Hiển thị các bài đăng có nhãn Mục vụ tổng quát. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Mục vụ tổng quát. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Bảy, 1 tháng 4, 2017

TẢN MẠN VỀ LỜI CHÚA TRONG SỨ MẠNG CỦA HỘI THÁNH VÀ CHÂN DUNG NGƯỜI SỨ GIẢ LỜI CHÚA

Thời sự Thần học - Tháng 09/2008, tr. 104-131

Lm. Giuse Phêrô Lê Văn Chính


Chủ đề của Thượng Hội đồng sắp tới sẽ bàn về Lời Chúa và sứ mạng Giáo hội. Chúng tôi thử viết ít hàng tản mạn về việc phục vụ Lời Chúa của Giáo hội và vài hình ảnh tiêu biểu ghi nhận trong Sách Thánh . Ngày nay câu hỏi nhiều người tự hỏi là chứng từ và lời rao giảng của Giáo hội có còn cần thiết nữa không? Nhất là khi con người không ngừng đặt ra những giá trị mới cho cuộc sống, những giá trị hiện sinh, thực dụng như cuộc sống, hạnh phúc, cơm áo gạo tiền, bằng cấp, địa vị, của cải, thì những giá trị của Tin mừng xem ra như bị xếp hàng bét trong bậc thang những giá trị. 

Chủ Nhật, 26 tháng 3, 2017

LỜI CHÚA, LỜI NGỎ THÂN TÌNH

Thời sự Thần học - Tháng 09/2008, tr. 93-103

Nguyễn Trọng Viễn, O.P


1. Lời Chúa bị giản lược

Đời sống người Kitô hữu Việt Nam, theo cảm nhận của tôi, ít là nơi một số giáo xứ ở thành phố, có nhiều tiến bộ đáng mừng trong những năm gần đây. Nhờ vào một số nỗ lực của Giáo Hội, qua một số hội đoàn, qua một số phong trào…, nhiều anh chị em giáo dân tìm được một đời sống tâm linh khá phong phú; không phải chỉ là một vài hứng khởi bốc đồng, nhưng là một đời sống đạo tín trung; không phải chỉ là một số “sinh hoạt” theo đám đông, nhưng là một lòng tin tưởng, trông cậy và yêu mến Chúa của chính bản thân. Đặc biệt, kể từ năm sống Thánh Thể, tôi thấy đã có nhiều Kitô hữu yêu mến việc cầu nguyện riêng với Chúa Giêsu Thánh Thể, và nhờ đó, đời sống đức tin cũng được đổi mới một cách đáng mừng.

Thứ Hai, 20 tháng 3, 2017

LỜI CHÚA TRONG SỨ VỤ CỦA CÁC KITÔ HỮU

Thời sự Thần học - Tháng 09/2008, tr. 72-85

Giuse Hoàng Văn Hoà, O.P.


Ngày nay, trước những thay đổi về não trạng và khủng hoảng về các giá trị sống, nhiều Kitô hữu đã đánh mất nguồn lương thực Lời Chúa hầu nuôi dưỡng đời sống thiêng liêng. Họ không còn thiết tha khi tham dự Bàn Tiệc Lời Chúa. Khó có thể thấy một Maria Bétania chăm chú ngồi dưới chân Chúa để nghe giảng! Và càng khó hơn để tìm được một Phaolô dõng dạc, can trường loan báo Lời Chúa giữa những xung đột của bản thân và nghiệt ngã của xã hội! Càng lúc con người càng khó nhận ra giá trị Lời Chúa trong sứ vụ của mình. Nếu không biết Lời Chúa, làm sao có thể kiến tạo một thế giới tốt đẹp? Nếu không nghe Lời Chúa, làm sao có thể hoàn thiện bản thân? Nếu không hiểu Lời Chúa, làm sao có thể thực thi đức ái? Nếu không sống Lời Chúa, làm sao có thể xây dựng một xã hội hoà bình? Và nếu không rao giảng Tin mừng, làm sao có thể mang lại công bằng cho người khác?

Thứ Ba, 14 tháng 3, 2017

TRÌNH BÀY LỜI CHÚA CHO NGƯỜI VIỆT NAM HÔM NAY

Thời sự Thần học - Tháng 9/2008, tr. 47-56

Giuse Mai Văn Điệp, O.P


Thượng Hội đồng Giám mục Thế giới lần thứ XII, theo dự kiến sẽ nhóm họp tại Rôma từ ngày 5 đến ngày 26 tháng 10 năm 2008 với chủ đề: “Lời Thiên Chúa trong đời sống và sứ mạng của Giáo hội”. Với chủ đề ấy, các vị chủ chăn muốn cùng toàn thể con cái Giáo hội khám phá lại sức sống của Lời Chúa trong hành trình đức tin của người Kitô hữu. Bởi lẽ, Lời Chúa hay Kinh Thánh “đã và đang được xem như là quy luật tối cao hướng dẫn đức tin, được Thiên Chúa linh ứng và đã được ghi chép một lần cho muôn đời”[1]. Trong ý hướng đó, mọi thành phần dân Chúa được mời gọi hãy siêng năng học hỏi và đọc Thánh Kinh, vì Lời Thiên Chúa “sống động và linh nghiệm”[2], cũng như “có khả năng xây dựng và ban gia tài cho mọi người đã được thánh hiến”[3]. Lại nữa, trong thế giới hôm nay, con người ra như “ngại đối diện” với Lời Chúa, không muốn để Lời Chúa “cắt tỉa” những tham - sân - si của cuộc đời, nên việc khám phá lại Lời Thiên Chúa như là “sức sống và sứ mạng” của Giáo hội là việc cần làm.

Thứ Năm, 17 tháng 11, 2016

THỜI SỰ THẦN HỌC - SỐ 74, THÁNG 11/2016

CHỦ ĐỀ: THẾ GIỚI DI ĐỘNG

LỜI GIỚI THIỆU


“Thế giới di động” là tên quen thuộc của các siêu thị chuyên bán lẻ các sản phẩm kỹ thuật số di động. Chắc chắn hiện tượng này có những tác dụng không nhỏ đối với thần học về truyền thông[1]. Chúng tôi muốn sử dụng “thương hiệu” này để trình bày một hiện tượng nóng bỏng của thời đại, đó là hiện tượng di dân (mobilité humaine / people on the move).

Thực ra, di dân không phải là chuyện mới lạ trong lịch sử nhân loại: chỉ cần nhớ lại lịch sử Kinh thánh (ông Abraham vào thời các tổ phụ; dân tộc Israel thời ông Mosê) hoặc lịch sử Việt Nam (từ châu thổ Sông Hồng tràn xuống tới mũi Cà Mau); tuy nhiên, vào thời nay, nó mang chiều kích “toàn cầu”, chi phối cả trăm triệu con người và bao trùm toàn thể năm châu.

Thứ Tư, 4 tháng 11, 2015

THỜI SỰ THẦN HỌC - SỐ 70 - THÁNG 11/2015

CHỦ ĐỀ : PHỤC VỤ LỜI CHÚA

LỜI GIỚI THIỆU


Số báo này được phát hành vào lúc sắp khai mạc Năm thánh ngoại thường về Lòng Chúa thương xót được mở ra nhân kỷ niệm 50 năm bế mạc công đồng Vaticanô II. Tuy nhiên, chủ đề về lòng Thương xót sẽ được dành cho số 71, còn đề tài của số này là “Phục vụ Lời Chúa” trùng với Năm thánh kỷ niệm 800 năm Tòa thánh châu phê “Dòng Anh Em Giảng thuyết” (1216-2016), một dòng tu được thành lập để phục vụ Lời Chúa đặc biệt bằng việc giảng thuyết. 

Lời giới thiệu PDF
Đây là cơ hội đặc biệt để học hỏi những đề tài quan trọng của công đồng Vaticanô II: Lời Chúa (Hiến chế Tín lý Dei Verbum về Mạc khải ) và Rao Truyền (Sắc lệnh Ad gentes). Chúng ta sẽ có dịp theo dõi sự tiến triển thần học của hai chủ đề ấy trong vòng nửa thế kỷ, được đánh dấu bởi những văn kiện nổi bật của Huấn quyền: 1/ Tông huấn Verbum Domini về Lời Thiên Chúa trong đời sống và sứ mạng của Giáo hội (2010). 2/ Tông huấn Evangelii gaudium về việc rao giảng Tin Mừng trong thế giới hôm nay, nhắc lại những văn kiện Evangelii nuntiandi (1975) và Redemptoris missio (1990)

Thứ Tư, 2 tháng 4, 2014

BÀN LUẬN VỀ Ý NGHĨA KHỔ ĐAU THEO QUAN NIỆM CỦA VICTOR E. FRANKL

Thời sự Thần học - Số 31, tháng 3/2003, tr. 54-63

Thanh Tuyền


Victor Edward Frankl là bác sĩ tâm thần và nhà tâm lý trị liệu người Áo (mất vào năm 1997). Ông là người sáng lập ra trường phái phân tích hiện sinh. Thuyết của ông không thuộc về công trình trí thức, nhưng mà được hình thành do sự trải nghiệm của chính bản thân ông trong suốt thời gian kinh hoàng sống trong trại tập trung Đức Quốc Xã của Đệ nhị Thế Chiến II. Nơi đây, ông đã sống và chứng kiến những hành động tàn ác man rợ nhất của con người trong thế giới hiện đại. Frankl thực sự sống với chính những học thuyết của mình. 

Chủ Nhật, 30 tháng 3, 2014

VẤN ĐỀ ĐAU KHỔ TRONG CHIỀU HƯỚNG ĐỐI THOẠI TÔN GIÁO

Thời sự Thần học - Số 31, tháng 3/2003, tr. 64-84

Giải đáp của nhà thần học Hans Küng trước những quan niệm của các tôn giáo: Hồi giáo, Ấn Giáo và Phật giáo


Về linh mục Hans Küng (1928 - )

Sinh tại Thuỵ sĩ, Kung qua Rôma học Thần học cho đến năm 1955. Suốt quãng thời gian này, Kung được may mắn tiếp cận với nhiều nhà thần học lỗi lạc của thế giới. Sau đó Kung qua Pháp và học tiếp cho đến năm 1957. Nơi đây, Kung lấy bằng tiến sĩ sau khi bảo vệ luận án về học thuyết công chính hóa của Karl Barth. Kung được công nhận là nhà trí thức lớn cũng như một nhà thần học Công Giáo nổi tiếng trên thế giới, và là tác giả của rất nhiều đầu sách. Kung là người vận động không biết mỏi mệt cho một Giáo Hội tự do và rộng lượng hơn. Kung được chọn làm chủ tịch của Khoa Thần Học Cơ Yếu tại Đại Học Tubingen, Đức quốc. Thế nhưng Kung rời bỏ công việc nơi đây vì Kung không đồng ý sự lên án của Toà Thánh về tác phẩm của mình; vì thế, Kung chuyển đến làm việc tại Viện Nghiên Cứu Tôn Giáo Đại Kết mang tính độc lập tại Đại Học Tubingen. Và từ đây, Kung không còn được xem như vị đại biểu chính thức của Thần Học Công Giáo Rôma nữa.
Cha trợ giúp và đóng góp rất nhiều cho việc soạn thảo và đệ trình tư tưởng trong Công Đồng Vatican II (1962-5). Có lẽ sau đó, Giáo Hội Công Giáo Rôma đi vào con đường bảo thủ, mà mỗi lúc càng đẩy Kung xa khỏi con đường chính thức của Giáo Hội Công giáo và đức tin.
Cha mong muốn các nhà thần học trong một thế giới toàn cầu hóa hiện nay xây dựng một nền đạo đức học mang tính toàn cầu hóa. Nếu điều này được diễn ra, thì mỗi niềm tin cần phải khởi sự từ việc tự phê tự đánh giá, vì không ai có thể tiếp cận được chân lý tuyệt đối. Kung cho rằng, chắc chắn sự bình an thế giới cần phải kết hợp chặc chẽ với chiều kích tôn giáo, nên phải có sự bình an giữa các tôn giáo. Vì vậy, dự án hiện nay của Kung là đang tập trung vào công trình nghiên cứu về tính đa luật trong các tôn giáo trên thế giới. Kung hy vọng rằng với một nền đạo đức học toàn cầu sẽ được nảy sinh nhờ vào sự tương tác hỗ tương giữa các tôn giáo với nhau. Kung cho rằng, nền đạo đức học như thế cần phải được đặt nền trên một Đấng “Tuyệt Đối”, chứ không phải trên bất cứ sự gì mà nhân loại có thể sáng tạo hay từ đó mà con người có thể tiếp nhận.
Dù sao đi chăng nữa, chúng ta cũng phải công nhận có một số ý tưởng của Kung đáng cho chúng ta học hỏi, hoặc ít ra cũng là vấn đề thúc đẩy chúng ta suy tư và tìm hiểu, nhất là trên con đường tìm kiếm chân lý của thời đại ngày nay, vốn cần đặt lại nhiều điều hoặc khám phá lối trình bày thần học nào đó sao cho có thể đem Tin Mừng của Đức Giêsu Kitô cho con người thời đại một cách minh bạch, dễ hiểu và dễ dàng được đón nhận hơn.__________

1. Trước Đạo Hồi


a. Thiên Chúa của Tình Yêu


Phải chăng đạo Kitô có những quan niệm quá cao vời về một vị Thiên Chúa? Có thể đạo Hồi xem ra thiết thực hơn chăng: giáo lý đạo Hồi có tạo sự dễ dàng hơn cho con người hay không? 

Sứ điệp của một vị cho rằng “gánh ta thì êm ái, ách ta thì nhẹ nhàng” thì thật là thiết thực cho con người khi họ phải mang vào bản thân biết bao nỗi thất vọng và suy sụp trên cuộc đời này. Mục đích ở đây là trao ban cho tất cả mọi người không phân biệt một ý nghĩa. Điều này có nghĩa là, không chỉ con người đi trong ánh sáng và niềm vui, nhưng còn là trong đêm tối, khóc than, buồn khổ và vô nghĩa nữa. Tôi có thể gặp gỡ được Người, tôi có thể khám phá được tình yêu chứ không chỉ sự ghét ghen thù hận. Những gì mà triết gia Leibnitz công bố và văn hào Dostoyevsky mơ hồ cảm nhận thì đã được đề cập đến qua nhân vật Gióp và Muhammad, còn bây giờ, nhờ Đấng Chịu Đóng Đinh (người chiến thắng đích thực), tất cả mọi sự đã trở nên thật rõ ràng và chắc chắn: sự sống và cái chết của tôi được Thiên Chúa ôm choàng trọn vẹn; sự sống và cái chết của tôi, cùng với tất cả sự điêu tàn cô quạnh của chúng, sẽ trở nên chốn gặp gỡ với Thiên Chúa. Những tín hữu Kitô vẫn là những con người rất thực tế: Họ biết rằng sẽ chẳng có con đường giải thoát đích thực nào khỏi khổ đau và sự chết, và họ chỉ tin một con đường duy nhất: cho dù có thái độ thực sự bàng quang đi nữa, cuối cùng rồi cũng phải đối diện với khổ đau, cũng cùng cách thế ấy, con người lại phải đấu tranh chống lại khổ đau và mọi căn nguyên của nó cho đến cuối đời.

Hoàn toàn không như cuộc đời và sứ điệp của Muhammad, hình như cuộc đời và sứ vụ của Đức Giêsu, đối với tôi, được trình bày thật rõ ràng. Vị Thiên Chúa ở đây là một vị Thiên Chúa đầy lòng từ bi lân ái (yêu thương nhân loại) và cảm thông (co-suffering = đồng lao cộng khổ), đã “xuống trần thế để sống với chúng ta.” Vị Thiên Chúa ấy đã mạc khải chính mình Ngài trong Đức Giêsu không hoàn toàn mang nhiều tính nam mấy, hay không như một vị Thiên Chúa độc đoán nghiêm khắc mà chúng ta vẫn thường gặp trong Cựu Ước cũng như trong Kinh Qur’an. Hơn thế, đây chính là một vị Thiên Chúa không chỉ cần đến tình yêu mà thôi, nhưng còn muốn trao tặng tình yêu nữa (thậm chí còn ban tặng cho những con người bị mất mát); thế nên Ngài được gọi là “cha” (và chắc chắn cũng có thể gọi là “mẹ” nữa). Đấy là lý do tại sao mọi Kitô hữu cùng chia sẻ niềm xác tín với nhau qua Thánh Kinh Tân Ước (ở đây khác với Kinh Qur’an của đạo Hồi), đó là, Thiên Chúa có tình yêu, và còn hơn thế, Ngài hoàn toàn là tình yêu. Trong Thư Thứ Nhất của thánh Gioan tông đồ, có viết: “Ai không yêu thương thì không biết Thiên Chúa, vì Thiên Chúa là tình yêu. Tình yêu của Thiên Chúa đối với chúng ta được biểu lộ như thế này: Thiên Chúa đã sai Con Một đến thế gian để nhờ Con Một của Người mà chúng ta được sống” (1 Ga 4,8-9).

Ý niệm về một vị Thiên Chúa như là nguồn cội của tình yêu được đóng vai trò rất ý nghĩa không chỉ trong đạo Hồi qui luật mà còn trong đạo Hồi huyền bí nữa. Chẳng hạn một trong những chứng từ tuyệt vời của đạo Hồi, đó là lời bộc bạch của một nhà huyền bí đạo Hồi tên là Abù Yazìd alBistàmi mà được ghi nhận lại từ một nữ thi sĩ thuộc thế kỷ thứ tám xuất thân từ vùng Basra, lời này do giáo sư Josef van Ess trưng dẫn: “Thoạt tiên tôi mường tượng rằng chính tôi là người đã nghĩ đến Thiên Chúa, đã biết Ngài và yêu mến Ngài. Đến khi đời tôi sắp tàn, tôi chợt nhận ra rằng Ngài đã nghĩ đến tôi trước khi tôi nghĩ đến Ngài, Ngài đã biết tôi trước khi tôi biết Ngài, tình yêu của Ngài có trước tôi, và Ngài đã đi bước trước trong việc tìm kiếm tôi để sau đó tôi mới có thể khám phá được Ngài” (Tor Andrae, Các Nhà Huyền Bí Đạo Hồi, trg. 130).

Có thể chúng ta bàn luận thêm nữa về một số điều cụ thể ở đây giữa tín đồ đạo Hồi và tín hữu đạo Kitô được không? Có lẽ được, vì sự khác biệt giữa thuyết huyền bí và luật lệ, giữa kinh nghiệm và nguyên tắc, giữa đời sống nội tại và đời sống ngoại tại đã tạo nên một căng thẳng căn bản tương tự trong đạo Kitô vốn là hậu quả của sự xung khắc giữa đạo Kitô và đạo Hồi. Cũng thế, Đạo Kitô cũng có chỗ cho thuyết huyền bí nếu điều ấy không ám chỉ đến sự thống nhất của thuyết phiếm thần với thượng đế, nhưng mà là nói đến tình yêu Thiên Chúa bao trùm và thấm nhập vào tất cả mọi sự. Cũng vậy trong đạo Hồi - như đã được công nhận từ thời ông al-Ghazzàlì (thế kỷ thứ mười hai), là vị hòa giải vĩ đại giữa hai trường phái chính thống và huyền bí – thì mọi phẩm tính xã hội, luật lệ và lý trí của đạo Hồi qui luật (các học giả tôn giáo hay giáo sĩ đạo Hồi) và mọi phẩm tính cá nhân, kinh nghiệm, và cảm xúc của đạo Hồi qui tâm (các nhà huyền bí đạo Hồi hay các Sufis) luôn luôn bổ túc cho nhau. Nhiều tín đồ đạo Hồi ngày nay xác quyết rằng họ vẫn đang cùng nhau góp phần hầu phát triển sự phong phú nơi nhau.

b. Khám Phá một Ý nghĩa Khả Thể ngay trong sự Khổ Đau Vô Lý


Cả Muhammad và Đức Giêsu đều đối mặt với vấn đề khổ đau trong sứ vụ rao giảng của mình. Mỗi vị đều gặp những chống đối quyết liệt, những vấn đề về sự sống và sự chết, trên con đường rao giảng sứ điệp của các ngài; thế nhưng các vị ấy đều biểu lộ tính chịu đựng phi thường và một khả năng đáng khâm phục khi kinh qua đau khổ. Tuy nhiên, trong tất cả những điều này, Đức Giêsu là người đã khai mở một chiều kích hiện hữu khác và sâu thẳm hơn; vì rằng, không như Muhammad, Đức Giêsu sống một cuộc đời đau khổ thật mẫu mực: đó là, khổ đau của người vô tội, của người bị Chúa Cha và con người bỏ rơi xa lánh. Vì vậy, Đức Giêsu đã đi vào lịch sử như là một mẫu mực mang lấy đau khổ vô lý của kiếp người, và như là kẻ chịu nỗi thống khổ thuần khiết và giản dị, Người chính là Con-Người-của-Tất-Cả-Nỗi-Thống-Khổ.

Đây là lý do tại sao ngay từ ban đầu thần học đạo Kitô cảm thấy như bị cưỡng ép để biến cái đau khổ của người vô tội thành trọng tâm cho suy tư thần học, để từ đó xây dựng nên một nền thần học thập giá (theologia crucis): Có “ý nghĩa” tiềm ẩn nào trong nỗi đau của người vô tội không? Sự đau khổ của một Đức Giêsu-bị-Chúa-Cha-bỏ-rơi có được Chúa Cha sinh ra trong hành động chung cuộc để làm cho tất cả hiệp nhất nên một với nhau không ? Theo như tôi thấy, người ta khó lòng tìm thấy một điểm khơi mở nào nơi con người Muhammad với kiểu suy tư như thế. Chắc chắn nền thần học đạo Kitô không ngừng xoay chuyển căn tính của mình từ một nền thần học thập giá sang một nền thần học vinh quang (theologia gloriae). Nhưng theo Muhammad, môt nền thần học vinh quang như vậy đã có ngay từ buổi đầu rồi, vì Thiên Chúa không giải thoát những kẻ xuất thân từ những hoàn cảnh ô nhục xấu sa, thực ra Ngài đã giải thoát họ qua hình ảnh con người Muhammad - vị tiên tri, vị tướng lãnh hay vị phát ngôn viên thành đạt công danh (thực ra, theo Kinh Qur’an và các luận chứng lịch sử mang tính chống đối, cuối cùng Thiên Chúa đã không để cho Đức Giêsu phải chết trên cây thập giá).

Điều này muốn nói lên rằng, chúng ta đã khám phá ra một thái độ mới đối với khổ đau, thất bại, cũng như tất cả mọi tiêu cực được miêu tả trong sứ vụ, khổ đau, toàn bộ vận mạng của Đức Giêsu. Về điều này, hầu như tôi không tìm thấy đâu có một sự tương đồng ít là trong đạo Hồi chính thống (và cả trong đạo Shi’a, đau khổ thường là dịp để truyền bá cuộc vận động trả thù). Câu hỏi gay gắt sẽ được đặt ra là, nếu có một vị Thượng Đế vốn siêu việt và không thể hiểu thấu được, vốn đầy lòng từ bi thương xót và được siêu tôn trên tất cả những đớn đau khổ não, thì tại sao mà lại để cho con người phải chịu đau khổ, mặc họ tranh đấu, phản kháng hay đơn giản là mặc hy sinh từ bỏ bản thân mình và cuối cùng phải chết trong nỗi bi thương vô tận, mà thường thì chịu đựng quá sức cho sự vô lý và nỗi đớn đau vô bờ? Và những tín đồ đạo Hồi lý giải câu hỏi này có đúng không khi họ cho rằng chúng ta cần phải tin cậy vào Thượng Đế và cần thinh lặng trước kế hoạch khó có thể hiểu thấu của Ngài, mà kế hoạch của Ngài vẫn luôn luôn là một mầu nhiệm và không bao giờ có thể hiểu được ? Hoặc câu hỏi cũng có thể được đặt ngược lại như: Thực sự Thượng Đế có được siêu tôn như thế không, hay Ngài có phải là Chúa Cai Quản thuần tuý vũ trụ vạn vật và có thể vượt lên trên mọi khổ đau xem chừng như vô lý như thế không, cũng như theo cách thức con người chúng ta, đó là chúng ta có thể tưởng tượng hay phỏng đoán cho dù chúng ta có chống đối như thế nào đi chăng nữa?

Kitô hữu tin rằng, cho dù Chúa không thể nào hiểu thấu được (như Kinh Qur’an đã nhấn mạnh và Sách Gióp đã mô tả ông Gióp là người hùng mẫu mực đã chịu nhiều nỗi đắng cay tột bực) thì nỗi đớn đau và cái chết xem chừng như vô lý của Đức Giêsu đã khai mở cho chúng ta ơn cứu chuộc duy nhất và dứt khoát qua sự khổ đau mà Thiên Chúa muốn thực hiện nơi Đức Giêsu, một vị Thiên Chúa không phải do ý muốn loài người tạo nên. Thiên Chúa sẽ biến khổ đau và cái chết thành sự sống vĩnh hằng và sự viên mãn thành toàn cho mọi ao ước khắc khoải của chúng ta. Chắc chắn ngay cả đức tin của Đức Giêsu cũng không thể nào làm đảo ngược sự kiện khổ đau; và đức tin ấy cũng có thể vẫn không ngừng còn bị Người ngờ vực nữa. Thế nhưng, có điều quan trọng mà chúng ta có thể nói được rằng, kết quả sau bao năm sống trên trần thế này và nỗi đớn đau nơi con người ấy thì: ngay cả cuộc sống và nỗi thống khổ của con người xem chừng như quá vô lý cũng có thể có một ý nghĩa, và có thể đảm nhiệm ý nghĩa ấy.

Đây là một ý nghĩa kín ẩn, và nó không phải là một món quà tất yếu, nhưng chính là một lời mời gọi con người dâng tặng ý nghĩa một cách nhưng không và liên tục, mà sẽ thách thức sự chọn lựa nơi chính bản thân tôi. Dĩ nhiên, tôi có thể khước từ đón nhận ý nghĩa kín ẩn này vì xem thường, giễu cợt hay thất vọng. Thế nhưng, tôi cũng có thể chấp nhận nó vì lòng tin và trông cậy vào Đấng đã đặt để vào sự khổ đau và cái chết vô lý của Đức Kitô một ý nghĩa mới.

2. Trước đạo Ấn (Hindu): Lịch Sử Hướng Đích hay Xoay Vòng ? 


Như chúng ta đã biết, tín đồ đạo Ấn tin rằng cá nhân một người không chỉ sống mãi mãi qua nhiều kiếp, nhưng còn trong tiến trình tuần hoàn của lịch sử, trong những thế giới sẽ nảy sinh sau này, rồi lại dần dần hướng đến giai đoạn suy vi, và rồi lại được sinh ra hoàn toàn mới mẻ. Tuy nhiên, sự xoay vòng này thông qua những dạng thức luôn luôn mới mẻ vẫn không là một thế giới vô tận cho cá nhân người ấy. Hơn thế, người ấy vẫn có khả thể cuối cùng để bước ra khỏi chu trình đó, tức là khỏi bánh xe luân hồi (samsara) hầu bước vào Cõi Tuyệt Đối.

Khi bước vào Nguồn Cội thần linh này, chắc chắn chẳng bao lâu cũng sẽ ra khỏi tiến trình tuần hoàn của cõi ta bà hiện nay. Mặt khác, suy tưởng về điều này cũng có thể làm cho con người vẫn luẩn quẩn trong cái vòng xoay chuyển, thế nhưng sau cùng cũng tiến về hướng đích chung cục. Ở đây chúng ta có thể nắm bắt được một điểm dung hòa quan trọng giữa các truyền thống huyền bí và huyền bí tiên tri. Bất cứ sự suy tưởng ấy có luẩn quẩn trong những quĩ đạo hay trong sự chuyển động biện chứng xuyên qua những khủng hoảng hay sự gián đoạn, thì suy cho cùng lịch sử nhân loại (trong đó, cũng có thể nói về sự hoạt động của vũ trụ) cũng hướng đến những gì tạo nên sự viên mãn thành toàn của cuộc sống con người: đó là, tự do khi bước vào “Niết Bàn” hay “Nước Trời.”

Theo tư tưởng của đạo Kitô về lịch sử, ý niệm về việc không thể nào xóa bỏ được tính thời gian thì đóng vai trò rất quan trọng. Thành thực mà nói, ý niệm cho rằng thời gian và những biến cố lịch sử đều tuân theo một diễn tiến tuần hoàn nhất định luôn luôn có một năng lực gợi ý nào đó, đặc biệt từ khi chúng ta khám phá tự trong thiên nhiên có một qui luật tuần hoàn phổ quát, chẳng hạn như qui luật chuyển động nhịp nhàng như các ngôi sao, các mùa, ngày và đêm vẫn lập đi lập lại một cách đều đặn. Theo người Ấn độ, họ tin rằng tất cả mọi hoạt động này giúp con người nhận biết có một dấu chỉ tiên báo nào đó, chẳng hạn ngay như cái vĩ đại có hiện hữu đó, nhưng rồi nó cũng đến ngày kết cục; cũng vậy, chẳng thể nào có sự tồn tại mãi mãi của cái nhỏ được.

Nói cách khác, như chúng ta vừa mới biết, chúng ta không nên bỏ qua sự kiện cho rằng thiên nhiên không đơn giản tuân theo những qui luật của qũi đạo. Mọi sự diễn tiến trong thiên nhiên, từ hạt nhân cho đến các chòm sao trên trời, đều có một lịch sử nhất định và tuân theo một đường hướng nhất định. Ngay cả khi biến cố Big Bang xuất hiện, lịch sử ấy đã chuyển động cách đây hàng tỉ năm rồi; và có thể lịch sử ấy dần dần sẽ đi đến chỗ chấm dứt. Dĩ nhiên truyền thuyết Ấn độ cũng cho biết rằng thế giới này sẽ đến ngày chung cục, nhưng sự chung cục ấy là để khởi sự một tiến trình tuần hoàn mới khác mà thôi. Trái lại, truyền thống đạo Hồi, đạo Kitô và đạo Do Thái thừa nhận rằng không chỉ đơn giản sẽ có ngày chấm dứt sự sống, lịch sử nhân loại và vũ trụ vạn vật, nhưng mà còn là sự viên mãn đích thực, sự viên mãn của những cái mới mẻ hoàn toàn: “con người mới,” “thế giới mới” “trời mới”; tóm lại, đó là sự thành toàn vĩnh hằng xuyên qua Đấng Tuyệt Đối, vốn sẽ vừa phán xét và phân tách lọc lựa, đồng thời cũng vừa cứu chuộc và biến đổi nhân loại.

Vì vậy, sự suy tư theo chiều hướng từ chọn lọc đến diễn tiến tuần hoàn chính là ý niệm của đạo Hồi, đạo Kitô và đạo Do Thái khi về lịch sử như là một tiến trình có ý nghĩa, chặc chẽ, liên tục và hướng đích mà được hoàn tất bởi chính Thiên Chúa. Điều này không có nghĩa đơn giản chỉ lý giải “theo quan niệm đường thẳng” về lịch sử như là tất cả mọi sự đều diễn tiến theo chiều hướng phía trước và đi lên với một tiến trình liên tục bất biến. Hơn nữa, đấy còn chính là việc đọc lại lịch sử theo “phương thức biện chứng” và quá chú trọng đến những khủng hoảng và đổ vỡ, chiến tranh và tai ương không ngừng xảy ra, mà chúng ta thấy hay được đề cập đến trong các sử thi Ấn độ. Đấy không phải là nguyên lý về sự “suy thoái và sụp đổ,” vốn chứa đầy tiếc nuối dĩ vãng của thời nguyên thuỷ lý tưởng hay thời kỳ mẫu mực đẹp đẽ. Thay vào đó, sự suy tư cần phản đơn thành đối diện với từng khoảng khắc và từng giai đoạn lịch sử như là một toàn thể, và nhận biết được trách nhiệm không thể nhượng lại của một cá nhân cũng như nhận ra được ý nghĩa tiềm ẩn về chính việc mà người ấy đang thực thi – trong nhãn quan của sự viên mãn cánh chung.

Nhà thần học đạo Kitô có nhiệm vụ là xác định sự hướng đích của lịch sử và tin rằng, cho dù phải chứng kiến nhiều cuộc khủng hoảng, thảm họa và suy vi, thì lịch sử vẫn là một toàn thể đầy ý nghĩa. Nhưng đặc biệt là khi nhà thần học xác quyết về điều này, họ sẽ không thể nào lẩn tránh vấn nạn vốn nối kết giữa ý nghĩa của cái toàn thể với kinh nghiệm riêng của cá nhân về sự vô lý của sự dữ. Nói tắt một lời, họ phải biết họ đang đối diện với trường phái triết học nào, kể từ thời triết gia Gottfried Wilhelm von Leibniz cho đến nay, về vấn đề thần lý: đó là, làm thế nào có thể minh chứng sự hiện hữu của Thiên Chúa khi thế giới không ngừng đang phải đương đầu với sự dữ.

Chắc chắn nền thần học đạo Kitô cần phải giải quyết vấn đề này từ lâu rồi. Để thực hiện được như thế, đáng lẽ ra nền thần học bấy giờ phải trình bày mầu nhiệm Thiên Chúa sao cho thật sáng tỏ. Thật thế, thần học có thể trù liệu một số lời giải đáp “đơn giản hơn” hầu cố gắng làm sao không phải dùng đến những giả thuyết thần học mang nặng tính suy lý. Xin được liệt kê nơi đây ba điểm quan trọng:

a. Thần học đạo Kitô không bao giờ được chối từ trình bày đau khổ, trái lại, cần xem khổ đau như là sự thử thách lòng tin cơ bản vào Thiên Chúa, Đấng vẫn đang thách thức con người trên con đường lựa chọn và quyết định. Thực thế, thường thường những kinh nghiệm khổ đau bị xung đột trong tư tưởng: một mặt, kinh nghiệm khổ đau sẽ phá đổ tất cả mọi cấu trúc ý nghĩa, nhưng mặt khác lại có niềm hy vọng kiên định và mới mẻ.

b. Trong lịch sử nhân loại và lịch sử cá nhân của mỗi người khi nhận lấy thực tại khổ đau vô cùng to lớn, thần học đạo Kitô cần bám vào bản văn nền tảng của nó, chẳng hạn như Kinh Thánh, những ý tưởng bảo vệ cho niềm hy vọng đạo Kitô, hầu qua đó trình bày cho những con người đau khổ, ngờ vực và tuyệt vọng, cũng như cần trình bày những ý tưởng không thể chấp nhận hình thức cam chịu, ban phát những lời an ủi rẻ tiền, hay nổi loạn giận dữ cuộc đời. Thay vì hướng chiều đến kiểu giận dữ như của phái Prometheus hay Sisyphus của Camus, đạo Kitô cần nhìn đến thái độ của ông Gióp trong Cựu Ước. Trong sách Gióp, con người sẽ nhận thấy một niềm xác tín vô điều kiện, không hề run rẩy, vượt quá trí hiểu của con người Gióp, cho dù ông chịu biết bao khổ đau giáng xuống mình cũng như đã và đang ập xuống nhân gian này. Đối với Gióp, chẳng còn con đường nào khác hơn là chỉ còn biết cam chịu hoặc thụ động, và ngày nay cũng vậy. Đức tin đạo Kitô vẫn cần được đặt trên niềm hy vọng vốn luôn luôn bị thử thách, hy vọng rằng sẽ có bàn tay đưa ra nâng đỡ con người ngay trong hố thẳm tăm tối của đớn đau và sự dữ.

c. Với ánh sáng kinh nghiệm qua cái chết và sự giương cao của Đức Giêsu vào trong cõi sống vĩnh hằng, thần học đạo Kitô cần học hỏi hầu tái suy tư và tái trải nghiệm Thiên Chúa như Đấng đồng cảm thấu suốt, quan tâm và liên đới. Đến đây, một nhãn quan mới về Thiên Chúa – một kinh nghiệm khác thuộc phẩm chất – sẽ được đưa ra ánh sáng; với cái nhìn này, nói theo ngôn ngữ thần học, chúng ta sẽ có được một chiều sâu mới chú trọng đến vấn đề khổ đau.

Vì vậy, từ quan điểm đạo Kitô, kinh nghiệm về khổ đau luôn luôn gắn chặt với niềm hy vọng chấm dứt nỗi thống khổ trước kia và mọi nỗi đớn đau đang và sẽ đến khi bước vào Vương Quốc Thiên Chúa. Theo thần học đạo Kitô, phận vụ không thể chuyển nhượng được của cá nhân trước mặt Chúa sẽ là điều kiện tiên quyết không phải để chấp nhận khổ đau một cách lặng thầm, nhưng mà là biến đổi khổ đau bằng hành động của niềm hy vọng, nhờ lòng tin cậy vào sức mạnh biến đổi của Thiên Chúa. Niềm tin cậy mang tính hy vọng này có thể không còn bị nghi hoặc như là một kiểu dự đoán nữa, mà niềm hy vọng ấy sẽ đóng vai trò định tâm cho người trưởng thành. Tín hữu khi đã tin vào Thiên Chúa, Đấng tạo tác và đưa mọi sự đến viên mãn thành toàn, sẽ nhận biết rằng mình đã khát khao thực hiện điều gì đó: tranh đấu cho công lý, tự do, và hòa bình hầu chống lại mọi thế lực sự dữ, bất công, áp bức, khốn khổ và sự chết. Để tin vào Thiên Chúa, Đấng hoàn thiện thế giới và nhân loại, có nghĩa là xác tín vào niềm trông cậy (không phải là sự tin cậy mù quáng, nhưng là được soi sáng) mà tất cả mọi đích điểm chung cục của nhân loại và thế giới sẽ mãi mãi không thể nào lý giải được; mà thế giới và nhân loại sẽ không còn bị quăng vào cõi hư vô một cách vô nghĩa nữa; trái lại, xét như là toàn thể, nhân loại và thế giới vẫn đầy ý nghĩa và cao qúi – chúng chẳng phải là một đống hỗn độn, nhưng là một vũ trụ; sau hết, với sự xác tín vào niềm trông cậy ấy, thế giới và nhân loại sẽ được chở che hoàn toàn và được cư ngụ đời đời trong nhà của Thiên Chúa chúng ta, là Đấng tác tạo và hoàn tất mọi sự.

3. Trước Đạo Phật


a. Đấng Chứng Ngộ và Đấng Chịu Đóng Đinh


Nếu chúng ta bám vào quan niệm lịch sử, thì đâu là điểm khác biệt căn bản giữa Đức Giêsu và Đức Phật mà chúng ta cần phải khám phá? Chúng ta có thể khám phá được điều này bằng cách chú tâm vào hình ảnh vị Phật hoan hỷ đang tọa thiền giữa bông sen, và hình ảnh của Đức Giêsu đang bị đau đớn quằn quại, bị đóng đinh vào thập giá. Chỉ từ viễn cảnh này thì ý nghĩa về một vị Phật đối với các Phật tử và về Đức Giêsu đối với các Kitô hữu mới được hiểu rõ ràng và đúng đắn hơn.

Qua con đường chứng ngộ của mình, Gautama đã bước vào niết bàn (mà ngay trong cuộc đời này ngài đã có thể đạt tới), và ngài vẫn còn sống sau đó vài thập niên như một Đấng đã chứng ngộ, và sau khi qua cái chết do một căn nguyên thật bình thường, ngài bước vào niết bàn trọn vẹn, hay còn gọi là viên tịch. Có thể nói rằng Đức Phật, dù không một lần đau đớn khổ luỵ, đã từng sống với một khí chất vui tươi đích thực, chan hòa và vinh thắng, sau cùng ngay cả những con người có đầy quyền năng cũng tôn kính suy phục ngài vô cùng. Giáo huấn của ngài được tỏa lan khắp chốn, đồ đệ của ngài mỗi lúc một gia tăng lớn mạnh. Ngài viên tịch lúc tuổi già, được tám mươi, nguyên do bị đầu độc thức ăn, thế mà ngài vẫn an nhiên tự tại trong khi các đồ đệ đang vây quanh thương tiếc. Nơi đâu trên thế giới cũng đều tạc tượng một vị Phật trong trạng thái này và nhắc nhớ chúng ta đến trạng thái an nhiên tự tại, vô đắm vô cầu, an bình, chan hòa cùng tận của ngài, vả lại nét mặt ấy còn chất chứa niềm tươi vui hóm hỉnh nữa.

Với con người thành Nazareth, nhìn chung, rất khác biệt: đời sống công khai của ngài chẳng kéo dài đến vài thập niên; thực vậy, chỉ nhiều lắm là ba năm vắn vỏi, có lẽ chỉ vài tháng đau thương bi đát trước khi cuộc đời của ngài kết cục trong sự bạo hành. Câu chuyện này chất chứa bao căng thẳng từ đầu tới cuối, vốn được xây dựng nên bởi cuộc xung khắc hiểm nguy giữa tổ chức tôn giáo và cơ cấu của nó. Sau cùng toàn bộ câu chuyện chỉ là câu chuyện của khổ đau mà chấm dứt bằng sự bắt bớ, đánh đòn và xử tử. Cuộc đời của ngài trong câu chuyện này chẳng có gì là êm thắm hay trọn vẹn. Kết thúc câu chuyện chỉ là một sự đổ vỡ và dang dở. Trong mỗi tình tiết, không thất đâu dấu vết của sự thành công nơi cuộc đời của Đức Giêsu. Các trình thuật trong câu chuyện cho chúng ta biết được rằng người đàn ông này bị chết một cách tủi nhục và khinh miệt, vì bị xem như là một ngôn sứ giả và là thằng ngoại giáo, một tên ăn nói phạm thượng và là một kẻ dụ dỗ quần chúng. Cuộc đời của ngài được kết thúc trong sự cô độc và đớn đau khôn tả: bị gia đình xa lánh, bị các môn đệ khước từ, bị Chúa Cha hoàn toàn lãng quên. Lời cuối cùng mà dân chúng nghe thấy là một tiếng thốt lên đau đớn của ngài trên thập giá. Từ đó tới nay, và sẽ còn cho đến nhiều thế kỷ sau, sẽ chẳng có ai dám diễn tả hình ảnh này qua nghệ thuật. Đức Giêsu là hình ảnh của một kẻ đớn đau hoàn toàn và nghèo hèn: chắc hẳn đấy là một nỗi đớn đau, mà ngay từ buổi ban đầu, những cộng đoàn đạo Kitô sơ khai đã nhận thấy rõ rằng, đấy không phải là nỗi tuyệt vọng của một con người đã bị biến thành sự buồn đau khổ não, nhưng mà đấy chính là hành động tự hiến cao cả, một tình yêu tối thượng dành cho Thiên Chúa và cho con người.

Đức Giêsu là một kẻ khổ đau không phải ngài chỉ thương xót con người mà thôi, nhưng mà còn mang lấy chính khổ đau vào bản thân mình, trong ngài không có sự ngơi nghỉ, nhưng mà hoàn toàn trao dâng chính mình ngài. Bằng cách này, như là một kẻ khổ đau trong sự tự hiến và tình yêu, con người Đức Giêsu này, theo như các Kitô hữu nhìn nhận, không như Đức Phật. Đức Giêsu là Đấng-Thương-Xót, mà đặc biệt khác với các vị thần và những đấng thánh thành lập các tôn giáo khác, ngài không như mọi thiên tài tôn giáo, các anh hùng và những hoàng đế của lịch sử nhân loại. Ngài chính là kẻ khổ đau, kẻ bị giết chết, và kẻ bị đóng đinh trên thập giá. Tuy nhiên, đức tin đạo Kitô nhìn nhận rằng Đấng chịu đóng đinh trên cây thập giá đã không hề đi vào hư không; tuy nhiên, ngài đã đi vào thực tại tạm thời, chóng qua và bấp bênh này để bước vào cuộc sống vĩnh hằng và đích thực. Đây chẳng phải là sự can thiệp “siêu phàm” bởi một giải pháp thần diệu (Deus ex machina), nhưng chính ngài đã chết một cái chết “tự nhiên” để bước vào một thực tại hiện thời và đích thực: bất luận thế nào đi chăng nữa, thì đây là điều kiện cuối cùng không còn có khổ đau nào nữa cả. Đến đây, người ta sẽ phải thắc mắc: vậy thì chẳng lẽ đạo Phật không chấp nhận có một trạng thái sau cùng mà không có sự hiện hữu của đau khổ như thế “ở cõi bên kia” – tức là niết bàn hay sao?

b. Đau Khổ và Viên Mãn


Gautama cũng là con người, nên cũng có khổ đau, ngài cũng chẳng khác gì Giêsu cả. Với con đường khai mở chứng giác của mình, Gautama đã trở thành vị bồ tát, nhưng bấy giờ cũng chẳng thể nào được miễn trừ khỏi khổ đau. Cũng thế, chẳng lẽ các tín đồ đạo Phật không cho Kitô hữu đầu tiên ấy như là một vị bồ tát sao ?

Phải thú thực rằng các tín đồ đạo Phật cho biết vị bồ tát Gautama đã đạt đạo, ngay cả trong suốt quãng thời gian khi ngài sống trên trần gian này, bằng con đường chứng giác, ngài đã trở thành một vị Phật. Vậy thì Đức Giêsu “bồ tát” thì như thế nào đây? Tín đồ đạo Phật vẫn còn nghi hoặc. Đối với họ, đơn giản là họ không thể hiểu được tại sao một Vị đã Chứng Giác thực sự, một Đấng Cứu Chuộc lại phải chịu khổ đau, chẳng hạn qua những biến cố của cuộc Hành Trình Thương Khó (Via Dolorosa) từ Núi Olives đến đỉnh đồi Calvary, vốn biểu lộ một thực tại bi đát kinh khủng. Ở điểm này, Đức Phật Gautama hoàn toàn khác biệt. Vì là Vị Chứng Giác, Đức Phật đứng trụ trên mọi khổ đau, vì bất cứ ai đi qua đường thiền định cũng sẽ nhận ra bản chất, căn nguyên của khổ đau và phương thế để giải thoát khỏi chúng, bấy giờ họ sẽ từ bỏ mọi tham ái và dính bén bám chấp, dĩ nhiên họ vẫn còn nhận thức đầy đủ khổ đau, nhưng họ không còn bị dính mắc vào cái ngã, vì cái ngã thực thụ không còn tồn tại nữa. Đây chính là những gì nghệ thuật nhà Phật không ngừng biểu tỏ và diễn đạt. Cho nên, không lạ gì khi đạo Phật chú trọng đến nụ cười an nhiên tự tại của ngài.

Chắc chắn rằng sau khi đạt đến trạng thái chứng ngộ, Đức Phật đã và vẫn phải chịu đau khổ, thậm chí còn rướm máu nữa. Chúng ta vẫn nghe đến ngài bị bệnh và bị kẻ thù gây thương tích (từ đó, người ta đặt tên cho việc “gây cho Đức Phật rướm máu” là một trong năm tội luỵ trầm trọng nhất trong giáo lý nhà Phật); sau hết, Đức Phật phải chết chỉ vì một trong những căn nguyên thường nhất. Nhưng khi Đức Phật đã đạt đến giai đoạn chứng ngộ, ngài vượt qua khổ đau – thậm chí ngay trong hiện tại trên cõi ta bà này.

Đây chính là lý do tại sao trong nghệ thuật nhà Phật người ta tránh họa lại nỗi thống khổ của Đức Phật. Thực thế, ngay từ buổi ban đầu, Phật học phát triển khuynh hướng là tránh hoàn toàn việc phác họa lên một Đức Phật khổ đau. Trong Mahàyàna có nhiều khuynh hướng chẳng hạn như Pháp Điển Liên Hoa Sanh (Lotus Sùtra), những khuynh hướng ấy xác quyết Đức Phật chỉ có đau khổ trước khi ngài hiện hữu trong tư cách là một vị bồ tát, thế nhưng với tư cách là một Vị Phật thì cuộc đời của ngài không còn có khổ đau nữa. Nhân vật Đức Phật được siêu tôn đến nỗi chúng sinh cứ tưởng chừng rằng chỉ có hình tướng bên ngoài của con người ngài mới làm cho ngài có sinh, khổ, và diệt.

Thần học đạo Kitô cũng không ngừng bị cám dỗ giảm thiểu hay tránh né nỗi khổ đau của Đức Giêsu, hay ít ra cũng xem nỗi khổ ấy theo nghĩa đen và chỉ là nỗi khổ hời hợt bên ngoài mà thôi. Trường phái đạo Kitô lập tức bỏ ngay chủ thuyết Ao Thân vốn bắt nguồn từ Văn Minh Hy Lạp, và ít là trong phương thức cấp tiến, nhưng họ lại trình bày một hình ảnh Đức Giêsu ấy đối lập hoàn toàn với hình ảnh Đức Giêsu của Tân Ước. Vì thế, nhân tính của Đức Giêsu – tức là Người đã từng chịu khổ đau, hấp hối và bị giết chết – không bao giờ được che đậy, nhưng cần trình bày sao cho đúng đắn như nó là.

Thế nhưng làm sao con người này, vốn đã chết theo cách thế của một con người ô nhục, lại có thể là một Đấng Chứng Ngộ hay một Đấng Đại Viên Giác được ? Cũng vậy, theo các Kitô hữu, cái chết ô nhục trên thập giá trước tiên chính là dấu hiệu của sự bại trận và chẳng có thể cứu độ nhân loại được. Cũng như cộng đoàn sơ khai đã ra đi làm chứng nhân, con người đau khổ và hấp hối này không chìm ngập trong cái chết, nhưng bằng cái chết ngài đã bước vào thực tại tối hậu mà các Kitô hữu gọi là Thiên Chúa, đó là vì thập giá đã mặc lấy một ý nghĩa khác hẳn và tích cực, và là một dấu chỉ căn bản. Mặt khác, chỉ qua “sự sống lại” để bước vào đời sống vĩnh hằng thì Đức Kitô mới có thể trở thành “Đấng Chứng Giác” đích thực, hay “Đấng Ngộ Chứng” hoàn toàn. Theo ngôn từ của đạo Kitô, chỉ lúc này đây Đức Giêsu mới công bố mình là “Thiên Chúa,” “Đấng Mesiah,” “Đấng Kitô,” hoặc như là “Hình Ảnh, Ngôi Lời, Con Thiên Chúa,” “Sự Sáng cho Thế Gian,” là “đường, là sự thật và là sự sống.” Cho nên chính lúc này đây, sự khổ đau của Người mới chấm dứt và đức tin đảm bảo cho sự hiện hữu của Người một cách liên tục tác động lên trên cộng đoàn của Người như là một thực tại Thần Khí của Chúa, mà thánh Phaolô đã từng nói: ‘tác động của Chúa là Thần Khí..., ’ (2Cr 3,17).

Chỉ lúc này đây, các Kitô hữu mới dám chân nhận chính Đấng Tuyệt Đối trong nhãn quan hoàn toàn mới mẻ: Trong ánh sáng thập giá và sống lại của Đức Giêsu, chúng ta mới có thể nói về lòng thương xót của Chúa (com-passion: đồng-chịu khổ = thương xót), về sự “liên đới” độc đáo của Thiên Chúa, cụ thể là với những người khổ đau, người thấp bé, kẻ bị bóc lột, và kẻ bị bỏ rơi cho đến chết. Với cách thế này, mọi sự tiêu cực trên trần thế này cần phải được hiểu một cách đúng đắn trong mọi chiều kích của một thực tại, nhưng sau hết cần phủ nhận tất cả theo chiều hướng tích cực để nhảy bổ vào cõi vô tận.

Vậy thì Đức Phật đã đi “đâu” nếu người ta không nhận thấy niết bàn như là sự hư không, một sự hư không thực sự thuần khiết ? Ngay từ buổi đầu khi đạo Phật được thành lập, thì đã nảy sinh trong tâm trí những khó khăn là: Phật Gautama đơn giản không còn hiện hữu nữa. Người ta đã gán cho ngài có thân tâm; thực ra người ta đồng nhất ngài với Pháp Thân, với chính Đấng Tuyệt Đối. Đối với đạo Phật Vô Quang, sau cùng Đức Phật đã trở thành một Vị Phật vĩnh hằng, Vị Phật của sự sống vĩnh hằng, đại diện trực tiếp cho một thực tại tối cao. Vì thế, ngài đã tự biểu tỏ trong hình tướng của Phật Gautama.

Phải chăng, đối với các Phật tử và Kitô hữu vốn xem Đức Phật và Đức Kitô như là tiêu chuẩn sống, thì những cách thế đưa con người đến trạng thái giải thoát khỏi mọi khổ đau có khác biệt ngay tự gốc rễ nếu không muốn nói đơn giản chỉ là trệch hướng thôi không? Theo như đạo Phật nguyên thuỷ, chúng ta nhận thấy Phật tử tin rằng, bằng nỗ lực cá nhân ngay trên cuộc sống trên trần thế này mà người ta có thể đạt đến sự tách lìa khỏi ngục tù khổ não để bước vào Cõi Tuyệt Đối; còn theo như đạo Kitô, chúng ta nhận thấy các tín hữu tin rằng, họ có thể được Thiên Chúa cứu chuộc khỏi mọi xiềng xích khổ đau thông qua sức mạnh của một Đấng Khác chỉ khi cuộc đời của họ đã chấm dứt hầu bước vào Cõi Tuyệt Đối. Quan điểm của một số trường phái đạo Phật nào đó xem sự cứu độ cũng tương tự như quan điểm của đạo Kitô. Qua sự kiện ấy, chúng ta cũng không nên phóng đại quá sự mâu thuẫn trong đạo Phật.

Đến đây, điểm mấu chốt chính là đạo Kitô và đạo Phật có duy trì hay bài bác niềm hy vọng thì thực tại tối hậu, một thực tại cánh chung sẽ không còn khổ não nữa. đạo Kitô nhấn mạnh rằng thực tại tối hậu là một cuộc sống không khổ đau, một cuộc sống mà nơi ấy người ta không còn phải nỗ lực mang tính cá nhân cũng như tập thể hay xã hội nữa, thế nhưng từ thực tại tối hậu và thực tại nguyên thuỷ, họ khao khát mong chờ Đấng mà họ đã dấn thân với niềm cậy trông của tâm trí, cũng như họ mong chờ một thực tại sẽ hoàn toàn không còn khổ đau nào trong sự viên mãn của cuộc sống vĩnh hằng.

Lời hứa không còn khổ đau ở tương lai không phải là lời tiên tri bịa đặt ra để thoả mãn tính hiếu kỳ của tâm trí chúng ta, và tất nhiên cũng không đòi hỏi chúng ta phải từ bỏ chính bản thân cho nguyên trạng. Trái lại, lời hứa ấy là để dành cho những ai biết “ở lại” trong Đức Kitô, cho những ai can đảm dấn thân vào con đường của Người, cho những ai không phải sống cho chính họ nhưng là để Người sống trong họ, hoặc cho những ai không còn sống với con người cũ ích kỷ của mình nữa, mà để cho con người cũ được “đóng đinh vào thập giá,” và làm cho con người mới được biến biến đổi thành một thực tại sống động: cái cũ đã biến mất đi để cái mới được tồn tại. Tới một bình diện nào đó, các Kitô hữu cũng sẽ đón nhận từ nơi Đức Kitô sự giải thoát, cứu chuộc và chứng ngộ ngay lúc này trên cuộc sống trần thế: “... Ai theo tôi, sẽ không phải đi trong bóng tối, nhưng sẽ nhận được ánh sáng đem lại sự sống” (Ga 8,12). Để “chứng ngộ” ngay trong cuộc sống trần thế này: vậy thì liệu con đường của đạo Phật và đạo Kitô có thực sự mâu thuẫn như các trường phái tư tưởng có truyền thống khác nhau không?

Con người vẫn không thể nào vượt qua đau khổ và mối đe dọa của tử thần vẫn đang là và vẫn là những dấu chỉ, ít là đối với các Kitô hữu. Nhân loại vẫn chưa đạt tới sự viên mãn hay thành toàn, con người trần thế vẫn cần phải tin cậy, không phải tin cậy vào chính mình, nhưng mà là chính vào mục đích tối hậu, một thực tại đúng nghĩa. Ở đây, Kitô hữu chỉ được chỉ cho thấy con đường giữa sự cao ngạo và sự thất vọng (superbia - desperatio). Lời hứa của đạo Kitô chính là “một năng lực khác” đang thực hiện, đặc biệt nơi sự yếu đuối mong manh của con người chúng ta, hoặc là “một sức mạnh khác” tự biểu tỏ ngay nơi đâu chúng ta cảm thấy bất lực. Và đấy chính là điều có thể biến khổ đau của chúng ta thành sự tự do mà chúng ta có thể trải qua ngay trong chính đau khổ của bản thân mình. 

Mặt khác, khi tín hữu Kitô biết duy trì lời hứa ấy, qua đó họ kết hiệp chặc chẽ với Đức Kitô, thì khổ đau sẽ không còn chỉ là sự kiện vô nghĩa lý nữa, hay không còn bị những hậu quả của trật tự tự nhiên của thế trần bao trùm tác động hoặc của cơn thèm khát sống còn và của những hành động trước kia nữa; nhưng trái lại, khổ đau sẽ được mặc lấy một ý nghĩa toàn thể cho dù khổ đau ấy đôi lúc xem ra có vô nghĩa đi nữa. Dù có một ý nghĩa nào đó tỏa chiếu lên những ai và họ cảm nhận có một tương lai viên mãn, hay có nghĩa là, khi tất cả mọi khổ đau, sự dữ và sự chết được xóa tan trong điều mà sẽ được mặc khải như cốt lõi của thế giới, thì chúng ta đã “sống, cử động và hiện hữu” (Cv 17,28) trong cõi thẳm sâu và cái tinh tuý của nhân loại, cũng như trong mầu nhiệm của thực tại ngay lúc này. 

Tuyển dịch: Mat Sunyata

Nguyên tác: Christianity and World Religions: Paths ò Dialogue ưith islam, Hindu, and Buddhism, của Hans Kung, Josef van Ess, Heinrich von Stietencron và Heinz Bechert, Maryknoll, New York, 1985.

Thứ Sáu, 1 tháng 2, 2013

MỤC VỤ CHO NGƯỜI NGHIỆN MA TUÝ

Thời sự Thần học - Số 14 - Tháng 12/1998, tr. 33-42

_P.X. Nhứt_


Cha Px. Trần An, thuộc Đan viện Thiên An - Huế,
từng là nạn nhân của ma tuý đang giúp cho
những người nghiện ma tuý cai nghiện
bằng lần chuỗi mân côi mỗi ngày.

Nguồn: UB. Mục vụ Di dân - HĐGMVN
Thời gian chừng vài tháng nay, tình trạng sử dụng, nghiện ngập và mua bán ma tuy ở Việt Nam đã đến mức nguy hiểm. Nhà nước và các thành phần trong xã hội đang nỗ lực đối phó với vấn đề được coi là kẻ thù còn nguy hại hơn cả giặc xâm lược[1] này. Trước hiện tình đó, thiển nghĩ Hội Thánh Việt Nam nên có tiếng nói và việc làm cấp thời để góp phần vào trận chiến chống lại cái chết trắng, nhứt là vì trong số những người đã hoặc sẽ là nạn nhân có không ít các tín hữu của Đức Ki-tô. Trong tinh thần vừa nói, chúng tôi xin được chia sẻ chút cảm nghiệm sau thời gian tiếp cận với một số con chiên nghiện, đồng thời đưa ra vài gợi ý về một hướng mục vụ dành cho những anh chị em đồng đạo đáng thương của chúng ta.

Thứ Tư, 30 tháng 1, 2013

THẦN HỌC VỀ GIÁO DÂN TẠI THƯỢNG HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC NĂM 1987

Thời sự Thần học - Số 14 - Tháng 12.1998, tr. 50-59

Hoàng Việt


I. Từ Vaticano II đến thượng hội đồng Giám mục 1987 


Chúng ta biết rằng công đồng Vaticano II đã đánh dấu một bước tiến về thần học giáo dân, khi trình bày các giáo dân có một ơn gọi và sứ mạng. Các giáo dân sống trong thế gian không phải bởi vì họ không được ơn kêu gọi đi tu làm giáo sĩ và tu sĩ! Không phải thế: họ có ơn kêu gọi phục vụ Nước Chúa trong thế gian, bằng việc sử dụng các thực tại trần thế theo chương trình tạo dựng và cứu chuộc của Thiên Chúa.

Thứ Ba, 29 tháng 1, 2013

THẦN HỌC VỀ GIÁO DÂN

Thời sự Thần học - Số 14 - Tháng 12.1998, tr. 44-49

Việt Nam


Để có thể thi hành công tác mục vụ huấn giáo tốt nhất, điều tiên quyết cần phải hiểu là “căn cước người giáo dân”.

A. GIÁO DÂN, NGƯỜI LÀ AI? 


I. Từ ngữ 


Không riêng gì trong Việt ngữ mà ngay cả trong các ngôn ngữ Âu châu, danh từ “giáo dân” mang ý nghĩa khá mông lung. Thường thường từ “giáo dân” được dùng đối lại với từ “giáo sĩ” (tựa như “dân” đối lại với “quan"). Tuy nhiên, có sử gia cho rằng theo nguyên gốc thì “giáo dân” đối lại với “lương dân” chứ không phải là đối lại “giáo sĩ”. Sự đối chọi do triều đình đặt ra: giáo dân là bọn người theo tả đạo cần phải được giáo hóa; còn lương dân là những người ăn ở lương thiện. Dù nguồn gốc lịch sử của từ “giáo dân” thế nào đi nữa, trong ngôn ngữ thường ngày ta còn thấy nó được dùng như đồng nghĩa với những danh từ: “giáo hữu, tín hữu, bổn đạo, đạo hữu”.

Chủ Nhật, 27 tháng 1, 2013

THẦN HỌC MỤC VỤ THEO CÔNG ĐỒNG VATICANÔ II

Thời sự Thần học - Số 14 - Tháng 12/1998, tr. 23-32

_Tấn Anh_


Tuy rằng môn Mục vụ đã được du nhập vào các chủng viện từ cuối thế kỷ 18, nhưng nó có tính cách thực dụng, nhằm đào tạo các cha sở thành thạo trong việc coi sóc các linh hồn. Phải chờ tới giữa thế kỷ 20 mới có những kế hoạch xây dựng môn Mục vụ thành một chuyên khoa thần học có phương pháp. Một sự chuyển hướng không nhỏ khởi nguồn từ thập niên 50 bên Pháp dưới từ ngữ “Mục Vụ chung nhau”, nhấn mạnh tới chủ thể của hoạt động Mục vụ là toàn thể Giáo hội chứ không phải chỉ dành riêng cho các vị mục tử. Bài này, chúng tôi xin trình bày quan điểm về Mục vụ của công đồng Vaticano II, một biến cố đã làm thay đổi sâu xa các hoạt động Mục vụ của Giáo hội và những chuyển biến về thần học mục vụ sau công đồng Vaticano II. 

Thứ Sáu, 25 tháng 1, 2013

THỜI SỰ THẦN HỌC - SỐ 14, THÁNG 12/1998

CHỦ ĐỀ : THẦN HỌC MỤC VỤ

LỜI NGỎ


Mục vụ - Pastorale là chăm sóc đời sống tâm linh. Định nghĩa đơn giản như thế vẫn chưa lột tả hết được từ ngữ “Mục Vụ” này. Chăm sóc đời sống tâm linh tức là làm cho đức tin, đức cậy, đức mến được sống động. Chăm sóc đời sống tâm linh còn là làm cho sống dồi dào và hạnh phúc. Có thể nói, có bao nhiêu loại nhu cầu tâm linh thì cần bấy nhiêu loại mục vụ riêng biệt, ví dụ như mục vụ công tác xã hội, mục vụ huấn giáo, mục vụ tân tòng, mục vụ gia đình, mục vụ giới trẻ, mục vụ cho người di dân, cho người nghiện ma túy... Như thế, làm mục vụ không phải là một công việc đơn giản và dễ dàng. Để có thể làm mục vụ cho giới trẻ, cần phải biết tâm lý, nhu cầu, sở thích... của người trẻ tại đây và ngay bây giờ (hic et nunc). Không thể dùng ngôn ngữ của thế kỷ 19 để trình bày giáo lý cho người tân tòng... Làm mục vụ là một công tác thực hành, phức tạp, đa dạng, đòi nhiều suy tư và nghiên cứu cụ thể.

THẦN HỌC MỤC VỤ

Thời sự Thần học - Số 14 - Tháng 12.1998, tr. 7-22

Bình Hòa 


I. MỤC VỤ LÀ GÌ?


Tiếng “mục vụ” , dịch từ “pastoralis” (pastoral), trở nên thịnh hành trong ngôn ngữ Giáo hội kể từ thập niên 60, nhất là với đức Gioan 23 khi ngài muốn cho công đồng Vaticano II mang tính cách mục vụ. Thường thường, người ta hiểu mục vụ theo nghĩa là “cụ thể, thực tiễn”; đối lại với “lý thuyết, nguyên tắc trừu tượng”. Thế nhưng, nếu muốn đặt vấn đề cho chính xác hơn, thì câu hỏi đầu tiên gợi lên trong óc là: có thể nói tới thần học mục vụ không? có thể nói tới nguyên tắc về hoạt động mục vụ không? hay nói khác đi: mục vụ có cần nguyên tắc gì không, có cần lý thuyết gì không? Những câu hỏi này lại càng trở nên cấp bách hơn nữa vì tại nhiều nơi, người ta dùng chiêu bài mục vụ để gạt bỏ hết những gì mà họ gọi là giáo điều, nguyên tắc. Theo họ, mục vụ đồng nghĩa với sáng tạo, kinh nghiệm; nếu muốn nói tới nguyên tắc hoạt động mục vụ, thì cùng lắm chỉ cần nại đến nguyên tắc duy nhất là Chúa Thánh Thần, Ngài thổi đâu tùy ý, Ngài nhóm lên lửa nhiệt thành cũng như sáng kiến cho các cán bộ mục vụ.

Thứ Năm, 17 tháng 1, 2013

THỜI SỰ THẦN HỌC - SỐ 59 - THÁNG 2/2013

Chủ đề : THÔNG TRUYỀN ĐỨC TIN

LỜI GIỚI THIỆU


Nhân dịp Năm Đức tin, kỷ niệm 50 năm khai mạc công đồng Vaticanô II và 20 năm ban hành Sách Giáo lý Hội thánh Công giáo, Thời sự Thần học số 58 đã dành nhiều bài cho các biến cố ấy. Số 59 tiếp tục những đề tài vừa rồi dưới tựa đề “Thông truyền đức tin” trùng với chủ đề của Thượng Hội Đồng Giám mục họp vào tháng 10 năm ngoái. Đây là một sứ mạng của toàn thể Giáo hội và bao gồm nhiều lãnh vực: chứng tá đời sống, rao giảng Lời Chúa, phụng vụ, hoạt động bác ái. Chúng tôi muốn giới hạn vào tác vụ Lời Chúa (ministerium Verbi) dưới các hình thức: giảng dạy, giáo dục, suy tư thần học.

Lời giới thiệu PDF
1. Ngay từ thời các thánh tông đồ, huấn giáo được coi như một công tác quan trọng trong việc đào tạo đức tin. Tuy nhiên, trải qua dòng thời gian, đã có những thay đổi quan điểm về huấn giáo: dành cho các dự tòng sắp lãnh nhận các bí tích dự tòng, hay dành cho những người đã được rửa tội và cần được học hỏi để hiểu biết thêm đức tin. Những phương thế sử dụng vào việc huấn giáo cũng thay đổi, cách riêng từ thế kỷ thứ XVI với sự xuất hiện hình thức Sách Giáo lý. Bài viết về catechesis – catechismus – catechetica theo dõi mối liên hệ giữa ba khái niệm (huấn giáo, sách giáo lý, khoa huấn giáo) từ xưa đến nay.

2. Trong các văn kiện công đồng Vaticanô II, có lẽ Tuyên ngôn về Giáo dục Kitô giáo Gravissimum educationis ít được chú ý hơn cả. Đức cha Jean-Louis Bruguès, O.P. , nguyên tổng thư ký Bộ Giáo dục Công giáo, phân tích văn kiện của Công đồng và những vấn đề được đặt ra vào thời nay. 

3. Sau những suy tư mang tính cách tổng quát, chúng ta đi vào hai áp dụng cụ thể về thời gian và không gian. Làm thế nào nói về Thiên Chúa cho thời đại hôm nay? Đó là băn khoăn của cha Edward Schillebeeck (1914-2009). Vấn đề không chỉ là tìm một ngôn ngữ mới nhưng là một phương pháp thần học mới, và linh mục Nguyễn Đình Tân, O.F.M. cho thấy rằng cha Schillebeeck đã sử dụng nhiều phương pháp để nói về Thiên Chúa cho con người sống trong thế giới tục hóa, hoặc con người phải đương đầu với bao nhiêu đau khổ : thần học tiên nghiệm, thần học giải thích, thần học thực hành, tương quan liên đới. Nói cho cùng, những phương pháp mới mẻ nhằm nói lên chân lý căn bản: “Thiên Chúa luôn mới mẻ.” 

4. Linh mục Nguyễn Văn Nhứt, O.P. suy tư về việc rao giảng sứ điệp hòa giải trong Chúa Kitô cho văn hóa Việt Nam. Giảng thuyết có nghĩa là công bố sứ điệp của hy vọng cho một xã hội mang nhiều thương tích, gây ra bởi việc suy giảm ý thức về tính thánh thiêng của cuộc sống, ý thức lương tri về thiện và ác. 

5. Từ sau công đồng, thuật ngữ “mục vụ” đã trở thành quen thuộc trong Giáo hội, và được áp dụng cho một ngành chuyên biệt của thần học (thần học mục vụ) cũng như hoạt động của Giáo hội (hoạt động mục vụ). Hơn thế nữa, “mục vụ” còn được gắn với nhiều thực thế khác: trung tâm mục vụ, hội đồng mục vụ, tinh thần mục vụ, thực tập mục vụ, kinh nghiệm mục vụ. Thế nhưng: mục vụ là gì? Linh mục Phan Tấn Thành, O.P. tìm cách trả lời qua việc nghiên cứu việc áp dụng thuật ngữ này trong lịch sử Giáo hội, và những vấn đề được đặt ra cho “thần học mục vụ” (cũng gọi là “thần học thực hành”). 

6. Cách đây 30 năm, ngày 25 tháng Giêng năm 1983, đức thánh cha Gioan Phaolô II ban hành Bộ Giáo luật, như một hoa trái của Công đồng. Bộ Giáo luật có ý nghĩa gì đối với đời sống Giáo hội? Pháp luật có liên quan gì đến mục vụ không? Đức hồng y Julian Herranz, nguyên chủ tịch Hội đồng Văn bản Pháp lý, trả lời những câu hỏi ấy trong bài thuyết trình Giáo luật để làm chi? 

7. Trong Năm đức tin, học hỏi về “đặc ân đức tin” (privilegium fidei) trong giáo luật hẳn là rất thời sự: linh mục Nguyễn Trường Tam, O.P. trình bày những trường hợp áp dụng vào việc tiêu hủy giá thú, đặc biệt dựa trên văn kiện gần đây của bộ Giáo lý Đức tin 

8. Bộ Giáo luật đã được ban hành 30 năm. Từ đó đến nay đã có những sửa đổi gì không? Thời sự Thần học xin cung cấp vài tài liệu bổ sung cho bản văn pháp lý này: những luật mới, những sửa đổi, những giải thích. 

9. Kết thúc số báo về thông truyền đức tin là một bài điểm qua vài nét nổi bật của khóa họp Thượng Hội đồng Giám mục hồi tháng 10 năm ngoái về “Loan báo Tin Mừng mới mẻ để thông truyền đức tin Kitô giáo.” 
__TTHVĐM__

TRONG SỐ NÀY


Sandro Magister