Hiển thị các bài đăng có nhãn Mục vụ tổng quát. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Mục vụ tổng quát. Hiển thị tất cả bài đăng

Chủ Nhật, 4 tháng 6, 2023

CHÚNG TA ĐANG Ở ĐÂU ?

Thời sự Thần học - Số 46, Tháng 12 Năm 2006, tr. 80-92. 

_Antôn Mai Văn Hùng_ 


Trước hết chúng ta phải khẳng định với nhau rằng, chúng ta đang ở trong guồng quay của xu hướng toàn cầu hoá. Thế giới rộng lớn giờ đây trở nên nhỏ bé và gần gũi, nó được coi như một ngôi làng toàn cầu. Việc thông tin liên lạc, đi lại giữa các nước trở nên dễ dàng, nhanh chóng và thuận lợi. Người ta có thể nói chuyện với nhau từ hai nửa bán cầu như nói chuyện ở nhà mình, bất cứ lúc nào…. Muôn vàn ứng dụng khoa học kỹ thuật vào cuộc sống cũng như phổ biến chúng trên khắp thế giới, đưa con người đến với đỉnh cao của một nền văn minh khoa học kỹ thuật.

Thứ Hai, 29 tháng 5, 2023

TOÀN CẦU HÓA

Thời sự Thần học - Số 46, Tháng 12 Năm 2006, tr. 5-79. 

_Trần Vịnh 👦 


Kể từ ngày “Chiến tranh lạnh” kết thúc, đặc biệt là sự sụp đổ của hệ thống tập thể tại Liên xô và các nước Đông Âu, nhân loại đã đi vào một giai đoạn mới. Thế giới không còn ở thế đối đầu giữa hai cực, hai hệ thống từ kinh tế, chính trị, quân sự, đến các mặt khác của đời sống xã hội nữa, nhưng đang tiến đến một ngôi làng chung, các đường biên giới quốc gia trở nên mờ nhạt và nảy sinh nhu cầu phải có một sự quản lý chung trên phạm vi toàn cầu.

Bên cạnh đó, sự tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ, đặc biệt là kỹ thuật và công nghệ thông tin, nhất là xa lộ thông tin Internet đã hỗ trợ và cho phép khắc phục khoảng cách thời gian và không gian toàn cầu, làm cho nó không còn ý nghĩa về mặt địa lý, đưa tất cả các quốc gia, các dân tộc “sát lại bên nhau” cùng tiến bước trên con đường phát triển phồn thịnh.

Trong bối cảnh đó, các mối quan hệ kinh tế như thương mại, đầu tư, chuyển giao công nghệ, các vấn đề về môi trường và xã hội như nghèo đói, bệnh tật, ô nhiễm môi trường và các vấn đề chính trị – an ninh như xung đột xã hội, khủng bố, rửa tiền, ma túy, nhân quyền, dân chủ, an ninh quốc gia v.v… giờ đây đòi hỏi có sự phối hợp hành động của tất cả các nước. Từ đầu những năm 90 trở lại đây, vấn đề này được gọi với cái tên mới là Toàn cầu hoá.

Chủ Nhật, 11 tháng 12, 2022

ĐI TÌM QUYỀN SỐNG VÀ QUYỀN ĐƯỢC TÔN TRỌNG CỦA NGƯỜI NHIỄM HIV

Thời sự Thần học - Số 3, tháng 06/2008, tr. 118-127. 

_Giuse Hà Đình Tuấn 🙋


HIV/AIDS, một đề tài không mới nhưng vẫn cứ trở nên nóng bỏng, cấp bách bởi số lượng tăng lên từng ngày, từng giờ; mức độ lây nhiễm càng ngày càng trẻ hoá; sự kỳ thị, phân biệt của xã hội càng gia tăng, từ trong gia đình đến ngoài cộng đồng xã hội, từ các cơ sở tư nhân đến các cơ sở của nhà nước… bởi nhận thức của cộng đồng xã hội chưa đúng đắn, tính “sĩ diện hão”[1] của người Việt đã tạo nên cái nhìn lệch lạc về căn bệnh HIV/AIDS. Họ không thể chấp nhận được sự có mặt của những đứa con nhiễm bệnh trong gia đình, những mảnh đời bất hạnh mắc phải AIDS. Làm sao giúp bản thân người bệnh, gia đình và toàn thể cộng đồng xã hội hiểu được quyền con người, trong đó phẩm giá không thể bị xem thường dưới bất kỳ một sự biện hộ nào; phẩm giá ấy vẫn còn nguyên vẹn, đầy ắp nơi thân xác đớn đau, tiều tuỵ dần vì Virus HIV? Làm sao để người nhiễm HIV và gia đình họ có thể sống bình đẳng, chan hoà với cái nhìn thiện cảm, yêu thương và chia sẻ? Làm sao có thể đề cao quyền được sống và chết đúng với phẩm giá là con người, con Chúa và là anh chị em trong cộng đồng nhân loại, của người nhiễm HIV/AIDS? Làm sao có thể mang lại bình an cho người ra đi về với Nguồn Cội và cả những người ở lại, đang lữ hành?...

Thứ Hai, 31 tháng 5, 2021

TÂM LÝ HỌC MỤC VỤ : NHỮNG KHUYNH HƯỚNG

Thời sự Thần học - Số 83, tháng 02/2019, tr. 101-117 

_Nhóm giảng viên ĐH Bonaventura_ 

Khi bàn về lịch sử của Tâm lý học mục vụ, Isidor Baumgartner đã khẳng định rằng: “Tâm lý học có một lịch sử ngắn và một quá khứ dài. Điều này có thể áp dụng cách đặc biệt cho môn Tâm lý học mục vụ, . Quá khứ dài của nó được gắn với bản chất của đức tin và thần học, bởi vì đức tin chỉ có thể cảm nhận và sống như là một hành vi cá nhân toàn diện, vì thế là một hành vi có chiều kích vật lý. Do đó, bất kỳ suy tư nào về đức tin và thực hành đức tin đều đương nhiên đưa đến một thứ suy tư Tâm lý học về “linh hồn của con người” (Baumgartner, 1997)

Thứ Hai, 1 tháng 3, 2021

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO HỘI CÔNG GIÁO TRONG CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT

Thời sự Thần học - Số 81, tháng 08/2018, tr. 75-96 

_Hieronymus Bùi Thiện Thảo, O.P._ 

Chiến tranh thế giới thứ nhất là một thách thức lớn đối với Giáo hội. Sau khi nước Ý thống nhất năm 1870, tương quan giữa Giáo hội và nhà nước trở nên căng thẳng. Trong chiến tranh thế giới thứ nhất, đức thánh cha Biển Đức XV đã không ngừng gia tăng các hoạt động ngoại giao, và những hoạt động của người nhắm đến hai mục đích chính: nhân đạo và bác ái, mặt khác người còn tìm cách lên án chiến tranh và nỗ lực tái lập hoà bình. Với hiệp ước London năm 1915, nước Ý tìm cách loại bỏ Toà thánh khỏi mọi đàm phán hoà bình nhưng điều đó lại làm cho vai trò tinh thần của đức thánh cha càng thêm quan trọng. Vào cuối chiến tranh thế giới thứ nhất, chính Toà thánh đã nỗ lực can thiệp để góp phần chấm dứt mọi xung đột vũ trang và cứu vớt đế chế Áo-Hung vốn được coi như thành trì của Giáo hội Công giáo ở châu Âu mặc dù tiếng nói của Giáo hội không được lắng nghe.

Chủ Nhật, 5 tháng 7, 2020

HÀNH HƯƠNG VÀ DU LỊCH TÔN GIÁO: Thử tìm cách định nghĩa

Thời sự Thần học - số 74, tháng 11/2016, tr. 182-195

_Maciej Ostrowski_  

Đây là bài thuyết trình nhân dịp Hội nghị các thánh điện và hành hương châu Âu, tổ chức tại Monserrat (Tây Ban Nha) từ ngày 4-7/3/2002. Tác giả là một giáo sư thần học tại Cracovia tìm cách định nghĩa hai khái niệm: “hành hương” (cổ điển) và “du lịch tôn giáo” (mới xuất hiện vào cuối thế kỷ XX). Sau khi trình bày những ý kiến muốn phân biệt hai hình thức (dựa trên động lực), tác giả nhận thấy những tiêu chuẩn ấy không thuyết phục. Tốt hơn là nên vạch ra những tương đồng giữa đôi bên, và tìm cách hướng các cuộc du lịch tôn giáo thành cuộc hành hương. Bài thuyết trình không cung cấp nguồn các chỗ được trưng dẫn. Ban biên tập sẽ bổ túc với thư mục ở cuối.
Nguồn: http://www.mercaba.org/FICHAS/Evangelizacion/peregri
nacion_o_turismo_religios.htm

Thứ Sáu, 3 tháng 7, 2020

HÀNH HƯƠNG TRONG NĂM TOÀN XÁ

Thời sự Thần học - số 74, tháng 11/2016, tr. 133-181

_Hội đồng Giáo hoàng về Mục vụ cho Di dân và Lữ hành_

Dẫn nhập.
I. Cuộc lữ hành của Israel.
II. Cuộc lữ hành của Đức Kitô.
III. Cuộc lữ hành của Giáo hội.
IV. Cuộc lữ hành vào thiên niên kỷ thứ ba.
V. Cuộc lữ hành của nhân loại.
VI. Cuộc hành hương của Kitô hữu hôm nay.
Kết luận
Văn kiện này do Hội đồng Giáo hoàng về Mục vụ Di dân và Lữ hành soạn thảo nhằm chuẩn bị cho Năm Toàn Xá 2000, với mục tiêu chuẩn bị tinh thần cho các tín hữu tiến về Rôma. Tuy nhiên, bản văn còn muốn mở rộng nhãn giới, không chỉ đến các địa điểm hành hương khác, nhưng còn đến thân phận “lữ hành” của Hội thánh dương gian. Vì lý do ấy, ở đây từ pilgrimage, pilgrim được dịch là “lữ hành” thay vì “hành hương”. Như chúng ta biết, từ “hành hương” bắt nguồn từ tục lệ dâng hương cúng lễ (tay cầm nén nhang đi nhiễu quanh đối tượng tôn kính 3 vòng theo chiều kim đồng hồ). Từ “lữ hành” được hiểu theo một nghĩa rộng hơn, xuyên qua không gian và thời gian. Tuy nhiên, trong đoạn cuối, từ ngữ được sử dụng theo nghĩa “hành hương” cổ truyền. Văn kiện đề nghị vài nguyên tắc hướng dẫn cuộc hành hương, từ lúc chuẩn bị đến khi lên đường, với mục tiêu là hội ngộ với Thiên Chúa, với Hội thánh, với các bí tích, với tình yêu tha nhân và vũ trụ.
Nguồn: Pontifical Council for the Pastoral Care of Migrants and Itinerant People, "The Pilgrimage in the Great Jubilee"
Chuyển ngữ: Tu sĩ Giuse Nguyễn Trị An O.P.
Tải bản PDF TẠI ĐÂY

Thứ Tư, 1 tháng 7, 2020

NHỮNG HƯỚNG DẪN MỤC VỤ DU LỊCH

Thời sự Thần học - số 74, tháng 11/2016, tr. 80-132

Hội đồng Giáo hoàng về Mục vụ cho Di dân và Lữ hành

Dẫn nhập (1-2)
I. Thực trạng du lịch ngày nay (3-17)
   1. Du lịch và thời gian nhàn rỗi (4-5)
   2. Du lịch và cá nhân (6-10)
   3. Du lịch và xã hội (11-13)
   4. Du lịch và thần học (14-17)
II. Các mục tiêu mục vụ (18-30)
   1. Việc chào đón (19-21)
   2. Du lịch sống động theo đường hướng Kitô giáo (22-29)
   3. Sự hợp tác giữa Giáo hội và xã hội (30)
III. Các cơ cấu mục vụ (31-35)
   1. Hội đồng Giáo hoàng về mục vụ cho di dân và lữ hành (32)
   2. Các Hội đồng Giám mục (33)
   3. Các Giáo phận (34)
   4. Các Giáo xứ (35)
Kết luận
Nguồn: http://www.vatican.va/Rôman_curia/pontifical_councils/
migrants/documents/rc_pc_migrants_doc_20010711
_pastorale-turismo_en.html
Chuyển ngữ: Tu sĩ Tôma Nguyễn Quốc Minh Tuấn, O.P.
Tải bản PDF TẠI ĐÂY

Thứ Tư, 6 tháng 5, 2020

THẦN HỌC VỀ TRUYỀN THÔNG TRÊN MẠNG

Thời sự Thần học - Số 70, tháng 11/2015, tr. 198-114

Antonio Spadaro, S.J.

Đây là một bài thuyết trình tại cuộc Hội thảo do Hội đồng Giáo hoàng về Truyền thông xã hội dành cho các giám mục ở Trung đông ngày 20/4/2012. Tác giả là giám đốc tạp chí La Civiltà Cattolica. Sau đây là dàn bài tổng quát:
1. Công nghệ và linh đạo
2. Thách đố thực sự của Giáo hội
3. Một cuộc cách mạng với những nguồn gốc xa xưa
4. Đề tài sôi bỏng thứ nhất: Mạng nhào nặn việc tìm kiếm Thiên Chúa
  a. Siêu thị tín ngưỡng
  b. Quan niệm về việc tìm kiếm
  c. Tìm kiếm trong một bong bóng đã gạn lọc
5. Đề tài sôi bỏng thứ hai: Giáo hội là cộng đồng hay mạng lưới?
6. Đề tài sôi bỏng thứ ba: Quyền bính đứng giữa việc thông tin và làm chứng tá
7. Kết luận: Suy tư thần học về mạng
Nguồn: http://www.pccs.va/index.php/it/news2/contributi/item/481-spiritualit%C3%A0-ed-elementi-per-una-teologia-della-comunicazione-in-rete

Chủ Nhật, 15 tháng 3, 2020

CÁC GIÁO XỨ : LỊCH SỬ VÀ THẦN HỌC

Thời sự Thần học – Số 67 tháng 2/2015, tr. 163-189

_Phan Tấn Thành_

Nhập đề. Từ ngữ: 1/ Tiếng Việt: xứ, họ. 2/ Tiếng Latinh.
I. Lịch sử
  A. Những thế kỷ đầu tiên: Từ ekklesia đến paroikia
  B. Thời Trung cổ: Sự thành hình các giáo xứ
  C. Công đồng Trentô: Quy tắc về cha xứ và giáo xứ
  D. Công đồng Vaticanô II: Giáo xứ với giáo-hội-học
II. Thần học
  A. Các bản văn Huấn quyền
    1. Công đồng Vaticanô II
    2. Bộ giáo luật 1983 và các văn kiện gần đây
  B. Những khuôn mặt thần học của giáo xứ
    1. Giáo xứ là một cộng đoàn
    2. Sứ mạng của giáo xứ: martyria, leiturgia, koinonia, diakonia.
III. Vài hệ luận: những mô hình giáo xứ
  A. Dưới góc độ xã hội học
  B. Dưới góc độ thần học mục vụ
    1. Mô hình cổ điển
    2. Mô hình của Công đồng

Nhập đề


Để tiếp tục kế hoạch mục vụ của năm 2014 dành cho việc “Phúc Âm hoá đời sống gia đình”, Hội đồng Giám mục Việt Nam đã chọn cho năm 2015 đề tài “Tân Phúc-Âm-hóa đời sống các giáo xứ và các cộng đoàn sống đời thánh hiến”. Giáo xứ được giới thiệu như một “gia đình rộng lớn hơn” :

Thứ Tư, 19 tháng 6, 2019

FABC VÀ VIỆC LOAN BÁO TIN MỪNG TẠI CHÂU Á

Thời sự Thần học – Số 61, tháng 08/2013, tr. 171-186

_GM. Phaolô Bùi văn Đọc_ 

I. Tổng quát
II. Đại hội lần X của FABC: Kỷ niệm 40 năm
III. Suy nghĩ về Sứ điệp của Hội nghị khoáng đại lần X

I. Tổng quát


1. Từ ngữ


FABC: Federation of Asian Bishops’ Conferences - Liên hiệp các Hội Đồng Giám Mục Á Châu gồm 18 thành viên chính thức, trong đó có Việt Nam đã là thành viên đồng sáng lập; 13 thành viên không chính thức, trong đó có Macao và Hồng Kông.

Chủ Nhật, 17 tháng 3, 2019

MỤC VỤ : HOẠT ĐỘNG VÀ THẦN HỌC

Thời sự Thần học - Số 59, tháng 02/2013, tr. 106-130

I. Hoạt động mục vụ 
  • A. Những từ ngữ
  • B. Mục tử nhân lành
  • C. Hoạt động mục vụ trải qua các thời đại 
II. Thần học mục vụ
  • A. Những bước khởi đầu
  • B. Cho đến công đồng Vat. II
  • C. Công đồng Vat. II
  • D. Sau công đồng

Thứ Năm, 21 tháng 2, 2019

THỜI SỰ THẦN HỌC – SỐ 83, THÁNG 02/2019

CHỦ ĐỀ: TÂM LÝ HỌC TÔN GIÁO

LỜI GIỚI THIỆU


Số báo này được dành cho “Tâm lý học tôn giáo”, một bộ môn của các khoa học tôn giáo, nhưng có lẽ còn xa lạ ở Việt Nam, so với các ngành “Lịch sử các tôn giáo”. “Triết học tôn giáo”, “Xã hội học tôn giáo”. Mặt khác, trong các chuyên ngành Tâm lý học, chúng ta thường nghe nói đến tâm lý học trị liệu, tâm lý học lâm sàng, tâm lý học giáo dục, v.v., nhưng có lẽ không có ý niệm gì về tâm lý học tôn giáo, mặc dù dưới phương diện lịch sử, nói được là tâm lý học tôn giáo cùng ra đời với tâm lý học thực nghiệm.

Hẳn nhiên không thể nào trình bày tất cả môn học này trong một số báo. Chúng tôi chỉ giới thiệu vài nét chính, gồm hai phần: phần thứ nhất mang tính lý thuyết cơ bản, phần thứ hai mang tính áp dụng thực hành.

1. Mở đầu là một bài viết của tu sĩ Nguyễn Long Quân giới thiệu Lịch sử Tâm lý học tôn giáo: lịch sử tiến triển (1880-2005), các nguyên lý và truyền thống về mặt phương pháp luận, cùng những mục tiêu cơ bản. Bên cạnh những khác biệt về phương pháp, một khó khăn được đặt ra cho tiếng Việt là câu chuyện từ ngữ: Religion có thể dịch là “tín ngưỡng” hoặc “tôn giáo”. Tâm lý học chú ý đến “tín ngưỡng” (khía cạnh cá nhân) hơn là “tôn giáo” (khía cạnh thể chế, xã hội). Vì thế phải chăng nên gọi là “tâm lý học tín ngưỡng” (hay tâm linh) thì hợp hơn?

Thứ Sáu, 18 tháng 5, 2018

THỜI SỰ THẦN HỌC - SỐ 80, THÁNG 05/2018

CHỦ ĐỀ : TUỔI TRẺ

LỜI GIỚI THIỆU


Số báo này được phát hành nhân dịp Thượng hội đồng giám mục sắp nhóm họp vào tháng 10 để bàn về “Người Trẻ, Đức Tin, và Sự Biện Phân Ơn Gọi”. Dĩ nhiên chúng tôi không dám đề ra những hướng đi cho các vị chủ chăn, nhưng chỉ muốn lấy một đề tài “thời sự” để đào sâu vài khía cạnh liên quan đến “thần học”.

Thứ Sáu, 9 tháng 3, 2018

VƯƠNG QUỐC THIÊN CHÚA VÀ GIÁO HỘI TRONG CUỘC TRANH LUẬN THẦN HỌC THẾ KỶ XX

Thời sự Thần học - Số 56, tháng 5/2012, tr. 118-149

Nt. Maria Đinh Thị Sáng, O.P.


Nhập đề


Từ ngữ Vương quốc Thiên Chúa trong tiếng Hy Lạp (Βασιλεία τοῦ Θεοῦ -Basileia tou Theou), Do Thái (malkût / mâlâk YHWH), La Tinh (Regnum Dei) hay Âu, Mỹ (Royaume de Dieu, Kingdom of God, Regno di Dio) đều chỉ đến một nước hay một triều đại theo chế độ quân chủ, trong đó có Thiên Chúa làm Vua. Sách Giáo lý Hội thánh Công giáo số 2816 định nghĩa ngắn gọn basileia trong 3 từ: Vương quyền (danh từ trừu tượng), Vương quốc (danh từ cụ thể), Vương triều hay Triều đại (danh từ chỉ việc cai trị)[1]. Do thói quen, trong bài này đôi lúc chúng ta dùng từ Nước Thiên Chúa để thay thế cho ba từ trên, và từ Nước Trời để chỉ tính cách siêu việt của Vương quốc đó, tuy không sát nghĩa với nguyên ngữ basileia.

Thứ Tư, 7 tháng 3, 2018

MỤC VỤ SỨC KHOẺ: LỊCH SỬ, NHỮNG Ý TƯỞNG, NHỮNG LÃNH VỰC

Thời sự Thần học - Số 56, tháng 5/2012, tr. 88-117

Renato Di Menna


Bài này được trích từ bộ “Từ điển Thần học Mục vụ Sức Khỏe” (Dizionario di Teologia Pastorale Sanitaria, a cura di G. Cinà – E. Locci – C. Rocchetta – L. Sandrin, Edizioni Camilliane, Torino 1997, trang 830-840)[1]. Lưu ý về từ ngữ. Tại Việt Nam, tên của cơ quan chính phủ phụ trách các người bệnh là “Bộ Y Tế”, nhưng được dịch sang tiếng Anh là “Ministry of Health” (Bộ Sức khỏe). Tương tự như vậy, tựa đề của bài viết là “Mục vụ sức khoẻ” (Pastorale sanitaria, pastorale della salute) mặc dù nói đến việc “chăm sóc người bệnh” (Y = chữa bệnh); vì thế tuỳ theo mạch văn sẽ được dịch là “y tế” hay “sức khoẻ”. Mục vụ sức khoẻ không chỉ là một ngành chuyên khoa của thần học mục vụ nhưng còn là một lãnh vực hoạt động mục vụ của Giáo hội.

Thứ Hai, 5 tháng 3, 2018

CHĂM SÓC SỨC KHOẺ VÀ GIẢNG THUYẾT

Thời sự Thần học - Số 56, tháng 5/2012, tr. 75-87

An-bê-tô Nguyễn Lộc Thọ, O.P.

Các môn đệ hỏi Đức Giê-su: “Thưa Thầy, ai đã phạm tội khiến người này sinh ra đã bị mù, anh ta hay cha mẹ anh ta?” Đức Giê-su trả lời: “Không phải anh ta, cũng chẳng phải cha mẹ anh ta đã phạm tội. Nhưng sở dĩ như thế là để thiên hạ nhìn thấy công trình của Thiên Chúa được tỏ hiện nơi anh.” (Ga 9,2-4).

Thứ Sáu, 2 tháng 3, 2018

TỪ NIỀM TIN VÀO ĐỨC KITÔ ĐẾN VIỆC LỰA CHỌN NGƯỜI NGHÈO

Thời sự Thần học - Số 56, tháng 5/2012, tr. 57-74

Gustavo Gutierrez,  O.P.

Trong bài này, cha Gustavo Gutierrez phân tích quan điểm “lựa chọn người nghèo” từ ba khía cạnh: tâm linh, thần học và loan báo Tin Mừng. Nguồn: “The option for the poor arises from faith in Christ” in: Theological studies, 70 (2009) 317-326. Bản dịch tiếng Việt của Phêny Ngân Giang. Chú thích của tác giả trong (ngoặc tròn). Chú thích của dịch giả được đặt trong [ngoặc vuông].

Thứ Ba, 27 tháng 2, 2018

HOẠT ĐỘNG BÁC ÁI CỦA HỘI THÁNH QUA CÁC THỜI ĐẠI

Thời sự Thần học - Số 56, tháng 5/2012, tr. 36-56

Trong thông điệp Deus caritas est, Đức thánh cha Bênêđictô XVI lưu ý rằng bác ái là bổn phận của mỗi tín hữu, đồng thời cũng là bổn phận của cộng đồng Hội thánh (số 20). Điều này giả thiết một sự phối hợp và tổ chức các công cuộc từ thiện, như đã diễn ra ngay từ thời Hội thánh sơ khai. Bài này muốn trình bày những nét nổi bật của hoạt động bác ái của Hội thánh trải qua lịch sử.

Tác giả: Linh mục Antoni Esteve I Sera, Diaconia de la caridad cristiana. (Una aproximación teologica pastoral), Caritas diocesana de Orihuela-Alicante, cap. 2. “La tradición eclesial de la caridad institucional”, lấy từ địa chỉ internet: www.caritasoa.org/Documentos/teoypastoral.pdf.

Chủ Nhật, 16 tháng 4, 2017

THỜI SỰ THẦN HỌC – SỐ 43, THÁNG 03/2006

CHỦ ĐỀ: NGƯỜI DI-GAN HIỆN ĐẠI – THẦN HỌC VỀ DI DÂN

LỜI NGỎ



“Vì tình trạng kinh tế của các gia đình Á châu, hàng triệu người phải rời bỏ gia đình đi kiếm việc làm...” (Trích Tài liệu về Gia đình của Liên Hội Đồng Giám Mục Á Châu lần VIII, 8-2004, các số 15 đến 17). Lời này đã phản ánh một hiện tượng mới và ngày càng lan rộng trong xã hội: Làn sóng Di dân. Tài liệu trên còn đưa ra một thực tế đáng buồn: Những người di cư này thường phải đối đầu với rất nhiều khó khăn , như “việc làm không tương ứng với tầm hiểu biết và kỹ năng của họ…, làm việc trong những hoàn cảnh bị kỳ thị và bị bóc lột tột cùng…, mất đi sự ổn định gia đình…, mất gốc về văn hoá…, đánh mất nhiều giá trị tích cực…, vô cùng khó khăn khi tái hội nhập…”. Do đó “chăm sóc mục vụ cho công nhân di cư quả là một trong những ưu tư mục vụ hàng đầu của Giáo hội châu Á”.