Hiển thị các bài đăng có nhãn Kitô học. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Kitô học. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 11 tháng 5, 2023

THỜI SỰ THẦN HỌC - SỐ 100, THÁNG 05/2023

CHỦ ĐỀ: THẦN HỌC PHỤC SINH 

LỜI GIỚI THIỆU


Thời Sự Thần Học đã đi đến số 100. Có nhiều cách để định hướng cho số báo đặc biệt này. Dĩ nhiên, trước hết cần phải tạ ơn Chúa, bởi vì tờ báo đã trải qua một chặng đường không dễ dàng trong gần 30 năm. Nhân dịp này chúng ta có thể nhìn lại các chủ đề đã phát hành[1], nhưng tốt hơn chúng ta nên nhìn về phía trước. Thiết nghĩ chủ đề “Phục sinh” thích hợp nhất vì nhiều lý do. Thứ nhất là số báo được phát hành vào lễ Phục sinh năm 2023. Đâu là đối tượng của việc cử hành đại lễ này? Thứ hai, sự phục sinh diễn tả đích điểm của niềm hy vọng mà Giáo hội cũng như mỗi người chúng ta đang nhắm đến. Thứ ba, Phục sinh là chìa khóa để giải thích đặc trưng của Kitô giáo, từ đó trở thành sợi chỉ đỏ cho tất cả mọi suy tư thần học Kitô giáo: tín lý, luân lý, tâm linh, phụng vụ, mục vụ: “Chúng tôi loan báo Đức Giêsu Kitô đã phục sinh, và chúng tôi trông mong được thông dự vào cuộc phục sinh của Người”. Tiếc rằng chân lý này thường bị lãng quên, và mỗi khi nói đến trọng tâm niềm tin Kitô giáo, người ta liền nghĩ đến Thập giá: Thập giá trở thành biểu tượng của Kitô giáo (x. TSTH số 90: “Thần học thập giá”). Chúng ta dễ quên lời khẳng định của thánh Phaolô: “Nếu Đức Kitô không sống lại, thì đức tin của anh em sẽ rỗng tuếch” (1Cr 15,17). Vì thế, một điểm mới mẻ của thần học cuối thế kỷ XX là tái khám phá “thần học phục sinh”[2], một hướng đi bắt đầu từ năm 1950 với cha F.X. Durrwell, CSsR.

Thứ Ba, 4 tháng 4, 2023

HUYỀN NHIỆM CUỘC THƯƠNG KHÓ

Thời sự Thần học - Số 90, tháng 11/2020, tr. 139-190. 

_Flavio di Bernardo, C.P._ 

Dẫn nhập
I. Cuộc thương khó trong Kinh Thánh
  A. Kinh nghiệm tâm linh của Đức Giêsu trong cuộc Thương khó
    1. Các nguồn: những tường thuật Tin Mừng về cuộc Thương khó
    2. Những thái độ căn bản của Đức Giêsu trong cuộc Thương khó
    3. Kinh nghiệm Ghết-sê-ma-ni
    4. Kinh nghiệm Gôn-gô-tha
  B. Cuộc Thương khó trong kinh nghiệm Kitô giáo tiên khởi
    1. Sequela Crucis (Bước theo thánh giá)
    2. Cuộc Thương khó của Đức Kitô trong kinh nghiệm của thánh Phaolô
II. Cuộc thương khó trong các tác phẩm của các giáo phụ
  A. Cuộc Thương khó của Đức Kitô, Mầu nhiệm Cứu độ
    1. Cuộc Thương khó của Chúa Kitô mở cửa linh hồn đón nhận Mặc khải
    2. Cuộc Thương khó biểu lộ quyền năng cứu độ của ân sủng
    3. Cuộc Thương khó, nguồn cội của ân sủng thánh hóa
  B. Đức Kitô chịu đóng đinh trong đời sống tâm linh
    1. Sự cần thiết của việc suy gẫm về những đau khổ của Đức Kitô
    2. Sự cần thiết của việc noi gương Đức Kitô chịu đóng đinh
  C. “Nhân luận về Thánh giá” trong huấn giáo của các Giáo phụ
    1. Cuộc Thương khó của Đức Kitô mang lại ý nghĩa cho những đau khổ của nhân loại và biến chúng thành phương tiện nên thánh
    2. Kitô hữu phải vác lấy thánh giá mình cùng với Đức Kitô
III. Cuộc thương khó trong đời sống Giáo hội
  A. Giai đoạn sơ khai (thế kỷ I – VIII)
    1. Huyền nhiệm thánh giá và phúc tuẫn giáo
    2. Chiều kích hiến tế và sự thông dự vào cuộc Thương khó trong đời sống đan tu khổ hạnh
  B. Linh đạo Thương khó từ thế kỷ IX đến XI
    1. Nhân tính của Đức Kitô và cuộc Thương khó của Người trong đời sống đan tu vào Giai đoạn trung kỳ của thời Trung cổ
    2. Contemplatio dominicae passionis (Chiêm ngắm cuộc thương khó của Chúa Giêsu)
  C. Thời đại của thánh Bênađô và thánh Phanxicô (thế kỷ XII và XIII)
    1. Thánh Bênađô và huyền nhiệm cuộc thương khó
    2. Canh tân Sách Thánh, sự khó nghèo Tin Mừng và huyền nhiệm thánh giá
    3. Thánh Phanxicô, “diện mạo mới của Đấng chịu đóng đinh”
  D. Thế kỷ XIV
  E. Meditatio vitae et passionis Christi
    1. Suy gẫm về cuộc Đời và cuộc Thương khó của Đức Kitô như là những Mầu nhiệm Cứu độ
    2. Suy gẫm về cuộc Thương khó theo các Tin Mừng
    3. Cuộc Thương khó của Đức Giêsu và phương pháp suy gẫm
  F. Từ Gioan Thánh giá đến Phaolô Thánh giá (thế kỷ XVI đến XVIII)
    1. Sự tuẫn giáo của Trái tim Đức Kitô và các nhà huyền bí
    2. Sự tuẫn giáo của ý chí và huyền nhiệm “fiat”
    3. “Hiểu biết về Thánh giá” và huyền nhiệm của Thương khó
    4. Những nhà huyền bí về Linh đạo Thương khó
  G. Huyền bí Thương khó ngày nay
    1. Mang những dấu tích cuộc Thương khó
    2. Linh đạo và sự đau khổ
    3. Công đồng Vaticanô II
    4. Phong trào đại kết với huyền nhiệm Thương khó
Kết luận
Nguồn: “Passion, Mysti­que de la,” trong: Dictionnaire de Spiritualité, Vol. 12, Fasc. LXXVI ‑ LXXVII (Paris, Beauchesne, 1983), cols. 312‑338. Tác giả Flavio di Bernardo (1932-1982) là một linh mục dòng Thương khó (Passioniste) người Ý, giáo sư sử học. Vì khuôn khổ bài báo, chúng tôi đã bỏ thư mục ở cuối mỗi phần.

Chủ Nhật, 2 tháng 4, 2023

THẬP GIÁ VÀ MẦU NHIỆM CỨU ĐỘ

Thời sự Thần học - Số 90, tháng 11/2020, tr. 86-138.

_Phan Tấn Thành_ 

Nhập đề. Suy tư thần học đứng trước thập giá
I. Tân Ước. Những lý do và công hiệu của cái chết của Đức Giêsu
  A. Lý do đưa đến cái chết: những giải thích
  B. Công trình cứu độ. Các từ ngữ giải thích dựa theo mô hình: 1/ xã hội; 2/ pháp luật; 3/ phụng tự; 4/ tương quan; 5/ khôn ngoan
II. Lịch sử thần học về ơn cứu độ
  A. Các giáo phụ
  B. Thần học: 1/ Thánh Anselmô. 2/ Thánh Tôma Aquinô. 3/ Martin Luther
III. Những lối tiếp cận hiện nay về thần học ơn cứu độ
  A. Lồng trong kế hoạch cứu độ: công trình của Ba ngôi Thiên Chúa
  B. Hai chiều kích trung gian của Đức Kitô: 1/ đi xuống (thiên hóa, công chính hóa, cứu chuộc và giải thoát); 2/ đi lên (hy tế, xá tội, đền tội, thay thế)
Kết luận. Cứu độ vì tình yêu

Thứ Bảy, 25 tháng 3, 2023

THẦN HỌC VỀ THẬP GIÁ TRONG PHỤNG VỤ TÂY PHƯƠNG

Thời sự Thần học - Số 90, tháng 11/2020, tr. 55-85.

_Manuel Garrido Bonaño, O.S.B._

Mỗi khi nói đến “thần học” người ta thường chỉ liên tưởng đến các tác phẩm, công trình suy tư của các học giả hàn lâm, nhưng dễ quên rằng theo nguyên ngữ Hy-lạp, theologia (ghép bởi Theos và logos), không chỉ có nghĩa là “lời (lý luận) về Thiên Chúa”, mà còn là “lời của Thiên Chúa” (tức là mặc khải), và “lời với Thiên Chúa” (tức là cầu nguyện)[1]. Trong bài này, cha Manuel Garrido Boñano (1925-2013), dòng Biển-đức thuộc đan viện Valle de los Caidos, Madrid, Tây Ban Nha, giáo sư Phụng vụ và tác giả của trên 30 đầu sách, đã lưu ý đến một nguồn thần học quan trọng khi đề cập đến thập giá, đó là các bản văn Phụng vụ, trong đó Giáo hội vừa tuyên xưng niềm tin và chúc tụng Thiên Chúa vì công trình Người đã thực hiện cho nhân loại nơi thập giá Đức Kitô.

Thứ Năm, 16 tháng 3, 2023

THẦN HỌC THẬP GIÁ TRONG LỊCH SỬ GIÁO HỘI

Thời sự Thần học - Số 90, tháng 11/2020, tr. 35-54. 

_Barnabas M. Ahern, C.P._ 

I. Thập giá trong cuộc đời Đức Giêsu: 1. Biện hộ cho cái chết của Đức Giêsu. 2. Sự tiến triển của thần học thập giá. 3. Thần học thập giá trong thư Híp-ri.
II. Giáo huấn Tân Ước về vị trí của thập giá trong cuộc đời Kitô hữu: 1. “Logion” của Tin Mừng về việc vác thập giá. 2 Giáo huấn của thánh Phaolô. 3 Những khai triển khác trong Tân Ước.
III. Thập giá trong năm thế kỷ đầu tiên: 1. Ba thế kỷ đầu. 2. Thế kỷ IV và V.
IV. Thập giá vào thời Trung đại: 1. Liên tục và tiến triển. 2. Điểm nổi bật trong sự tiến triển này.
V. Thập giá trong Giáo hội sau công đồng Trentô: 1. Sự đóng góp của trường phái Tây Ban Nha. 2. Sự nhất quán về đạo lý và thực hành trong các thế kỷ gần đây.
VI. Thập giá trong thế kỷ XX: 1. Những lý do thần học của sự thay đổi. 2. Những lý do tâm lý-xã hội. 3. Dự báo tương lai: a) Sự tiến triển trong thần học; b) Việc phục vụ Thân thể Chúa Kitô. 4. Sự hiện diện thường hằng của Chúa Kitô chịu đóng đinh trên thập giá.
Nguồn: “Croce”, Nuovo Dizionario di Spiritualità. Edizioni Paoline, terza ed., Roma 1982, p.366-376.
Tác giả. Cha Barnabas Ahern, linh mục dòng Thương khó (1915-1995), nguyên là giáo sư Kinh thánh, thành viên của Ủy ban Kinh thánh Giáo hoàng (1969-1975) và Ủy ban thần học quốc tế (1970-1985).

Chủ Nhật, 5 tháng 3, 2023

SỰ TIẾN TRIỂN CỦA THẦN HỌC THÁNH GIÁ TRONG TÂN ƯỚC

Thời sự Thần học - Số 90, tháng 11/2020, tr. 13-34. 

_Michel Gourgues, O.P._ 

Nguồn: Croce, trong G. Ravasi, R. Penna, G. Perego (ed.), Dizionario dei Temi Teologici  della Bibbia. Cinisello Balsamo, Edizioni San Paolo, 2010, pp. 254-262.
Nguyên văn tiếng Pháp có thể đọc trên: http://www.mystereetvie.com/GourguesCrucifix.html
Việc đóng đinh Đức Giêsu vào thập giá là một biến cố xảy ra vào ngày 7 tháng 4 năm 30: Người chịu treo lên thập giá vào lúc 9 giờ sáng, chết vào khoảng 3 giờ chiều, vào hôm trước ngày sa-bát năm ấy trùng với lễ Vượt qua của người Do-thái. Tiếp đó, các môn đệ của Người và các Kitô hữu sẽ sống lại một hành trình qua ba chặng:
1/ Trong chặng thứ nhất, người ta nói đến cái chết của Đức Giêsu nhưng chỉ đả động đến thập giá cách kín đáo. Đó là điều có thể quan sát được trong những bản tuyên xưng đức tin tiên khởi chỉ nói đến cái chết và sự phục sinh, như trong công thức được thánh Phaolô trưng dẫn trong 1 Tx 4,14 (“Chúng tôi tin rằng Đức Giêsu đã chết và phục sinh”) hoặc trong những thánh thi cổ điển trình bày cái chết của Đức Giêsu như là sự vâng phục tuyệt đối (Pl 2,6-11). Khi phác họa cấu trúc của các bài giảng sơ khởi (kerygma), như có thể thấy trong sách Tông đồ công vụ, thì khó mà tránh né câu chuyện bị đóng đinh vào thập giá bởi vì là một sự kiện mà mọi người đều biết, nhưng người ta lập tức nhấn mạnh đến sự phục sinh, mang thái độ tự vệ.
2/ Sang chặng thứ hai, việc đào sâu ý nghĩa cây thập giá đưa đến việc nhìn nhận rằng Thiên Chúa đã muốn tình trạng yếu đuối như vậy, như ta có thể đọc thấy nơi thánh Phaolô, ngõ hầu hủy diệt tham vọng của con người muốn đạt tới minh tuệ, và nhấn mạnh đến cách thức Thiên Chúa can thiệp vào chính sự yếu ớt của chúng ta và đến quyền năng của Người khi làm cho Đức Giêsu sống lại. Hoặc người ta nhận ra khía cạnh đau khổ của thập giá để mời gọi tín hữu hãy noi theo mẫu gương nhẫn nhục (Hr 12, 2). Đồng thời, việc đọc lại biến cố này nhờ sự trợ giúp của Kinh thánh, cách riêng là bài ca của Người Tôi Trung trong Isaia (52,13-53,12), đã đưa đến ý tưởng về giá trị cứu độ của cái chết này (1 Pr 2,22-25: “Người đã mang chính trong thân thể của mình trên cây gỗ những tội lỗi của chúng ta ngõ hầu chúng ta một khi đã chết cho tội lỗi thì được sống cho sự công chính”). Hơn nữa, bởi vì cái chết này là sự đổ máu, người ta so sánh nó với những hy tế đền tội như trong lễ Yôm Kippur.
3/ Đến chặng thứ ba, ta thấy xuất hiện trong các sách Tin Mừng những trình thuật về cuộc thương khó. Lúc đầu, chúng còn phản ánh sự dè dặt của các Kitô hữu về thập giá, tuy rằng điều này chỉ xuất hiện vào lúc ông Philatô kết án Đức Giêsu. Kế đó, người ta nhấn mạnh đến sự vô tội của Người, cách riêng qua những lời tuyên bố của ông Philatô. Dù sao, đặc trưng của chặng này là sự phát triển các trưng dẫn Thánh kinh, để cho thấy ý nghĩa của từng sự kiện của cuộc khổ nạn. Hơn thế nữa, người ta hướng đến các Kitô hữu để nói cho họ biết: “Nếu ai muốn xả thân phục vụ Tin Mừng, thì cũng cần vác thập giá của mình, nghĩa là sẵn sàng chấp nhận những sự từ bỏ hoặc bóc lột do việc đi theo Đức Kitô.”
I. Dẫn nhập
II. Những chứng tích cổ nhất
    1. Tuyên xưng đức tin
    2. Thánh thi
    3. Kerygma
    4. Im lặng, dè đặt hoặc phản ứng tự vệ
III. Việc đóng đinh vào thập giá: bối cảnh văn hóa
    1. Thực hành
        a. Cổ thời
        b. Ở Palestina
    2. Quan điểm
        a. “Điên rồ đối với dân ngoại”
        b. “Vấp phạm đối với dân Do-thái”
IV. Thời kỳ chín muồi: hai chiều hướng đào sâu
    1. Chiều hướng hiện sinh
        a. Chóp đỉnh của một cuộc đời (Ph 2,8).
        b. Biểu hiệu của yếu đuối (2 Co 13,4).
        c. Biểu hiệu của nhẫn nhục (Hr 12,2).
        d. Sự yếu đuối của Đức Kitô và sự yếu đuối của Thiên Chúa (1 Co 1-2).
    2. Chiều hướng cứu độ
        a. “Đúng như lời Thánh Kinh” (1Pr 2,22-25; Gl 3,13).
        b. Máu của thập giá (Cl; Ep).
V. Các trình thuật về cuộc thương khó
    1. Phản ánh hành trình của các cộng đoàn
    2. Nơi kiểm chứng
        a. Kín đáo
        b. Thái độ tự vệ
        c. Đào sâu mầu nhiệm
VI. Thập giá của Đức Kitô và thập giá của các Kitô hữu
VII. Kết luận

Thứ Tư, 11 tháng 1, 2023

ANH CHỊ EM CỦA CHÚA GIÊSU

Thời sự Thần học - Số 36, tháng 6/2004, tr. 85-104 (Phiên bản 2022, tr. 100-118) 

_Jos. Trần Trung Liêm, O.P._


Trong bài Hộp Xương Giacôbê: Vật Chứng Đầu Tiên về Sự Hiện Hữu của Chúa Giêsu, chúng tôi cho rằng tính chân thật của hộp xương không phải là điều đáng quan tâm lắm bởi lẽ không ai nghi ngờ về sự hiện hữu lịch sử của Chúa Giêsu, Giacôbê và Giuse; tuy nhiên, mối liên hệ của ba nhân vật này được khắc lên trên hộp xương đã làm sôi động lại những thắc mắc và những cuộc tranh luận về gia thế của Chúa Giêsu. Nhóm người được gọi là anh chị em của Đức Giêsu có quan hệ ra sao với Người ? Từ thế kỷ đầu tiên cho đến nay, vẫn có 3 cách giải thích được các nhóm Kitô giáo khác nhau nhận lối giải thích này và loại trừ lối giải thích khác. Anh em Chính Thống giáo hiểu là những người anh chị (lớn tuổi hơn Chúa Giêsu) cùng cha (thánh Giuse) khác mẹ với Chúa Giêsu; phần lớn anh em Tin lành hiểu là những người anh chị em ruột của Chúa Giêsu; còn Giáo hội Công giáo hiểu là những người anh chị em họ của Chúa Giêsu.

Thứ Bảy, 1 tháng 10, 2022

THẦN HỌC VỀ LOGOS THEO CÁC GIÁO PHỤ

Thời sự Thần học – Số 44, Tháng 6/2006, tr. 89-108.

_Đinh Vịnh 🙋


Trong trào lưu văn chương và suy tư thần học thế kỷ II và III, chúng ta gặp thấy những khuynh hướng sai lạc về Ngôi Lời, chẳng hạn phong trào Nhất chủ thuyết[1] chủ trương chỉ có một Thiên Chúa là Chúa Cha, chính Ngài đã sinh ra, cũng chính Ngài đã chịu khổ hình và chịu chết. Sau này, người ta còn gặp một khuynh hướng khác mang sắc thái của Nhất chủ thuyết, đó là Hình thái thuyết với chủ trương không phân biệt Ba Ngôi nơi Thiên Chúa, coi Thiên Chúa là “nhất thể” đơn thuần và giải thích về Ba Ngôi chỉ là ba hình thái khác nhau tuỳ theo [nhu cầu] sự biểu lộ mà thôi. Hay như khuynh hướng lạc giáo coi nhẹ thần tính của Ngôi Lời, Đức Giêsu Kitô, khi cho rằng Người không thực sự là Con Thiên Chúa, mà chỉ được nhận làm Con khi chịu phép rửa (Nghĩa tử thuyết). Khi phi bác lại tất cả những khuynh hướng sai lạc về Logos, chính là việc các Giáo phụ Hộ giáo khẳng định thần học về Ngôi Lời rằng Ngài thực sự phân biệt với Chúa Cha, rằng từ muôn thuở, Ngôi Lời đã tiền hữu nơi Chúa Cha, rằng Ngài là trưởng tử và là trung gian tạo dựng. Bài này tìm hiểu về những suy tư và lập luận của các Giáo phụ Hộ giáo liên quan tới những vấn đề này .

Thứ Ba, 24 tháng 5, 2022

NỮ GIỚI Á CHÂU NGHĨ GÌ VỀ ĐỨC GIÊSU?

Thời sự Thần học – Số 39, tháng 3/2005, tr. 80-113

_Chung Hyun Kyung_

Nguyên tác: Chung Hyun Kyung, “Who is Jesus for Asian Women ?”, in Asian Faces of Jesus, Ed. R.S. Sugirtharaja, Obis Books, 1997. Jac. Vũ Thế Hanh, O.P. chuyển ngữ. 
Những người nữ Á Châu cảm nghiệm Đức Giêsu thế nào ? Thực lòng thật khó có thể trả lời. Thế nhưng bằng sự tìm tòi nghiên cứu, chị Chung Hyun Kyung, một nữ thần học Hàn Quốc (Có lẽ chị thuộc giáo hội Tin Lành) phần nào trả lời cho chúng ta câu hỏi hết sức hóc búa này. Chị là giáo sư môn thần học hệ thống (phương pháp thần học) tại Ewha University ở Seoul. Chị là nhân vật nổi thứ hai trong số những thần học gia Minjung.
Vì là người nữ, chị có những khắc khoải của người nữ, chị chia sẻ thật chi tiết những khắc khoải của chị nói riêng và của nữ giới nói chung. Bài viết của chị chứa những quan điểm có lẽ sẽ khiến nhiều người sửng sốt và không đồng ý. Xin được giới thiệu bài viết của chị cùng độc giả. Hy vọng sẽ nhận được những bài viết phê bình những quan niệm chị trình bày về Đức Giêsu từ phía độc giả.[1]

NHỮNG DUNG MẠO ĐỨC GIÊSU TRUYỀN THỐNG


Khi diễn tả niềm tin vào Đức Giêsu, phần đông nữ giới Á Châu đều sử dụng những dung mạo Đức Giêsu truyền thống họ đã đón nhận từ các vị thừa sai. Thật vậy, những giáo hội Kitô tại Á Châu đã thấm đẫm suy nghĩ theo lối thần học truyền thống từ các vị thừa sai Tây Phương gieo vãi. Khi giải thích Kinh Thánh cũng như suy tư thần học, nữ giới Á Châu cũng không thể thoát ra khỏi tư tưởng truyền thống đã đâm rễ quá sâu trong tâm tưởng họ theo cách những nhà truyền giáo Tây Phương hoặc những nam thần học gia Á Châu đã trình bày. Tuy nhiên, khi quan sát thật tỉ mỉ cách trình bày những dung mạo Đức Giêsu truyền thống, chúng ta có thể nhận thấy những nữ thần học gia Á Châu đã làm toát lên một ý nghĩa mới mẻ thoát khỏi ngôn ngữ truyền thống. Sau đây là những dung mạo truyền thống của Đức Giêsu đã đạt tới ý nghĩa viên thành nhờ cảm nhận của nữ giới Á Châu.

ĐỨC GIÊSU, NGƯỜI TÔI TỚ ĐAU KHỔ


Đức Giêsu, Người Tôi Tớ Đau Khổ là dung mạo nổi trội trong tìm kiếm suy tư thần học của nữ giới Á Châu. Có lẽ nữ giới Kitô Á Châu cảm nhận sâu xa hơn ai hết dung mạo Người Tôi Tớ khổ đau dẫu họ là người bảo thủ hay cấp tiến.

Theo “Summary Statement from the Theological Study Group of Christology” (Phát biểu tóm lược của nhóm nghiên cứu thần học Kitô học),[2] một Hội Nghị thần học của Phụ nữ Á Châu tổ chức tại Singapore, những người nữ Kitô giáo từ nhiều quốc gia khác nhau xác định Đức Giêsu là “Đấng Mêsia ngôn sứ mang dung mạo Người Tôi Tớ đau khổ”, Người là Đấng “tự hiến mình làm giá cứu chuộc muôn người”. Họ ca rao rằng “qua sự khổ đau mang tính ngôn sứ, Người tác tạo một nhân loại mới”. [3]

Hội nghị phụ nữ Kitô Á Châu tại Singapore đã loại bỏ những dung mạo của Đức Giêsu như “vị vuakhải hoàn” và “Thượng Tế tối cao”.[4] Họ cho rằng những dung mạo Đức Giêsu như thế đã “hậu thuẫn thứ quan niệm tôn giáo gia trưởng trong Giáo hội và trong suy tư thần học”.[5] Đối với những người nữ Á Châu, Đức Giêsu là Đấng Mêsia mang khổ đau để phục vụ tha nhân chứ không phải là đấng Mêsia thống trị người khác. Tương tự như Choi Man Ja, một nữ thần học Hàn Quốc, nhiều người nữ Kitô Á Châu đã liên kết phận người của họ với phận người của Đức Giêsu qua “sự khổ đau và vâng phục”. Đối với nữ giới Á Châu, đây là điều tất yếu để họ gặp Đức Giêsu bằng kinh nghiệm hằng ngày đang diễn ra trong cuộc sống họ.

Khi những người nữ Á Châu trải qua những gian truân khốn khổ tứ phía từ gia đình, xã hội và nền văn hoá giáng xuống trên họ, họ cần một thứ ngôn ngữ có thể định rõ ý nghĩa của cái họ đang cảm nhận. Dung mạo Đức Giêu đau khổ có khả năng làm cho những người nữ Á Châu nhận ra ý nghĩa đau khổ mà họ đang gánh chịu. Đức Giêsu đau khổ vì người khác tương tự như những người nữ Á Châu đau khổ vì gia đình và những thành viên có liên đới với họ. Nếu đau khổ của Đức Giêsu có sức cứu độ thì những người nữ Á Châu đã khởi đầu nhận thấy những đau khổ họ đang gánh chịu cũng có khả năng cứu chữa như vậy. Họ đang nỗ lực gắn kết ý nghĩa đau khổ của họ vào cuộc đời và cái chết của Đức Giêsu. Vì Đức Giêsu đã khổ đau cho người khác được sống, cũng thế, nỗi khổ đau của những người nữ Á Châu được xem như là một nguồn mạch kiến tạo sức mạnh cho họ và những người đang bị đàn áp nhận ra giá trị của đau khổ mà họ đang cảm nghiệm.

Tuy nhiên, định hình ý nghĩa của sự đau khổ là một việc hết sức nguy hiểm. Công việc này có thể mang hai khía cạnh trái ngược nhau : chứa đựng hạt mầm giải phóng và cả một viên á phiện góp phần vào việc đàn áp nữ giới. Thế mà cả hai tiềm năng công kích nhau đó lại gọt đẽo kinh nghiệm của nữ giới Á Châu giúp họ gặp được Đức Giêsu.

Người nữ Á Châu tin tưởng vào Đức Giêsu bất chấp vô vàn mâu thuẫn họ nhận được từ phía gia đình, giáo hội cũng như xã hội. Tin tưởng bất chấp những truyền thống vững chãi đồ sộ lâu đời chính là chọn lựa đối của nhiều người nữ Á Châu, những người đang tìm kiếm trở thành Kitô hữu. Chẳng hạn, theo lẽ thường, bố của họ có phận vụ bảo vệ họ, kiến tạo sự an toàn cho họ trong một thế giới có quá nhiều áp bức, cung cấp thực phẩm, nơi nương ẩn và áo quần cho họ. Nhưng trên thực tế lại có quá nhiều người nữ Á Châu bị bố mình hành hung đánh đập, bị ép duyên hoặc bị bán vào những ổ điếm. Những “đức ông chồng” của người nữ Á Châu lẽ ra phải có phận vụ yêu thương vợ, nhưng lại có quá nhiều “đức ông chồng” nhân danh tình yêu và sự hài hoà trong gia đình ngược đãi vợ của họ như “quân hằn quân thù”. Những bà mẹ Á Châu có phận vụ nâng đỡ và động viên con gái, nhưng thay vì thúc đẩy hướng dẫn con gái tiến đến nền giáo dục cao hơn thì quý bà mẹ lại đẩy con gái mình vào hố không hiểu biết, mù tịt trước thực tại họ đang phải bán sức lực và thân thể để có cơ may hiểu biết và thăng tiến hơn. Những lời hứa hẹn an toàn, tình yêu, sự nuôi nấng như thế đã mất giá trị. Nữ giới Á Châu tin tưởng vào những người đàn ông họ yêu thương, nhưng chính những người họ đặt niềm tin tưởng và yêu thương đó lại phản bội họ. Tuy vậy, những người nữ Á Châu vẫn hy vọng, tin tưởng rằng “có lẽ một ngày đẹp trời nào đó, ở một chân trời góc bể nào đó sẽ có một ai đó yêu thương tôi và ủng hộ tôi như chính tôi”. Đức Giêsu có phải là “một ai đó” chăng ?
Có những người nữ Á Châu đã nhận ra Đức Giêsu là Đấng thật sự yêu thương và trân trọng nhân phẩm của họ, ngay khi những người đàn ông khác ngược đãi họ. Tại hội nghị phụ nữ Singapore, Komol Arayapraatep, một nữ Kitô Á Châu người Thái Lan đã chia sẻ cảm nhận của chị về Đức Giêsu :
Nữ giới chúng tôi luôn hàm ơn Đức Giêsu Kitô. Chính bởi vì Ngài mà chúng tôi có thể nhận thấy ân sủng Thiên Chúa dành cho nữ giới. Thiên Chúa đã sắp đặt cho người nữ có được vị thế quan trọng trong cuộc đời của Đức Giêsu Kitô trong hầu hết những biến cố từ sinh nhật, cái chết và sự phục sinh của Ngài.[6]
Tuy nhiên, những bài giáo huấn của Giáo Hội về Đức Giêsu thì rất giống với những điều mà bố, chồng, mẹ của họ nói với họ hơn là những điều Đức Giêsu thực sự nói với họ trong Tin Mừng. Giáo Hội dạy người nữ Á Châu :
Hãy vâng phục và kiên nhẫn như thái độ của Đức Giêsu đối với Cha trên trời. Người đã gánh chịu sự khổ đau và cái chết trên thập tự. Đó là phận vụ người nữ Kitô đúng nghĩa phải thực thi. Khi chị em vượt qua tất cả nỗi khổ đau, cũng như Đức Giêsu, chị em sẽ có được sự phục sinh vào ngày nào đó ở trên trời. Hãy nhớ rằng, ngoài thập tự, không có phục sinh, không đau đớn, không thể thu gặt. Trước tiên, chị em phải chết để được sống.[7]
Giáo huấn loại này thường gây bối rối khó khăn cho người nữ Á Châu. Họ thắc mắt : “Tại sao chúng tôi lại phải chết đi để đạt được tình yêu của Đức Kitô ? Chúng tôi không thể yêu Đức Giêsu ngay khi chúng tôi còn tràn đầy sức sống sao ?”. Những người nữ Á Châu ra như là đối tượng đòi hỏi phải tiết chế, phải hy sinh, phải yêu thương trong giáo đoàn cũng như trong gia đình của họ. Tại sao giáo huấn đó không ứng dụng cho nam giới ?
Thực dân Châu Âu và những người ủng hộ chủ nghĩa thực dân đã tạo và chất thêm gánh nặng nơi những người nữ Á Châu tin vào Đức Giêsu. Khi những Kitô hữu Châu Âu mang Đức Giêsu vào Á Châu, nhiều người cũng mang theo á phiện và súng ống.[8] Họ dạy người Á Châu tình yêu của Đức Giêsu ngay khi họ cho người Á Châu một cái chết từ từ của á phiện hoặc cái chết cấp tốc của đạn bom. Quân đội Mỹ nhân danh nền dân chủ cưỡng hiếp phụ nữ và trẻ thơ Việt Nam, giết người dân Việt Nam bằng chất độc màu da cam, súng ống và bom đạn trong khi những người Mỹ vẫn hát : “Cầu Chúa chúc phúc cho nước Mỹ”. Cái chết và tình yêu được nối kết trong những hành động truyền giáo dẫu họ là giáo sĩ hay người thế gian.[9]

Tuy vậy, nhiều người nữ Á Châu vẫn chọn Đức Giêsu bất chấp những kinh nghiệm chính trị cũng như cá nhân trái ngược nhau. Tại sao họ vẫn tiếp tục chọn Đức Giêsu hết thế hệ này đến thế hệ kia như vậy ? Đức Giêsu ở đâu khi mà thân thể của người nữ Á Châu bị ngược đãi, hãm hiếp và thiêu cháy ? Ngài đã làm gì để bảo vệ họ khỏi nỗi khổ đau đó ? Đức Giêsu là ai cho người nữ Á Châu ? Người giống với Cha của Người, Đấng đã để cho con của mình bị thế lực thực dân Rôma và giới tôn giáo giết chết dẫu cho Ngài đã kêu gào xin sự trợ giúp của Cha ? “Lạy Chúa, lạy Chúa, sao Ngài lại bỏ con ?”. Đức Giêsu có giống những người đàn ông hư hỏng và vô trách nhiệm, những người đàn ông hứa hẹn với người yêu của họ, vợ của họ một “cuộc sống tốt đẹp” nhưng ngay sau khi đánh cắp trái tim và thân thể của họ rồi thì lại nói với họ rằng : “Rồi đây anh sẽ mang đến cho em tiền bạc và quà cáp. Bây giờ thì anh phải đi đây, hãy trông nom con cái và cha mẹ già của anh. Hãy trung thành với anh em nhé !”. Lẽ dĩ nhiên, hầu hết những người đàn ông này sẽ chẳng bao giờ trở lại với người tình, người vợ yêu quý đang ngày đêm mỏi mòn trông đợi anh ta, anh ta chất mọi gánh nặng cuộc sống lên đôi vai của người vợ. Như vậy, Trong Đức Giêsu những người nữ Á Châu có còn lựa chọn một người nam mà họ cố gắng yêu thương bất chấp sự thờ ơ lạnh nhạt và sự ruồng rẫy của anh ta chỉ đơn giản vì họ biết chẳng có một kiểu mẫu tương quan liên đới nào khác đối với những người đàn ông chăng ?

Có những phụ nữ Á Châu gan dạ công bố lớn tiếng dứt khoát “không” với thứ trò chơi yêu đương phức tạp không ngớt được xác định bằng từ “bất chấp”. Họ nói họ yêu Đức Giêsu vì Người là ai chứ không phải bất chấp Người là ai. Họ không chấp nhận những cách thức quen thuộc xưa cũ trong mối liên hệ với những người họ yêu thương, những cách thức được đặt nền trên điệp ngữ sự hy sinh của người nữ. Đúng hơn, họ chọn lựa thái độ tôn trọng chính mình. Đức Giêsu chỉ tốt cho những người nữ Á Châu này khi Ngài xác nhận, tôn trọng và hiện diện với họ trong hành trình đấu tranh trường kỳ đầy khó khăn gian khổ hầu thoát khỏi sự khốn đốn họ phải gánh chịu. Những người nữ Á Châu đã phần nào nhận ra những lời thầm thì Đức Giêsu dành riêng cho họ qua cực hình và lòng trắc ẩn của Ngài. Chính lòng trắc ẩn và những cực hình Đức Giêsu đã chịu nói với những người nữ đang chịu khổ đau tư bề rằng Ngài đang liên đới mật thiết với họ và tất cả những người bị áp bức. Đức Giêsu này chính là người yêu mới mẻ, một người bạn đồng hành và một người tôi tớ đau khổ của người nữ Á Châu.
Để ví dụ cụ thể về việc chọn lựa Đức Giêsu theo cách nghĩ bởi vì Ngài là ai, xin được giới thiệu chị Lydia Lascano. Chị Lydia Lascano, một người Philipino, là thành viên của một tổ chức hiệp thông với những người định cư trong những khu ổ chuột suốt hơn mười năm qua, chị đã chia sẻ cảm nghiệm của chị về Đức Giêsu là người tôi tớ đau khổ đang hiện diện trong những khổ đau cùng cực mà những người nữ Philipino đang chịu đựng.[10] Chị tin rằng sự đau khổ của Đức Giêsu mang hai chiều kích khác nhau. Chiều kích “thụ động” và “chủ động”. Chị nhận ra nỗi khổ đau của những phụ nữ Philipino nghèo dưới chủ nghĩa thực dân, chế độ độc tài quân đội và sự thống trị của nam giới với sự đau khổ của Đức Giêsu. Chị trích dẫn Isaia làm ví dụ cho chiều kích bị động nơi sự đau khổ của Đức Giêsu :
Người tôi trung đã lớn lên tựa chồi cây trước Nhan Thánh, như khúc rễ trên đất khô cằn. Người chẳng còn dáng vẻ, chẳng còn oai phong đáng chúng ta ngắm nhìn, dung mạo chẳng còn gì khiến chúng ta ưa thích. Người bị đời khinh khi ruồng rẫy, phải đau khổ triền miên và nếm mùi bệnh tật. Người như kẻ ai thấy cũng che mặt không nhìn, bị chúng ta khinh khi không đếm xỉa. (Is 53,2-3).

Lascano nhận ra rằng sự nhục nhã và mất tính người nơi Người Tôi Tớ đau khổ cũng chính là nỗi đau xé lòng mà những người nữ Philipino đang phải trải qua. Nhiều người nữ Philipino đang “quằn quại khổ đau một cách vô vọng”. Nỗi vất vả khốn cùng trùm kín cuộc đời của họ. Sự đàn áp bóc lột là căn nguyên làm cho họ trở thành kẻ ngu dốt khôn tả.[11] Dung mạo Người Tôi Tớ đau khổ nơi Đức Giêsu biểu hiện thật đúng với thực tại mà những người nữ Philipino đang gánh chịu. [12] Khoảnh khắc đau đớn “bị động” Đức Giêsu đã gánh chịu hết sức quan trọng đối với những người nữ Philipino nghèo đói vì như thế họ có thể tin tưởng Đức Giêsu vì chính Người đã sống nỗi khổ đau khinh bỉ. Đức Giêsu không lên lớp hoặc giảng dạy về sự đau khổ theo cách Giáo hội thường làm. Người hiểu được nỗi đau của người nữ vì Người đã khổ đau không nơi trợ giúp giống như họ.

Chị Lydia Lascano cũng xác định một chiều kích khổ đau nơi Đức Giêsu mang tính chủ động. Nỗi khổ đau “chủ động” này đối lập với nỗi khổ đau “thụ động”. Nỗi khổ đau chủ động Đức Giêsu đang “thực hiện” và “đồng hành” đó là những hành động hiệp thông liên đới. Theo chị Lydia, đồng hành nghĩa là ở bên cạnh và cùng bước đi với ai đó.[13] Đức Giêsu đang hiện diện một cách tích cực hăng hái trong cuộc đấu tranh giải phóng của người nữ Philipino. Người đồng hành với họ trong công cuộc đấu tranh cho công bằng họ đang thực hiện. Đối với những người nữ Philipino, Đức Giêsu không phải là quan sát viên vô cảm nhưng ngược lại, Người là một tham dự viên tích cực trong cuộc đấu tranh cho công lý mà họ đang phải đương đầu. Một người nữ Philipino khác, chị Virginia Fabella giải thích sự đồng hành liên đới của Đức Giêsu : “Vì Người đại diện cho tất cả những gì Người dạy và làm, do đó Người đón lấy sự khổ đau từ bàn tay của kẻ ngược đãi. Người coi sự ngược đãi kia là sự tiếp tục và chảy trào nơi hành động của Người hầu minh chứng cho những ai theo Người nhận thấy rằng sự khổ đau mà bàn tay chế độ hệ thống gây nên sẽ không có điểm dừng”.[14]

Đối với nữ giới Philipino, Đức Giêsu không phải là kẻ khổ dâm, (người lấy sự khổ đau làm vui thích). Người cũng không phải là một người con hành động mù quáng nhắm mặt đưa chân làm theo những gì Cha bảo phải làm. Ngược lại, Đức Giêsu là một người nam giàu lòng trắc ẩn chính trực công minh, Người tự đồng hóa mình với những người bị áp bức. Người là hiện thân của tất cả những gì Người đã dạy và đã làm và luôn có trách nhiệm với những thành quả của sự chọn lựa thậm chí phải trả giá bằng tính mạng. Dung mạo Đức Giêsu, người tôi tớ đau khổ cho người nữ Á Châu sự khôn ngoan để phân định giữa nỗi khổ đau do những kẻ áp bức gây nên và nỗi khổ đau mà nó có liên quan đến vị thế của một người đấu tranh cho công lý và phẩm giá của con người.

Thần học gia Choi Man Ja diễn tả dáng vẻ giải phóng nơi sự đau khổ của Đức Giêsu thật dễ hiểu theo lối trình bày Kitô học nữ giới. Chị đặt ra câu hỏi : “Là những người ở trong hoàn cảnh đau tâm khổ tứ và vâng phục thế lực đàn áp, những người nữ sẽ biểu hiện thế nào trong thân phận của những người tôi tớ vâng phục và đau khổ đây ?”.[15] Chị trả lời :
Tự thân đau khổ không phải là cùng đích... Thế nhưng đau khổ lại có những liên hệ xã hội tính thật rõ ràng với hành động cứu chuộc nơi Thiên Chúa. Đau khổ phơi bày bản mặt cha đẻ sự ác. Đức Giêsu chấp nhận cái ách thập tự để chống lại thế lực ma quỷ ngay ở trong sào huyệt của chúng. Sự vâng phục của Đức Giêsu hoàn toàn khác với cách người ta tùng phục những nhà cầm quyền trên thế gian này.[16]
Bên cạnh đó, nữ thần học gia Hàn Quốc, Park Soon Kyung đã phát triển xa hơn nữa ý nghĩa tôi tớ của Đức Giêsu. Theo chị, tính tôi tớ của Đức Giêsu làm thay đổi ý nghĩa của hữu thể người bị áp bức thành một người tôi tớ. Cái ách của những người tôi tớ (nô lệ) là bằng chứng của sự bất chính nơi thế giới này và là một chứng tá thể hiện lòng ước ao cho sự ngay chính của Thiên Chúa được triển nở.[17] Chính vì vậy, tôi tớ tính không chỉ là sự phục tùng hoặc vâng phục. Tôi tớ tính còn là một chứng tá mạnh mẽ tố cáo sự dữ và một thách đố đối với những nhà cầm quyền và những ông hoàng trên thế gian này, đặc biệt là sự thống trị của nam giới trên nữ giới. Người tôi tớ khổ đau này chính là người đang trải qua sự đau khổ thụ động với những người nữ Á Châu bất lực. Người tôi tớ cũng là người đồng hành với họ trong cuộc đấu tranh giải phóng theo cách mà vị Ngôn Sứ Mêsia đã trải qua hầu tái tạo nhân loại mới. Những người nữ Á Châu bị đàn áp cũng đang cùng với Người Tôi Tớ đau khổ biến đổi thành những con người mới và kiến tạo một nhân loại mới. Như vậy, qua Đức Giêsu Kitô, người nữ Á Châu nhận ra ý nghĩa mới mẻ ngay ở trong nỗi đau khổ và sự phục vụ của họ. Họ nhận ra những dung mạo sống động ngay ở trong nỗi khổ đau và phục vụ của họ. Khổ đau và phục vụ có khả năng kiến tạo một nhân loại mới cho những người mà họ đang phục vụ.

ĐỨC GIÊSU LÀ THIÊN CHÚA


Khuôn mặt người tôi tớ có sức giải phóng người nữ Á Châu khỏi nỗi khổ đau người khác bắt họ phải chịu. Khuôn mặt đó trao cho họ khả năng để chấp nhận nỗi đau do người khác gây ra. Từ đó họ tự chọn lựa chính sự khổ đau làm phương tiện giải phóng chính mình khỏi khổ đau. Theo cách này thì chính dung mạo Người Tôi Tớ đau khổ của Đức Giêsu đang giải phóng người nữ Á Châu khỏi thế lực lừa dối trên thế gian đang đè nặng trên họ và trao cho họ uy quyền thật sự, loại uy quyền đang chảy trào ra từ kinh nghiệm sự sống của họ.


Thật vậy, giống như khuôn mặt của người tôi tớ đau khổ, khuôn mặt Thiên Chúa cũng bị người ta lạm dụng để chống lại người nữ Á Châu, làm cho người nữ phải sống thân phận áp bức khổ đau triền miên ngay trong xã hội và Giáo hội họ đang hiện diện. Theo cái nhìn truyền thống, trong một nền văn hoá gia trưởng đã ăn sâu vào tâm thức của con người Á Châu thì người nữ Á Châu không có quyền làm chủ chính họ. Trong bối cảnh phía Đông Á Châu, nơi Khổng Giáo có ảnh hưởng sâu rộng về phương diện xã hội cũng như tôn giáo, nữ giới lại còn phải phục tùng nam giới : phục tùng cha trước khi thành hôn, phục tùng chồng khi đã thành hôn, phục tùng con trai khi trở thành goá bụa. Người đàn ông là thần thánh của nữ giới Á Châu. Cộng thêm nữa, theo Khổng giáo, chế độ phong kiến và chế độ vua quan thì hầu như nữ giới không có ưu ái nào trong vị thế xã hội cả. Thật vậy, nữ giới hầu như không được phép công khai tham dự vào bất kì một công việc nào trong phương diện chính trị cũng như công cộng. Trong một xã hội như thế, người nữ chịu nhiều khổ đau và thiệt thòi là điều tất yếu không thể tránh khỏi.

Nền dân chủ Âu Châu dùng dung mạo của Đức Giêsu là Thiên Chúa để biện minh cho sự thống trị về lãnh vực kinh tế và chính trị trên nhiều quốc gia Á Châu. Những nhà truyền giáo Âu Châu cố công tẩy não dân chúng Á Châu bằng cách đồng hoá Thiên Chúa của thực dân Âu Châu với Thiên Chúa của Á Châu. Họ cao rao rằng Chúa Giêsu của thực dân là Đấng thống trị toàn thể vũ trụ này. Chính vì thế, trở thành Kitô hữu nghĩa là phải vâng phục Chúa Giêsu và chính quyền thực dân, chính quyền đã đưa Đức Giêsu đến vùng đất Á Châu này.


Thật vậy, dung mạo Đức Giêsu là Thiên Chúa thống trị trở nên mạnh mẽ đặc biệt trong những quốc gia như Philippines, quốc gia bị Tây Ban Nha đô hộ. Những kẻ Tây Ban Nha xâm lược đặt Đức Giêsu cao trọng vượt trổi hơn mọi thần linh trong đất nước Philippines và vai trò lãnh đạo của vị vua Giêsu vượt trổi hơn vai trò lãnh đạo của bất kỳ người dân Filipino nào. Từ những nghiên cứu xã hội gần đây, nhiều nữ thần học gia Filipino nhận diện và gọi tên ý thức hệ về Thiên Chúa của Kitô giáo thực dân và những tác động của ý thức hệ này trên đời sống của người nữ Filipino.[18] Họ lập luận rằng ý thức hệ về Thiên Chúa của Kitô giáo thực dân thấm nhập vào sự hiểu biết của người nữ Filipino cách mạnh mẽ.[19] Nghiên cứu xã hội cho thấy trước khi bị thực dân Tây Ban Nha đô hộ, người nữ Filipino là những người tích cực mạnh mẽ, họ chia sẻ ngang bằng hoặc thậm chí còn mạnh mẽ hơn cả nam giới trong đời sống công cộng cũng như những vấn đế quốc gia. Khi chưa bị thực dân đô hộ, Người nữ Filipino là những thành viên hoạt động tích cực trong vai trò chính trị địa phương cũng như trong lãnh vực kinh tế. Theo khảo cứu của chị Mary John Mananzan, thậm chí cả một vài học giả nam tin rằng xã hội Filipino được đặt nền trên nền văn hoá mẫu hệ trước khi bị biến thành thuộc địa.[20] Thế nhưng dung mạo năng nổ tích cực của nữ giới Filipino bị giảm thiểu khi Kitô giáo được phổ biến cùng với ý thức hệ phong kiến thực dân. Nếu trước kia chân dung một người nữ lý tưởng là một người nữ mạnh mẽ, năng động thì từ khi bị đô hộ, chân dung người nữ lý tưởng là một người nữ thụ động, dễ sai dễ bảo, tùng phục và trong trắng.

Dưới thực tại lịch sử như thế, nhiều người nữ Á Châu đang tìm cách tự giải phóng cho mình và tự làm chủ đời mình. Họ cũng nghi ngại về dung mạo Đức Giêsu. Thật ra, những người nữ Á Châu nghèo khổ và bị áp bức cũng nhận thấy sức mạnh giải phóng nơi dung mạo Đức Giêsu là Thiên Chúa. Một trong những tiếng nói thuyết phục nhất bằng cách dùng tranh ảnh, biểu đồ minh hoạ cho quan điểm này là chị Park Soon Kyung người Hàn Quốc. Chị rất thông thạo ý thức hệ thống trị (Herren – Ideologie) nơi dung mạo Đức Giêsu là Thiên Chúa. Tuy nhiên, chị quả quyết rằng uy quyền của Đức Giêsu là “điểm tương phản thực sự” với thứ quyền lực gia trưởng.[21] Đối với chị, uy quyền của Đức Giêsu có nghĩa là quyền của sự công chính, “quyền xét sử thế lực sự dữ nơi những người lãnh đạo trong thế gian này”.[22] Trong khi quyền lực gia trưởng mang sắc thái của thế lực thống trị hầu đè bẹp con người, uy quyền của Đức Giêsu lại là quyền lực hầu giải phóng con người. Quan niệm về sức mạnh và quyền thế trong uy quyền Đức Giêsu thì hoàn toàn khác với thứ quyền hành gia trưởng. Uy quyền của Đức Giêsu là uy quyền của “Đấng Hoá Công, Đấng cứu chuộc nhân loại và vũ hoàn”.[23] Tiêu đề Kyrios (Thiên Chúa), ngôn từ diễn tả người trị vì trong văn hoá Hylạp, thay đổi hoàn toàn ý nghĩa khi tiêu đề này được dùng xác định sức mạnh của Đức Giêsu. Theo chị Park Soon Kyung, uy quyền của Đức Giêsu là thứ xuất phát từ Thiên Chúa, uy quyền này giới hạn quyền lực của những người lãnh đạo trên thế giới bằng cách chỉ ra ý nghĩa thực sự của uy quyền qua những bài giáo huấn của Đức Giêsu và trong quan niệm cánh chung của Ngài. Mọi quyền hành nơi thế gian này “phải trở lại với cội nguồn của nó” là chính Thiên Chúa.[24] Hơn nữa, mọi quyền hành trên thế gian này trở thành “tương quan ruột rà” với viễn tưởng cánh chung nơi Đức Giêsu. Quyền hành trên thế gian này sẽ trở thành “những phương tiện phục vụ cho ơn cứu độ nhân loại”, trở thành phương tiện “chuyên chở sự thánh thiện và quan phòng của Thiên Chúa”.[25] Chị Park chia sẻ :
Uy quyền của Đức Kitô hoàn toàn trái nghĩa với thứ uy quyền gia trưởng. Đức Giêsu đặt quyền lực của những thế lực sự dữ nơi thế gian này dưới sự xét sử của Thiên Chúa. Đức Giêsu đặt một dấu chấm vào quyền lực của thứ lịch sử mang nặng tính gia trưởng bằng sự vâng phục thánh ý của Thiên Chúa trong vai trò là một người con trai dẫu cho phải chết. Uy quyền của Ngài là Uy quyền thánh thiện Thiên Chúa, Uy quyền được thiết lập bằng khổ đau và cái chết chết của Ngài. Uy quyền này tàn phá nguyên lý và sức mạnh của thế gian này và kéo mọi sức mạnh và quyền lực nơi thế gian này tiến đến Thiên Chúa.[26]
Thế thì uy quyền của Đức Giêsu phủ nhận sự thống trị mang tính gia trưởng, giải phóng người nữ Á Châu khỏi thứ quyền lực gian dối lừa bịp và phục hồi họ để chỉ vâng phục Thiên Chúa chứ không phải cứ nhắm mắt tùng phục nam giới.

ĐỨC GIÊSU, ĐẤNG EMMANUEL


Đức Giêsu, Đấng trở thành Lời của vũ hoàn qua sự khổ đau và phục vụ nhân loại, cũng chỉ cho người nữ Á Châu biết được Thiên Chúa đang hiện diện ở giữa họ. Nhiền người nữ Á Châu yêu mến mầu nhiệm nhập thể nơi con người và việc làm của Đức Giêsu. “Cả bản tính con người và bản tính Thiên Chúa nơi Đức Giêsu đều quan trọng” cho căn tính và sứ vụ của người nữ Á Châu.[27] Tuy nhiên, cách họ hiểu thiên tính và nhân tính Đức Giêsu rất khác với những xác định thần học của công đồng Nicene-Calcedonia nhấn mạnh tương quan của Con với Cha và hai bản tính nơi con người Ngài. Nữ giới Á Châu quan niệm thiên tính và nhân tính Đức Giêsu phát xuất từ sức chịu đựng ách thống trị của nam giới cũng như thực dân, giáo hội cũng như nền văn hoá đang đè nặng lên vai họ. Quan điểm này được dóng lên từ môi miệng của hai người nữ Ấn Độ và Hàn Quốc diễn tả ý nghĩa nhập thể (Lời trở thành xác phàm nơi con người Đức Giêsu). Nữ thần học gia Ấn Độ, chị Monica Melanchthon và nữ thần học gia Hàn Quốc, chị Lee Oo Chung bày tỏ ý nghĩa nhập thể và Immanuel từ những bối cảnh đặc biệt của nền văn hoá-tôn giáo và chính trị-xã hội trện quê hương họ.

Chị Monica Melanchthon xác định thiên tính của Đức Giêsu nơi sự vô tội của Ngài, sự sinh hạ đồng trinh, sự phục sinh và “uy quyền mạnh mẽ nơi ngôn từ và hành động của Ngài”.[28] Chị giải thích uy quyền thiên tính của Đức Giêsu :
Điều khiến dân chúng kinh ngạc và thánh phục là vì Đức Giêsu giảng dạy như một Đấng có uy quyền chứ không giống như các kinh sư. Lời giảng dạy của Ngài tuôn trào với uy quyền được phú bẩm ở trong con người của Ngài mạnh mẽ đến độ Ngài làm phép lạ, tha thứ tội lỗi, chữa lành bệnh tật và giảng dạy có uy quyền. Từ trước đến giờ chưa ai có thể giảng dạy một cách có uy quyền như thế và những hành động của Ngài thì vượt xa mọi khả năng nhân loại. Do vậy, dù trực tiếp hay gián tiếp, mọi cuốn Tin Mừng đều quy thiên tính vào Đức Giêsu.[29]
Nhưng Đức Giêsu này cũng chia sẻ tính hữu hạn của nhân loại như chúng ta theo cách cách ngài cũng “nằm trong nôi, lớn lên, học hành, cảm nhận sự khốn khổ khi đói khát, băn khoăn lo âu, nghi ngại, dằn vặt và cuối cùng cũng chết và được mai táng trong mộ phần.[30] Theo chị Melanchthon, Đức Giêsu là “hiện thân” [31] của thực tại “Thiên Chúa ở cùng chúng ta” (Immanuel). Tuy nhiên, chị nói rằng Giáo Hội cơ cấu lại bóp méo khuôn mặt Đức Giêsu khi quá nhấn mạnh nam tính hơn là nhân loại tính ở nơi Ngài. Đức Giêsu nam tính trở thành “một nhân tố trọng yếu trong việc xác định vị thế và vai trò của nữ giới”.[32] Yếu tố nam tính của Đức Giêsu đã ngăn chặn không cho nữ giới tham dự một cách tròn đầy vào trong Giáo Hội. Chị nhấn mạnh rằng qua việc nhập thể, Đức Giêsu trở thành hiện thân của nhân loại mới, không phải chỉ có đàn ông, người chỉ mang một phân nửa của dòng dõi nhân loại, nhưng cả nữ giới nữa. Chị Melanchthon cảnh báo rằng nhấn mạnh yếu tính nam của Đức Giêsu cũng là một hành động lạc giáo :
Nếu chúng ta chỉ tập trung vào nam tính nơi Đức Kitô, chúng ta cũng phạm phải sai lỗi theo cách Hindu giáo cũng như lạc giáo đã phạm phải khi chỉ tập trung vào giới tính nơi Thiên Chúa, Đấng vượt trội khỏi ý niệm này. Giáo Hội tại Ấn Độ cần nhận ra con người toàn diện của Đức Giêsu Kitô và sự kiện Đức Kitô là hiện thân của toàn thể nhân loại, đại diện cho mọi người bao gồm cả người nữ Ấn Độ nữa.[33]
Theo chị Melanchthon, nhân tính của Đức Giêsu ôm lấy toàn thể nhân loại. Thiên Chúa Kitô giáo vượt trổi khỏi phạm trù giới tính và vì thế giải phóng người nữ Ấn Độ khỏi những phận vụ khuôn phép đầy nghiêm ngặt trong văn hoá Ấn Độ. Trong Đấng Immanuel, Đức Giêsu vượt trội khỏi nền văn hoá Hindu.

Ngược với chị Melanchthon, chị Lee Oo Chung chỉ ra văn hoá Hàn Quốc biến đổi ý nghĩa của Immanuel, sự nhập thể và thiên tính cũng như nhân tính của Đức Giêsu. Chị Lee Oo Chung chủ trương một Kitô học từ “dưới đi lên” trong bối cảnh Hàn Quốc. Theo chị, người Hàn Quốc quan niệm thần thánh là “những nhân vật đặc biệt đã làm điều gì đó đặc biệt trong một thời điểm nào đó ở đời này và sau khi chết họ đã trở thành thần”.[34]. Một số yếu tố khiến những nhân vật đặc biệt trở thành thần :
1) Thuộc dòng dõi quyền quý
2) Sinh hạ một cách lạ thường
3) Có một tuổi thơ lạ thường
4) Trở thành một đứa trẻ mồ côi rất sớm hoặc phải đối diện với những đau khổ khác
5) Được giải cứu khỏi hoàn cảnh khốn khó hoặc thoát khỏi cảnh khốn khó bằng cách gặp được cha mẹ nuôi
6) Sau đó lại phải đối diện với sự khủng hoảng
7) Chiến thắng vinh quang bằng cách tự chiến đấu và đạt đựơc vinh thắng.[35]
Những yếu tố trên thường xuất hiện trong những câu chuyện về những nhân vật anh hùng, những anh hùng này trở thành những vị thần. Như vậy, bằng mọi cách gây hấp dẫn người ta sẽ diễn tả chi ly từng bước làm sao dẫn đến bối cảnh thứ sáu, tức là khi hầu như được toại nguyện thì người đó lại rơi vào sự cô đơn khủng hoảng nhưng “kết cục vị thần đó đoạt được vinh thắng để trở thành một vị thần bởi sự đau khổ, tình yêu, tính kiên nhẫn và sự hy sinh thay vì chiến đấu”.[36] Hàn Quốc có nhiều vị thần, những người đã được phong thần là những người đã là người, đã có cảm nghiệm tình yêu, sự đau khổ và hy sinh. Trong số những vị thần, thần nữ chiếm ưu thế.[37]

Trong cấu trúc văn hoá này, Kitô học từ “trên đi xuống” (Thiên Chúa làm người) sẽ khó có thể gây hẫp dẫn nơi một khối đông thường dân nghèo khổ (minjung), đặc biệt là những người thuộc tầng lớp lao động. Những dung mạo trừu tượng khó hiểu của Thiên Chúa trong thần học Kitô giáo như “Đấng hoàn toàn khác”, “Đấng bất di bất dịch” và “Đấng bất biến, Đấng khôn dò khôn thấu, Đấng không đổi thay” hầu như chẳng làm cho người Hàn Quốc bận tâm. Chị Lee Oo Chung trình bày lối hiểu Đức Giêsu nơi người Hàn Quốc thế này :
Học thuyết Thiên Chúa trở thành một con người là một quan niệm khó khăn đối với tầng lớp minjung (người nghèo) Hàn Quốc nên họ khó đón nhận. Tuy nhiên “một con người trở thành thần thánh” lại khiến họ dễ hiểu, dễ đón nhận. Đức Giêsu Kitô là Đấng Mêsia có lẽ là lối hiểu tuyệt vời trong dung mạo lịch sử của Đức Giêsu. Theo lối hiểu này thì Đức Giêsu đã yêu thương tha nhân hơn chính bản thân của Ngài. Chính vì tình yêu vĩ đại đó mà Ngài đã trải qua khổ đau và hy sinh hiến mình để trở thành Mêsia, Đấng Cứu Độ nhân loại. Nhưng ngược lại, học thuyết này diễn tả Đức Giêsu là Thiên Chúa, Người là Mêsia nên chẳng mấy gây hấp dẫn nơi người Hàn Quốc.[38]
Chị Lee đưa ra một trọng trách triệt để của việc giải phóng cho nữ Kitô Hàn Quốc : để “kinh nghiệm sâu xa mầu nhiệm nhập thể”, nữ Hàn Quốc phải thoát ra ra khỏi vai trò phục vụ áp đặt trong Giáo hội cũng như xã hội. Điều này khả thi khi nữ giới Hàn Quốc “tự nâng cao ý thức bản thân ngang tầm với vương quốc Thiên Chúa”.[39] Việc tự nâng cao ý thức bản thân như thế sẽ được nảy sinh từ việc họ “cảm nghiệm tình yêu thật sự của Thiên Chúa trong con người toàn diện : thân xác, tư tưởng, tâm linh trên phương diện cá nhân cũng như tập thể”.[40]


Nữ giới Hàn Quốc cảm nhận mầu nhiệm nhập thể và “Thiên Chúa ở cùng chúng ta” bằng cách trở nên giống Đức Giêsu. Nhiều nữ Kitô hữu Hàn Quốc trong phong trào này nói rằng họ phải trở thành những “Giêsu bé nhỏ” để trở thành những Kitô hữu đích thực. Với nhiều người nữ Hàn Quốc, Đức Giêsu họ phụng thờ không phải là một Thiên Chúa khách thể. Họ khẳng định Đức Giêsu là Thiên Chúa họ đang thể hiện trong đời sống của họ. Thế thì ý nghĩa của Immanuel đã bị thay đổi qua những biểu tượng khải huyền và ngôn ngữ Thiên Chúa ở với chúng tôi (God-with-us) được chuyển thành Thiên Chúa ở giữa chúng tôi và cuối cùng được chuyển thành Thiên Chúa là chúng tôi (God-is-us) trong nỗ lực của họ để tái tạo lại tính nhân loại tròn đầy của họ.

NHỮNG DUNG MẠO MỚI ĐANG HÌNH THÀNH


Những khuôn mặt mới của Đức Giêsu đã hiện lên từ những phong trào đòi sự tự quyết và giải phóng của nữ giới Á Châu. Những phụ nữ được giải phóng khỏi quyền hành gia trưởng từ phía gia đình, giáo hội và xã hội đã có khả năng sáng tạo hơn, họ trở thành những người mang danh nghĩa cảm nhận Đức Giêsu Kitô. Vài phụ nữ Á Châu đã đủ tự tin và bản lãnh xác định mạnh mẽ sự hiện diện của Đức Giêsu Kitô trong nền văn hoá của họ, trong những tôn giáo bản địa của họ và trong những phong trào chính trị thế tục của họ. Đặc tính Kitô học không được nôi kết cách trực tiếp mang ý nghĩa truyền thống với Kitô giáo. Họ dùng những biểu tượng chính-trị-tôn-giáo và chủ đề từ phong trào của họ để diễn tả Đức Giêsu có ý nghĩa gì đối với họ trong hoàn cảnh Á Châu hôm nay. Đây là một chuyển biến Kitô học (Christological transformation), chuyển biến được tạo dựng từ những kinh nghiệm của nữ giới Á Châu. Những kiểu mẫu Kitô học cũ đã được hoán đổi, những ý nghĩa mới được thành toàn, và những dung mạo khác nhau của Đức Giêsu Kitô xuất hiện. Có thể nói những người nữ Á Châu là những người tạo ý nghĩa cho một tương lai rộng mở. Họ đang hình thành một Kitô học mới mẻ bằng chính cảm nghiệm của họ, một thứ cảm nghiệm chưa từng có trong lịch sử. Sau đây là một vài ví dụ về những dung mạo mới của Đức Giêsu Kitô khởi phát từ những người nữ Á Châu, những người tin vào cảm nhận sống của lịch sử đời họ hơn là những người có thẩm quyền áp đặt lên họ.

ĐỨC GIÊSU, ĐẤNG GIẢI PHÓNG, NHÀ CÁCH MẠNG VÀ LÀ VỊ TUẪN TIẾT CHÍNH TRỊ


Nhiều nữ tác giả Á Châu trên miền Ấn Độ, Inđônêsia, Hàn Quốc, Philipin và Sri Lanka đã diễn tả Đức Giêsu trong dung mạo của một Đấng giải phóng. Chúng ta dễ nhận thấy chân dung Đức Giêsu như thế trong những bài viết của họ. Tại sao họ thích diễn tả Đức Giêsu mang dung mạo này ? Có thể trả lời ngay rằng đó là hệ quả từ hoàn cảnh lịch sử cụ thể của họ. Giải phóng khỏi chủ nghĩa thực dân, khỏi tân chủ nghĩa thực dân, khỏi đói nghèo và chế độ quân phiệt độc tài chuyên chính cũng như giải phóng khỏi chế độ gia trưởng bao phủ lên cuộc đời của họ, chính là nguyện ước mãnh liệt nhất của giới phụ nữ trong suốt thế kỷ hai mươi vừa qua.

Trong trang tổng hợp của cuộc Hội đàm nữ giới Á Châu EATWOT nhan đề “Phụ nữ và sự kiện Kitô” (Women and The Christ Event), Đức Giêsu được trình bày là “một đấng giải phóng tiên phong”.[41] Họ cũng xác định Đức Giêsu là người giải phóng hiển nhiên “nơi những người đang tham gia vào phong trào giải phóng trong những tôn giáo và những phong trào giải phóng khác hoàn toàn không có hơi hướng Kitô giáo”.[42] Trong toạ đàm này, chị Pauline Hensman, một nữ thần học gia người Sri Lanka diễn tả Đức Giêsu là một “Đấng mang tin lành đến cho những người nghèo, những người bị áp bức và những người bị chà đạp” và qua Đức Giêsu, “những người bị ghét bỏ và bị người đời xa lánh do những kẻ thống trị và áp bức đè lên đều được giải thoát”.[43] Dung mạo Đức Giêsu đấng giải phóng được hình thành thật cụ thể trong dung mạo một nhà cách mạng hay một vị tuẫn tiết trên phương diện chính trị được biểu hiện trong suy nghĩ của nữ giới Filipino. Sự kiện Kitô cũng được trình bày trong buổi toại đàm trên. Theo chị Lydia Lascano đến từ Philippines, người nữ Filipino, những người tham gia vào cuộc đấu tranh cho công cuộc giải phóng “sống đời sống của họ với sự kiện Kitô : cuộc sống, cuộc thương khó, cái chết và sự phục sinh của Đức Giêsu. Đối với họ, công cuộc giải phóng của Philipin cũng là công trình của Thiên Chúa”.[44]

Những người nữ Filipino đã khổ đau (hơn kém ba trăm năm đô hộ thực dân Mỹ, Tây Ban Nha và chế độ quân phiệt độc tài chuyên chính). Họ đã chịu đựng để sống còn và đòi lại phẩm giá con người của họ. Người nữ Filipino tìm thấy sự đau khổ, cái chết và sự phục sinh của Đức Kitô trong nỗi khổ đau, cái chết và sự phục sinh của chính bản thân họ. Họ nhận thấy hành động cách mạng của Đức Kitô nơi “người chiến sĩ đấu tranh bảo vệ những người nữ Filipino, những con người đã tự đứng lên đấu tranh cho chính mình, cho sự sống còn của quốc gia Filipino”.[45] Khi hoạt động cho công cuộc giải phóng chính mình, những người nữ Filipino đã bị bắt bớ, bị tra tấn, bị hãm hiếp, bị hành hạ, bị bỏ tù và bị kéo ra khỏi nhà của họ. Thậm chí nhiều người còn bị giết chết. Những người nữ hoạt động trong phong trào này đã ghi nhớ lại tên tuổi của nhữngngười đã hy sinh. Họ viết :
Chị Lorena Barros, một chiến sĩ đấu tranh cho tự do ; chị Filomena Asuncion, người hoạt động từ thiện đã hiến dâng mạng sống mình trong việc gây ý thức cho nông dân ; chị Leticia Celestino, một công nhân nhà máy bị bắn chết khi đang biểu tình đòi được trả mức lương công bằng ; chị Angelina Sayat, một chiến sĩ đấu tranh tự do đã bị chết rục trong ngục tù do sự tra tấn và giam hãm của quân đội ; chị Puri Pedro, một giáo lý viên phục vụ cho nông dân đã bị tra tấn và giết chết ngay khi chị đang được chữa trị trong bệnh viện.[46]
Nơi những cái chết của những con người hy sinh mạng sống trên phương diện chính trị đang khi đấu tranh cho tự do công lý chính là cái chết của Đức Giêsu. Không giống như những quý bà tại thành phố Giêrusalem trong thời đại Đức Giêsu, những quý bà đã an ủi và nhỏ lệ xót thương Đức Giêsu khi Người đang tiến bước trên cuộc khổ nạn, những người nữ Filipino còn đổ máu ra cho dân tộc của họ. Chị Lascano giải thích cái chết tuẫn tiết mang tính chính trị nơi người nữ Filipino thế này :
Hôm nay, cuộc khổ nạn của Đức Kitô nơi người dân Filipino đang thành hình nơi những môn đệ nữ giới, những người đồng hành với nỗi khổ đau sống động của Đức Giêsu giữa dân tộc họ, họ không chỉ ủi an và đỡ nâng, nhưng thậm chí họ phải chết đi cho dân tộc họ. Trong cuộc khổ nạn này vì sự đổi thay của xã hội, cái chết đã làm bật lên một dung mạo mới mẻ đầy ý nghĩa... Hôm nay nhiều người nữ Filipino không chỉ đồng hành với Đức Giêsu tới đồi Calvary như những quan sát viên, họ còn vác thập tự với Người và cùng chịu khổ đau với Người bằng hành động gắn kết với nỗi khổ đau của Người.[47]
Sự phục sinh của Đức Giêsu đang được thể hiện cách sống động trong sự phục sinh của những chứng nhân tuẫn tiết này. Phong trào đấu tranh của người nữ Filipino mang chiều kích tâm linh và viễn tượng những vị tuẫn tiết chứng nhân như thế đang tiếp diễn bằng “hoạt động có tổ chức” vững bền và “niềm hy vọng đợi chờ cách tích cực” cho một tương lai tươi sáng.[48] Khi những người nữ nghèo khổ Filipino được thức tỉnh để nhận ra nguyên nhân cội rễ nỗi khổ đau của họ khởi phát từ những lừa đảo có hệ thống, họ bắt đầu đòi lại tài sản của chính họ, họ đòi nhân quyền của chính họ. Họ bày tỏ sự khám phá của họ : “Chúng tôi cũng sẽ có cuộc Xuất Hành của chúng tôi !”.[49] Và họ tham dự vào hoạt động chính trị. Khám phá này đã thúc đẩy niềm hy vọng trong trái tim họ, họ tin rằng : “Thiên Chúa, Đấng giải phóng trong cuộc Xuất Hành đã trở nên sống động trong Đức Giêsu phục sinh và bây giờ đang hiện diện sống động ở giữa họ như là Bagong Kristo (Đức Kitô mới)”.[50]

ĐỨC GIÊSU LÀ NGƯỜI MẸ, NGƯỜI NỮ VÀ LÀ MỘT SHAMAN[51]


Nhiều người nữ Á Châu hình dung Đức Giêsu mang dáng dấp một người mẹ. Họ cảm nhận Đức Giêsu là một người đầy lòng trắc ẩn, cảm nhận sâu xa nỗi khổ đau của kiếp người, một người cùng đau khổ và rơi lệ với con người. Vì lòng trắc ẩn cảm thông nơi Đức Giêsu quá sâu rộng, nên hình ảnh người mẹ là chân dung thích hợp hơn cả. Chính vì vậy những người nữ Á Châu dùng hình ảnh người mẹ để diễn tả lòng trắc ẩn của Đức Giêsu họ cảm nhận. Nữ thần học Hồng Kông Kwok Pui-lan giải thích quan điểm này trong bài viết “Thiên Chúa cùng khóc với nỗi khổ con người” [52] :
Đức Giêsu khóc thương thành Giêrusalem. Thánh Matthêu diễn tả nỗi đau đớn của Người quá sâu sắc. Matthêu đã sử dụng “lối ẩn dụ nữ tính” để diễn tả điều mà ông thực sự cảm nhận : Đã bao lần ta muốn tập hợp con cái ngươi lại, như gà mẹ tập hợp gà con dưới cánh (Mt 23,37). [53]
Tựa như bà mẹ Indonêsia khóc than vì con bà đã hy sinh trong chiến trận, tựa như nhiều bà mẹ Hàn Quốc rên rỉ vì con cháu họ đã bị công an chìm bắt đi, Đức Giêsu đã khóc than cho nỗi đau của nhân loại. Nữ thần học gia Lee Oo Chung đặt câu hỏi tại sao Đức Giêsu lại quá khổ đau trước cái chết của Ngài.[54] Thậm chí Đức Giêsu nói với các môn sinh của Ngài : “Tâm hồn Thầy đau buồn đến chết được. Hãy ở lại với Thầy !”. Đức Giêsu không giống như các thánh nhân hay những vị anh hùng, những người chết một cách bình thản và trầm lặng. Theo chị Lee, Đức Giêsu hoàn toàn khác với những thánh nhân và những anh hùng vì thánh nhân hay anh hùng là những người “chỉ chịu đựng khổ đau của bản thân họ trong khi Đức Giêsu mang nỗi khổ của Ngài, nỗi khổ đau của chòm xóm và nỗi khổ đau của toàn thể nhân loại”.[55]

Thoạt tiên, vài môn đệ Đức Giêsu chỉ chú tâm đến việc bành trướng vinh quang, danh dự và sức mạnh cho bản thân họ : “Xin cho hai anh em chúng con, một người được ngồi bên hữu, một người được ngồi bên tả Thầy khi Thầy được vinh quang” (Mc 10,37). Một khi chỉ chú tâm vào bản thân thì người ta không thể nhận thấy nỗi khổ đau của những người nghèo cũng không thể nhận thấy bạo hành và xấu xa nơi những kẻ áp bức.[56] Không giống những người chỉ nghĩ đến bản thân, Đức Giêsu cảm nhận nỗi khổ đau của toàn thể nhân loại như một bà mẹ đầy lòng thương xót trước nỗi đau của con cái mình vì Ngài yêu thương họ. Chị Lee khám phá dung mạo của Đức Giêsu trong dáng dấp một bà mẹ đầy lòng trắc ẩn, người thật sự cảm nhận nỗi khổ đau của con cái mình. Chị mượn câu chuyện dân gian Hàn Quốc diễn tả ý tưởng này :
Trong bảo tàng viện quốc gia tại Kyungju, Hàn Quốc, thủ đô Vương Quốc Silla cổ xưa, người ta hiện thấy một quả chuông tuyệt đẹp.
Chuyện kể rằng lúc bấy giờ Vương Quốc Silla đang sống trong thái bình thịnh vượng, nhưng Hoàng Đế, một phật tử sùng đạo, muốn bảo vệ thần dân của mình khỏi sự xâm lược của ngoại bang nên vời những vị cố vấn đến bàn xem nên làm thế nào để giữ cho quốc thái dân an. Những cố vấn triều đình đề nghị Hoàng Thượng đúc một quả chuông thờ thật to để biểu hiện tâm thành của thần dân với Đức Phật.
Một chuyên viên đúc chuông đệ nhất vương quốc được uỷ nhiệm cho công việc cao quý này. Thế nhưng dù ông tận tâm tận lực đến đâu, dù đã vắt kiệt mọi khả năng nhưng hết lần này đến lần khác, ông không sao đúc được quả chuông có âm thanh du dương trầm bổng. Cuối cùng, ông đã đến gặp những vị chức trách tôn giáo để bàn hỏi. Sau khi thảo luận lâu giờ, họ kết luận rằng cách tốt nhất làm cho quả chuông có thể ngân nga trầm bổng tuyệt diệu là phải sát tế một trinh nữ ở độ tuổi tròn trăng.
Những người lính được vời đến để lùng sục kiếm tìm hầu đưa về một trinh nữ như thế. Thình lình họ gặp một bà mẹ nghèo trong một ngôi làng đang sống cùng cô gái nhỏ của bà, họ bắt cô gái mang đi, cô gái khóc lóc kêu gào thảm thiết : “Emille, Emille !”, “Mẹ ! Mẹ !” Khi chì và sắt được nấu chảy, người ta quăng cô vào trong lò. Cuối cùng, nghệ nhân đúc chuông đã thành công. Người ta gọi chiếc chuông này là Chuông Amille (chuông mẹ) vì âm thanh của nó ngân nga thánh thót tuyệt diệu nhất trên đời.
Khi cất tiếng ngân nga, chuông làm ngất ngây lòng người. Bất kỳ ai nghe thấy tiếng chuông ngân cũng phải trầm trồ khen ngợi. Duy bà mẹ của cô gái bị sát tế cứ mỗi lần nghe tiếng chuông đó cất lên, tim của bà lại vỡ thành ngàn mảnh vụn.[57]

Đối với chị Lee, Đức Giêsu giống như bà mẹ của cô trinh nữ trên. Trái tim của Người vỡ vụn mỗi khi nghe thấy tiếng khóc than của nhân loại. Những người không biết ý nghĩa của sự sát tế trên thì họ thích thú thưởng thức thành tựu được đặt nền trên sự hy sinh của người khác. Nhưng những người “thực sự hiểu được sự hy sinh thì họ lại cảm thấy đớn đau”.[58] Trong dung mạo người mẹ, Đức Giêsu chỉ cho những người nữ Á Châu nhận ra rằng sự cứu chuộc nhân loại “không đến qua những người có đầy đủ mọi thứ và những người thờ ơ hờ hững, nhưng chỉ qua Con Người dám chia sẻ đau khổ cho toàn thể chúng sinh”.[59]

Khuôn mặt nhạy cảm và đầy lòng trắc ẩn của người mẹ nơi Đức Giêsu cũng được nữ thần học Mrianne Katoppo, người Indonêsia nhắc đến. Chị trích dẫn lời cầu nguyện của thánh Alselm và một bài thơ của thi sĩ Ấn Độ Naraya Vanan Tilak để diễn tả quan điểm này :
Ôi Giêsu, Thiên Chúa ngọt ngào, Ngài không phẳi là một người mẹ sao ? Thật sự Ngài là một người mẹ. Một bà mẹ trong số những bà mẹ đã nếm trải cái chết với ước muốn hiến tặng sự sống cho con cái của mình (Anselm).[60]
Ôi người mẹ dịu dàng tuyệt mực của tôi
đấng cứu độ hỡi, tình yêu dịu ngọt của Ngài ở chốn nào ? (Narayan Vaman Tilak). [61]
Khuôn mặt Đức Kitô mang dáng dấp người mẹ như thế đang phá hủy “những kiểu mẫu thứ bậc độc đoán và gia trưởng” trong cuộc sống của chúng ta và xây dựng một “mối tương quan liên đới mang tính đỡ nâng, chia sẻ, nhạy cảm, giàu lòng trắc ẩn của người mẹ” ở giữa con người.[62]
Có những người nữ Á Châu nhận thấy Đức Giêsu Kitô mang khuôn mặt nữ giới trong hoàn cảnh lịch sử của họ. Hai người nữ Hàn Quốc đã bày tỏ quan điểm như thế. Chị Park Soon Kyung kết luận Kitô học chị trình bày tại Hội nghị Nữ Thần Học ở Hàn Quốc bằng cách nói rằng dẫu Đức Giêsu mang hình thức thể lý nam giới, Người cũng là “một biểu tượng của nữ giới và những người bị áp bức”. Hơn nữa, trên mức độ biểu tượng, chúng ta có thể gọi Đức Giêsu là “Nữ Mêsia”, Người là đấng giải phóng của những người bị áp bức.[63] Chị lý giải cho việc gọi tính nhân loại của Đức Giêsu như là nữ giới trong tình huống lịch sử hiện tại là vì Kitô học cần phải được giải phóng khỏi cấu trúc Giáo Hội mang tính gia trưởng.

Chị Choi Man Ja tiến một bước xa hơn bằng cách đồng hoá cuộc đấu tranh lịch sử của người nữ Hàn Quốc cho công cuộc giải phóng với “tính Mêsia”.[64] Chị nói rằng : “Dẫu rằng phụ nữ còn bị loại trừ khỏi vai trò mục sư, trên thực tế, nữ giới chính là hành động thực sự của Đức Giêsu Mêsia ở Hàn Quốc”.[65] Đối với chị, tính Mêsia của Đức Giêsu khởi phát từ đặc tính người tôi tớ đau khổ ở nơi Người. Hơn nữa, chị có thể nhận thấy hành động của nhân loại mới rõ ràng nhất qua chân dung mêsia nữ giới, người đang hiện diện trong sự khổ đau và đấu tranh của người nữ Á Châu. Đức Kitô nữ giới này là “nhân loại mới, Người đứng về phía những người bị áp bức và giải phóng nữ giới khỏi khổ đau”.[66]

Một khuôn mặt nữ giới khác diễn tả Đức Giêsu mang dáng dấp của một nữ pháp sư (shaman). Chị Virginia Fabella chia sẻ sự tìm tòi nghiên cứu của nữ giới Hàn Quốc trong bài viết mang chủ đề “Người nữ Á Châu và Kitô học” (Asian Women and Christology).[67] Dưới sự đàn áp kinh tế và chính trị, cộng thêm gánh nặng của nền luân lý Khổng giáo in đậm sự thống trị nam giới, người nữ Hàn Quốc cảm nhận đời sống của họ gói gọn trong hạn từ han. Han tức là chẳng có gì, vô nghĩa, là không việc, là thất bại, là căm phẫn và oán giận. Điều này đã khiến nhiều người nữ Hàn Quốc vỡ tim và đau bệnh. Trong hoàn cảnh này, biểu tượng Đức Giêsu Kitô cho họ là gì ? Chị Febella đưa ra câu trả lời của một phụ nữ Hàn Quốc : “Nếu Đức Giêsu Kitô có ý nghĩa cho chúng tôi, thế thì Đức Kitô đó phải là một linh mục của Han” cho những người nữ minjung (người nữ nghèo khổ).[68] Đối với những minjung nữ, phương tiện ơn cứu độ và sự cứu chuộc phải đuổi xua thân phận han đang chất chồng chất đống ở nơi họ. Thật vậy, sự cứu chuộc đang gỡ rối mớ bòng bong của cơ man tầng lớp han đã đè nặng trên họ. Nhờ tôn giáo bản xứ Shaman, nữ Hàn Quốc dễ chấp nhận Đức Giêsu trong những Tin Mừng nhất lãm, Người đã chữa lành những người bệnh tật và trừ quỷ khỏi những người bị quỷ ám. Đức Giêsu như thế thật giống pháp sư Hàn Quốc. Một pháp sư Hàn Quốc vừa có vai trò một thầy thuốc, người ủi an và là cố vấn cho những người nữ Hàn Quốc. Cũng thế, Đức Giêsu Kitô chữa lành và an ủi họ trong sứ vụ của Ngài. Ngài đúng là một Shaman.

Phần lớn những Shamans Hàn Quốc là nữ giới. Shaman giáo chỉ là một tôn giáo giữa vô vàn truyền thống tôn giáo khác nhau ở Hàn Quốc, trong đó nữ giới hầu hết là quả tim của mỗi tôn giáo. Những nữ pháp sư là “những Đại Tẩu” hướng dẫn vô vàn vô số minjung nữ bị cách chức khỏi vai trò tôn giáo, gỡ rối thân phận han của họ và giúp họ đương đầu với những khổ lụy của cuộc đời.[69] Chính vì thế, khi gặp Đức Giêsu Kitô là vị tư tế của han, họ hình dung diện mạo của Ngài mang nét nữ giới hơn là hình ảnh nam giới của Ngài. Họ coi Đức Giêsu là một “Đại Tẩu” như cách họ coi trọng một nữ pháp sư được gọi là “đại tẩu” trong cộng đoàn của họ.

Chân dung Đức Giêsu Kitô nữ giới được một nữ thần học Ấn Độ, chị Gabriel Dietrich,[70] diễn tả sinh động hơn cả. Chị đã khéo léo kết nối giữa kinh nguyệt của nữ giới và máu đổ ra của Đức Giêsu trên thập tự. Chị nhận thấy ý nghĩa của Thánh Thể trong chu kỳ kinh nguyệt của nữ giới. Chị giải thích quan điểm của chị một cách mạnh mẽ trong bài thơ của chị :
Tôi là một phụ nữ
và máu của tôi thét gào :
Người là ai trước sự khước từ cuộc sống
đối với những con người trao ban sự sống này ?
Mỗi con người đều phát xuất từ cung lòng người mẹ
thế mà chẳng có ai cưu mang mẹ khi bà tràn trề sinh lực, lúc bà hân hoan và khi bà yếu đuối.
Người muốn chúng tôi khóc than gào thét xin sự bảo toàn.
Hỡi Người, Người là ai hầu bảo vệ chúng tôi ?
Tôi là một phụ nữ,
và máu tôi đổ ra hàng tháng
máu thật có ý nghĩa cho sự sống.
Chính Người là Đấng tác tạo
những bộ máy gây chết chóc đang bày ra cái chết :
Ba ngàn tấn chất nổ
cho mỗi người trên trái đất này.
Tôi là một phụ nữ
và máu những lần phá thai của tôi đang thét gào.
Tôi phải giết chết con tôi
vì Người đã chối từ công việc của tôi
đến nỗi tôi không thể giữ con tôi lại.
Tôi đã giết con tôi
vì tôi là người độc thân
và Người sẽ đầy đoạ tôi vào cõi chết nếu tôi vi phạm chuẩn mực của Người.
Tôi là một phụ nữ
và máu của con người bị cưỡng hiếp đang thét gào.
Thế thì Người giữ sức mạnh của Người nguyên vẹn thế nào ?
Người khiến tôi phải khiếp hãi ra sao khi tôi bước trong đêm đen dày đặc.
Thế thì Người giữ tôi trong ngôi nhà của tôi thế nào, nơi mà người lại tiếp tục hãm hiếp tôi ?
Tôi không thể chịu đựng hơn được nữa.
Tôi là một phụ nữ
và máu trong cuộc phẫu thuật của tôi đang thét gào.
Dẫu tôi là một nữ tu
người vẫn dùng thân thể tôi để làm tiền
bằng cách cho tôi một thủ thuật cắt bỏ tử cung
khi mà tôi không cần đến nó.
Máu của tôi ở trong nanh vuốt của những ông chồng, những cảnh sát, bác sĩ và những ma cô.
Chẳng bao giờ ngừng sự ghét bỏ ở nơi tôi.
Tôi là một phụ nữ
và máu nơi những cuộc tranh đấu của tôi thét gào.
Nơi những người đồng chí của tôi
người muốn chúng tôi đầu hàng
vì người đã hiểu người không thể hành động nếu thiếu chúng tôi.
Người cần chúng tôi trong hàng ngũ tranh đấu cũng như Người cần chúng tôi trong bếp để nấu món ăn cho Người, để cưu mang con cái của Người và để băng bó những vết thương cho Người.
Người sẽ cử hành ngày của nữ giới giống ngày của mẹ, trao tặng những vòng hoa cho những cổ động viên vĩ đại của chúng tôi.
Chúng tôi sẽ ở đâu nếu vắng bóng những người nữ của mình ?
Tôi là một phụ nữ
và máu những sự hy sinh của tôi thét gào đến tận trời,
nơi mà Người gọi là Thiên đàng.
Tôi đau ốm vì Người,
những tư tế chẳng bao giờ đổ máu hy sinh nhưng lại nói :
“Đây là máu của tôi
hy sinh vì bạn
và máu của tôi
đổ ra cho bạn uống”.
Máu của ai đã đổ ra cho sự sống để có được sự sống vĩnh hằng ?
Tôi là bệnh nhân của Người, những linh mục
Người lãnh đạo garbagriha,
Người quý yêu cung lòng người mẹ như nguồn mạch sự sống
Và giữ tôi khỏi dòng máu ô nhiễm của tôi.
Tôi là một người nữ
Tôi vẫn yêu con trai nhỏ của tôi
nó hà hiếp em gái nó.
Nó đã học điều đó từ bên ngoài,
làm cách nào tôi ngăn chặn được đây ?
Tôi vẫn yêu thương cha của lũ trẻ
vì anh ở đó khi tôi sinh nở.
Tôi vẫn mong chờ sự đụng chạm của người yêu để phá vỡ tình trạng bóp méo xuyên tạc, thứ đã lớn mạnh tựa như một bức tường giữa người nữ và người nam.
Tôi vẫn yêu
những người đồng chí trong quân đội
họ quan tâm đến những người khác, những con người đau khổ
họ có niềm hy vọng.
Họ sẵn lòng hy sinh mạng sống hầu đấu tranh cho sự sống chứ không phải quyền lực bất chính.
Ở nơi họ, tôi đã học cách yêu thương những người đồng đội.
Chúng tôi đã học cách yêu thương người khác.
Thậm chí chúng tôi còn học cách tôn trọng chính mình.
Tôi là một phụ nữ
và máu của tôi thét gào.
Số chúng tôi hàng ngàn hàng vạn
đồng thanh thét gào.
Hãy nghe chúng tôi nếu không người sẽ bị kết tội.
Chị Dietrich chất vấn thái độ đạo đức giả của giáo hội và xã hội nặng tính gia trưởng, nơi “chối từ sự sống đối với những người trao ban sự sống”. Họ “kính yêu cung lòng người mẹ như là nguồn cội” nhưng lại ngăn chặn không cho những người nữ tham dự trọn vẹn vào cuộc sống. Họ ca tụng “cung lòng của người mẹ” chứ không phải những người có “cung lòng” ấy. Hầu hết những thứ được gọi là tôn giáo mang tầm mức thế giới đều kết án kinh nguyệt của phụ nữ ra như nó là thứ bẩn thỉu hoặc thứ ô uế. Nữ giới không thể chủ toạ trong nghi lễ của nhiều tôn giáo chỉ vì kinh nguyệt sẽ “làm ô uế” những bàn thờ thánh. Dietrich hỏi những linh mục Kitô giáo, những người thờ phượng máu thánh Đức Giêsu rằng : “Máu của ai đã đổ ra cho sự sống này để có sự sống vĩnh hằng ?”. Sau đó chị khẳng định linh mục, chứ không phải nữ giới, là những người “chẳng bao giờ đổ máu nhưng miệng lại nói rằng : đây là mình thầy, hy sinh vì anh em và đây là máu thầy, đổ ra cho anh em uống”. Đức Giêsu đã đổ máu ra trên thập tự để liên đới với những người nghèo, những người bị áp bức và những người bị loại ra bên lề xã hội. Người đã đổ máu mình ra để người khác có được sự sống đời đời. Giống như Đức Giêsu, máu của những người nữ đã bị đổ ra đến muôn thuở. Kinh nguyệt của phụ nữ là máu thánh, qua đó, việc tái tạo sự sống trở thành khả thi. Đức Giêsu liên kết nữ giới trong việc đổ máu để trao ban sự sống ở nơi Ngài.[71]

ĐỨC GIÊSU LÀ CÔNG NHÂN VÀ HẠT GẠO


Những khuôn mặt Đức Giêsu nữ giới giúp người nữ Á Châu dễ hình dung Đức Giêsu hiện diện trên trái đất này. Mặc khải Thiên Chúa giáo hội dạy họ là mặc khải từ trên xuống. Thần học đặt nền trên mặc khải từ cao xuống có lẽ dễ bị bóp méo vào trong một thần học mang tính thống trị, vì thần học này đặt nền trên suy tư trừu tượng của cái đầu chứ không phải là cảm nhận cụ thể của thân xác. Thần học này đặt nền tảng trên thuyết duy lý xa xưa (và nặng tính nam giới) chứ không đặt nền trên thực tại thường ngày mà người nữ cảm nhận. Có những nữ thần học Á Châu tìm thấy Đức Giêsu trong cảm nghiệm rất đời thường của họ. Họ nhận thấy mạc khải Thiên Chúa từ phía dưới, từ đáy, từ trái đất. Họ chối từ mọi tư tưởng chứa đựng hơi hướng anh hùng. Họ không tìm kiếm những người đàn ông, đàn bà vĩ đại để phụng thờ. Đúng hơn là họ kiếm tìm Thiên Chúa, Đấng cứu độ hiện diện trong cuộc sống đời thường của họ.

Một công nhân nhà máy Hàn Quốc đã chia sẻ niềm tin của mình. Chị chỉ cho mọi người nhận ra ý nghĩa Đức Giêsu Kitô giữa những người nghèo thông thường :
Tôi không biết Đức Kitô đã sống như thế nào. Nhưng tôi đang khám phá và nhận thức ý nghĩa Đức Giêsu từng chút từng chút trong đời sống thường ngày của tôi. Đây là một chuỗi mầu nhiệm và cẩn trọng. [Để lý giải về khía cạnh này], tôi xin nói về mẹ của tôi. Bà là một phụ nữ đầy chất “Han”. Bà tự diễn tả mình như thế đấy ! Bà lập gia đình ở tuổi mười bảy và sinh hạ được ba mặt con. Bà phải trở thành quả phụ khi chưa tròn ba mươi tuổi. Hiện tại, ngày nào cũng vậy, bà thức dậy lúc 4 giờ 30, vội vã đi đến chợ để buộc hàng. Dù sáng sớm như thế nhưng khu chợ đã đầy người. Đi lại ở chốn này thật vất vả vì phải chen chân từng chút.
Từ sáng tinh mơ, mẹ tôi tay xách nách mang túi to túi nhỏ len lỏi loanh quanh trong khu chợ, hết đầu này đến đầu kia, phân phát những túi xốp dùng để gói hàng hoá thực phẩm. Sau đó, bà lại lật đật đi thu tiền những quầy hàng bà đã bỏ túi xốp. Đây là công viêc quá vất vả đối với một phụ nữ luống tuổi như mẹ tôi. Hơn nữa, hễ vào những ngày nghỉ (ví như lễ hội trăng rằm chẳng hạn), bà lại thường lâm bệnh và phải nằm trên giường. Vai của bà mất thăng bằng, lưng của bà còng xuống. Đôi má ửng đỏ vì băng đá do bà phải làm việc ngoài trời trong mùa đông lạnh giá. Cuộc đời của bà ra như một con người tầm thường, vất vả và nhàm chán.
Mỗi khi nhìn khuôn mặt của mẹ, tôi liên tưởng ngay đến những khuôn mặt lam lũ mỏi mệt nơi bạn bè tôi trong công xưởng. Họ làm việc mười tám đến hai mươi bốn tiếng đồng hồ một ngày nên vẻ mỏi mệt căng thẳng biểu hiện rõ mồn một trên khuôn mặt họ. Họ làm việc không ngơi nghỉ ngay cả khi họ bị bủa vây bởi sự thất vọng và bị áp lực. Thế nhưng họ lại là những người cảm nhận rõ thế nào là yêu thương tha nhân. Một khi họ cảm nhận nỗi thất vọng, họ bị những người giàu có làm nhục và họ cam chịu những hoàn cảnh khốn khổ như thế, họ biết yêu thương tha nhân trong nỗi thất vọng dưới mọi trường hợp – họ biết cách yêu người khác ngay khi người khác rơi vào hố tuyệt vọng sâu thẳm. Những con tim như thế đang âm thầm dựng xây thế giớ này.
Khi tôi nhìn những công nhân, tôi cảm nhận được hơi thở và nhịp đập con tim của lịch sử. Tôi nhận thấy ý nghĩa của nhân loại và Đức Kitô ở trong họ. Tôi nghĩ chúng ta sẽ không được cứu nếu những người công nhân kia không được cứu độ vì những người công nhân thực sự có sức mạnh tình yêu và sự nhẫn nại vô bờ bến. Tôi tự hỏi Đức Giêsu Kitô sẽ biểu hiện như nào khi Người trở lại thế gian này. Khi tôi còn trẻ, tôi mơ tưởng tới một Đức Giêsu mặc áo trắng lấp lánh ánh bạc, được một đoàn thiên thần hộ tống trong ánh sáng chói lọi và tiếng nhạc du dương. Nhưng bây giờ tôi tự nhủ : Nếu Đức Giêsu lại đến, có lẽ giống chúng ta, Ngài sẽ khoác trên mình tấm áo tả tơi và trao cho người mẹ vất vả của tôi, một bà mẹ ngủ gà ngủ gật ngay cả khi đang đứng, một hộp Bakas.[72] Hoặc Người sẽ đến bên tôi, làm việc một cách liều lĩnh dại dột trong tiếng ồn ào của nhà máy, và hoàn toàn im lặng giúp đỡ công việc của tôi trong khi thân mình Người khoác tấm áo đồng phục đầy nhớt. Tôi nghĩ Đức Giêsu của chúng ta đang rong ruổi trong cuộc đời này, và niềm tin của tôi đang ở nơi công việc tôi là và ở nơi những bạn bè công nhân của tôi”.[73]
Chị công nhân trên đã gặp được Đức Giêsu của chị nơi những đồng nghiệp và trong sự đấu tranh sống cho cuộc sống hết sức khó khăn của chị. Chị không tin vào bất kỳ một khuôn mặt của một Đức Giêsu chói lọi rực rỡ trông giống như người giàu có và nổi tiếng mà tuổi thơ chị đã hình dung. Chị tìm thấy Đức Giêsu trong những người công nhân đồng nghiệp của chị, những con người đang gánh chịu nỗi thất vọng, sự nhục nhã và công việc hết sức khó khăn đến kiệt quệ sức lực, thế nhưng họ lại chia sớt tình yêu và nguồn vui của họ với những công nhân khác. Đức Giêsu Kitô không đi xuống từ trời cao vinh quang chói lọi, Người nổi lên từ kinh nghiệm khổ đau nơi tâm hồn và thân xác của những người công nhân khi họ chấp nhận cuộc sống và dám yêu thương những người khác bất chấp sự đổ bể của người khác. Những công nhân trở thành Kitô cho người khác khi họ đụng chạm đến mỗi nỗi đau của người khác và chữa lành người khác bằng cách sẻ chia thực phẩm, công việc và niềm hy vọng.
Dung mạo khác nơi Đức Giêsu từ mặt đất hiện lên còn được thể hiện trong bài thơ của một phụ nữ Ấn Độ. Chị gặp Đức Giêsu của chị khi chị nhận hai trăm gram cháo trắng trong một vùng đất đói kém mất mùa. Đối với chị, Đức Kitô, Người Con Dấu yêu của Thiên Chúa là lương thực cho người đói khát.
Cứ mười hai giờ trưa
trong sức nóng cháy bỏng
Thiên Chúa đến với tôi
trong hình thù của hai trăm gram cháo trắng.
Tôi biết Người trong mỗi hạt cháo nhỏ
tôi nếm Người khi liếm từng thìa cháo.
Tôi hiệp thông mới Người khi tôi nuốt
vì Người làm cho tôi sống
với hai trăm gram cháo trắng vào mỗi buổi trưa hè.
Tôi đợi chờ trưa tới
và tôi biết lúc này Người đã đến :
Tôi có thể hy vọng sống thêm được một ngày
vì bạn làm cho Thiên Chúa đến với tôi
vhư hai trăm gram cháo trắng.
Bây giờ tôi biết được Thiên Chúa thương tôi
không phải mãi tới khi bạn làm điều gì có thể.
Bây giờ tôi biết điều bạn đang nói
vì Thiên Chúa quá yêu thế giới này
đến nỗi Người gởi Con Yêu Dấu của Người
mỗi buổi trưa qua Bạn”.[74]
Không có lương thực hẳn sẽ không có sự sống. Khi người đói ăn thực phẩm, họ cảm nghiệm Thiên Chúa trong “từng thìa cháo”. Họ “biết” và họ “nếm” Thiên Chúa khi họ nhai mỗi hạt gạo nhỏ. Lương thực làm cho họ sống. Tình yêu vĩ đại nhất của Thiên Chúa đối với những người đói chính là thực phẩm. Khi hạt gạo từ trái đất này nâng đỡ sự sống của họ, họ khám phá ra ý nghĩa của câu Tin Mừng : “Vì Thiên Chúa quá yêu thế giới này đến nỗi Người trao ban Con Một Yêu Dấu của Người”. Khi Thiên Chúa cho họ thực phẩm qua sự tương quan liên đới của những người khác, Thiên Chúa trao ban cho họ “Người Con Dấu Yêu của Người”, Đức Giêsu Kitô.

ĐỂ KẾT LUẬN,


Chúng ta xác nhận lại rằng những khuôn mặt truyền thống của Đức Giêsu đang được nữ giới Á Châu giải thích trong cách thức sáng tạo và tươi mới. Từ những cảm nghiệm sống còn, từ cảm nhận thực tại bị áp bức bóc lột và trong những nỗ lực hầu giải phóng chính mình, họ đã làm toát lên chân dung tươi mới của Đức Giêsu. Thực tế, Đức Giêsu là một người nam, tuy nhiên nhiều người nữ Á Châu nghĩ rằng Đức Giêsu là nam nhân lại là bức rào ngăn cản khiến Người khó có thể đụng chạm đến được những nhu cầu của người nữ Á Châu. Đây là lý do chính tại sao những nữ thần học Á Châu lại nhấn mạnh tầm quan trọng của Đức Maria trong những bài viết gần đây của họ.

CHÚ THÍCH___


[1] Giới thiệu của người dịch
[2] “Bản tóm lược từ nhóm nghiên cứu thần học”, trang diễn tả cuộc hội thảo thần học của nữ giới về Kitô học tại Singapore từ ngày 20-29 tháng 11 năm 1987. Cuộc hội thảo này tập trung về chủ đề In God’s Image (Trong dung mạo của Thiên Chúa). Muốn tìm hiểu sâu xa hơn về chủ đề này có thể tìm đọc trên tạp chí IGI (tháng 12 năm 1987 đến tháng 5 năm 1988). Những tài liệu thu hoạch từ cuộc thảo luận này được in trên IGI những số trong năm 1988-1999.
[3] Tài liệu vừa dẫn, tr 1
[4] Tài liệu vừa dẫn, tr 2
[5] Tài liệu vừa dẫn, tr. 2
[6] Komol Arayapraatep, Feminist Christology, Cuộc hội đàm về thần học nữ giới, 1997, tr. 6
[7] Đây là huấn giáo quen thuộc những người nữ Á Châu thâu nhận từ những giáo hội nam giới trị ở Á Châu. Khi tôi là một giáo sư dạy lớp học ngày Chúa Nhật ở một Giáo hội người Hàn Quốc tại Orange County, California năm 1983, tôi chứng kiến một phụ nữ Hàn Quốc, chị là một giáo viên dạy Kinh Thánh cho một nhóm sinh viên cao đẳng. Chị chia sẻ kinh nghiệm của chị về cái chết và sự phục sinh của chính mình trước toàn thể giáo đoàn. Chị thú nhận chị đã phạm những lỗi tội ra sao trong tương quan với chồng chị. Chị nói chị không thể tùng phục chồng chị vì chị nghĩ anh ta không biết điều và không trung thực. Chính vì thế chị hay bực tức, nổi khùng và đay nghiến anh. Một ngày nọ, trong một cuộc cãi vã, chồng chị, anh là một bác sĩ, trong lúc quá tức giận đã phóng con dao ăn sắc nhọn vào chị. May thay, con dao không găn vào chị mà cắm phập vào vách tường đối diện. Chị nói rằng chính biến cố này làm chị cảm nhận tình yêu Thiên Chúa qua sự trừng phạt của chồng chị. Sau khi hồi tâm suy nghĩ, chị nhận ra rằng là vợ, chị phải phục tùng chồng vì đó là ý muốn của Thiên Chúa. Chị gọi thái độ trước kia của chị là cái chết và sự mới mẻ của chị được sinh ra qua tình yêu của chồng chị. Người phụ nữ kết thúc phần chia sẻ bằng một câu thế này : “Không có sự tức giận mà ngược lại chỉ toàn tình yêu trong trong gia đình tôi kể từ khi tôi đóng đinh chính tôi vào thập giá và sống theo ý muốn của Thiên Chúa”. Chị vừa ngắt lời, toàn bộ giáo đoàn cùng đồng thanh xướng lên “Haleluia” đáp lại lời chị. Đây chỉ là một trong vô số những vị dụ về sự “hận thù nữ giới” trong những giáo hội Á Châu. Tôi đã nghe rất nhiều tâm sự về sự áp bức nữ giới trong những giáo hội khác nhau tại Á Châu.
[8] Muốn biết thêm lịch sử truyền giáo của Trung Quốc, xin xem Kwok Pui-lan, The Emergence of Aisan Feminist Consciousness on Culture and Theology, Hồng Kông chưa in (unpublished) năm 1988.
[9] Tôi biết có những quan điểm đối lập nhau về vai trò những nhà truyền giáo ở Á Châu. Có những quan điểm nhìn vai trò của những nhà truyền giáo mang tính tiêu cực, những quan điểm khác lại khẳng định vai trò của những nhà truyền giáo tích cực. Tôi nghiêng nhiều về quan điểm đầu dẫu không hoàn toàn chấp thuận cũng như phủ nhận.
[10] Lydia Lascano, “Women and the Christ Event” trong Proceedings (những bản lưu) : Asian Women’s Consultation (Manila : EATWOT, 1985) tr. 121-129.
[11] Tài liệu vừa dẫn, tr. 123
[12] Tài liệu vừa dẫn, tr. 125
[13] Tài liệu vừa dẫn, tr. 125
[14] Virginia Fabella, “Asian Women and Christology”, IGI (tháng 9 – 1987) tr. 15
[15] Choi Man Ja, “Feminist Christology”, Consultation on Asian Women’ Theology – 1987, tr. 6
[16] Tài liệu vừa dẫn, tr. 6
[17] Park Soon Kyung, Hankook Minjok Kwa Yeosung shinhak eu Kwajae [The Korean Nation and the Task of Women’s Theology}, tr. 50
[18] X. Honclada, tr. 13-19
[19] X. Mary John Mananzan, “The Philipino Woman: Before and Ater the Spanish Conquest of the Philippines”, trong Essays on Women (Manila: Chương trình những nghiên cứu của nữ giới, Saint Scholastica’s College), tr. 7-36
[20] Tài liệu vừa dẫn
[21]Park Soon Kyung, Hankook Minjok Kwa Yeosung Shinhak eu Kwajac [The Korean Nation and the Task of Women’ Theology], tr. 47
[22] Tài liệu vừa dẫn
[23] Tài liệu vừa dẫn, tr. 48
[24] Tài liệu vừa dẫn
[25] Tài liệu vừa dẫn, tr. 49
[26] Tài liệu vừa dẫn, tr. 47
[27] Consultation on Asian Women’ Theology – 1987, tr. 2
[28] Monica Lelanchthon, “Christology and Women”, Consultation on Women’s Theology - 1987
[29] Tài liệu vừa dẫn, tr. 1
[30] Tài liệu vừa dẫn
[31] Tài liệu vừa dẫn, tr. 2
[32] Tài liệu vừa dẫn, tr. 4
[33] Tài liệu vừa dẫn, tr. 6. Nói đến lập trường thần học mâu thuẫn về quan niệm Thiên Chúa của Hindu trong học thuyết Kitô giáo ( cf. Gallup).
[34] Lee Oo Chung, “Korean Cultural and Feminist Theology”, IGI (Tháng 9-1987), tr. 36
[35] Tài liệu vừa dẫn
[36] Tài liệu vừa dẫn, tr. 37
[37] Tài liệu vừa dẫn
[38] Tài liệu vừa dẫn
[39] Tài liệu vừa dẫn, tr. 38
[40] Tài liệu vừa dẫn
[41] “Women and the Christ Event”, trong Proceedings: Asian Women’s Concultation (Manila: EATWOT, 1985), tr. 131
[42] Tài liệu vừa dẫn
[43] Pauline Hensman, “Women and the Christ Event”, trong Proceedings: Asian Women’s Consultation (Manila: EATWOT,1985), tr. 116
[44] Lascano, tr. 121
[45] Tài liệu vừa dẫn, tr. 125
[46] Tài liệu vừa dẫn, tr. 127
[47] Tài liệu vừa dẫn
[48] Tài liệu vừa dẫn, tr. 128
[49] Tài liệu vừa dẫn
[50] Tài liệu vừa dẫn
[51] Shaman là danh từ chỉ một pháp sư. Khi nói đến Shaman người ta quen nghĩ đến một nữ pháp sư.
[52] “God Weeps with Our Pain”.
[53] Kwok, “God Weeps with our Pain”, trong New Eyes for Reading: Biblical and Theological Reflections by Women from the Third World, ed, J. Pobee and B. von Wartenberg – Potter (Oak Park, Ill.: Meter Stone Books, 1986), tr. 92
[54] Lee Oo Chung, “One Woman’ Confession of Faithe”, trong Pobee and von Wartenberg-Potter, tr. 19
[55] Tài liệu vừa dẫn
[56] Tài liệu vừa dẫn
[57] Tài liệu vừa dẫn, tr. 19-20
[58] Tài liệu vừa dẫn, tr. 20
[59] Tài liệu vừa dẫn
[60] Marianne Katoppo, “Mother Jesus” trong Voices of Women: At Asian Anthology, ed. Alison O’Grady (Singapore: Asian Christian Women’s conference, 1987), tr. 12
[61] Katoppo, Compassionate and Free, tr. 79
[62] Katoppo, “Mother Jesus”, trong O’Grady, tr. 12
[63] Park Soon Kyung, The Korean Nation and the Task of Women’ Theology, tr. 51. Cũng nên xem thêm James Cone, God of the Oppressed (New York: Harper and Row, 1975). Cone cũng đã diễn tả tương tự như vậy. Theo Cone, Đức Giêsu đen. Bởi vì Đức Giêsu đại diện cho những người bị áp bức, Đức Giêsu phải đen trong tình hoàn cảnh lịch sử của chúng ta khi những người da đen là những người triền miên bị đóng đinh thập tự.
[64] Choi, tr. 8
[65] Tài liệu vừa dẫn, tr. 7
[66] Tài liệu vừa dẫn, tr. 6
[67] X. Virginia Fabella, “Asian Women and Christology”
[68] Tài liệu vừa dẫn
[69] Tài liệu vừa dẫn
[70] Gabriele Dietrich là người gốc Đức. Từ năm 1972, chị làm việc ở phía Nam An Độ. Trước tiên chị làm việc tại Bangalore, mười năm sau này chị làm việc tại Madurai, dạy trong trường cao đẳng Tamil-medium. Chị tham gia vào phong trào nữ giới.
[71] Gariel Dietrich, One day I shall be like a banyan tree (Belgium: Kileep S. Karmat, 1985)
[72] Thức uống thông thường của người Hàn Quốc
[73] Suh Nam Dong, In Sẹarch of Minjung Theology (Seoul, Korea: Kankil Sa, 1983), tr. 355-356.
[74] Ẩn danh, “From Jaini Bi-with Love”, trong O’Grady, tr. 11. Người biên tập giải thích rằng Jaini Bi đại diện cho tất cả những người đau khổ mất mát tột độ trong một thế giới xem ra chẳng hề có sự quan tâm, những người nhận một tia hy vọng từ sự quan tâm và những hành động nhân ái của con người.

Thứ Năm, 20 tháng 1, 2022

ĐÂU LÀ Ý NGHĨA UYÊN NGUYÊN CỦA SỰ CỨU ĐỘ?

Thời sự Thần học – Số 4, tháng 12/2009, tr. 112-128.

_Rikk Watts[1]_

Các hạn từ chính: tạo dựng, hình ảnh Thiên Chúa, nhập thể, cuộc xuất hành, đền thờ, tư tế, sự phục hồi, vận mạng.

Tôi luôn bị giằng co bởi ý tưởng đâu là ý nghĩa để trở thành một Kitô hữu. Đấy không phải vì tôi không nghĩ có Thiên Chúa thật sự. Tôi được lớn lên trong môi trường của Giáo Hội Ngũ Tuần. Trước kia tôi biết Thiên Chúa là thật, nhưng có một vài cảm thức sai lệch giữa cảm nghiệm Kitô giáo của tôi và thế giới nhân sinh xung quanh tôi. Càng đi nhiều, tôi càng nhận ra rằng đối với nhiều người Kitô hữu có một cảm thức sâu thẳm đến độ không biết vì sao chúng ta ở đây.

Theo truyền thống của tôi, mục tiêu chính của Kitô hữu là cần thoát khỏi thế gian này càng sớm càng tốt, để chúng ta làm những cuốn phim về điều đó giống như cuốn “Để Lại Đằng Sau”. Tuy nhiên chúng ta cần tự vấn rằng, “đâu là ý nghĩa uyên nguyên của sự cứu độ?” Tôi nhớ khi tôi còn làm việc cho IBM, thì điều này thường bị chế nhạo. Một biểu ngữ trong phòng ngủ của một người bạn có đề, “Giêsu, vị cứu tinh tiên phong của dân tộc”. Thoạt tiên tôi nhớ điều này làm mình thực sự bị xúc phạm rất lớn, nhưng với thời gian, tôi bắt đầu tự hỏi liệu chúng ta đã bất xứng với điều đó. Vì sau khi tôi bình tâm lại, tôi bắt đầu ngộ ra kiểu ngôn ngữ ấy có vẻ rất lạ đối với con người ở cuối thế kỷ thứ 20 hay đầu thế kỷ thứ 21.

Chính lúc tìm hiểu một vài bài trên báo của Craig Evans về tầm ảnh hưởng tư tưởng chính trị của người La-mã bằng phần mở đầu của Tin Mừng Mác-cô, thì trong đầu tôi bắt đầu lóe lên rằng chúng ta đang sử dụng một hạn từ mà thực sự không hề ám chỉ đến ý nghĩa đằng sau đó. Thực vậy, “Đấng Cứu Độ” là một thuật ngữ chính trị được ưa chuộng. Có một đoạn miêu tả nổi tiếng (the Priene Inscription) về Hoàng đế Xê-da Âu-gút-tô:

Điều này dường như tốt cho dân Hy-lạp thuộc Châu Á và theo ý kiến của Đấng Tối Cao để nói lên rằng: vì Thượng Đế, vốn đã đặt trật tự lên mọi sự vật và quan tâm đặc biệt đến đời sống của chúng ta, đã đặt để một điều tốt đẹp nhất đó là ban tặng cho chúng ta Âu-gút-tô, người mà Thượng đế đã đổ đầy đức hạnh để ông có thể giúp ích cho nhân loại, gửi ông đến như một đấng cứu thế, cả cho chúng ta lẫn con cháu của chúng ta, để chấm dứt chiến tranh, và bình ổn mọi sự. Do đó, khi xuất hiện, Xê-da tỏ ra trổi vượt ngoài sự mong đợi của chúng ta, và xuất chúng hơn các bậc hào kiệt tiền bối khác, dù không để lại cho hậu thế bất kỳ hy họng nào về điều phi thường mà ông đã làm; sự ra đời của thần Âu-gút-tô đánh dấu một khởi đầu tin mừng về sự xuất hiện của mình…”

Đoạn văn này tiếp tục nói lên những lời biết ơn về sự xuất hiện của Âu-gút-tô.

Bây giờ tôi muốn các bạn để ý đến một vài ngôn từ ở đây. Chẳng ai nói về việc lên thiên đàng. Chẳng ai nói về những tội được tha. Từ “cứu độ” phải dính dáng đến những sự thay đổi cụ thể những sinh mệnh và thế giới nơi con người của thế kỷ đầu tiên đã sống và tìm kiếm để nuôi dưỡng gia đình của họ. Điều này chẳng có gì lạ. Được Đấng cứu tinh cứu mang một ý nghĩa kinh tế và chính trị thời thượng. Nó là một từ của đời sống thường nhật, và được đặt sát một cách tinh tế với tước hiệu “ân nhân”. Âu-gút-tô được xem như là vị cứu tinh của dân tộc vì điều ông đã làm, đó là phục hồi nền hòa bình cho đế quốc.

Với tôi, lúc này, dường như chúng ta đã mắc phải một sự nhầm lẫn mà ngày nay hẳn không một nhà truyền giáo thực thụ nào sẽ phạm phải– chúng ta đã chẳng đoái hoài gì với từ này và đã đánh mất đi ý nghĩa của nó. Có lẽ chúng ta nên đi tìm hiểu ý nghĩa của từ ấy và suy nghĩ về sự thay đổi của nó, nếu không chúng ta phải tìm một băng rôn khác thay cho ‘Giêsu, vị cứu tinh Tiên phong của Dân Tộc’.

Tìm hiểu hạn từ cứu độ

Vậy đâu là ý nghĩa uyên nguyên của hạn từ cứu độ? Chúng ta hãy đi tìm những hình ảnh trong Sách Sáng Thế để hiểu được hạn từ cứu độ. Với truyền thống của tôi, chúng tôi đã dành nhiều thời gian để nói về sự cứu độ nhưng lại không thực sự hiểu tại sao Thiên Chúa quan tâm đến điều đó trước tiên. Tại sao Người muốn cứu độ chúng ta bằng mọi cách? Tất nhiên, điều đó cho thấy bạn không thể thực sự nói về sự cứu độ cho đến khi bạn nói về tạo dựng. Có một lý do khởi đi từ Sách Sáng Thế.

Một trong những điểm chính của khái niệm tạo dựng trong Kinh Thánh của người Do Thái là dùng những kiểu nói sau đây: kiến tạo trái đất…các cột trời…các cái xà của những căn phòng cao sang của Thiên Chúa…các tầng trời trải rộng giống như một chiếc vòm (hay một cái lều)…các cửa sổ của thiên đàng…các nhà kho…” Đây là kiểu nói của ngôn ngữ kiến trúc. Khái niệm xuyên suốt trong Kinh thánh Do Thái xem tạo dựng như là một kiểu kiến trúc xây dựng. Vậy điều này thuộc kiểu kiến thiết nào đây?

Ngày nay chúng ta thực sự coi trọng nền văn hóa, đến độ chúng ta muốn tập trung vào cách thức mà ngôn ngữ được sử dụng trong các nền văn hóa xung quanh. Ở nhiều truyền thống cổ xưa gần phía đông việc tạo dựng được xem như là việc của thần linh xây dựng lên cung điện của họ. Đây không phải là một ý tưởng mới. Từ ngữ cung điện trong Do Thái giống như từ được dùng cho đền thờ. Chúng ta để ý trong Is 66,1: “Trời là ngai của ta, và đất là bệ dưới chân ta.” Bạn kiếm đâu ra ngai vàng và cái bệ đây? Trong cung điện. Bạn gọi cái gì là cung điện không phải của vua mà là của một vị thần linh nào đó? Bạn gọi đó là đền thờ.

Bây giờ chúng ta hoàn toàn vui sướng nhìn thấy thiên đàng như là đền thờ của Thiên Chúa, như ý tứ của câu I-sai-a trên cho thấy trái đất là bệ dưới chân người, trái đất cũng ở ngay đó trong chính căn phòng cung điện ấy. Ngay sau đó, Người tiếp: “Đâu là ngôi nhà mà các ngươi xây cho ta?” Và theo ngôn ngữ gợi tưởng trong St 2,2-3 : “Đâu là nơi ta có thể nghỉ ngơi?” Đây chính xác là thứ ngôn ngữ vốn được vọng lại vào ngày thứ bảy, khi nói đến việc Gia-vê nghỉ ngơi trong cung điện, trong căn lều vũ trụ bao la của người. Đây cũng là nhãn giới của người Do-thái ở thế kỷ đầu. Josephus nói về đền thờ bằng những hạn từ vũ trụ. Philo tiếp tục diễn giải rằng toàn bộ vũ trụ phải được xem như là cao nhất và đích thực là đền thờ của Thiên Chúa.

Bạn nghĩ như thế nào về việc tạo dựng? Bạn biết gì về đền thờ? Đó có phải là nơi thánh thiêng không? Tuy nhiên, khi bạn nghĩ về tạo dựng, liệu bạn có nghĩ nó như là một nơi thánh thiêng không? Đáng tiếc thay, khi chúng ta nói những thứ như thế có thể là một kiểu phản ứng tự động, “Đây là Kỷ Nguyên Mới”. Dầu đúng hay không, Kinh Thánh đã viết như thế. Đấy chính là một sự xác tín mãnh liệt về thế giới thụ tạo.

Với tôi, dường như chúng ta đã sống quá lâu trong truyền thống Platon vốn đã hạ thấp tính thiện hảo của thế giới hữu hình. Thiên Chúa còn lấy làm vui mừng với cây gỗ. Thật lạ kỳ. Có một vài điều gì đó là lạ xảy ra ở mức độ hạ nguyên tử. Những thứ ở hai nơi cùng một thời điểm. Chúng có những động thái rất kỳ lạ. Có lẽ thật đúng khi nói rằng Thiên Chúa của mọi thụ tạo nhờ lời của Người đã sắp đặt trật tự này và Người yêu mến chúng. “Điều đó thì tốt đẹp”. Theo truyền thống của tôi, chúng tôi tin lý do duy nhất Thiên Chúa đã tạo nên nó là để phá hủy nó; thế nên, chúng ta thoát khỏi đây càng sớm bao nhiêu thì càng tốt bấy nhiêu. Niềm vui này là một niềm hy vọng lớn lao. Quả thật hơi sốc để nhận ra rằng đang khi chúng ta tìm cách đi lên thì cũng là lúc Đức Giêsu trên đường tìm xuống với chúng ta!

Một điều chưa từng có là bảy lần trong Sách Sáng Thế Thiên Chúa nói “Điều ấy là tốt đẹp”; cuối cùng Người nói “rất là tốt đẹp.” Chúng ta để ý Gio-an 3,16 có nói: “vì Thiên Chúa yêu đến nỗi…” không phải linh hồn của chúng ta, thậm chí không phải con người, nhưng là vũ trụ này. Tôi có yêu vũ trụ này chăng? Tôi bắt đầu nhận ra – tất nhiên tôi đang có vấn đề khi là một Kitô hữu, vì tôi thực sự chẳng hiểu cách mà Thiên Chúa nghĩ về thế giới của Người.

Mang Hình ảnh Thiên Chúa

Còn A-đam và E-và trong tất cả điều này thì sao? Điều gì cuối cùng được đặt để trong đền thờ? Đấy là hình ảnh của thần thánh. Trong chương 1 sách Sáng thế, Thiên Chúa tạo nên điều gì cuối cùng? Đó chính là hình ảnh Thiên Chúa: “Giờ chúng ta hãy tạo ra con người - nam và nữ - giống hình ảnh ta” (St. 1,26-27). Tất cả đều nhắm đến việc tạo thành con người mang hình ảnh ấy và đặt để họ vào khu Vườn E-den.

Một vài nét đặc trưng nảy sinh từ ngôn ngữ hình ảnh này. Một là chúng ta không thể lẩn tránh thân xác này. Bất cứ điều gì khác mà ‘hình ảnh’ ám chỉ, thì đều có dính dáng đến thân xác của ta. Chúng ta phải hiểu rằng các hình ảnh trong thế giới cổ đại không bao giờ có ý đằng tả sự xuất hiện của thần linh. Khi dân It-ra-en đúc con bê vàng (nếu điều có ý ám chỉ đến hình ảnh Gia-vê), thì điều đó không cho rằng Gia-vê đi bằng bốn chân trên thiên đường. Không phải thế. Các hình ảnh ấy phác họa nên tính năng và những tính chất của thần linh. Chúng là những lối diễn tả tượng hình, nếu bạn thích, thay vì những hình tượng. Lý do mà bạn chọn con bê con là vì nó biểu tượng cho sức mạnh và uy lực.

Cách nào đấy thân xác của ta thì tối quan trọng. Thực tại ấy nói lên một điều gì đó mà nó ám chỉ đến hình ảnh của Thiên Chúa trong đền thờ mà Người đã tạo dựng cho chúng ta. Một trong những thứ đó là chúng ta có thể đưa ra những dấu hiệu đối nhau hoàn toàn. Điều này cho chúng ta một cách khéo léo để giúp chúng ta bắt chước Gia-vê trong vương quốc nhỏ bé của vũ trụ mà Người đã tặng cho chúng ta bằng việc thực hiện công trình tạo dựng của Người. Khác với những đối tượng vô tri, những hình ảnh này được chính cuộc sống của thần linh cư ngụ và trở thành chính điểm nhấn của sự hiện hữu của Người trên trần gian này. Đó là điều mà nó muốn ám chỉ đến nhân tính, theo nhãn quan của Kinh Thánh.

Chúng ta đang sống hình ảnh của Gia-vê, Đấng Tạo dựng. Người đã thổi hơi để làm sống động hình ảnh ấy và sau cùng đã để thần khí ngụ vào đó. (chúng ta bắt đầu nhận ra rằng điểm trọng tâm của Tân Ước không phải ‘Đức Kitô chết vì tội’ –điều đó quan trọng, nhưng không phải là căn cốt). Việc của chúng ta là cần bắt chước Người – và đó là điều A-đam và E-và đã làm. Hai ông bà đã làm công việc trong vườn Ê-đen và bảo vệ nó, bảo vệ chốn thánh thiêng ấy. Bắt chước Thiên Chúa bằng những hoạt động sáng tạo của Người, có thể nói rằng, những vị thần linh bé nhỏ đã cung kính trước Gia-vê Thiên Chúa, và bắt chước Người.

Điều gì đang xảy ra ở đây vậy? Một phần có một cuộc bút chiến chống lại sự sùng bái ngẫu tượng. Chúng ta không xây dựng những đền thờ cho Gia-vê, Đấng đã tạo một cái cho chúng ta và điều ấy được gọi là tạo dựng. Chúng ta không tạo Gia-vê bằng hình ảnh của chúng ta, nhưng người tạo chúng ta bằng hình ảnh của Người. Chúng ta không mở mắt và tai của Người. Người cho chúng ta ánh sáng và thính giác, và sau cùng thổi hơi của Người vào chúng ta. Chúng ta cũng chẳng cho người điều gì cả, trái lại Người cung cấp đầy đủ cho chúng ta trong khu vườn Ê-den, có nghĩa là “ánh sáng”.

Tính cách của Thiên Chúa và niềm vui của con người

Thiên Chúa như thế nào? Một niềm vui tròn đầy là tiêu biểu cho đời sống Kitô hữu, như chúng ta đã thấy trong thư gửi tín hữu Phi-líp-phê. Con người được giao cho vườn Ê-đen và vì Thiên Chúa Đấng là nguồn vui tròn hảo! Nếu bạn quên điều đấy, thì điều đâu tiên mà Đức Giêsu đã làm trong Tin Mừng của Gio-an – có tính thần học nhất trong các sách Tin Mừng – là hóa nước thành rượu, tới 600 lít lận. Ồ, Nietzche đã hiểu điều đó đấy chứ! Hẳn chúng ta không thể gặp những tai ương khủng khiếp vào thời của ta nếu giáo hội Lu-ti đã thực sự hiểu tạo dựng như vườn Ê-đen và điểm chính của Tin Mừng Gio-an cũng như một việc làm kỳ diệu đang mở ra. Thiên Chúa không phải là kháng thể. Người ban tặng chúng ta những tặng phẩm tốt đẹp, đó là vườn Ê-đen. Tất nhiên, tác giả thánh thi có thể thốt lên rằng, “con người là chi, mà Chúa cần nhớ đến, phàm nhân là gi mà Chúa phải bận tâm…ban vinh quang danh dự làm mũ triều thiên?” (Tv 8). Là người (Lewis đã nói như thế) là một tặng phẩm kỳ diệu. Đấy là một sự vinh quang.

Người ta hay nói, “tôi làm những chuyện như thế này – chẳng hạn thay trắng đổi đen – vì tôi chỉ là người thôi mà. Không – ngàn lần không phải vậy. Chúng ta làm những việc chuyện này chuyện kia không phải chúng ta là người mà vì chúng ta làm người chưa đủ. Đó là điều mà cái này muốn nhắm đến. Được tạo nên theo hình ảnh của Thiên Chúa, là một hữu thể mặc lấy xác phàm là một điều vinh quang diệu kỳ. Cầu Chúa giúp ta để mắt nhận ra điều này.

Sách Sáng Thế 1 không nói về việc Thiên Chúa tạo dựng trong bao lâu. Điểm chính yếu là đền thờ cung điện của Người được xây lên để cho loài người. Vấn đề là chuyện đã xảy ra trong vườn Ê-đen. Khi A-đam và E-và ăn trái cây biết lành biết dữ, thì về cơ bản đó là sự đòi quyền tự trị, một sự khước từ sự thật, một ước muốn kiểm soát. điều đó là sự phá hủy hôn phối và xã hội của ta – một cuộc sống tự trị, nơi mà vấn đề là sự kiểm sóat và chúng ta không còn sự tin tưởng. Chúng ta chối từ bản tính mỏng dòn, nhưng chúng ta đang tôn thờ một Thiên Chúa Đấng không phải là một loại thạch tròn toả ra sự thiêng thánh ở một nơi nào đó. Không, đầu tiên và trước hết Người là một cộng đoàn các ngôi vị. Điều này thật thiết thân, và bạn không thể có tương quan nào mà không bị tổn thương, không có sự tin tưởng, và thiếu tính tự nguyện hầu khỏi phải kiểm soát.