Hiển thị các bài đăng có nhãn Triết Tây. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Triết Tây. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 4 tháng 1, 2024

TỰ DO QUA NHÃN QUAN TRIẾT HỌC XÃ HỘI PHÊ PHÁN CỦA JURGEN HABERMAS

Thời sự Thần học - Số 94, Tháng 11 Năm 2021, tr. 120-148.

_Nguyễn Đoàn Tân, O.F.M_

I. Hai chiều hướng phát triển của tự do thời Cận Đại
II. Nỗ lực giải phóng lý tính của Trường phái Frankfurt
III. Lý tính tự chủ & đạo đức học diễn ngôn của Habermas
IV. Đạo đức học diễn ngôn và suy tư thần học
Triết học thời Cận Đại khai triển ý tưởng “tự do” theo hai chiều hướng khác biệt. Các triết gia duy thực tranh luận về tự do chính trị qua các chủ đề công bằng xã hội, quyền tư sản và quyền phản biện. Các triết gia duy tâm khai triển chiều kích tự chủ của lý tính và ý thức tổng thể về logic phát triển của lịch sử. Trường phái Frankfurt đón nhận cả hai chiều kích này, nhưng đã vạch trần các yếu tố tha hóa tiềm tàng trong cơ cấu tư duy và quá trình hiện đại hóa của lý tính Khai Sáng. Tiếp tục tinh thần phê phán đó, Jurgen Habermas (1929-), một triết gia thuộc thế hệ thứ hai của trường phái Frankfurt, nhận ra não trạng thực chứng đang thao túng hệ thống điều hành xã hội trong các môi trường lao động và tương tác vốn gây nên sự bất quân bình giữa lý tính kỹ thuật và lý tính tương thông trong xã hội hiện đại. Qua suy tư phản xạ, quan tâm tự chủ thôi thúc con người tìm cách khai trừ mọi hình thức nô dịch, và đang tích tụ lại thành lý tính tự chủ vốn điều phối sự cấu thành của tri thức. Để hồi phục sự quân bình giữa các hình thức lý tính hiện đại, Habermas khai triển một học thuyết xã hội phê phán liên ngành, kết nối triết học phân tích với tâm lý học và xã hội học, tạo nền tảng cho đạo đức học diễn ngôn theo mô hình phổ quát của ngữ dụng giao tiếp. Bài tiểu luận này sẽ tìm hiểu quan điểm tự do của trường phái Frankfurt qua cách nó phê bình lý tính thời Khai Sáng. Sau đó chúng ta sẽ khai triển lý tính tự chủ và đạo đức học diễn ngôn của Habermas trong tương quan với suy tư thần học.

Thứ Bảy, 23 tháng 10, 2021

TRIẾT HỌC VỚI ĐỨC TIN : NHỮNG BÀI HỌC LỊCH SỬ

Thời sự Thần học - Số 85, tháng 08/2019, tr. 91-108.

_Luis Augusto Campos Flórez_


Trong bài diễn văn khai mạc học kỳ I niên học 2015 của phân khoa triết thuộc Đại học thánh Bonaventura (Bogota, Colombia), tác giả nhìn lại tương quan giữa triết học với đức tin trải qua 5 chặng trong lịch sử Kitô giáo: 1/ Thời truyền giáo. 2/ Thời trung cổ. 3/ Thời cận đại. 4/ Thế kỷ XIX. 5/ Tình trạng hiện nay. 
Nguyên tác: Filosofia y Teologia: las lecciones de la historia in: Franciscanum, núm. 139, 2005, pp. 9-19 (Universidad de San Buenaventura, Bogotá, Colombia)
TRIẾT HỌC VỚI ĐỨC TIN : NHỮNG BÀI HỌC LỊCH SỬ

Thứ Năm, 14 tháng 10, 2021

SỰ DỮ QUA NHÃN QUAN HIỆN TƯỢNG LUẬN-THÔNG DIỄN HỌC CỦA PAUL RICOEUR

Thời sự Thần học - Số 93, tháng 08/2021, tr. 175-214

_ Nguyễn Đoàn Tân, O.F.M._

Lời mở: biểu tượng mời gọi suy tư
I. Thần lý học lý giải sự dữ
Sự dữ và phạm vi của thần lý học
Thần lý học “phú hồn” (soul-making) của Irenê
Thần lý học “ý chí tự do” (free-will) của Augustine
II. “Đường vòng” hiện tượng luận-thông diễn học
Vấn đề tồn đọng trong thần lý học
Gắn kết giải thích học vào hiện tượng luận
Hiểu lịch sử & hiểu chính mình
III. Hiệu quả của “đường vòng”
Biểu tượng-máy dò thực tại: 1) Ô uế, 2) Phạm tội, 3) Có lỗi
Huyền thoại-lịch sử lý tưởng: 1) Huyền thoại Enuma elish,
2) Bi kịch Hy Lạp, 3) Sự tích Adam, 4) Sấm truyền Orphism
IV. Đóng góp vào suy tư thần học
Chủ thể và sự dữ
Biểu tượng và ngôn ngữ thần học
Kết luận


Thứ Hai, 12 tháng 7, 2021

TRIẾT HỌC KINH VIỆN : SỰ DUNG HÒA GIỮA ĐỨC TIN VÀ LÝ TRÍ

Thời sự Thần học - Số 85, tháng 08/2019, tr. 57-90.

_Tạ Văn Tịnh, O.P._ 

1) Thuật ngữ “Triết học Kinh viện”
2) Tiếp thu nền tảng triết học cổ đại
3) Tư tưởng triết gia Kinh viện về tương quan triết-thần:
Scotus Erigène; Thánh Anselm; Thánh Albert; Thánh Bonaventura; Thánh Thomas Aquinas

Thứ Sáu, 9 tháng 7, 2021

SỰ HÌNH THÀNH TRIẾT HỌC KITÔ GIÁO

Thời sự Thần học - Số 85, tháng 08/2019, tr. 21-56. 

_Phan Tấn Thành_ 

Có triết học Kitô giáo không? Nếu có thì bắt đầu từ lúc nào?
Ta có thể trả lời CÓ hoặc KHÔNG tùy theo cách hiểu ý nghĩa của từ “triết học”.
1/ Có ít là hai lý do để trả lời KHÔNG. Thứ nhất, Kitô giáo không phải là triết học, hiểu như một hệ thống tư tưởng (chẳng hạn như: Platon, Aristote, Marx). Kitô giáo là một “tôn giáo” rao giảng ơn cứu độ cho loài người. Thứ hai, Kitô giáo không phải là triết học, bởi vì đặc điểm của suy tư triết học là tự do truy tầm chân lý, không bị ràng buộc bởi một yếu tố ngoại lai nào. Đang khi đó, “các chân lý Kitô giáo” được mặc khải từ trời, và lý trí bắt buộc chấp nhận chứ không thể nói ngược lại.
2/ Có ít là hai lý do để trả lời CÓ. Thứ nhất, trong suốt lịch sử của thiên niên kỷ thứ nhất, nhiều tác giả đã trình bày Kitô giáo như philosophia theo nguyên ngữ của nó, nghĩa là tìm kiếm và yêu mến Sophia (tiếng Hy Lạp, tương đương với: Sapientia tiếng Latinh, Sagesse tiếng Pháp, Wisdom tiếng Anh). Cựu Ước đã nói đến một Đấng Sophia bên cạnh Thiên Chúa (x. Sách Huấn ca, chương 24; sách Khôn ngoan 7,22-8,8). Sang Tân Ước, thánh Phaolô đã chứng tỏ rằng Đức Kitô là Sophia của Thiên Chúa (1Cr 1,24; Cl 2,3). Công cuộc tìm kiếm và yêu mến Đấng Sophia sẽ đưa đến sự gắn bó với Ngài, và dĩ nhiên, khiến cho con người trở nên hoàn thiện, hạnh phúc. Thứ hai, Kitô giáo chứa đựng một toàn bộ tư tưởng có hệ thống liên quan đến Thiên Chúa, con người, vũ trụ, lịch sử.
3/ Cuộc tranh cãi giữa hai ý kiến vừa nói có thể khai triển thành nhiều pho sách. Trong bài này, chúng tôi chỉ muốn trình bày một khía cạnh lịch sử thiết tưởng vẫn còn ý nghĩa với chúng ta hôm nay, đó là tìm hiểu thái độ của các giáo phụ đối với triết học đương thời. Trước khi vào vấn đề, thiết tưởng cần thêm hai ghi nhận: a) Các giáo phụ là ai? b) Các ngài đã đối thoại với triết học nào?

Thứ Ba, 20 tháng 4, 2021

VẤN TÍNH VỀ CHÂN LÝ TRONG TƯ TƯỞNG MARTIN HEIDEGGER

Thời sự Thần học - Số 82, tháng 11/2018, tr. 153-204

_TS. Dương Ngọc Dũng_ 

Bài viết gồm ba phần: 
1/ Dẫn nhập vào tư tưởng Heidegger về chân lý. 
2/ Dịch tác phẩm “Về yếu tính của chân lý” (Von Wesen der Wahrheit). 
3/ Lược giải