Hiển thị các bài đăng có nhãn Triết Đông. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Triết Đông. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 31 tháng 7, 2023

ĐỂ MÌNH TRỐNG RỖNG

Thời sự Thần học – Số 20, tháng 06/2000, tr. 106-111. 

_Georges Theotis_ 

Mặc dù ở những cấp độ khác nhau, tất cả các tôn giáo đều quan tâm tới sự thinh lặng. Đối với các tôn giáo độc thần, thinh lặng là một cách thức để đạt tới Thiên Chúa, nhưng đối với Phật giáo, đây lại là một mục đích tự thân. Sau đây chúng tôi xin giới thiệu vài quan niệm về sự thinh lặng trong các tôn giáo. Giáo sĩ chuyển dịch.
“Đa số các tôn giáo đều duy trì một mối liên lạc đặc biệt với sự thinh lặng”
. Nó nằm ở trung tâm của kinh nghiệm về cái thánh thiêng. Cho dù theo đường lối khác nhau, nhưng lại gặp nhau ở những cách thức để hiểu và sống sự thinh lặng. Thinh lặng được coi như “phương thuốc trị liệu để tránh xao lãng tâm trí và là dấu chỉ cho thấy người thực hành đã vượt qua tâm trí”. Bộ luật của thánh Benoit, đặt nền móng cho lối sống đan tu Kitô giáo tây phương, đã truyền phải tránh “tội hay nói”. Và trong lịch sử của lối sống đan tu này, miệng lưỡi được coi như “cánh cửa rất nguy hiểm”. Vào thời Trung cổ, tu sĩ Guillaume Peyraut, dòng Đa Minh, đã xếp tội nói tào lao thành “mối tội đầu” thứ tám. Các tu sĩ Phật giáo cũng coi việc làm chủ lời nói là “một trong những giới luật quan trọng”.

Thứ Sáu, 28 tháng 7, 2023

KHỔNG GIÁO

Thời sự Thần học – Số 20, tháng 06/2000, tr. 98-105. 

_Djénane Kareh Tager_ 

Hoà là nguyên lý chỉ đạo của Khổng giáo.
Hoà trong gia đình và trong xã hội.
Để sống hoà, phải biết tôn kính các thầy giáo, tôn kính truyền thống, phẩm trật – phẩm trật xã hội và phẩm trật trong thiên nhiên.
Khổng giáo không bàn về Thiên Chúa hay mạc khải, nhưng chỉ dạy một khoa nhân bản hướng đến việc kính trọng, ý thức luân lý, tha thứ, khoan dung và đức tính con người, lòng nhân. 
Giáo sĩ chuyển dịch
Mỗi gia đình theo đạo Khổng đều có một bàn thờ ngay giữa gian nhà chính. Trên đó đặt bài vị tổ tiên, một bàn dâng hoa quả, chén nước hay trà. Mỗi buổi sáng, trước khi bắt đầu một ngày mới, mọi thành viên trong gia đình đều đến lạy trước bàn thờ, họ chào kính các bậc tổ tiên đã khuất, và bái kính sức mạnh liên kết các thế hệ. Sau đó, đến thăm các huynh trưởng trong gia đình, thăm hỏi các ngài có nhu cầu gì không. Họ bày tỏ lòng kính trọng[1] các anh của mình, những cử chỉ đó vừa là một lối sống, vừa là một hành vi cao cả mang tính tôn giáo trong truyền thống Khổng giáo.

Thứ Ba, 25 tháng 7, 2023

THIỀN VIPASSANA (Thiền minh sát tuệ)

Thời sự Thần học – Số 20, tháng 06/2000, tr. 89-96. 

_Đặng Sơn Vô Trú_ 


Thiền, cốt lõi của tất cả tám vạn bốn ngàn pháp môn tu tập của Phật giáo đều là sự tập trung tinh thần. Mới theo hình tướng, Thiền có vẻ giống như các pháp Yoga, Khí Công,… Nhưng trong bản chất, Thiền là cái gì khác hẳn.

Sự khác biệt giữa Thiền Phật giáo và các pháp tâm linh khác thì ở ngay trong tên gọi của Phật giáo. Phật là Biết, là Thức, là Tâm. Tất cả những gì thuộc về Phật giáo đều xoay quanh và qui về và thể hiện cái Biết, cái Thức, cái Tâm. Rồi đây, trong ngôn ngữ của Phật, ta còn tìm thấy vô vàn vô số những từ để nói về bản chất và sự tu tập của Phật giáo: Phật, Tâm, Thức, Trí, Huệ, Tuệ, Minh, Giác, Ngộ, Quang, Quan, Quán, Sát, Tỉnh Thức…

Thứ Năm, 1 tháng 9, 2022

DỊCH LÝ- QUY LUẬT TIẾN HÓA DƯỚI CÁI NHÌN ĐÔNG PHƯƠNG

Thời sự Thần học - Số 2, Tháng 2/2009, tr. 58-69.

_Phaolô Nguyễn Hải Đăng_ 


Kinh Dịch-cấu hình tư duy Trung Quốc về vũ trụ luận


Kinh Dịch(易 經)là danh từ chỉ Chu dịch, là một trong tam dịch: Liên Sơn, Quy Tàng và Chu Dịch. Do vị trí đứng đầu Lục kinh của Nho gia nên được gọi là “Kinh Dịch”.

Về mặt từ nguyên, chữ “dịch” (易) hàm tích nhiều ý nghĩa khác nhau, nhưng có thể tóm kết trong bốn ngữ nghĩa chính: không thay đổi (bất dịch dã), giao hoán bổ khuyết cho nhau (giao dịch dã), biến hóa thay đổi (biến dịch dã) và dung dị mộc chân (dị giãn dã).[1]

Về cấu trúc, Kinh Dịch bao gồm hai phần chính: phần văn bản gốc (Chu dịch thượng hạ kinh – 周 易 上 下 經) và phần bình giải (Dịch truyện – 易 傳 ). Chu dịch thượng hạ kinh gồm sáu mươi bốn quẻ kèm theo lời bói. Mỗi quẻ đơn (đơn quái – 單卦) gồm ba vạch, vạch liền tượng trưng cho dương, vạch đứt tượng trưng cho âm. Sự kết hợp các quẻ đơn hình thành nên sau mươi bốn quẻ kép (trùng quái – 重 卦). Mỗi quẻ trùng quái gồm hai phần: phần trên gọi là thượng quái(上 卦), phần dưới gọi là hạ quái(下 卦)。. Thượng quái còn gọi là ngoại quái, hạ quái còn được gọi là nội quái. Nguyên tắc bói dịch là “nội vi chủ, ngoại vi khách – 内 為 主 外 為 客” (nội quái là phần trung tâm, quan trọng, ngoại quái là phần tùy phụ).

Thứ Tư, 27 tháng 4, 2022

NGUỒN CỘI PHƯƠNG NAM CỦA “ĐẠO”

Thời sự Thần học – Số 25-&26, tháng 12/2001, tr. 144-148

_Vô Trú_


Con cò bay lả bay la
Bay từ cửa biển bay qua cánh đồng


Trong chương 10 sách Trung Dung của đạo Nho, Tử Lộ hỏi thầy Khổng về “cường”: “Tử Lộ vấn cường”. Tử viết: “Nam phương chi cường dư? Bắc phương chi cường dư? Khoan nhu dĩ giáo, bất báo vô đạo: Nam phương chi cường dã, quân tử cư chi”. Cái mạnh của người phương Nam? Cái mạnh của người phương Bắc? hay cái mạnh của người? Khoan dung, êm đềm dạy dỗ, không báo thù kẻ vô đạo, ấy là cái mạnh phương Nam. Người quan tử ưa cái mạnh ấy. Ngu đeo gươm mặc giáp, chết không ngại, đó là cái mạnh phương Bắc, kẻ vũ dũng ưa cái mạnh ấy.

Như vậy, chắc chắn trong thời Xuân Thu Chiến Quốc, người ta đã biết tới hai phong thái, hai lối sống từ hai bầu khí văn hoá khác nhau: người phương Nam hiếu hoà, vui vẻ, khề khà, êm đềm, giản dị; người phương Bắc mạnh mẽ, quyết liệt, cương cường, vũ dũng.

Hai phong thái, hai lối sống ấy cũng đã trở nên hai khuynh hướng chính yếu tồn tại lau dài trong nền minh triết Trung Hoa: Nho Giáo là đạo hữu vi nhập thế để củng cố những mối nhân luân xã hội, đề cao đạo lý đức nghĩa, nghiêm cẩn, khuôn khổ và khắc khổ, trọng nam khinh nữ; Ngược lại, đạo giáo là đạo vô vi xuất thế, thay vì hướng ra đời sống xã hội thì lặng im tịch mịch hoà vào sự thăm thẳm huyền bí của thiên nhiên trời đất, thích lối sống phóng khoáng hồn nhiên, không ưa những thứ khuôn khổ giáo điều của lý trí minh bạch, nhấn mạnh thứ trực giác huyền đồng đầy nữ tính mà cảm nghiệm những lẽ huyền vi.

Thứ Năm, 28 tháng 5, 2020

THỰC TẬP “TỪ BI” TRONG ĐẠO PHẬT

Thời sự Thần học - số 71, tháng 2/2016, tr. 189-214

Đạt-lai Lạt-ma XIV

Bài viết của linh mục Giuse Trần Ngọc Thiện, O.P. tóm lược tư tưởng của Đức Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV, trong hai chương 7 và 8 của tác phẩm: An Open Heart: Practicing Compassion in Everyday Life by The Dalai Lama, edited by Nicholas Vreeland, Little, Brown and Company, Boston, 2001, tr. 89-106. Sau đây là dàn bài:
I. Khái niệm thuật ngữ
II. Lòng bi mẫn và từ bi quán trong Đạo Phật
  1. Các khía cạnh của lòng bi mẫn: cảm thông; nhận ra khổ đau của người khác; lòng từ ái
  2. Từ bi quán: lòng bi mẫn và tánh không; quán từ bi như thế nào; tâm đại bi
III. Thực hành lòng bi mẫn 

Chủ Nhật, 2 tháng 2, 2020

ĐỜI TU PHẬT GIÁO NGUYÊN THUỶ : CON ĐƯỜNG GIẢI THOÁT

Thời sự Thần học – Số 66, tháng 11/2014, tr. 166-193

Gioan Phê Ny Ngân Giang, O.P.


Dẫn nhập
  • Vấn đề về niên đại
  • Bối cảnh tôn giáo
  • Đặc điểm các nguồn văn thời kỳ đầu
I. Lý tưởng giải thoát Upaniṣad thời kỳ tiền Phật giáo
  1. Triết lý giải thoát của Upaniṣad
  2. Đời sống phạm hạnh trong Chāndogya Upaniṣad (CU)
II. Lý tưởng đời tu Phật giáo Nguyên thuỷ
  1. Đời sống phạm hạnh (brahmacarya)
  2. Việc xuất gia nói chung
  3. Thâu nhận vào Tăng đoàn
  4.  Các giai đoạn tu trì trong Phật giáo Nguyên thuỷ
III. Nền tảng của đời sống Saṃgha
  1. Tinh thần giới luật
  2. Tam học và tinh thần tu dưỡng
Kết luận

Thứ Sáu, 12 tháng 7, 2019

“TÍN 信” TRONG TƯ TƯỞNG NHO GIÁO

Thời sự Thần học - Số 62, tháng 11/2013, tr. 65-88

Trần Ngọc Thiện, O.P.

I. Khái niệm thuật ngữ: 1. Khái niệm. 2. Chữ Tín trong các kinh điển Nho giáo
II. Tín với tương quan bản thân: 1. Quân tử. 2. Học vấn và Tu thân
III. Tín trong tương quan với mọi người: 1. Bằng hữu. 2. Việc làm. 3. Chính trị
IV. Tín trong tương quan siêu việt: 1. Tri Thiên (知天). 2. Sự Thiên (事天). 3. Lạc Thiên (樂天). 4. Đồng Thiên (同天)

Thứ Hai, 8 tháng 7, 2019

MỘT SỐ ĐIỂM CƠ BẢN TRONG NIỀM TIN ẤN GIÁO

LTS : Tổng hội lần thứ 290 của Dòng Đa Minh bắt đầu hôm nay (8/7/2019), tại TGM Xuân Lộc. Đây là lần đầu tiên Tổng hội của Dòng được tổ chức tại một quốc gia in đậm dấu ấn của Khổng giáo và Phật giáo, với số Kitô hữu chỉ chiếm 8% dân số. Trong bài phỏng vấn trước thềm Tổng hội, Cha Giuse Ngô Sĩ Đình, Tổng thư ký Tổng hội cho hay: “Tổng hội lần này mang tầm quan trọng đối với toàn Dòng vì là biểu tượng cho cánh cửa mở ra với các nền văn hoá ngoài Âu châu.”

Thứ Tư, 13 tháng 6, 2018

“ĐẠO” (道) THEO QUAN ĐIỂM NHO GIÁO

Thời sự Thần học – Số 55, tháng 01/2012, tr. 187-223

Giuse Trần Ngọc Thiện O.P.

Dẫn nhập
I. Nguồn gốc và lịch sử khái niệm Đạo.
II. Những lối giải thích theo quan điểm văn hóa, triết học và tôn giáo:
  A. Giai đoạn Hình nhi hạ.
  B. Giai đoạn Hình nhi thượng.
Kết luận

Dẫn nhập


Khi bàn về triết học, dù Đông hay Tây, bao giờ con người cũng phải suy tư, khao khát tìm kiếm và đụng chạm đến vấn đề chân lý, tức tìm cho ra bản chất và quy luật của tất cả mọi hiện tượng trong vũ trụ, tức tìm ra một sự thật cuối cùng, căn bản, nền tảng, cội nguồn, bất biến, vĩnh cửu, đơn nhất, phổ quát… Đây là điều mà triết học Tây phương gọi là siêu -hình-học (hữu-thể-học hay thực-tại-luận). Trong sách Đại Học của Nho giáo, Đức Khổng cho rằng tư tưởng lớn của việc học làm người là biết Đạo, ngài nói rằng: “Đạo của cái học lớn (đại học) là: làm sáng đức sáng, đổi mới mọi người, ở yên nơi chỗ toàn thiện… Vật có gốc, ngọn; việc có đuôi, đầu. Biết trước sau, tức gần với Đạo vậy… Biết chu đáo ở tại tìm đến cùng sự vật”.[1] Phải chăng theo Đức Khổng, biết đến cùng sự vật (cách vật) là yếu tố cần thiết để có thể biết Đạo? Vậy đâu là lý do sau cùng của sự vật? Cuối cùng Đạo là gì?

Thứ Ba, 31 tháng 12, 2013

QUAN NIỆM VỀ CỨU ĐỘ THEO ANH EM PHẬT GIÁO

(Thời sự Thần học – Số 30, tr. 81 – 98)

Bài viết của Bhikkhu Seelananda, 
thuộc Trung tâm Phật học Quốc tế Paramita, Kadugannawa.

Trên thế giới, không một tôn giáo nào mà lại không nói đến sự Cứu Độ của mình. Hạn từ Cứu Độ ám chỉ đến hành động cứu thoát. Đây chính là cùng đích tối hậu trong các tôn giáo. Đó chính là hành động cứu thoát khỏi tội lỗi và những hậu quả theo đó.

Phật giáo chẳng phải là tôn giáo về sự cứu độ con người khỏi tội lỗi và những hậu quả kéo theo của tội. Hầu hết trong các tôn giáo đều nói đến sự cứu độ khỏi tội lỗi. Hạn từ tội lỗi trong tiếng Pali là Papa. Theo Phật giáo ngày nay, tội lỗi không phải là một hiện tượng vô điều kiện. Trong các Pháp Điển, căn nguyên tội lỗi là Kilesas, tham ái, đây là những uế nhược mà còn mang một danh xưng khác là lobha, có nghĩa là thèm khát hoặc ái dục, Dosha là sân hận và Moha thường được chuyển ngữ là huyễn hoặc, hư ảo. Trong khi hầu hết mọi tôn giáo đều nói đến sự cứu độ loài người khỏi tội lỗi, thì Phật giáo lại cho việc cứu độ loài người khỏi lòng tham ái.