Thứ Hai, 10 tháng 6, 2024

CÁC SÁCH KHÔN NGOAN CỰU ƯỚC : SỨ ĐIỆP THẦN HỌC

Thời sự Thần học – Số 96, tháng 05/2022, tr. 205-123. 

_Luca Mazzinghi_ 

Trước khi khép lại số báo về các sách Khôn ngoan trong Cựu ước, chúng ta thử hỏi: Những sách này có còn ý nghĩa gì đối với các Kitô hữu hôm nay? Đúng hơn, có lẽ nên đặt câu hỏi như thế này: các sách Khôn ngoan dạy ta những bài học gì? Thiết tưởng có thể trả lời qua sáu điểm: 1/ Giá trị của kinh nghiệm. 2/ Sự khôn ngoan của con người và sự khôn ngoan của Thiên Chúa. 3/ Mầu nhiệm sự dữ và sự khôn ngoan của thập giá. 4/ Sự khôn ngoan và Đức Giêsu Kitô. 5/ Truyền thụ khôn ngoan. 6/ Đối thoại văn hóa[1].

Thứ Sáu, 7 tháng 6, 2024

SÁCH KHÔN NGOAN

Thời sự Thần học – Số 96, tháng 05/2022, tr. 184-204. 

_Luca Mazzinghi_ 

Trong nhóm các sách Khôn ngoan (libri sapientiales) của Cựu ước, có một tác phẩm mang tựa đề là “Sách Khôn ngoan” (Liber Sapientiae). Khỏi nói ai cũng biết, điều này dễ gây lẫn lộn! Ngoài ra, sách Khôn ngoan được viết bằng tiếng Hy-lạp chứ không phải bằng tiếng Híp-ri, vì thế không nằm trong quy điển sách thánh của người Do-thái. Tuy vậy, sách này được các giáo phụ nhận vào sổ quy thư của Kitô giáo. Xét dưới khía cạnh lịch sử, đây là “sáng tác” cuối cùng của Cựu ước, và ghi nhận một bước tiến trong mặc khải liên quan đến thân phận con người sau khi chết.

Nguồn: Luca Mazzinghi, “Sapienza, libro della”, in R. Penna - G. Perego - G. Ravasi (eds.), Temi teologici della Bibbia, San Paolo, Cinisello Balsamo 2010, p. 1243-1250. Xem thêm: Id., Il pentateuco sapienziale, EDB Bologna 2012, p. 207-224.

I. Dẫn nhập
II. Những vấn đề văn chương:
  1/ Cấu trúc tác phẩm;
  2/ Tính thống nhất;
  3/ Thể văn.
III. Bối cảnh lịch sử:
  1/ Thời gian biên soạn; 2/ Tác giả và độc giả;
  3/ Tương quan với văn hóa Hy-lạp;
  4/ Tương quan với truyền thống Do-thái;
  5/ Sách Khôn ngoan trong truyền thống Kitô giáo.
IV. Thần học của sách Khôn ngoan:
  1/ Số phận của con người (Kn 1-6);
  2/ Chân dung của Đức Khôn ngoan và vai trò của Thần khí (Kn 7-10);
  3/ Thiên Chúa yêu thương con người (Kn 11,15–12,27);
  4/ Tôn thờ ngẫu tượng (Kn 13–15);
  5/ Bảy sự tương phản của cuộc xuất hành; tạo dựng và cứu độ; vai trò của vũ trụ (Kn 11.16-19).



Thứ Ba, 4 tháng 6, 2024

BEN SIRA (HUẤN GIÁO)

Thời sự Thần học – Số 96, tháng 05/2022, tr. 148-182. 

_Gonzalo Aranda_ 

Đây là một tác phẩm mang nhiều nét độc đáo. Trước hết về tên gọi: có khi được gọi bằng tác giả (Ben Sira) có khi được gọi bằng nội dung (Huấn giáo, Ecclesiasticus). Kế đến, về bản văn: tác phẩm được biên soạn bằng tiếng Híp-ri nhưng nguyên bản không còn nữa; Quy điển Kitô giáo chỉ lưu trữ bản dịch Hy-lạp (và La-tinh), từ đó câu hỏi về ơn linh hứng được đặt ra: ơn linh hứng gắn liền với nguyên bản hay bản dịch? Chưa hết, có hai bản dịch Hy-lạp: một ngắn một dài; thử hỏi: bản nào sát với nguyên bản hơn? Dù sao, đây là cuốn sách dài nhất trong các sách khôn ngoan, và khó tìm ra một cấu trúc hợp lý. Tác giả bài này đề nghị phân chia làm 5 phần, tương ứng với ngũ thư.
I. Tiếp cận sơ khởi
  1) Chỗ đứng trong Kinh thánh. 
  2) Tựa đề và nội dung. 
  3) Bản văn. 
  4) Tác giả. 
  5) Cấu trúc.
II. Nội dung
  Lời tựa
  A. Phần Một. Nguồn gốc, bản tính của Khôn ngoan (1,1–16,23)
    1) Nguồn gốc của Khôn ngoan (1,1–2,23)
    2) Những lời khuyên thực tiễn (3,1–16,23)
  B. Phần Hai. Khôn ngoan trong việc tạo dựng (16,24–28,38)
    1) Sự Khôn ngoan trong việc tạo dựng (16,24–18,14)
    2) Những lời khuyên thực tiễn (18,15–23,28)
  C. Phần Ba. Khôn ngoan và Lề luật (24,1–32,17)
    1) Khôn ngoan từ Lề luật (24,1-47)
    2) Những lời khuyên thực tiễn (25,1–32,17)
  D. Phần Bốn. Động lực của Khôn ngoan: kính sợ Thiên Chúa (32,18–42,14)
    1) Kính sợ Thiên Chúa và chu toàn lề luật (32,18–33,18)
    2) Thực hành (33,19–42,14)
  E. Phần Năm. Những chứng tá của Khôn ngoan (42,15–50,31)
    1) Tạo dựng và cai quản thế giới (42,15–43,57)
    2) Tổ tiên Israel (44,1–50,31)
  Lời kết (51,1-38): 
    Thánh thi tạ ơn (51,1-17).
    Bài thơ về việc tìm kiếm khôn ngoan (51,18-32).
III. Huấn ca trong toàn bộ Kinh thánh
  A. Cựu ước. 
  B. Tân ước

Thứ Bảy, 1 tháng 6, 2024

“KHÔNG CÓ GÌ TỐT HƠN…”: Niềm vui sống theo quan điểm của Cô-he-lét

Thời sự Thần học – Số 96, tháng 05/2022, tr. 114-147

_Giuse Nguyễn Đình Chiến, O.P._

Dẫn nhập
1. Theo đuổi của cải và giàu sang (1,12–2,26)
2. Sự khó hiểu nơi hành động của Thiên Chúa (3,1-15)
3. Số phận phải chết như thú vật (3,16-22)
4. Khao khát của cải và giàu sang (5,9-19)
5. Tính phi lý nơi hành động của Thiên Chúa (8,10-15)
6. Số phận chung cho mọi người (9,1-10)
  a) Cái chết cho tất cả (cc. 1-6)
  b) Vui hưởng cuộc sống (cc. 7-10)
  c) Cái chết đến bất ngờ (cc. 11-12)
7. Tuổi già và cái chết (11,7–12,7)
Kết luận: Niềm vui sống theo quan điểm của Cô-he-lét

Chủ Nhật, 26 tháng 5, 2024

SÁCH GIÓP : Nói về Thiên Chúa như thế nào trong lúc đau khổ?

_Giuseppe De Carlo, O.F.M. Cap._ 

Tác giả là giáo sư học viện Sant’Apollinare, Forli (Italia). Đây là tài liệu dành cho các sinh viên Introduzione agli scritti sapienziali, Forli, 2019, p.70-110. Giáo sư cho biết là mình sử dụng rất nhiều chất liệu lấy từ W. Vogels, Giobbe. L'uomo che ha parlato bene di Dio, Cinisello Balsamo 2001.
Nghe nói đến Sách Gióp, nhiều người nghĩ đến vấn đề: tại sao người lành phải chịu đau khổ? Tuy nhiên, có những cách đọc khác nữa: phải chăng đó là tiếng nói chống lại thuyết nhân quả (làm lành được thưởng, làm dữ bị phạt)? Hay là bài học về đức nhẫn nhục lúc chịu đau khổ (giống như Chúa Giêsu)? Tác giả của bày giới thiệu một cách đọc khác: nghiên cứu sự thay đổi ngôn ngữ của ông Gióp, từ đầu đến cuối câu chuyện (ta có thể đếm được tám thứ ngôn ngữ).

Thứ Năm, 23 tháng 5, 2024

SÁCH CÁC CHÂM NGÔN

Thời sự Thần học – Số 96, tháng 05/2022, tr. 52-79 

_Gonzalo Aranda Perez_ 

Bài viết giới thiệu nội dung “Sách các Châm ngôn”, nêu lên vài vấn đề liên quan đến việc sưu tập các châm ngôn trong lịch sử Israel. Tác giả là giáo sư Kinh thánh tại đại học Navarra (Tây-ban-nha). Nguồn: Cantar de los Cantares y libros sapienciales (Exégesis del Antiguo Testamento III), Pamplona 2013, p. 46-66.
{tocify} $title = {MỤC LỤC}

Thứ Hai, 20 tháng 5, 2024

KHÔN NGOAN TRONG KINH THÁNH

Thời sự Thần học – Số 96, tháng 05/2022, tr. 17-51. 

_Nuria Calduch-Benages_ 

Nữ tu dòng Thừa sai Thánh gia Nazareth, giáo sư đại học Gregoriana, Roma, thư ký Ủy ban Giáo hoàng về Kinh Thánh. Nguồn: “Sapienziali, Libri”, in: R. Penna - G. Perego - G. Ravasi (eds.), Temi teologici della Bibbia (Dizionari San Paolo; San Paolo, Cinisello Balsamo [Milano] 2010) 1250-1267.

I. Dẫn nhập.
II. Các sách Khôn ngoan trong Kinh Thánh.
III. Văn chương khôn ngoan ở vùng Cận đông.
IV. Các hình thức văn chương khôn ngoan.
V. Việc quy gán cho vua Salômôn.
VI. Thế giới theo các nhà hiền sĩ.
VII. Chủ đề khôn ngoan.
VIII. Khôn ngoan như một nhân vật.
IX. Các sách Khôn ngoan trong Tân Ước: 1) Đức Giêsu với sự khôn ngoan. 2) Những trích dẫn.
X. Các sách Khôn ngoan và văn hóa thời nay.