Hiển thị các bài đăng có nhãn Mục vụ hôn nhân. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Mục vụ hôn nhân. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 13 tháng 12, 2022

NIỀM VUI SỰ SỐNG

Thời sự Thần học - Số 3, tháng 06/2008, tr. 128-133. 

_Giuse Hà Đình Tuấn 🙋


Chào em, Sài Gòn tháng năm oi bức lạ thường. Những cơn mưa đầu mùa làm dịu mát không khí ngột ngạt của một thành phố đô hội những ngày đầu mùa hè phượng đỏ. Đọc thư em gởi, tôi hiểu và thông cảm với em. Em đang mang vác trong cõi lòng bao trăn trở về một mầm sống, mầm sống ấy cả em và gia đình không mong đợi! Dừng lại giây lát, tôi lật vội cuốn Kinh Thánh để trước mặt. Tôi thấy niềm Hy vọng chiếu sáng cho gia cảnh em trong lúc này từ cái cười của bà Sara, vợ của tổ phụ Abraham. Bà đã cười khi biết mình sẽ cùng chồng truyền sinh, cưu mang và chăm sóc sự sống. Còn em thì sao? Em có vui niềm vui sự sống đang hiện diện và lớn lên từng ngày trong sự bảo bọc yêu thương và chăm sóc bằng tình mẫu tử của em không? Hay em muốn phá bỏ đi máu thịt của mình bằng rất nhiều, rất nhiều những lý do ra như có thể biện minh được cho em trong lúc này?

Thứ Sáu, 9 tháng 12, 2022

GIÁO HỘI VÀ VẤN ĐỀ PHÁ THAI

Thời sự Thần học - Số 3, tháng 06/2008, tr. 5-14. 

_Đa Minh Trần Bình Tiên🙋 


Con người được Thiên Chúa tạo dựng giống hình ảnh Ngài (St 3,17). Một trong những ân huệ cao quý nhất Thiên Chúa ban cho con người là có sự sống nơi mình. Sự sống ấy xuất phát từ nguồn sống sung mãn của Thiên Chúa. Thánh Irênê đã nói: Vinh quang của Thiên Chúa là con người được sống. Qua bao thời, nhân loại luôn trân trọng quà tặng tuyệt vời ấy. Chính Thiên Chúa an bài đã ghi khắc nơi tâm khảm con người một lề luật sống động, luật này luôn nhắc nhở con người trung thành với Thánh Ý Ngài. Tuy nhiên, trải qua dòng lịch sử, con người lắm phen đã “quên” rằng mình được tạo dựng nên để sống, sống sung mãn trong niềm vui và hạnh phúc, trái lại, hướng chiều về cái chết (xc St 3,1-19). Kế đó, con người tiếp tục khinh thường mạng sống người anh em đồng loại; tiếm quyền, chiếm đoạt mạng sống của mình cũng như người khác, quên đi Lời được khắc ghi trong lòng.

Thứ Hai, 5 tháng 12, 2022

MỘT BÉ THƠ CHÀO ĐỜI : NIỀM VUI HAY NGHIỆP CHƯỚNG?

Thời sự Thần học - Số 3, tháng 06/2008, tr. 89-96 

_Phaolô Cao Chu Vũ 🙋 


Ngày bé chào đời, gia đình mừng vui khôn xiết. Mỗi em bé sinh hạ là một niềm hạnh phúc lớn lao cho những người cha người mẹ sau những tháng ngày chờ đợi. Thế nhưng, trớ trêu thay không ít người cha người mẹ hôm nay đã khước từ niềm vui ấy. Sự hiện hữu của em bé không còn là niềm vui khôn tả nữa. Trái lại, em sẽ là một nghiệp chướng, một điều bất đắc dĩ, một gánh nặng cho gia đình. Thế nên, họ đã loại trừ em ngay khi còn trong trứng nước. Nghiệt ngã thay, em đã đến nhà mình, nhưng người nhà đã chẳng đón nhận.

Thứ Bảy, 3 tháng 12, 2022

MẦU NHIỆM SỰ SỐNG

Thời sự Thần học - Số 3, tháng 06/2008, tr. 73-88. 

_Thạc sĩ – Bác sĩ Nguyễn Lan Hải 🙋 


“Hạt giống tốt sẽ sinh ra hạt giống tốt,

Nhan sắc mỹ miều sẽ tạo ra mỹ miều.
Sự sản sinh tuy rằng do Tạo hóa,
Nhưng thực hiện nó là nhiệm vụ của con người”.
(Venus and Adonis 167- Shakespeare)
 
TÌNH DỤC đem lại niềm hoan lạc chính đáng cho con người, giúp cho tình yêu vợ chồng mở ngỏ cửa cho sự sống, diễn tả sự phong phú của Thiên Chúa và góp phần xây dựng nền văn minh tình yêu. Khi người đàn ông và người đàn bà nên một thân xác với nhau, là họ đã mở ngỏ cửa đón nhận sự truyền sinh. Một đứa bé sẽ dựa vào giờ phút gặp gỡ ấy mà bước vào cuộc sống. Con người chúng ta đã được sinh ra và từ đó lại tiếp tục sinh ra những con người.

Thứ Năm, 1 tháng 12, 2022

PHÁI TÍNH TÌNH YÊU VÀ BI KỊCH

Thời sự Thần học - Số 3, tháng 06/2008, tr. 67-72.

_Phêrô Trần Văn Thơ 🙍 


Giã từ cõi mộng điêu linh
Tôi về buôn bán với mình phôi pha
Mình ơi tôi gọi là nhà
Nhà ơi tôi gọi mình là nhà tôi
Bây giờ vật đổi sao dời
Thôi mình ở lại tôi dời chân đi
Thưa rằng ở cái quái gì
Chàng đi thiếp cũng xin đi theo chàng.

(Bùi Giáng – Mưa nguồn)

Cái gì mà ghê gớm vậy ta! Cái gì mà làm cho chàng phải chấp nhận giã từ kiếp giang hồ, dọc ngang trời đất với cõi mộng điêu linh chỉ để về buôn bán với mình phôi pha. Cái gì mà có thể làm cho mình trở thành nhà tôi và tôi trở thành nhà mình. Cái gì mà có thể làm cho nàng sẵn sàng cất bước theo chàng dù vật đổi sao dời. Thưa đó chính là tình yêu, là sự hấp dẫn giữa người đàn ông và người đàn bà, là cái đã đem lại cho người ta biết bao điều kỳ diệu và cũng gây ra không ít những phiền toái, và thậm chí là bi kịch. Và đó cũng là đề tài mà chúng ta bàn tới ở đây: Tình yêu: điều kỳ diệu hay bi kịch.

Thứ Ba, 29 tháng 11, 2022

SỰ SỐNG VÀ VẤN ĐỀ DÂN SỐ

Thời sự Thần học - Số 3, tháng 06/2008, tr. 54-66.

_Phanxicô X. Trần Kim Ngọc 🙍 


Con người ngày nay đang đối diện với nhiều vấn đề nan giải, một trong những vấn đề đó là dân số. Vấn đề tăng giảm dân số của thế giới đang đặt con người trước những lo lắng. Khi dân số tăng, con người cố tìm mọi biện pháp để hạn chế sinh sản, ngõ hầu giúp nhân loại phát triển cũng như có đủ những nhu cầu cần thiết cho một cuộc sống sung túc hơn. Nhưng khi dân số giảm (như tại Au Châu), con người lại có một mối lo khác. Những thay đổi về cơ cấu dân số tự nhiện trong những thập niên vừa qua cho chúng ta thấy rõ những mặt yếu kém khởi đi từ chính sách kế hoạch hóa gia đình không phù hợp với luân lý và trật tự tự nhiên. Điều này sẽ ảnh hưởng đến nhiều lãnh vực của cuộc sống con người. Rồi đây, con người sẽ khó lường hết những tác động xấu do những chính sách dân số đó gây ra. Thực tế cho chúng ta biết dân số không phải là nguyên nhân chính gây ra đói khát hay thiếu thốn lương thực cho nhân loại mà là những vấn đề khác.

Chủ Nhật, 27 tháng 11, 2022

LÒNG KÍNH NGƯỠNG SỰ SỐNG TRONG BẢN SẮC VĂN HÓA VIỆT NAM

Thời sự Thần học - Số 3, tháng 06/2008, tr. 39-53 


_Phaolô Nguyễn Hải Đăng 🙍 


Sự sống luôn là một giá trị thánh thiêng, bất khả xâm phạm, không chỉ được tôn vinh trong nền luân lý tôn giáo mà còn được khẳng định trong các giá trị văn hóa khác biệt. Việt Nam, một quốc gia nằm ở khu vực Đông Nam Á, với những nét đặc thù về lịch sử, chính trị, văn hóa, đã góp phần tạo nên sự phong phú, đa diện không những về chủng tộc mà còn về đời sống tinh thần. Bằng tiến trình lịch sử hội nhập, tiếp biến lâu dài giữa văn hóa bản địa với các giá trị văn hóa ngoại lai dần cố kết nên bản sắc văn hóa đặc trưng của cư dân nền văn minh lúa nước, đó là lòng kính ngưỡng sâu xa đối với sự sống, sự gần gũi và tôn trọng thiên nhiên, cùng các giá trị thánh thiêng của đời sống hôn nhân.[1] Nhưng hôm nay, Việt Nam đang đứng trước một khúc ngoặt văn hóa được ghi dấu bằng những dấu hiệu đe dọa đến sự sống con người, thể hiện qua số liệu báo động về thực trạng nạo phá thai và bằng sự kiện Bộ Y Tế Việt Nam đã quyết định chính thức từ ngày 19-08-1997 cho phép bệnh viện phụ sản Từ Dũ thực hiện công nghệ thụ tinh trong ống nghiệm, một hình thức can thiệp trực tiếp trên các phôi thai người. Sự thỏa hiệp này có thể dẫn đến sự lạm dụng nguy hiểm cho những mục đích khác nhau: chẩn đoán, trị bệnh, khoa học và cả thương mại. Điều này đi ngược lại lập trường của Giáo Hội: “Sự sống con người phải được tôn trọng và bảo vệ một cách tuyệt đối, ngay từ lúc thụ thai”.[2] Dù có những vấn nạn phải đối diện, nhưng dân tộc Việt Nam vẫn luôn là một dân tộc có lòng kính ngưỡng sâu xa đối với sự sống. Nền tảng luân lý này không chỉ được cố kết trong nền văn hóa bản địa mà còn được thể hiện cách phong phú nơi những giá trị văn hóa ngoại lai như: Phật giáo, Đạo giáo, Khổng giáo và Kitô giáo. Bằng cái nhìn hội nhập, thật hữu ích khi chúng ta ngược dòng lịch sử để khám phá giá trị sự sống trong bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam và một cách nào đó thể hiện trách nhiệm của người Kitô hữu trước vấn nạn sự sống đang tồn hiện trong xã hội Việt Nam hôm nay.

Thứ Sáu, 25 tháng 11, 2022

QUÀ TẶNG SỰ SỐNG

Thời sự Thần học - Số 3, tháng 06/2008, tr. 33-38  

_Phanxicô X. Trần Kim Ngọc 🙋 


Sự sống con người là một đề tài đang thu hút sự chú ý của các khoa học gia và nhất là những nhà đạo đức khi con người đang đối diện với việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào vấn đề tạo sinh. Con người là một thực thể xã hội và tôn giáo. Những người sống trong xã hội, vì một lý do nào đó, muốn khám phá những điều kỳ diệu trong thiên nhiên và muốn nổi danh nên đã muốn can thiệp vào lãnh vực sự sống con người một cách phi nhân bản. Sự can thiệp vô luân này đã khiến các nhà luân lý không thể không lên tiếng chống lại những nguy cơ làm phương hại đến nhân vị sự sống.

Chủ Nhật, 6 tháng 11, 2022

GIÁO DỤC HẬU HÔN NHÂN: CÂU CHUYỆN CỦA NHỮNG NGƯỜI “XÂY NHÀ”

Thời sự Thần học – Số 2 (tháng 3/2008), tr. 109-128 

_Giuse Nguyễn Dũng 🙎


Ngạn ngữ Nga có câu: “Hạnh phúc dễ tìm nhưng khó giữ”. Nói như thế không phải có được hạnh phúc là điều dễ dàng. Để ai đó có sở hữu được chút hạnh phúc, lịch sử và thi ca đã chan chứa những câu chuyện thấm đẫm nước mắt. Người ta phải trải qua thật nhiều thử thách, gian khổ, công khó… thậm chí đổ cả máu và nước mắt, mới có thể chạm tay vào hạnh phúc.

“Hạnh phúc dễ tìm” đã là một thách đố như thế; kinh nghiệm cuộc sống, để bảo vệ và giữ được hạnh phúc đó còn khó hơn rất nhiều. Tìm được một gia đình hạnh phúc rồi chưa phải là xong, có bảo vệ được hạnh phúc của gia đình đó hay không mới là điều quan trọng hơn nhiều.

Thứ Năm, 3 tháng 11, 2022

TƯƠNG QUAN GIA ĐÌNH TRẺ, KHỞI ĐẦU LAO LUNG

Thời sự Thần học – Số 2 (tháng 3/2008), tr. 101-108 

_Hoài Sơn🙋


Chẳng kể gì tới chuyện những khái niệm “toàn cầu hoá”, “làng thế giới” ,… đã trở nên thông dụng, thành từ của miệng mỗi người, và thực sự đưa con người bước vào tiến trình hội nhập; ngay cả tương quan tình cảm, sợi dây nối kết mang tính “quốc tế”, cũng đã khởi sắc. Có những người xa lạ, với những khác biệt về văn hoá, thể lý, tôn giáo, thói quen, tính cách,… người nam và người nữ có thể tìm đến với nhau với sức hút ban đầu của sự luyến ái. Và họ yêu nhau. Họ cưới nhau. Họ bắt đầu một tiến trình mới: góp gạo thổi cơm chung…. Một gia đình mới hình thành.

Thứ Tư, 12 tháng 3, 2014

CANH TÂN VIỆC GIÁO DỤC ĐỨC TIN CHO THIÊN NIÊN KỶ III

(Thời sự Thần học - Số 1, tháng 03/2009)

LTS: Hội đồng Giám mục Việt Nam lấy hai năm 2008 và 2009 để gây ý thức nơi cộng đồng Dân Chúa về tầm quan trọng của việc giáo dục nói chung và giáo dục đức tin nói riêng trong các gia đình Kitô giáo. Hưởng ứng lời kêu gọi hướng tới Năm Thánh Giáo Hội Việt Nam, xin dịch bản tuyên bố của Hội nghị Á châu về Huấn giáo, hy vọng những người làm công tác giáo dục đức tin thuộc mọi thành phần Dân Chúa sẽ rút ra từ tài liệu này nhiều điều quý giá cho nhiệm vụ thánh thiêng này. Chuyển ngữ: Fx. Trần Kim Ngọc, O.P. 

Nguyên tác: Statement of the Pan Asian Conference on Catechisis {Singapore, 23 October 1995}, A Renewed Catechisis for Asia Towards the Year 2000 and Beyond trong cuốn sách của Franz-Josef Eilers, SVD (ed.), For all the peoples of Asia - Federation of Asian Bishops’ Conferences Documents from 1992 to 1996, vol. 2, Manila: Claretian Publications, 1997, pp. 27-35.). 

Thứ Hai, 10 tháng 3, 2014

“BỮA CƠM” … GIA ĐÌNH VIỆT NAM

(Thời sự Thần học - Số 1, tháng 03/2009)

Lm. Đỗ trung Thành O.P

1. Đôi nét về bữa cơm của người Việt Nam

Không phải vô lý mà người Việt Nam khi nói đến “bữa ăn” thì vẫn quen gọi là “bữa cơm”. Do vậy, một bữa ăn của người Việt Nam ngoài những thức ăn khác thì không thể thiếu cơm, và trong hầu hết các bữa ăn thì có lẽ chỉ có cơm là không thay đổi. 
Bữa cơm ngoài lúa gạo và lương thực chủ yếu còn có rau quả là thực phẩm dùng chung với cơm. Bữa cơm truyền thống của người Việt Nam gồm có: cơm + canh rau + dưa (cà), … nên có câu “cơm canh rau muống với cà dầm tương” là một bữa ăn đơn giản mà tiêu biểu nhất của cư dân nông nghiệp nước ta[1]. 

Thứ Sáu, 7 tháng 3, 2014

GIA ĐÌNH VIỆT NAM TRƯỚC NHỮNG BIẾN ĐỘNG XÃ HỘI

(Thời sự Thần học - Số 1, tháng 03/2009)

Lm. Giuse Nguyễn Trọng Viễn O.P.


1. Thời đại mất căn tính

Cách đây khoảng 50 năm, khi một người thợ mộc đóng một cái bàn không đúng quy cách, anh ta cảm thấy mắc cở vì “mình là một người thợ”, không thể đóng một cái bàn như vậy; và anh ta sẵn sàng bỏ cái bàn không đúng quy cách ấy để đóng một cái khác, cho dù phải chịu lỗ. Một người thợ may, với một người thư ký… cũng sẽ ứng xử tương tự như thế… đó là thời người ta còn sống với lương tâm nghề nghiệp.
Tại sao lương tâm nghề nghiệp bị thui chột trong thời đại hôm nay ? Nguyên nhân có lẽ là như thế này :

Thứ Tư, 5 tháng 3, 2014

GIA ĐÌNH VÀ ĐẠO ĐỨC INTERNET

Vũ Tuấn 

Kể từ thập niên 1960, con người bắt đầu có những phát minh mới về phương diện khoa học và kỹ thuật. Đến những năm cuối của thế kỷ XX, nhân loại lần nữa chứng kiến một sự bùng nổ các kỹ thuật thông tin, đặc biệt là kỹ thuật công nghệ Internet, đã hỗ trợ và cho phép khắc phục khoảng cách thời gian và không gian toàn cầu, đưa tất cả các quốc gia, các dân tộc sát lại bên nhau trên con đường phát triển. Xã hội Việt Nam đã và đang hòa mình với dòng chảy của thời đại trong văn minh trí tuệ này. Sự giao lưu toàn cầu đem lại cho người dân Việt nhiều cơ hội phát triển và tiến thân, bên cạnh đó cũng mang theo cả những tố chất suy thoái về lối sống và đạo đức, những giá đạo đức truyền thống đang dần đồng hóa với văn hóa phẩm đồi trụy du nhập ồ ạt từ bên ngoài vào làm cho cơ cấu hôn nhân và đời sống gia đình có những báo động đỏ.

Chủ Nhật, 2 tháng 3, 2014

KHƠI LẠI NGUỒN MẠCH TRUNG TÍN

Duy Khánh, OP.

1. Tiếng gọi đòi sự đáp trả
Đầu tháng 12 vừa qua tại Hà Nội, nghiên cứu sinh Nguyễn Khánh Linh cùng Giáo sư Jack Dash Harris đã trình bày trong Hội thảo Việt Nam học lần III đề tài: “Nghiên cứu hiện tượng ngoại tình là cách nhìn đặc sắc về giai đoạn phát triển sau Đổi mới ở Việt Nam.”[1] Báo cáo đã nêu lên một hiện tượng lạ rằng nếu phương Tây chỉ có ba khái niệm cho các mối quan hệ ngoài vợ chồng: nhân tình, qua đường, gái điếm, thì ở Việt Nam có đến ít nhất 8 nhóm khác nhau, từ vợ nhỏ, em út, tình nhân cho đến các dạng "ăn bánh trả tiền" từ rẻ tiền đến cao cấp, và cả thể loại tình yêu không tình dục nơi công sở. Kết quả nghiên cứu đã khiến nhiều người đọc phải giật mình vì con số gần 20% người được phỏng vấn nhận là có quan hệ ngoài hôn nhân, nhưng có đến trên 90% số người được hỏi nói là có biết ai đó có quan hệ ngoài hôn nhân. Các con số đó đã cho phép hai tác giả của nghiên cứu nghĩ rằng chuyện ngoại tình rất phổ biến ở Việt Nam, "phổ biến đến mức khiến đa số người nghĩ đó là chuyện có thể chấp nhận"[2]. 

Thứ Sáu, 28 tháng 2, 2014

GIÁO DỤC TÔN GIÁO NƠI CÁC GIA ĐÌNH CÓ CON TRẺ

Thời sự Thần học - Số 1, tháng 03/2009


Trong truyền thống, việc giáo dục tôn giáo cho trẻ là nhằm khai tâm cho các em về một truyền thống tôn giáo. Ý tưởng này – vốn cho rằng trẻ trước hết phải được nhồi nhét và sau đó, khi trưởng thành mới có thể suy nghĩ bình phẩm – dựa trên hình ảnh trẻ em là những người-chưa-phải-người-lớn, cần được xã hội hóa và bảo vệ. Trong bài này, tôi sẽ khai triển một suy tư đạo đức về hình ảnh trẻ em. Từ quan điểm Kitô giáo, các trẻ em cần được đối xử như “những ngôi vị”. Các em là những chủ thể đủ năng lực, với những quan điểm tôn giáo riêng. Tôi bảo vệ tính xác đáng quyền tham gia của các em: các em phải được nhìn nhận có tiếng nói, được đóng góp tích cực và tham gia hoạt động trong gia đình, trường học và xã hội nói chung. Tôi sẽ đặc biệt chú trọng đến gia đình và sẽ chỉ rõ làm sao ý tưởng về “sự tham gia” trở thành một mô hình cho việc giáo dục tôn giáo không chỉ như “việc khai tâm” cho trẻ về một truyền thống tôn giáo, mà còn là việc quan tâm nghiêm túc tới nhận thức của trẻ nữa. Dựa trên suy tư đạo đức về hình ảnh trẻ em là một chủ thể tích cực và tính xác đáng của quyền được tham dự, tôi sẽ cho thấy mô hình giao tiếp-giải thích Louvain về giáo dục tôn giáo cũng phù hợp cho việc giáo dục nơi các gia đình có con trẻ. 

Chủ Nhật, 23 tháng 2, 2014

GIÁO DỤC GIA ĐÌNH

(Thời sự Thần học - Số 1, tháng 03/2009)

Giuse Nguyễn Đức Hòa. OP


A. Giáo dục nhân bản

Muốn nên thánh bạn phải là một con người trước đã.

Muốn là một người đạo đức bạn phải có những đức tính nhân bản trước đã.

Một vị thánh cũng đồng nghĩa với một con người có đời sống nhân bản tốt; một người công giáo đúng nghĩa cũng phải là một người công dân gương mẫu. Không thể có một vị thánh mà lại thiếu những đức tính nhân bản như sự tế nhị, lòng nhân ái, tình liên đới với người khác. Không thể có một người đạo đức mà lại bất lịch sự, ăn nói chanh chua hay cư xử cứng cỏi với mọi người.

Thứ Năm, 20 tháng 2, 2014

ĐÂU LÀ TƯƠNG LAI CỦA GIA ĐÌNH KITÔ HỮU

(Thời sự Thần học - Số 1, tháng 03/2009)

Trần Bình OP

Nếu như trước đây chúng ta thường nghe ai đó nói về thời hoàng kim của họ, chúng ta thường hiểu rằng đấy là một quá khứ hào hùng mà ai đó đã trải qua. Là thời gian cao đẹp nhất, trong đấy mọi sự phồn thịnh đạt đến tầm mức viên mãn của một thời đại, của một thời kì, của một đời người… đã qua[1]. Thế nhưng vào thời mới này, thời hoàng kim của con người không còn nằm ở quá khứ, nhưng tuỳ thuộc vào tương lai. Sở dĩ ta nói được như thế bởi vì thống kê cho thấy trình độ về thiên văn học, về kinh tế.. của 5 ngàn năm trước cộng lại vẫn chưa bằng 5 năm sau cùng của thế kỉ 20[2]. Và với đà tiến như thế, những năm tiếp sau này, nhân loại sẽ còn đạt hái nhiều thành công ngoài sức mong đợi trong nhiều ngành nghề khác nữa. 

Thứ Ba, 18 tháng 2, 2014

HÔN NHÂN KITÔ GIÁO VÀ ĐÒI HỎI CỦA LỜI CAM KẾT

(Thời sự Thần học - Số 1, tháng 03/2009)

Gioan Phê Ny Ngân Giang, OP

Có thể nói, vấn đề quan trọng mà gia đình Kitô giáo ngày hôm nay phải đối diện là gia đình đang chuyển dần từ bình diện tôn giáo sang bình diện con người. Điều đó có nghĩa là mối bận tâm chính của đôi hôn nhân không còn nằm ở vấn đề có hay không cùng một niềm tin tôn giáo; thay vào đó, họ phải trả lời cho vấn đề có hay không một nền tảng hôn nhân. Bởi lẽ sự khác biệt giới tính về mặt sinh học đáng ra phải có tầm quan trọng về mặt tự nhiên, nhưng dường như người ta dần cho rằng sự khác biệt ấy chỉ là sản phẩm của văn hoá mà mỗi người có thể thay đổi tuỳ quan niệm của mình. Nói khác đi, đó là sự chối bỏ, thậm chí phá huỷ chính định chế hôn nhân và gia đình, cách riêng đối với hôn nhân và gia đình Kitô giáo.[1]

Thứ Bảy, 15 tháng 2, 2014

MỘT BÍ QUYẾT HẠNH PHÚC CHO GIA ĐÌNH KITÔ GIÁO

(Thời sự Thần học - Số 1, tháng 03/2009)

Jos. Nguyễn Đình Chiến, OP

Khi đề cập đến hoàn cảnh của gia đình trong thế giới hôm nay, ngoài những điểm tích cực, đức Gioan Phaolô II còn nói đến những tiêu cực mà ngài gọi là những thoái hoá về những giá trị căn bản: quan niệm sai lầm trên lý thuyết và thực hành về sự độc lập hai vợ chồng, những mập mờ về tương quan quyền uy của cha mẹ và con cái, các vụ ly dị gia tăng, vết thương về sự phá thai, sự ích kỷ … Và trong Thư Mục vụ năm 2002, Hội đồng Giám mục Việt Nam cũng ưu tư về hình ảnh đẹp của gia đình Việt đang dần bị đánh mất: hình ảnh một gia đình “trên thuận dưới hoà trong một mái nhà đầm ấm”. Những nguy cơ này ít nhiều đều ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình mà nguyên nhân gián tiếp được nêu lên là: sự xáo trộn trong sinh hoạt, sự hưởng thụ ích kỷ, lối sống sa đoạ, tệ nạn xã hội, sự suy giảm đạo đức … Tất cả những nguyên nhân này cho thấy một nguyên nhân sâu xa khác, đó là thiếu sự giáo dục căn bản nơi gia đình, mà Thư Mục Vụ 2008 của Hội đồng Giám mục Việt Nam đề cập.[1]

Hạnh phúc gia đình là điều mong ước của mọi người, nhất là Kitô hữu và họ tìm cách để bảo vệ hạnh phúc cho gia đình mình. Một trong những bí quyết để kiến tạo và bảo vệ hạnh phúc gia đình, đó là sự cầu nguyện. Thực ra, bí quyết này không có gì mới lạ. Nói đến cầu nguyện, thì Kitô hữu nào mà chẳng biết. Nhưng chính cái gần gũi nhất lại là cái mà người ta hay lãng quên nhất. Vậy, chúng ta cùng xem xét cầu nguyện sẽ bảo vệ hạnh phúc gia đình như thế nào và cả cách thực hành cầu nguyện trong gia đình Kitô giáo nữa.