Hiển thị các bài đăng có nhãn Văn kiện Huấn quyền. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Văn kiện Huấn quyền. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 16 tháng 12, 2021

CON NGƯỜI LÀ CHI ?

Văn kiện của Ủy ban Giáo hoàng về Kinh Thánh

Thời sự Thần học – Số 87, tháng 2/2020, tr. 219-223.

_Tsth_


Trên nhật báo “L’Osservatore Romano” ngày 9/1/2020, linh mục Pietro Bovati S.J., thư ký của Ủy ban giáo hoàng về Kinh Thánh, cho biết một văn kiện vừa được phát hành vào ngày 30/9/2019 liên quan đến con người, mang tựa đề: “Con người là chi ? (Tv 8,5) Một hành trình nhân luận Kinh Thánh”, thành quả của 5 năm làm việc.

Tựa đề của văn kiện muốn nói lên hai tiêu chuẩn định hướng cho việc soạn thảo.

Câu hỏi “con người là chi?” đã được nêu lên trong triết học từ thời xa xưa. Con người muốn biết về ý nghĩa cuộc đời, về tương quan xã hội. Vào thời nay, công đồng Vaticanô II, đặc biệt là trong hiến chế Gaudium et spes, lại gợi lên những câu hỏi thế giới đặt ra liên quan đến nguồn gốc, con người, hoạt động của nó, ý nghĩa của những mối tương quan xã hội và lịch sử. Công đồng cũng đã gợi lên câu trả lời của mặc khải Kitô giáo, dựa theo ý tưởng con người được dựng nên theo hình ảnh Thiên Chúa. Đức thánh cha Phanxicô muốn Ủy ban đào sâu thêm vấn đề, dựa theo Kinh Thánh. Giáo hội muốn lắng nghe Lời Chúa cũng như lắng nghe lịch sử, để tìm hiểu chương trình của Thiên Chúa về con người, ngõ hầu cung cấp cho thế giới một sứ điệp ánh sáng và hy vọng. Thực vậy, trong Kinh Thánh chúng ta có thể tìm thấy một cái nhìn toàn diện về phẩm giá con người, về những mối tương quan của con người cũng như cứu cánh của cuộc đời.

Tiêu chuẩn thứ hai liên quan đến phương pháp. Việc nghiên cứu Kinh Thánh đòi hỏi một “hành trình” nghiêm túc, chứ không thể dừng lại ở việc trích dẫn một vài câu văn lẻ tẻ. Vì thế, trước hết cần phải khởi đi từ những đoạn văn nền tảng kể lại nguồn gốc con người; đến khi khảo sát các đề tài cụ thể, cần phải theo dõi một lộ trình từ truyền thống Tora rồi đến các ngôn sứ, các sách khôn ngoan của Israel, cho đến mặc khải hoàn bị trong Tân Ước và các thư các thánh Tông đồ, và không quên những văn thể khác nhau của Kinh Thánh.

Bố cục của văn kiện như sau. Sau Nhập đề (§§ 1-13) xác định vài nguyên tắc căn bản của việc giải thích Kinh Thánh, văn kiện được phân chia làm bốn phần, dựa theo lược đồ của các chương 2 và 3 của Sách Sáng thế.

Chương thứ nhất (§§ 14-68), cho thấy khái niệm về con người như là thụ tạo của Thiên Chúa với hai thành tố: một đàng con người được làm nên bởi “bụi đất” nghĩa là mỏng giòn, chết chóc đã nằm trong cấu trúc của nó; đồng thời, con người đã nhận được “hơi thở” của Thiên Chúa, nghĩa là được kêu gọi vào đời sống bất diệt. Văn kiện khai triển hai khía cạnh ấy: con người mỏng dòn, yếu ớt, sợ chết; đồng thời con người nhận được hơi thở của Thiên Chúa, có khả năng ngôn sứ, minh triết, và chứa đựng trong mình một nguyên ủy bất tử.

Thứ Bảy, 13 tháng 11, 2021

NHỮNG VĂN KIỆN CỦA GIÁO HỘI VỀ TRUYỀN GIÁO TRONG 100 NĂM QUA

Thời sự Thần học – Số 86, tháng 11/2019, tr. 64-104.

_Tsth_

Trong bài này, ba tác giả sẽ lần lượt trình bày giáo huấn của Giáo hội Công giáo về truyền giáo trải qua ba giai đoạn: 
I. James Kroeger, M.M. (giáo sư tại Loyola School of Theology Manila), “Năm thông điệp truyền giáo (1919-1959): Maximum Illud (1919), Rerum Ecclesiae (1926), Evangelii Praecones (1951), Fidei Donum (1957), và Princeps Pastorum (1959)”.
II. Stephen B. Bevans, S.V.D. (giáo sư tại Catholic Theological Union, Chicago): “Công đồng Vaticanô II. Sắc lệnh Ad Gentes”.
III. Roger P. Schroeder, S.V.D. (giáo sư tại Catholic Theological Union, Chicago): “Sau Công đồng Vaticanô II: Tông huấn Evangelii Nuntiandi (1975). Thông điệp Redemptoris Missio (1990). Văn kiện Đối thoại và Loan truyền (1991)”.
Nguồn: Stephen B. Evans (ed.), A Century of Catholic Mission, Roman Catholic Missiology 1910 to the Present, Regnum Books International, Oxford 2013, p.93-120.  

Thứ Bảy, 10 tháng 10, 2020

GIỚI THIỆU TÔNG HUẤN GAUDETE ET EXSULTATE

Thời sự Thần học – Số 80, tr. 191-207

_Phan Tấn Thành_ 


Để đánh dấu năm năm ngày khai mạc sứ vụ kế vị thánh Phêrô (19/3/2013-18), Đức Thánh Cha đã ban hành tông huấn Gaudete et exsultate (GE) “bàn về ơn gọi nên thánh trong thế giới hôm nay”. Văn kiện này được giới thiệu với báo chí trong cuộc họp báo vào thứ hai 9/4/2018, đại lễ Truyền tin.

Trước khi đi vào nội dung, thiết tưởng nên nói qua đôi lời về hình thức pháp lý của văn kiện. Trong hệ trật các giáo huấn của giáo hoàng, đứng đầu là các “thông điệp” (encyclica), kế đến là các “tông huấn” (adhortatio apostolica), và tông thư (littera apostolica). Cho đến nay, đức đương kim giáo hoàng đã ban hành một thông điệp (Laudato si, không kể Lumen fidei viết chung với vị tiền nhiệm) và hai tông huấn (Evangelii gaudium, Amoris laetitia). Đây là tông huấn thứ ba. Không nói ai cũng đoán được, nhiều văn kiện mang tính cách rất chuyên môn (thí dụ Laudato si đụng đến các vấn đề kỹ thuật liên quan đến môi trường) cần nhờ chuyên viên soạn, và Đức Thánh Cha hầu như chỉ đặt bút ký; ngoài ra, các tông huấn “hậu thượng hội đồng” còn phải lưu ý đến các phát biểu và kiến nghị của các nghị phụ. Dù sao, “xem văn thì biết người”: văn phong của Đức Thánh Cha Bênêđitô XVI (trong thông điệp Lumen fidei) khác hẳn với cách hành văn của tông huấn đang bàn. Tông huấn này mang đậm tư tưởng của đức đương kim giáo hoàng, đã được đề cập khi còn là giám tỉnh Dòng Tên và giám mục ở Argentina[1]. Lẽ ra nên gọi “tông thư” thì đúng hơn, bởi vì ở nhiều nơi, tác giả ra như muốn đối thoại trực tiếp với người đọc ở ngôi thứ hai (“Bạn thân mến…”, x. GE 4-5; 10-14; 23-25; 32 vv). Trong bài viết này, chúng tôi muốn giới thiệu tổng quan văn kiện, qua việc trình bày sự liên lạc giữa các tư tưởng, cũng như những nguồn mạch quy chiếu.

Thứ Ba, 1 tháng 9, 2020

CÁC VĂN KIỆN CỦA GIÁO HỘI VỀ PHỤ NỮ

Thời sự Thần học - số 79, tháng 02/2018, tr. 11-46

_Phan Tấn Thành_

I. Các văn kiện Tòa Thánh về phụ nữ trong thế kỷ XIX và XX
  A. Các giáo hoàng từ Đức thánh cha Lêô XIII đến Đức thánh cha Piô XII
  B. Các giáo hoàng từ Vatican II đến Mulieris dignitatem
    1. Đức thánh cha Gioan XXIII
    2. Công đồng Vaticanô II
    3. Đức thánh cha Phaolô VI
    4. Đức thánh cha Gioan Phaolô II
II. Tông thư Mulieris dignitatem
  A. Hoàn cảnh và Thể văn
  B. Bố cục và nội dung
  C. Những tư tưởng nổi bật
III. Sau tông thư Mulieris dignitatem
  A. Giáo hoàng Gioan Phaolô II
  B. Các cơ quan Tòa Thánh
Kết luận

Thứ Sáu, 3 tháng 7, 2020

HÀNH HƯƠNG TRONG NĂM TOÀN XÁ

Thời sự Thần học - số 74, tháng 11/2016, tr. 133-181

_Hội đồng Giáo hoàng về Mục vụ cho Di dân và Lữ hành_

Dẫn nhập.
I. Cuộc lữ hành của Israel.
II. Cuộc lữ hành của Đức Kitô.
III. Cuộc lữ hành của Giáo hội.
IV. Cuộc lữ hành vào thiên niên kỷ thứ ba.
V. Cuộc lữ hành của nhân loại.
VI. Cuộc hành hương của Kitô hữu hôm nay.
Kết luận
Văn kiện này do Hội đồng Giáo hoàng về Mục vụ Di dân và Lữ hành soạn thảo nhằm chuẩn bị cho Năm Toàn Xá 2000, với mục tiêu chuẩn bị tinh thần cho các tín hữu tiến về Rôma. Tuy nhiên, bản văn còn muốn mở rộng nhãn giới, không chỉ đến các địa điểm hành hương khác, nhưng còn đến thân phận “lữ hành” của Hội thánh dương gian. Vì lý do ấy, ở đây từ pilgrimage, pilgrim được dịch là “lữ hành” thay vì “hành hương”. Như chúng ta biết, từ “hành hương” bắt nguồn từ tục lệ dâng hương cúng lễ (tay cầm nén nhang đi nhiễu quanh đối tượng tôn kính 3 vòng theo chiều kim đồng hồ). Từ “lữ hành” được hiểu theo một nghĩa rộng hơn, xuyên qua không gian và thời gian. Tuy nhiên, trong đoạn cuối, từ ngữ được sử dụng theo nghĩa “hành hương” cổ truyền. Văn kiện đề nghị vài nguyên tắc hướng dẫn cuộc hành hương, từ lúc chuẩn bị đến khi lên đường, với mục tiêu là hội ngộ với Thiên Chúa, với Hội thánh, với các bí tích, với tình yêu tha nhân và vũ trụ.
Nguồn: Pontifical Council for the Pastoral Care of Migrants and Itinerant People, "The Pilgrimage in the Great Jubilee"
Chuyển ngữ: Tu sĩ Giuse Nguyễn Trị An O.P.
Tải bản PDF TẠI ĐÂY

Thứ Tư, 1 tháng 7, 2020

NHỮNG HƯỚNG DẪN MỤC VỤ DU LỊCH

Thời sự Thần học - số 74, tháng 11/2016, tr. 80-132

Hội đồng Giáo hoàng về Mục vụ cho Di dân và Lữ hành

Dẫn nhập (1-2)
I. Thực trạng du lịch ngày nay (3-17)
   1. Du lịch và thời gian nhàn rỗi (4-5)
   2. Du lịch và cá nhân (6-10)
   3. Du lịch và xã hội (11-13)
   4. Du lịch và thần học (14-17)
II. Các mục tiêu mục vụ (18-30)
   1. Việc chào đón (19-21)
   2. Du lịch sống động theo đường hướng Kitô giáo (22-29)
   3. Sự hợp tác giữa Giáo hội và xã hội (30)
III. Các cơ cấu mục vụ (31-35)
   1. Hội đồng Giáo hoàng về mục vụ cho di dân và lữ hành (32)
   2. Các Hội đồng Giám mục (33)
   3. Các Giáo phận (34)
   4. Các Giáo xứ (35)
Kết luận
Nguồn: http://www.vatican.va/Rôman_curia/pontifical_councils/
migrants/documents/rc_pc_migrants_doc_20010711
_pastorale-turismo_en.html
Chuyển ngữ: Tu sĩ Tôma Nguyễn Quốc Minh Tuấn, O.P.
Tải bản PDF TẠI ĐÂY

Thứ Bảy, 20 tháng 6, 2020

VIA PULCHRITUDINIS: Con đường ưu việt để loan báo Tin Mừng và đối thoại

Thời sự Thần học - số 73, tháng 8/2016, tr. 130-182

_Hội đồng Giáo hoàng Đặc trách về Văn hóa_

Dẫn nhập
I. Thách đố mấu chốt
II. Giáo hội đề nghị một câu trả lời: Via pulchritudinis    II.1. Chấp nhận thách đố
   II.2. Làm thế nào via pulchritudinis có thể là một câu trả lời của Giáo hội?
   II.3. Via pulchritudinis, Đường dẫn tới Chân Lý và Sự Thiện
III. Những con đường của cái đẹp 
   III.1. Cái đẹp của công trình tạo dựng
      A. Thán phục trước cái đẹp của công trình tạo dựng
      B. Từ sáng tạo đến tái tạo
      C. Công trình sáng tạo, được hưởng dụng hoặc để tôn thờ
      Đề nghị mục vụ 
   III.2. Cái đẹp của nghệ thuật
      A. Cái đẹp được khơi lên bởi đức tin
      B. Học đón nhận cái đẹp của nghệ thuật
      C. Nghệ thuật thánh, công cụ rao giảng Tin Mừng và dạy giáo lý
      Đề nghị mục vụ 
   III.3. Cái đẹp của Chúa Kitô, mô mẫu và nguyên mẫu của sự thánh thiện Kitô giáo
      A. Trên đường hướng tới cái đẹp của Chúa Kitô
      B. Cái đẹp rạng ngời của Chúa Kitô và sự phản chiếu trong sự thánh thiện Kitô giáo
      C. Cái đẹp của phụng vụ
      Đề nghị mục vụ 
Kết luận
Văn kiện VIA PULCHRITUDINIS của Hội Đồng Giáo hoàng đặc trách về Văn hóa, được đăng trên website VATICAN. Bản dịch Việt ngữ của tu sĩ Trần Công Thượng, O.P. Chúng tôi không đăng ở đây, vì bản dịch khá dài (53 trang A5). Để thuận tiện cho việc đọc và lưu trữ tài liệu, quý vị có thể tải về máy tính bản PDF tại đây.