụ để việc tham dự được hoàn bị hơn và mang lại nhiều hoa trái.

– 30/9/2010, Tông huấn Verbum Domini, đúc kết những thành quả của Thượng hội đồng giám mục về Lời Chúa. Nên nhắc lại là Thượng hội đồng giám mục khoá ngoại thường năm 1985 đã nói rằng Hội thánh sống nhờ Lời Chúa và Phụng vụ (cách riêng là các bí tích). Vì thế tông huấn đã dành một đoạn đặc biệt (số 52-71) để bàn về tương quan Phụng vụ và Lời Chúa.

– 30/8/2011, Tự sắc Quaerit semper xếp đặt lại thẩm quyền của Bộ Phụng tự và Kỷ luật các bí tích. Từ này, việc xét hồ sơ liên quan đến kỷ luật các bí tích được chuyển sang Toà thượng thẩm Rôma (Rota Romana), ngõ hầu “Bộ Phụng vụ dành trọn nỗ lực vào việc cổ võ Phụng vụ, theo hướng đổi mới của công đồng Vaticanô II kể từ Hiến chế Sacrosanctum Concilium”.

Bên cạnh các văn kiện mang tính pháp lý, đức Bênêđictô XVI còn muốn cổ động việc cử hành phụng vụ trang nghiêm qua chính các buổi cử hành mà ngài chủ sự tại Rôma hoặc các nơi khác, với việc nêu bật vài chi tiết (đã được dự liệu trong các văn kiện):

– Chú trọng đến sự thinh lặng trong Thánh lễ, cách riêng là sau bài giảng và sau khi hiệp lễ.

– Vào những lễ trọng, dùng những phẩm phục trang trọng cũng như các đồ trang trí bàn thờ.

– Yêu cầu những người lên rước lễ hãy tỏ dấu cung kính (quỳ gối, hoặc lãnh bánh thánh trên lưỡi).

Vài chi tiết khác chỉ tuỳ theo sự lựa chọn của khung cảnh, chẳng hạn như đặt thánh giá trên bàn thờ (ở giữa hay ở bên một góc), việc chọn lựa các bài hát bình ca, vv.

Tóm lại, có thể nói được rằng giai đoạn ba chú ý đến “mục vụ phụng vụ”: dựa trên những bản văn của phụng vụ đã được ban hành, cần tìm cách diễn tả thành buổi cử hành trang nghiêm, giúp cho các tín hữu tham gia cách có ý thức. Theo ước nguyện của Hiến chế Phụng vụ, được giải thích trong Sách Giáo lý Hội thánh Công giáo, phụng vụ phải là trường đào tạo đời sống đức tin và sứ vụ cho tất cả các tín hữu.

Kết luận


Tác giả kết thúc bài thuyết trình ở thời đức thánh cha Bênêđictô XVI. Triều đại của đức thánh cha Phanxicô còn quá mới, chưa đủ để tạo ra một giai đoạn. Tuy vậy, chúng ta có thể nhận ra vài nét đặc biệt của ngài về phụng vụ rút từ vài hành động và giáo huấn của ngài. Trước hết, ngài trọ ở cư xá Santa Marta (thay vì tại biệt điện), và hàng ngày cử hành Thánh lễ đồng tế với các giám mục và linh mục, dành cho những cộng đoàn khác nhau: đây là một điểm nêu bật tính cách cộng đoàn của phụng vụ. Thứ đến, trong Tông thư Evangelii gaudium, Đức thánh cha đã đề cập đến phụng vụ ở vài đoạn trong chương ba, được coi như trọng tâm bởi vì đụng đến việc “loan báo Tin Mừng”. Ở số 122-126, ngài nhấn mạnh tầm quan trọng của lòng đạo đức bình dân đối với việc loan báo Tin Mừng. Các số 135-159 được dành cho bài giảng trong Thánh lễ, và ngài đã thi hành mỗi ngày tại cư xá Santa Marta, dành cho nhiều thành phần Dân Chúa.

Trong bài này, tác giả chỉ đề cập đến những văn kiện quan trọng liên quan đến việc cải tổ các sách phụng vụ. Nhiều văn kiện khác không được nhắc đến, chẳng hạn như liên quan đến thánh nhạc, nghệ thuật thánh. Danh sách đầy đủ hơn về các văn kiện này có thể tìm thấy trong các bộ sưu tập của

– Reiner, KACZYNSKI (ed.) Enchiridion documentorum instaurationis liturgicae, vol.I (1963-73), Marietti, Torino 1976; vol.II (1973-1983), CLV, Roma 1988; vol.III (1983-1993), CLV, Roma 1997. Các nguyên bản Latinh được xếp theo thứ tự thời gian.

– CENTRO AZIONE LITURGICA, Enchiridion Liturgico. Tutti i testi fondamentali della liturgia tradotti, annotati e attualizzati, Piemme, Casale Monferrato, 19942. Các văn kiện được dịch sang tiếng Ý và xếp theo các đề mục chính: Cải tổ phụng vụ. Thánh Thể. Các bí tích. Các á-bí-tích. Phụng vụ giờ kinh. Thánh Nhạc. Các văn kiện.

Phụ trương : Những sách phụng vụ được duyệt lại sau công đồng Vaticanô II


Công đồng Vaticanô II đã quyết định duyệt lại các sách phụng vụ (Hiến chế Phụng vụ, chương 3-4). Cho đến nay, những sách sau đây đã được phát hành bằng bản gốc La tinh (editio typica), xếp theo thứ tự thời gian phát hành. Nhiều cuốn đã được tái bản và sửa đổi (chẳng hạn Sách Lễ Rôma). Thông thường các sách được phát hành do nghị định của Tổng trưởng Bộ phụng tự, tuy nhiên khi có những thay đổi quan trọng về đạo lý (chẳng hạn về mô thức của bí tích) thì còn được mở đầu với một tông hiến của đức thánh cha Phaolô VI.

Trước tiên, chúng tôi xin liệt kê theo thứ tự thời gian (kể từ năm 1968 cho đến năm 2001), với những lần tái bản; kế đó các sách được xếp đặt theo thứ tự hệ thống (bí tích, á-bí-tích); sau cùng là các bản dịch tiếng Việt.

Các sách Nghi thức theo thứ tự thời gian


15/08/68 De ordinatione Diaconi, Presbyteri et Episcopi (cf 29/06/89); 19/03/69 Ordo celebrandi Matrimonium (cf 19/03/90); 21/03/69 Calendarium Romanum; 06/04/69 Ordo Missae; 15/05/69 Ordo Baptismi parvulorum; 25/05/69 Ordo lectionum missae (cf 30/09/70 e 21/01/81); 15/08/69 Ordo Exsequiarum; 02/02/70 Ordo Professionis religiosae; 26/03/70 Missale Romanum (cf 25/03/75); 31/05/70 Ordo consecrationis virginum; 30/09/70 Missale Romanum: Lectionarium (vol. I, II, III; cf 25/05/69 e 21/01/81); 18/10/70 Missale parvum, ad usum sacerdotis itinerantis; 09/11/70 Ordo benedictionis Abbatis et Abbatissae; 03/12/70 Ordo benedicendi oleum catechumenorum et informorum et conficiendi chrisma; 11/04/71 Officium divinum: Liturgia Horarum (vol. I, II, III, IV; cf 07/04/85); 22/08/71 Ordo Confirmationis; 06/01/72 Ordo initiationis christianae adultorum; 24/06/72 Ordo cantus Missae; 03/12/72 De institutione Lectorum et Acolythorum. De admissione inter candidatos ad Diaconatum et Presbyteratum. De sacro caelibatu amplectendo; 07/12/72 Ordo Unctionis infirmorum; 21/06/73 De sacra Communione et de cultu mysterii eucharistici extra Missam; 01/11/73 Directorium de missis cum pueris; 02/12/73 Ordo Paenitentiae; 22/11/74 Graduale simplex (editio altera; la prima era stata pubblicata nel 1967); 25/03/75 Missale Romanum (editio altera; cf 26/03/70); 29/05/77 Ordo dedicationis ecclesiae et altaris; 21/01/81 Ordo lectionum Missae (editio altera; cf 25/05/69 e 30/09/70); 25/03/81 Ordo coronandi imaginem beatae Mariae Virginis; 31/05/84 De benedictionibus; 14/09/84 Caeremoniale Episcoporum; 07/04/85 Officium divinum: Liturgia horarum (editio altera; cf 11/04/71); 15/08/86 Collectio missarum de beata Maria Virgine e Lectionarium pro missis de beata Maria Virgine; 08/02/89 Passio Domini Nostri Iesu Christi; 29/06/89 De ordinatione Episcopi, Presbyterorum et Diaconorum (editio altera; cf 15/08/68); 19/03/90 Ordo celebrandi Matrimonium (editio altera; cf 19/03/69); 22/11/98 De Exorcismis et supplicationibus quibusdam; 20/04/00 Missale Romanum (editio typica tertia); 29/06/01 Martyrologium Romanum.

Các sách nghi thức theo thứ tự hệ thống: Bí tích, Á-bí-tích, các việc phụng tự khác.


A. CÁC BÍ TÍCH

0. Ordo Initiationis Christianae Adultorum (Các bí tích khai tâm: 1972; tái bản năm 1974).

1. Rửa tội. Ordo Baptismi Parvulorum (1969; tái bản 1973)

2. Thêm sức. Ordo Confirmationis (1971). PAULUS VI Const. Ap. Divinae consortium naturae

3. Thánh Thể. Gồm nhiều phần: Sách lễ: Ordo Missae (1969). PAULUS VI Const. Ap. Missale Romanum. Missale Romanum (1970; 1975; 2000). Sách bài đọc: Ordo Lectionum Missae (1970; tái bản 1981). Sách lễ thiếu nhi: Directorium de Missis cum pueris (1973). Các kinh nguyện Tạ ơn mới: Preces eucharisticae pro Missis cum pueris et pro Missis de Reconciliatione (1974). Prex eucharistica quae in Missis pro variis necessitatibus adhiberi potest (1991). Các bài lễ về Đức Mẹ: Collectio Missarum de beata Maria virgine - Lectionarium pro Missis de BMV (1986). Tôn thờ Thánh Thể: De Sacra Communione et de Cultu mysterii Eucharistici extra Missam (1973)

4. Thống hối. Ordo Paenitentiae (1974)

5. Xức dầu bệnh nhân. Ordo Unctionis Infirmorum eorumque pastoralis curae (1972). PAULUS VI Const. Ap. Sacram Unctionem Infirmorum. Lễ nghi an táng: Ordo Exsequiarum (1969)

6. Truyền chức thánh

De Ordinatione Diaconi, Presbyteri et Episcopi (1968). PAULUS VI Const. Ap. Pontificalis Romani recognitio. Tái bản năm 1989: De Ordinatione Episcopi, Presbyterorum et Diaconorum. (Lần tái bản thêm phần dẫn nhập, và xếp đặt lại thứ tự các chức thánh, từ trên đi xuống thay vì từ dưới đi lên).

De Institutione Lectorum et Acolythorum (1972). cf. PAULUS VI Motu proprio Ministeria quaedam.

7. Hôn phối

Ordo Celebrandi Matrimonium (1969). Tái bản năm 1990 thêm phần dẫn nhập.

B. CÁC Á-BÍ-TÍCH

1. Cung hiến thánh đường và bàn thờ: Ordo dedicationis ecclesiae et altaris (1977).

2. Làm phép dầu: Ordo benedicendi oleum catechumenorum et conficiendi chrisma (1970).

3. Các việc chúc lành: De benedictionibus (1984).

4. Chúc phong viện phụ và viện mẫu: Ordo benedictionibus Abbatis et Abbatissae (1970).

5. Thánh hiến các trinh nữ: Ordo consecrationis virginum (1970).

6. Khấn dòng: Ordo professionis religiosae (1970).

7. Trừ tà: De exorcismis et supplicationibus quibusdam (1998).

C. CÁC SÁCH KHÁC

1. Phụng vụ giờ kinh: Liturgia Horarum (1971; tái bản 1985).

2. Nghi lễ các giám mục: Caeremoniale Episcoporum (1984).

3. Tử đạo thư: Martyrologium Romanum (2001).

4. Lịch phụng vụ: Calendarium Romanum (1969) (kèm theo Kinh cầu các thánh).

Các sách cử hành bí tích và á bí tích được Toà thánh chuẩn y (hầu hết trước năm 1975)[7]:

15/5/67, Sách Nghi thức Thêm sức. 15/5/67, Sách Nghi thức cử hành bí tích Hôn phối. 15/5/67, Sách Nghi thức làm phép dầu dự tòng, dầu bệnh nhân và dầu thánh. 15/5/67, Sách Nghi thức đón tiếp giám mục tại giáo xứ. 1/2/68, Sách Nghi thức Xức dầu Bệnh nhân và việc mục bệnh nhân. 30/7/69, Sách Nghi thức Truyền chức phó tế và linh mục (ấn bản mẫu lần thứ nhất). 30/7/69, Sách Nghi thức cử hành bí tích Hôn phối. 1/4/70, Sách Nghi thức Bí tích Rửa tội trẻ con. 21/11/70, Sách Nghi thức an táng. 11/1/72, Sách Nghi thức Thêm sức. 11/1/72, Sách Nghi thức làm phép dầu dự tòng và dầu bệnh nhân, và dầu thánh. 7/4/72, Sách Nghi thức thánh hiến các trinh nữ. 7/4/72, Sách nghi thức khấn dòng. 10/7/73, Sách Nghi thức đặt thừa tác vụ đọc sách, giúp lễ; Nghi thức tiếp nhận vào hàng các ứng viên lên chức phó tế và linh mục; Nghi thức chấp nhận bậc độc thân. 13/3/74, Sách Nghi thức khai tâm Kitô giáo cho người lớn. 3/10/74, Sách Nghi thức về việc rước lễ và tôn sùng mầu nhiệm Thánh Thể ngoài Thánh lễ. 4/12/74, Sách Nghi thức Truyền chức giám mục (ấn bản lần thứ nhất). Bản dịch Sách Nghi thức Truyền chức giám mục, linh mục và phó tế (ấn bản mẫu lần thứ II) đã được Hội đồng Giám mục Nam Việt Nam cho phép dùng tạm, theo đặc ân của Toà thánh ban cho. 4/12/74, Sách Nghi thức Xức dầu Bệnh nhân và việc mục vụ bệnh nhân. 9/12/82, Sách Nghi thức đội triều thiên tượng Đức Mẹ. 11/12/82, Công thức giải tội cho từng cá nhân. 17/8/83, Công thức giải tội cho nhiều người cùng lúc (giải tội tập thể). 20/2/2008, Nghi thức cử hành hôn nhân.

Những cuốn chưa được dịch hoặc chưa được chuẩn y


Ordo paenitentiae (1973);

Ordo dedicationis ecclesiae et altaris (1978);

Ordo Lectionum Missae, editito typica altera (1981);

De Benedictionibus (1984);

Caeremoniale Episcoporum (1984);

Collectio Missarum de Beata Maria Virgine et Lectionarium pro Missis de Beata Maria Virgine (1986);

De Exorcismis et supplicationibus quibusdam (1999);

Liturgia Horarum, Officium lectionis (các bài đọc Kinh Thánh và các giáo phụ).
________
[1] Nguồn: http://www.almudi.org/Articulos/ID/1197/El-panorama-liturgico-actual-el-pontificado-de-Benedicto-XVI

[2] Chú thích của người dịch. Để hiểu rõ bản văn của công đồng Vaticanô II, cần phải đi lùi lại lịch sử của “phong trào phụng vụ” bắt đầu từ đầu thế kỷ XX, và những cuộc canh tân bắt đầu dưới thời đức Piô XII, cũng như những cuộc tranh luận tại công đồng. Vấn đề này đã được trình bày trong các giáo trình về phụng vụ. Ở đây chúng tôi chỉ theo dõi giai đoạn sau công đồng.

[3] Chú thích của người dịch. Bản văn Latinh của Hiến chế dùng từ ngữ instauratio thay vì reformatio (số 21; 24). Sau công đồng, việc cải tổ phụng vụ được trao cho một uỷ ban đặc biệt Consilium ad exsequendam Constitutionem de sacra Liturgia, được đức thánh cha Phaolô VI thiết lập ngày 29/1/1964, do hồng y Giacomo Lercaro làm chủ tịch và cha Annibale Bugnini làm tổng thư ký, gồm 50 hồng y và giám mục cùng với hơn 200 chuyên viên. Uỷ ban này chấm dứt nhiệm vụ sau 5 năm hoạt động và trao lại công việc của Bộ Phụng tự (1969). Nên biết là cơ quan này trước đây mang tên là “Thánh bộ Nghi lễ”, và được đổi tên thành “Thánh bộ Phụng tự” từ ngày 8/5/1969. Ngày 11/7/1975, Bộ này được sát nhập với bộ Kỷ luật các bí tích, để rồi lại tách ra làm hai dưới thời đức Gioan Phaolô II (ngày 5/4/1984), và nhập lại làm một khi ban hành Tông hiến Pastor bonus (28/6/1988).

[4] Chú thích của người dịch. Ở cuối bài, chúng tôi sẽ liệt kê các nghi thức đã được duyệt lại từ sau công đồng, kéo dài cho đến năm 2001. Ở đây chỉ nên nhắc đến các huấn thị hướng dẫn việc áp dụng, cách riêng trong việc dịch thuật và thích nghi các bản văn: 1/ Inter oecumenici về việc thực thi Hiến chế công đồng (26/9/1964). 2/ Tres abhinc annos (4/5/1967). 3/ De interpretatione textuum liturgicum về việc dịch các bản văn phụng vụ (15/1/1969). 4/ Liturgicae instaurationes (5/9/1970). 5/ Varietates legitimae về nghi điển Rôma với việc hội nhập văn hoá (29/3/1994). 6/ Liturgiam authenticam (7/5/2001).

[5] Trước đây, các sách phụng vụ bí tích được in bằng chữ đen (những kinh phải đọc) và chữ đỏ (những quy luật phải tuân hành). Sau công đồng, các “chữ đen” và “chữ đỏ” vẫn còn được duy trì, nhưng mở đầu sách Nghi thức là những lời dẫn nhập (Praenotanda), giải thích ý nghĩa thần học của nghi thức cũng như ý nghĩa của các cử chỉ và công thức; ngoài ra còn cho biết những gì có thể thích nghi tuỳ hoàn cảnh, và cách riêng là sự lựa chọn các bài đọc Sách Thánh.

[6] Chú thích của người dịch. Mục lục cuốn sách gồm những phần sau:
I. Phụng vụ giám mục nói chung. II. Thánh lễ. III. Phụng vụ các giờ kinh và việc cử hành Lời Chúa. IV. Việc cử hành các mầu nhiệm Chúa Kitô trong năm. V. Các bí tích. VI. Các á bí tích. VII. Những ngày đặc biệt quan trọng trong đời sống giám mục. VIII. Những cuộc cử hành nhân vài biến cố (công đồng, công nghị, kinh lý, cha sở tựu chức).

[7] Dựa theo tài liệu Phụng tự tại Việt Nam trong 50 năm qua (1960-2010) của Uỷ ban Phụng tự Hội đồng giám mục Việt Nam, ở địa chỉ http://www.hdgmvietnam.org/phung-tu-tai-viet-nam-trong-50-nam-qua-1960-2010-1/2363.103.12.aspx

Thứ Bảy, 31 tháng 3, 2018

LỄ VƯỢT QUA – ĐẠI LỄ CỦA DO THÁI GIÁO VÀ KI-TÔ GIÁO

Thời sự Thần học – số 32, tháng 6/2003, tr. 155-162

Bùi Minh Đức ☺


I. Từ ngữ


Từ pesah trong tiếng Hebrew và từ phasek trong tiếng Hy Lạp có nghĩa là vượt qua. Về mặt từ nguyên, pesah còn là một bài toán chưa tìm được ẩn số thoả đáng. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, nó có nguồn gốc từ tiếng Akkad, pasahu nghĩa là “xoa dịu” hay vay mượn một từ của tiếng Ai Cập chỉ “cái chén” với nghĩa tai ương thứ mười. Phần đông các nhà nghiên cứu đều cho rằng nó là một từ phái sinh của động từ pasah có nghĩa là “đi khập khiễng” (2 Sm 4,4; 1V 18,21), “khiêu vũ”, “nhảy” (1V 18,26) và đôi khi cũng có nghĩa “dành riêng”, “giải thoát” (Is 31,5).[1]

Thứ Tư, 21 tháng 2, 2018

BÀI GIẢNG CỦA ĐTC GIOAN XXIII NHÂN LỄ TUYÊN PHONG MARTINÔ DE PORRES LÊN BẬC HIỂN THÁNH

Thời sự Thần học - Số 56, tháng 5/2012, tr. 7-11

Một phần của bản văn này đã được trích dịch trong Giờ kinh Sách ngày 3/11. Ở đây chúng tôi dịch lại toàn thể bản văn, để nhận thấy việc móc nối lễ nghi phong thánh với việc khai mạc công đồng Vaticanô II, cũng như việc so sánh thánh Martinô với thánh nữ Catarina Siena, được phong thánh 500 năm trước. Dịch từ nguyên bản Latinh, đăng trong AAS 54 (1962) 306-309.

Thứ Bảy, 24 tháng 12, 2016

NGÔI LỜI ĐÃ TRỞ THÀNH XÁC PHÀM, VÀ NGƯỜI PHÀM ĐƯỢC ĐỔI MỚI

Thời sự Thần học – Tháng 12/2008, tr. 40-50

Phaolô Cao Chu Vũ, O.P. 

Vẫn mãi là cuộc đời tăm tối, mịt mù, không thể lý giải. Với ánh mắt của niềm kính tin thờ lạy một “Xác Phàm” mà qua đó Thiên Chúa ngỏ lời với con người. Ngài nói với con người bằng tất cả những gì thuộc về phận người. Có gì khác, khác hẳn? Hãy nhìn vào “Xác Phàm” và những hệ lụy của Nó hôm nay và suốt đời để nhận ra Lời Thiên Chúa đang nói và còn nói. Mới và được đổi mới ở chỗ đó.

Hơn hai ngàn năm qua, một biến cố vĩ đại đã xảy ra giữa loài người: Ngôi Lời là Thiên Chúa Ngôi Hai đã trở thành một con người mang tên Giêsu, Người đã sống giữa chúng ta, như một người anh em thân cận của chúng ta. Biến cố ấy có ý nghĩa gì đối với nhân loại hôm qua và hôm nay? Để trả lời, chúng ta sẽ bắt đầu từ chính sự bi đát của cuộc sống cá nhân mỗi chúng ta và của toàn thể loài người.

Thứ Tư, 21 tháng 12, 2016

NHẬP THỂ GỢI LÊN HÌNH ẢNH VÀ THÁI ĐỘ CHO VIỆC HỘI NHẬP VĂN HÓA

Thời sự Thần học – Tháng 12/2008, tr. 30-39

Giuse Nguyễn Văn Phương, O.P. 

Maria sinh con đầu lòng. Bà bọc con trong tã và đặt con trong máng cỏ” (Lc 2,7). Đó là hoàn cảnh chào đời và đầu đời của Ngôi Lời (được bọc trong tã, được đặt trong máng cỏ). "Ông Giuse người Arimatheo bọc Đức Giêsu vào trong tấm vải, và đặt người trong mộ đá đục sẵn trong núi đá, nơi chưa chôn cất ai bao giờ” (Lc 23, 53). Đó là thực cảnh cuối đời của Con Thiên Chúa mặc lấy xác phàm (bọc trong tấm vải và đặt người trong mộ đá đục sẵn trong núi đá). Và một khi đã từ trời xuống thế, suốt cả cuộc đời, Ngôi Lời mặc lấy xác phàm và ở giữa nhân gian… mọi ngày cho đến tận thế. Quyền năng của Thiên Chúa bộc lộ thế đấy! Sức mạnh của Thiên Chúa biểu lộ vậy đó. Và Tình yêu của Thiên Chúa là như thế đấy!

Thứ Hai, 19 tháng 12, 2016

MẦU NHIỆM NHẬP THỂ, TÌNH YÊU TRAO TẶNG BẢN THÂN CỦA THIÊN CHÚA

Thời sự Thần học – Tháng 12/2008, tr. 20-29

Lm. Giuse Nguyễn Trọng Viễn, O.P.

Mầu nhiệm nhập thể là một sự kiện độc nhất vô nhị trong toàn thể vũ trụ. Sự kiện độc nhất ấy dĩ nhiên là một sáng kiến độc đáo của Thiên Chúa, nhưng có lẽ không phải là một sáng kiến hoàn toàn “ngẫu hứng”. Chúng ta cũng có thể khám phá ra nơi ấy một thứ “logích” mà, xét theo một khía cạnh nào đó, có thể nói như một hệ quả đương nhiên, hệ quả đương nhiên của tình yêu. Đó là thứ lô-gích của kiểu yêu thương mang tính chất Thiên Chúa, mầu nhiệm nhập thể thật ra vẫn là đường nét quen thuộc của tình yêu Thiên Chúa: tình yêu trao tặng bản thân.

Thứ Bảy, 17 tháng 12, 2016

DẤU ẤN “NHẬP THỂ” TRONG TẬP GITANJALI CỦA TAGORE

Thời sự Thần học – Tháng 12/2008, tr. 6-19

Lm. Giuse Lương Hồng Phong, O.P.

“Này tôi báo cho anh em một tin mừng trọng đại, cũng là tin mừng cho toàn dân: Hôm nay, một Đấng Cứu Độ đã sinh ra cho anh em trong thành vua Đavít, Người là Đấng Kitô Đức Chúa”[1]. Như một dấu ấn chẳng hề phai, in đậm dấu chứng tình yêu muôn thủa của Trời trên đất, Tagore như có muốn trào dâng những cảm thức tâm linh luôn dâng trào trong tâm hồn mình để bộc bạch những dấu ấn “Nhập Thể” tuôn chảy thành những xúc cảm mãnh liệt. Cảm nhận này như được phác học thật rõ nét như: “Tôi đang hát một mình trong xó tối, điệu du dương quyến rũ tai Người. Rời hoàng cung, Người đến đứng ở cửa nhà tôi, ngôi nhà tranh đơn sơ”[2] và một cách nào đó “Thượng đế vô hình đã làm trống rỗng chính mình để tiến trình tạo dựng được xảy ra và hoàn tất. 

Thứ Năm, 15 tháng 12, 2016

THỜI SỰ THẦN HỌC – SỐ 5, THÁNG 12/2008

CHỦ ĐỀ : HỒNG ÂN NHẬP THỂ

THAY LỜI TỰA


Tạ Ơn và Giáng Sinh
Nhân và Quả

Ở Bắc Mỹ, cứ đến mỗi cuối năm, người ta vui mừng cử hành hai ngày lễ hội Tạ Ơn và Giáng Sinh. Hai ngày lễ này có thể liên quan với nhau như nguyên nhân và hiệu quả. Liên hệ nhân-quả này có thể được nhìn khởi từ lễ Tạ Ơn cho đến lễ Giáng Sinh hoặc từ lễ Giáng Sinh đến lễ Tạ Ơn.

Thứ Ba, 13 tháng 12, 2016

MỘT HÀI NHI ĐÃ SINH RA CHO CHÚNG TA (Is 9, 1-6)

Thời sự Thần học – Số 22, tháng 12/2000, tr. 57-65

Phương Thanh
viết theo Joseph Ponthot, Un enfant nous est né

Trong các trình thuật ngôn sứ của Cựu Ước, Is 9,1-6 chắc chắn là lời sấm thích hợp rõ ràng đã khơi lên mầu nhiệm Giáng Sinh. Chẳng ai ngạc nhiên khi thấy lời sấm này được giữ lại trong sách các bài đọc mới, làm bài đọc đầu tiên trong thánh lễ Nửa Đêm. Thực sự, chung quanh lời loan báo chính: “Một hài Nhi đã sinh ra cho chúng ta…” (c.5) có những đề tài khác nhau và những hình ảnh được thu thập, chúng giúp những Kitô hữu đầu tiên và sau đó là trong truyền thống phụng vụ, nhận rõ ý nghĩa việc Đấng Cứu Thế xuất hiện. Đó là sự biểu lộ của “ánh sáng” giữa “tâm tốt”, “niềm vui” chiến thắng và giải thoát, việc phong vương quốc hòa bình và công chính, về sự quan tâm trìu mến của Thiên Chúa được thể hiện rõ ràng và dứt khoát. 

Thứ Hai, 12 tháng 12, 2016

ĐÓN MỪNG MẦU NHIỆM GIÁNG SINH: Điệp ca O

Tsth___

Một tuần (từ ngày 17 đến ngày 23 tháng mười hai) trước ngày áp lễ Giáng sinh, Phụng vụ giúp người tín hữu chuẩn bị trực tiếp hơn để đón mừng mầu nhiệm Ngôi Lời Thiên Chúa mặc lấy xác phàm.

Mỗi ngày trong tuần này, Phụng vụ sắp xếp Lời tung hô Tin Mừng trong Thánh Lễ và Điệp ca của Thánh ca Tin Mừng trong Giờ Kinh Chiều bằng điệp ca O. Gọi như thế vì bản văn nguyên thủy bằng tiếng Latin được bắt đầu bằng chữ O.

Chủ Nhật, 11 tháng 12, 2016

NGÔI LỜI HÓA THÀNH NHỤC THỂ

Thời sự Thần học – Số 22, tháng 12/2000, tr. 48-56

Phương Bắc
viết theo Thomas Barrosse, Le Verbe s’est fait chair

"Ngôi Lời đã hóa thành nhục thể
và đã cư ngụ giữa chúng tôi."

Đối với nhiều người, đây có lẽ là những lời thân tình nhất của toàn bộ Tân Ước, ngoại trừ những lời cầu nguyện trong Kinh Lạy Cha. Câu Tin Mừng trên đã diễn tả đạo lý nền tảng của Kitô giáo về vấn đề nhập thể. Đức Kitô vừa có bản tính nhân loại vừa có bản tính Thiên Chúa – Trong Đức Kitô. Ngôi Hai đã làm người.

Những lời lẽ của thánh Gioan chứa đựng chân lý này. Nhưng nhiều năm sau khi Tin Mừng thánh Gioan ra đời, những hạn từ “ngôi vị” và “thiên tính” mới được dùng để diễn tả đạo lý trên. “Lời” không chỉ tượng trưng với “Ngôi Hai Thiên Chúa” cũng như “nhục thể” không tương đương với “nhân tính”. Các lời của Tin Mừng thì giàu ý nghĩa hơn các định nghĩa thần học. “Ngôi Hai đã mặc lấy bản tính nhân loại”. Để đánh giá đúng mức sự phong phú của ý nghĩa đó, chúng ta hãy tìm hiểu mỗi lời thánh Gioan dùng có ý nghĩa gì đối với Người và đối với các Kitô hữu của thế kỷ thứ nhất mà Người viết cho họ.

Thứ Sáu, 9 tháng 12, 2016

NGÔI LỜI MẠC KHẢI

Thời sự Thần học – Số 22, tháng 12/2000, tr. 33-47

Phương Bắc 
viết theo Joachim JERÉMIAS, Revélation dans Le Verbe

Hình thức văn chương của Ga 1,1-18

Xét như lời mở đầu một cuốn sách, thì Tự ngôn trong Tin mừng thứ tư là một trường hợp đặc biệt. Trong Kinh thánh Tân ước, trừ 21 thư, thì 5 văn phẩm còn lại có hai hình thức mở đầu khác nhau.

Hình thức thứ nhất có trong Kh 1,1: 
“Mạc khải của Đức Giêsu Kitô, mạc khải mà Thiên Chúa đã ban cho Người, để Người tỏ ra cho các tôi tớ Người biết những việc sắp phải xảy đến. Người đã sai thiên thần của Người đến báo cho ông Gioan là tôi tớ của Người biết mạc khải đó”.

Thứ Tư, 7 tháng 12, 2016

MẦU NHIỆM GIÁNG SINH

Thời sự Thần học – Số 22, tháng 12/2000, tr. 19-32

Phương Nam 
viết theo MAURICE LELONG, Mystery of Christmas
I. NGƯỜI LOAN BÁO HỒNG ÂN GIÁNG SINH

“Noel mùa hè.” Xưa kia người ta hay nói về sinh nhật thánh Gioan như thế. Đây không phải chỉ là một kiểu nói hoa mỹ, nhưng kiểu nói này còn mang một ý nghĩa thần học và sâu xa: Gioan được nói đến như để chuẩn bị cho hồng ân của Đấng Cứu Thế, hơn nữa, tên riêng của người cũng nói lên điều đó.

Thánh Luca chủ ý liên kết việc con trẻ của Zacaria và Elisabet sinh ra có tương quan mật thiết với việc chào đời của Chúa Giêsu, đến nỗi Giáo hội buộc phải mừng lễ sinh nhật của người.

Như thế, mặc dù mới đến phụng vụ của lễ Hiện xuống, bầu khí giáng sinh đã đến với chúng ta.

Thứ Bảy, 3 tháng 12, 2016

ĐÊM THÁNH NOEL

Thời sự Thần học – Số 22, tháng 12/2000,  tr. 7-12

Phương Đông 
viết theo Karl Rahner, Noel, Holy Night 

Tại sao thánh lễ chúng ta cử hành đêm 24 tháng 12 được gọi là Đêm Thánh Noel?

Về phương diện lịch sử, chúng ta không biết chắc chắn Chúa Giêsu có thực sự sinh vào giữa đêm khuya hay không. Bởi vì câu chuyện kể về các mục đồng lúc bấy giờ còn canh thức trông coi đàn vật và nhận được từ trời cao lời loan báo Chúa Giêsu giáng sinh, tự nó chẳng phải là bằng chứng không thể chối cãi rằng: Chúa Giêsu đã sinh vào ban đêm. Tuy nhiên, Kitô giáo đã luôn luôn trình bày sự giáng sinh đầy ơn phúc và cứu độ của Chúa Giêsu như một biến cố đã diễn ra vào ban đêm. Tại sao thế?

Chủ Nhật, 28 tháng 9, 2014

ẢNH THÁNH ICÔN DƯỚI CÁI NHÌN CỦA ANH EM CHÍNH THỐNG GIÁO

(Thời sự Thần học – Số 27, tháng 3/2002, tr .60-80)

Trong truyền thống Giáo hội phương Đông, không có sự tách biệt giữa giáo lý và phụng tự. Theo một nghĩa nào đó, phụng tự là cách diễn tả giáo lý, có liên hệ với những giá trị mạc khải. Thế nên “tín lý không phải là những ý tưởng trừu tượng, nhưng tự bản chất, tín lý được mạc khải như là những chân lý hoặc thực tại có tính cứu độ, dẫn con người đi vào mối thông hiệp thân tình với Thiên Chúa. Có thể nói mà không sợ sai lầm rằng, dựa theo cách hiểu của Chính Thống giáo, người ta có thể nhận thấy sự viên mãn của suy tư thần học nơi cung cách thờ phượng của Giáo hội. Đó là lý do tại sao hạn từ “Chính Thống giáo” không đơn thuần được hiểu là “đạo lý chuẩn lực” như nhiều người vẫn thường nghĩ, nhưng là “cung cách thờ phượng xứng hợp”. Khi nói “cung cách thờ phưựong xứng hợp” cũng bao hàm luôn cả nghĩa “đạo lý chuẩn mực”.