Hiển thị các bài đăng có nhãn Đối thoại liên tôn. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Đối thoại liên tôn. Hiển thị tất cả bài đăng

Chủ Nhật, 3 tháng 9, 2023

LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG ISLAM TẠI TP. HỒ CHÍ MINH

Thời sự Thần học – Số 21 – Tháng 09/2000, tr. 103-119. 

_Châu Trần_ 
LTS: Islam giáo là tên gọi của một tôn giáo có gốc tiếng Arah là Islam, có nghĩa là phục tùng. Vì Islam được truyền bá vào Trung Hoa thông qua người Hồi, một bộ lạc sinh sống ở vùng Trung Á xưa, một người Trung Hoa gọi là đạo Hồi. Do đó, từ “Hồi Giáo” được dùng để chỉ tôn giáo này. Nhưng, thực ra ngay chính những người theo tông giáo này cũng không đồng ý với tên gọi như thế. Trong hướng đối thoại liên tôn, chúng tôi trân trọng giới thiệu nhiều kỳ một nghiên cứu xã hội học về cộng đồng Islam tại Thành Phố Hồ Chí Minh với ước mong “nối vòng tay lớn”.

Thứ Sáu, 28 tháng 7, 2023

KHỔNG GIÁO

Thời sự Thần học – Số 20, tháng 06/2000, tr. 98-105. 

_Djénane Kareh Tager_ 

Hoà là nguyên lý chỉ đạo của Khổng giáo.
Hoà trong gia đình và trong xã hội.
Để sống hoà, phải biết tôn kính các thầy giáo, tôn kính truyền thống, phẩm trật – phẩm trật xã hội và phẩm trật trong thiên nhiên.
Khổng giáo không bàn về Thiên Chúa hay mạc khải, nhưng chỉ dạy một khoa nhân bản hướng đến việc kính trọng, ý thức luân lý, tha thứ, khoan dung và đức tính con người, lòng nhân. 
Giáo sĩ chuyển dịch
Mỗi gia đình theo đạo Khổng đều có một bàn thờ ngay giữa gian nhà chính. Trên đó đặt bài vị tổ tiên, một bàn dâng hoa quả, chén nước hay trà. Mỗi buổi sáng, trước khi bắt đầu một ngày mới, mọi thành viên trong gia đình đều đến lạy trước bàn thờ, họ chào kính các bậc tổ tiên đã khuất, và bái kính sức mạnh liên kết các thế hệ. Sau đó, đến thăm các huynh trưởng trong gia đình, thăm hỏi các ngài có nhu cầu gì không. Họ bày tỏ lòng kính trọng[1] các anh của mình, những cử chỉ đó vừa là một lối sống, vừa là một hành vi cao cả mang tính tôn giáo trong truyền thống Khổng giáo.

Chủ Nhật, 16 tháng 7, 2023

VĂN KIỆN TÌNH HUYNH ĐỆ NHÂN LOẠI KÝ TẠI ABU DHABI

Thời sự Thần học - Số 91, Tháng 2 Năm 2021, tr. 161-181.

_Felix Körner, S.J._

Bài này giới thiệu văn kiện được ký kết giữa ĐTC Phanxicô và Đại Imam al-Tayyeb về tình huynh đệ. Sau khi ôn lại hoàn cảnh ra đời của văn kiện, tác giả, một linh mục Dòng Tên, giáo sư thần học tín lý tại đại học Gregoriana Roma, tóm lược nội dung, và cách riêng trả lời cho những vấn nạn được nêu lên liên quan đến thần học các tôn giáo. Nguồn: Fratellanza umana. Una riflessione sul Documento di Abu Dhabi in: Civiltà Cattolica, Quaderno 4054 (8 Maggio 2019) pag. 313 – 327.

Thứ Bảy, 21 tháng 5, 2022

BẢN THỂ “LỜI” TRONG SỰ ĐỐI CHIẾU VỚI VŨ TRỤ LUẬN ĐÔNG PHƯƠNG

Thời sự Thần học – Số 4, tháng 9/2008, tr. 28-45.

_Phaolô Nguyễn Hải Đăng, O.P._ 


“Lúc khởi đầu đã có Ngôi Lời. Ngôi Lời vẫn hướng về Thiên Chúa, và Ngôi Lời là Thiên Chúa. Nhờ Ngôi Lời, vạn vật được tạo thành, và không có Người thì chẳng có gì được tạo thành.”[1] Ngôi Lời là nguyên ủy sáng tạo và cũng là cứu cánh kiện toàn. Ngôi Lời đã khai mở lịch sử với công cuộc sáng tạo con người và thế giới (x. St 1, 3.6). Chính Ngôi Lời đã “hóa thân”, trở nên trọng tâm lịch sử cứu độ bằng mầu nhiệm Nhập Thể của Đức Giêsu-Kitô (x. Ga 1,14). Và cũng chính Ngôi Lời là dấu chỉ hy vọng về sự hiệp nhất mọi thực tại trong ngày Thiên Chúa quang lâm hoàn tất lịch sử con người (x. Kh 22,20). “Ngôi Lời” (Logos) trong hàm nghĩa của thánh sử Gioan hướng đến một thực tại mang tính ngôi vị cụ thể là Đức Giêsu-Kitô nhưng không hoàn toàn tách biệt khỏi sự hiệp nhất nội tại giữa Thiên Chúa Cha và Chúa Thánh Thần.

Thứ Tư, 18 tháng 5, 2022

TÁNH KHÔNG (SUNYATA) PHẬT GIÁO – QUAN NIỆM “NHẬP THỂ” TRONG TRIẾT GIÁO ĐÔNG PHƯƠNG

Thời sự Thần học – Số 5, tháng 12/2008, tr. 72-89

_Phaolô Nguyễn Hải Đăng_ 

Không ngờ tự tánh vốn tự thanh tịnh
Không ngờ tự tánh vốn chẳng sanh diệt
Không ngờ tự tánh vốn tự tròn đầy
Không ngờ tự tánh vốn không lay động
Không ngờ tự tánh năng sanh các pháp.
(Kinh Pháp Bảo Đàn)
Tự tánh[3] hay bản thể uyên nguyên, Chân Tâm Tuyệt Đối[4] vốn hiện hữu nội tại, bất sinh bất diệt[5] trong mỗi con người. Trong kinh Lăng Nghiêm, Đức Phật đã chỉ rõ thật tướng của mọi pháp trần gian chỉ là vô thường,[6] duyên sinh giả hợp[7]…tất cả những cái thấy, biết dựa vào lục căn[8] và lục trần[9] chỉ là những danh xưng mang tính khái niệm. Vì vậy bám chấp là vô minh. Dừng lại là mê lầm. Phải vượt qua, vượt qua “Yết đế, Yết đế! Ba la yết đế! Ba la tăng yết đế…”, vượt qua những tri kiến mê lầm về thực tại như những thể tánh cố hữu để trở về với chính mình, tìm lại “Phật Tánh” hiện hữu cách nội tại nơi mỗi con người.

Chủ Nhật, 15 tháng 5, 2022

ĐẠO TỪ BI

Thời sự Thần học – Số 1, tháng 3/2009, tr. 161-171

_Giuse Văn Hoà & Phaolô Chu Vũ_


Đức Phật nhận xét cuộc đời là bể khổ đau. Khi trải nghiệm cuộc đời, không ít người cũng đã từng thốt lên: đời là vũng đầy nước mắt. Tất cả chúng sinh chung chia với nhau những cảnh phiền muộn của cuộc hiện sinh. Khao khát tìm một con đường giải thoát chúng sinh khỏi bể khổ đau, Đức Phật đã giác ngộ. Người ban truyền “Tứ Diệu Đế”, như một nẻo đường giúp những ai muốn thoát cảnh khổ đau tu luyện mà đạt đạo giác ngộ. Song, nào mấy ai đã đi trọn con đường “tự độ” khổ hạnh của Tứ Diệu Đế? Con đường ấy dường như đóng lại trước phần lớn chúng sinh là những kẻ còn đang phải trăm mối tơ vò với cuộc mưu sinh.

Thứ Sáu, 13 tháng 5, 2022

LINH ĐẠO THIỀN PHẬT GIÁO VÀ LINH ĐẠO KITÔ GIÁO

Thời sự Thần học – Số 1, tháng 3/2009, tr. 156-160

_Paul Renaud, M.E.P._

Cha Paul Renaud sinh ngày 5/3/1934 tại Malbuisson (Doubs), chịu chức linh mục ngày 21/12/1961. Cha đang coi sóc giáo xứ Ninomiya thuộc tỉnh Kanagawa. Nguyên tác : “Spiritualité Bouddhiste Zen et Spiritualité Chrétienne”, đăng trong tạp chí Missions Étrangères de Paris, no 435 janvier 2009, p. 31-34. Giuse Hoàng Văn Hòa, O.P. chuyển ngữ.
Từ kinh nghiệm thiền và từ những gì mà kinh nghiệm này mang lại, tôi nhận thấy có những khía cạnh của Phật giáo thực sự cần được triển khai bằng những ví dụ cụ thể. Với vài dòng dưới đây, tôi xin trình bày một lối tiếp cận đầu tiên.

Tôi đến Nhật Bản vào ngày 21/9/1962, ngay trước khi khai mạc Công đồng Vaticanô II. Trong Công đồng này, Giáo hội long trọng mở đầu với việc bàn về những tương quan với các tôn giáo ngoài Kitô giáo (Tuyên ngôn Nostra Aetate). Sau nhiều năm nghiên cứu ngôn ngữ và truyền giáo tại giáo xứ, tôi bắt đầu quan tâm đến vấn đề đối thoại với Phật giáo và hiểu nhiều hơn về văn hoá Nhật Bản. Làm sao để bắt đầu tiếp xúc với Phật giáo tại Nhật Bản một cách cụ thể và hiệu quả? Làm sao để tạo một sự liên hệ với nền văn hoá cổ xưa của Nhật Bản vẫn còn sống động này?

Thứ Năm, 21 tháng 4, 2022

VĂN HÓA ĐỐI THOẠI

Những chỉ dẫn về việc đối thoại với người khác tôn giáo và ý thức hệ

Thời sự Thần học – Số 21 – Tháng 09/2000, tr. 17-40.

LTS: Đối thoại khởi đầu bằng việc một người quyết định cởi mở với một người khác truyền thống tôn giáo. Ở nhiều nơi, những khởi điểm nho nhỏ đã làm gia tăng những cộng đồng xây dựng được mối dây liên kết gắn bó vượt qua cả những rào cản về tôn giáo.
Dưới đây là Những chỉ dẫn về việc đối thoại với người khác tôn giáo và ý thức hệ (Guidelines on Dialogue with people of Living Faiths and Ideologies) của Hội đồng Thế giới các Giáo hội (HĐTGCGH) xuất bản lần đầu năm 1979. Gần 20 năm sau, bản văn này vẫn còn nguyên giá trị và được nhiều người đón nhận.
Chúng tôi hy vọng rằng Những Chỉ dẫn này sẽ khích lệ bạn theo đuổi việc đối thoại với các niềm tin khác, và bạn sẽ là thành phần của nhóm người gia tăng không ngừng đang dấn thân xây dựng nền văn hóa đối thoại trong một thế giới bị phân rẽ sâu sắc. 

Thứ Ba, 12 tháng 4, 2022

HƯỚNG TỚI MỘT LỐI GIẢI THÍCH MỚI CHO KINH CORAN TRÊN QUÊ HƯƠNG ISLAM

Thời sự Thần học – Số 25-&26, tháng 12/2001, tr. 78-107

_Linh Nguyễn_

(Theo Robert Casparr, “Toward the New Interpretation of The Coran in Islam Countries”)
 
Thế giới Islam hiện đang trên đường tiến hóa. Những đòi hỏi tất yếu để phát triển đang khơi dậy một phong trào suy tư nhằm biến Islam thành một tôn giáo thích ứng với những nhu cầu của thế giới hiện đại. Sau khi chế độ thực dân bị sụp đổ, bản hiến pháp của các quốc gia độc lập đã thiết định những pháp chế và những lối sống họa theo văn minh Tây phương. Tất cả hoạt động kiến tạo nên một xã hội hiện đại đó thường vấp phải những chướng ngại thuộc phạm vi tôn giáo. Không những vấp phải những phản kháng của một thứ Islam truyền thống, bị đông cứng qua bao thế kỷ bảo thủ, được trình bày do một thiểu số những tu sĩ ưu tú truyền thống, những vị “giáo trưởng” của các Đại giáo đường Islam, những người chiếm được nhiều ảnh hưởng trong dân chúng. Nhưng còn vấp phải chính bản văn kinh Coran nếu theo sát mặt chữ. Thí dụ như có những luật đang có khuynh hướng khơi dậy quyền nam nữ bình đẳng, theo tinh thần tuyên ngôn của Hội đồng Liên hiệp quốc năm 1969, trong khi kinh Coran, một mặt cho phép đàn ông Islam được phép lấy vợ thuộc Kitô giáo hay Do thái giáo nhưng lại cấm người phụ nữ Islam kết hôn với người khác đạo (Coran 5,5; 60,10). Đời sống lứa đôi hiện nay đặt căn bản trên luật nhất phu nhất phụ trong khi kinh Coran lại cho phép đa thê (C.4,3). Luật ăn chay vào tháng Ramadan như thấy trong kinh Coran (C. 2,183-187) hình như khó lòng dung hợp với nhịp sống sinh hoạt của đời sống hiện đại cũng như nhu cầu dành hết thời giờ cho công việc… Vậy mà kinh Coran lại là nền tảng thiết yếu và là vật duy nhất không được phép” thay đổi của Islam trong mọi thời. Những nguồn khác như Hadith, Imac, Ra’y còn có thể luôn bị bàn cãi và giải thích lại. Nhưng đối với bản văn kinh Coran thì không thể, Islam là một đạo “Sách thánh” (religion du Livere) còn hơn cả Kitô giáo trong khi chính Kitô giáo lại bị Islam coi là đạo “Sách thánh” mà đúng ra, Kitô giáo là “Đạo của một Ngôi vị”, Đức Giêsu Kitô.

Thứ Bảy, 9 tháng 4, 2022

MẠC KHẢI VÀ NIỀM TIN TRONG PHẬT GIÁO

Thời sự Thần học – Số 25-&26, tháng 12/2001, tr. 57-77

_Anh Phong_

(Theo J.MASSON, “Revelation and Beliet in Buddhism”)

Nhập đề


Với tựa đề như trên hẳn sẽ gây cho bạn sửng sốt, và tất nhiên có thể dẫn đến phản ứng sau: “Theo nghĩa chặt, Phật giáo không phải là một tôn giáo, làm thế nào nó có mạc khải được? Lại nữa, theo Phật giáo, ơn cứu độ mỗi người là do cá nhân họ đảm nhận, tại sao còn cần đến mạc khải làm gì? Những phản ứng như thế không phải là không có đâu.

Thứ Năm, 10 tháng 2, 2022

QUAN NIỆM CỨU ĐỘ CỦA PHẬT GIÁO VÀ KITÔ GIÁO

Thời sự Thần học – Số 1, tháng 3/2010, tr. 93-107.

_Thanh Nhơn_


Tôn giáo nào cũng quan niệm về cứu độ cho riêng tôn giáo mình, cũng như có nhiều điểm giống và khác nhau. Sự khác biệt làm cho thêm phong phú lẫn nhau hơn là đối kháng nhau, tuy vẫn biết hòa hợp tất cả là một điều không dễ dàng gì. Bài này cố gắng trình bày quan niệm cứu độ của Phật giáo và Kitô giáo nhằm hướng tới việc thu nhỏ dần khoảng cách giữa hai tôn giáo chính tại Việt Nam

1. Cứu độ trong Phật giáo

1.1. Ý niệm về cứu độ trong Phật giáo

Phật giáo quan niệm rằng đời là bể khổ, con người không thể thoát khỏi cảnh khổ đau. Những khổ đau, bệnh tật, chết chóc… là những quy luật hiển nhiên mà ai cũng phải trải qua, không một ai có thể tránh khỏi.

Có nhiều cái khổ xảy đến với con người. Có những cái khổ mà ai ai cũng phải trải qua như: sinh, lão, bệnh, tử. Có những cái khổ do chính con người tạo ra như: chiến tranh, cướp bóc… Tất cả những nỗi khổ này làm cho con người sống trong lo âu, mất hạnh phúc. Hơn nữa, con người còn phải trải qua luật nghiệp báo, luật luân hồi. Bất cứ một hành động nào của chúng ta dù to hay nhỏ, dù tốt hay xấu thì đều có báo ứng là được thưởng hay bị phạt. Vì luật nghiệp báo chi phối nên hiện giờ ta phải trả giá cho những việc đã làm trong quá khứ, và tương lai sẽ phải trả giá cho những việc ta đang làm bây giờ. Vì thế, tất cả những ai chưa được giải thoát khỏi dục vọng, lòng ham muốn thì vẫn bị luật nghiệp báo điều khiển. Bởi vì, họ vẫn nghĩ, làm và nói theo những xúc động của tình cảm.

Ngoài ra, con người còn bị chi phối bởi quy luật luân hồi. Theo triết lý Ấn Độ, con người phiêu bạt vô định như cánh bèo trôi trên dòng nước không phải do tự động, nhưng vì bị lôi cuốn, bị hấp dẫn bởi những đối tượng của giác quan, bởi dục vọng tham lam những khoái lạc do sự vật bên ngoài gây nên. Do đó, sự chết nơi con người không phải là hết mà là chấm dứt đời người, là một sự chuyển đổi. Sự sống đời này (hiện nghiệp) vừa là kết quả của đời sống quá khứ (túc nghiệp), vừa là nguyên nhân cho kiếp sau. Đời sau này vừa là kết quả của đời hiện tại, vừa là nguyên nhân cho đời kế tiếp; tất cả cứ như vậy chạy quanh không ngừng. Cũng theo giáo lý này, con người có thể tái sinh ở rất nhiều kiếp khác nhau: kiếp thần thánh, kiếp người khác, kiếp quỷ hay kiếp súc vật. Vì thế, đời sống của con người mai sau hoàn toàn lệ thuộc vào đời sống ở kiếp này. Kiếp này ta làm nhiều việc thiện thì kiếp sau sẽ được đầu thai ở kiếp tốt như thần thánh hay con người còn ngược lại, con người làm nhiều điều xấu sẽ bị đầu thai ở kiếp quỷ hoặc súc vật. Nếu ai ở đời này tu tập đạt đến bậc giác ngộ thì kiếp sau sẽ được đạt đến niết bàn và trở thành Phật.

Vì ý thức rằng đời là bể khổ và con người luôn phải trầm luân trong bể nên con người phải tìm cách để thoát ra khỏi cảnh khổ ải đó. Theo Phật giáo, sự giải thoát là chính bản thân mình tự giải thoát cho mình, nhờ vào sự tập luyện để đạt tới Niết Bàn, chứ không cậy dựa vào bất kỳ một ai hay một thể lực thần linh nào khác. Tuy nhiên, phần đông phật tử vẫn tin vào vai trò cứu độ của Đức Phật. Họ vẫn nghĩ rằng. Đức Phật luôn hiện diện như một vị thần để giúp đỡ, ban phát cho họ những ơn lành và ban cho họ được hạnh phúc. Vì thế, họ đến chùa với tâm tình vái lạy, cầu xin Đức Phật ban cho họ những điều họ mong muốn.

Trong niềm tin của người Phật tử vẫn tin có giải thoát (cứu độ), nhưng để được giải thoát thì chính con người phải nỗ lực bằng khả năng và sức lực của mình. Do đó, khái niệm cứu độ của Phật giáo là con người tự giải thoát chính mình, con người quy hướng về mình chứ không hướng đến hay cần một sự trợ giúp của đấng bậc thần linh hay một vị cứu tinh nào khác.

Như vậy, Phật giáo là Đạo đi tìm sự giải thoát cho con người. Đức Phật đã đưa con người tự lên đường để giải thoát chính mình. Con người tự phá đổ tất cả mọi hàng rào, mọi vướng bận ngăn cản con người đi đến tự do. Con người lên đường tìm sự tự do và giải thoát cũng chính là đi tìm chân lý. Đạo Phật là đưa chúng sanh đến cuộc sống an lạc giải thoát, đó cũng là nhu cầu tất yếu và là khát vọng thâm sâu của nhân loại ở mọi nơi và mọi thời.

1.2. Con đường dẫn tới cứu độ

Mục đích các Pháp môn tu tập của Phật giáo là giải thoát, tức là thoát khổ, là được hạnh phúc. Muốn được giải thoát, con người phải diệt trừ những nguyên nhân gây ra đau khổ, tức là những lối sống xấu xa độc ác, nhất là sự dốt nát, và tích cực làm những điều tốt, ích lợi cho mình và tha nhân, trở nên người tốt, hoàn hảo.

Đức Phật đã rao giảng về những chân lý dẫn con người đến con đường giải thoát để đạt tới Niết Bàn. “Tứ Diệu Đế” là bốn chân lý huyền diệu mà Phật Thích Ca cảm nghiệm được khi giác ngộ. Đây là những chân lý nền tảng, là tinh hoa, là đặc điểm chính của Phật giáo. Trong Tứ Diệu Đế, Đạo Đế được coi là con đường cứu độ. Đạo đế là con đường “Bát chánh” quy về ba mục chính: Giới, Định, Huệ.

Giới: giới là tự giác sống có kỷ luật. Đúng hơn, giới là việc thực hiện một lối sống lành mạnh, giản dị trong sáng, về thân, về khẩu, về ý. Như vậy, giới có thể coi là điều kiện để có thể tự quán sát tâm. Chắc chắn chúng ta không thể quán sát tự tâm khi sống kiểu phóng túng hỗn loạn, nói năng đủ thứ ồn ào, và để cho tâm ý hướng về trăm chuyện lung tung. Tuy nhiên, giới chỉ là điều kiện chứ không phải bản chất của việc quán sát, tỉnh thức.

Huệ: nhìn nhận, hiểu biết vạn sự đúng với thực tại của chúng, để hiểu biết được thì phải thông hiểu giáo lý của Đức Phật khi đã biết thực tính của vạn sự, thì tư tưởng ta không dính bén gì đến những cái vô thường.

Định: trước tiên không cho nội tâm bị vẩn đục bởi những tư tưởng xấu xa, rồi tu luyện tâm thần bằng mọi phương pháp, qua các giai đoạn:

- Sơ thiền: xua đuổi mọi đam mê, ước muốn xấu

- Nhị thiền: tâm tư không còn hành động ngoài ý muốn, và được tập trung lại, tuy nhiên cảm giác sướng vui hạnh phúc vẫn còn.

- Tam thiền: Cảm giác vui mất đi nhưng hạnh phúc vẫn còn

- Tứ thiền: tất cả mọi cảm giác đều biến hết, người ta không còn ý thức gì về vui buồn nữa.

Tất cả những phương pháp trên đều có mục đích khử trừ, diệt tận mọi dục vọng đam mê, để đạt tới trạng thái thuần tịnh. Như vậy, Bát Chánh Đạo có thể được xem như là một nền đạo đức học thực nghiệm của Phật giáo, dùng để huấn luyện đức tính của con người trở nên cao đẹp hơn, đồng thời cũng là một con đường tôn giáo đưa con người đến “Chánh Giác, tức Phật Cảnh”.

2. Cứu độ trong Kitô giáo

2.1. Ý niệm về cứu độ

Như chúng ta đã thấy, trọng tâm của đạo Thiên Chúa là nhằm biểu lộ tình thương vô hạn của Đấng Tạo Hóa, đã tạo dựng và muốn cứu độ con người tội lỗi, đau khổ. Vì thế, Kitô giáo dùng nhiều danh từ như: cứu độ, cứu chuộc, giải thoát để diễn tả về ý niệm cứu độ.

Chữ cứu độ được dịch từ chữ Salvation, có nghĩa là người chữa bệnh hay là người cứu giúp. Như thế, cứu độ bao hàm một tình trạng suy đồi và nay được sửa lại nguyên vẹn như xưa, nhờ sự giúp đỡ, cứu vớt của một vị cứu tinh đã ra tay cứu nhân độ thế. Theo quan niệm cứu độ này thì con người không thể tự cứu lấy mình được, mà phải nhờ đến một Đấng Cứu Thế giúp đỡ.

Một danh từ khác được sử dụng là “cứu chuộc”. Danh từ cứu chuộc bao hàm ý nghĩa lỗi lầm như tội nguyên tổ và tội cá nhân, loài người không thể tự chuộc lại lỗi lầm lớn lao đó, vì đã dám từ chối lòng yêu thương vô hạn của Chúa. Vì thế, chỉ có Thiên Chúa tự ý ra tay cứu chuộc bằng Thập giá của Chúa Giêsu Kitô mà con người được giải thoát. Lòng thương xót vô hạn của Chúa luôn muốn cứu độ nhân loại đã được thể hiện trong lịch sử, nhờ biến cố giáng thế làm người và chịu nạn chịu chết của Con Thiên Chúa là Đức Giêsu Kitô.

Tiếp đến là danh từ “giải thoát hay giải phóng”, danh từ này được dịch từ chữ Latinh: liberare, liber có nghĩa là làm cho tự do. Theo nguyên tự, chữ này chỉ việc cứu vớt những người nô lệ và tù nhân khỏi cảnh giam cầm để hưởng tự do. Theo nghĩa rộng, giải thoát là một tình trạng bị áp bức đè nén, con người được vùng lên bẻ gãy mọi xiềng xích trói buộc, cản trở để tiến tới tự do phát triển. Như vậy, theo nghĩa tôn giáo, giải thoát chính là cứu vớt nhân loại khỏi ách nô lệ tội lỗi, ma quỷ, hỏa ngục… để giúp tâm trí con người tìm ra ánh sáng chân lý, và phát triển nhân phẩm đến bậc thiện toàn.

Tóm lại, tất cả những danh từ trên đều diễn tả rằng: con người chúng ta không thể tự mình giải thoát được khổ nơi mình mà phải cậy dựa vào lòng thương xót của Chúa. Chỉ có Thiên Chúa mới giải thoát con người khỏi cảnh nô lệ cho tội lỗi. Con người chỉ khi cộng tác và đón nhận hồng ân của Chúa thì được cứu độ.

2.2. Sự cần thiết của Công cuộc Chuộc tội

Theo Đạo Thiên Chúa, tội là một hành vi, một quyết định tự do của con người chống lại lề luật của Chúa, từ chối không chấp nhận “Thiên Ân” do tình thương của Chúa. Đây là một trọng tội vì là một hành động quyết liệt đối với Thánh ý Chúa. Sau khi con người phạm tội, Thiên Chúa vẫn tự ý ban hồng ân siêu nhiên để siêu hóa và tha thứ cho nhân loại. Thiên Chúa muốn ban hồng ân cho mọi người, mọi nơi, mọi lúc, những ân sủng đó phải lệ thuộc vào biến cố lịch sử là Chúa Giêsu Nhập Thể và vào Hội Thánh như “Nhiệm Thể Chúa Kitô”. Do đó, chỉ nhờ đời sống và sự chết của Chúa Giêsu Kitô mà nhân loại được chuộc tội, và hy vọng được hưởng hạnh phúc trường sinh. Vì thế, thập giá Chúa Kitô trước sau luôn là căn nguyên của việc chuộc tội cho thiên hạ.

Tuy nhiên, con người muốn được cứu độ thì phải kết hợp với hồng ân của Chúa. Thật vậy, hồng ân của Chúa ban cho con người cách nhưng không. Tội lỗi con người thì nặng vô cùng, con người không thể tự cứu lấy mình được vì bản tính hữu hạn của con người, vì tính chất và sự cần thiết của việc cứu độ thì cao sâu vô cùng. Do đó, con người phải hợp tác với hồng ân của Chúa. Tuy nhiên, sự hợp tác này là cần thiết nhưng không phải là yếu tính của việc chuộc tội. Tức là, ta phải làm sao để có thể đền tội ta một cách cân xứng thì ta sẽ được Chúa tha tội và ban cho Phúc Trường Sinh.

Vì thế, ơn cứu độ của Thiên Chúa là rất cần thiết. Nếu không có ơn cứu độ của Chúa thì con người luôn phải sống trong tình trạng tội lỗi. Bởi vì, con người đã đánh mất sự tự do nơi mình, mất sự tương quan thân tình với Thiên Chúa, vì đã phạm tội kiêu ngạo không phục tùng. Thế nên, con người không thể tự cứu lấy mình khỏi tình trạng tội lỗi của mình. Do đó, con người phải cậy dựa vào công nghiệp cứu chuộc nơi Thiên Chúa để được giải thoát.

2.3. Đức Giêsu Kitô hoàn tất công trình cứu độ

Như trên đã trình bày, ơn cứu độ hoàn toàn xuất phát từ Thiên Chúa và do ý định của Thiên Chúa. Chính vì thế Đức Giêsu Kitô là Ngôi Hai Thiên Chúa đã xuống thế làm người, sống thân phận con người như bao con người bình thường khác. Người đã hoàn toàn vâng phục Thánh ý của Thiên Chúa Cha: Ngài đã vâng phục đến nỗi bằng lòng chịu chết và chết trên Thập giá. Chính sự chết và phục sinh của Đức Giêsu là nguồn ơn cứu độ cho nhân loại.

Thứ Sáu, 10 tháng 4, 2020

NĂM MƯƠI NĂM ĐỐI THOẠI LIÊN TÔN

Thời sự Thần học - Số 65, tháng 08/2014, tr. 179-199

__Tấn Anh__

Bài viết nhìn lại những hoạt động nổi bật của Hội đồng Tòa thánh đặc trách đối thoại liên tôn, được thành lập cách đây 50 năm, và giới thiệu văn kiện vừa phát hành “Đối thoại trong chân lý và bác ái”.
Vào lễ Chúa Thánh Thần Hiện xuống năm 1964, đức thánh cha Phaolô VI đã thiết lập “Văn phòng dành cho những người ngoài Kitô giáo” (Secretariatus pro non christianis). Từ năm 1988, cơ quan này được đổi tên là “Hội đồng Tòa thánh đặc trách đối thoại liên tôn” (Pontificium Consilium pro dialogo inter religiones). Để kỷ niệm 50 năm thành lập, một hội nghị đã được tổ chức tại Rôma vào hồi tháng 5 năm nay. Vào dịp này, đức thánh cha Phanxicô đã gửi một sứ điệp (thay vì một buổi tiếp kiến, bởi vì ngài đang chuẩn bị chuyến hành hương sang Đất thánh, nơi mà ngài cũng gặp các đại biểu của đạo Do thái và đạo Islam), và đặc biệt, Hội đồng đã phát hành văn kiện “Đối thoại trong chân lý và bác ái” (Dialogue in Truth and Charity).

Thứ Năm, 12 tháng 3, 2015

ĐỐI THOẠI VÀ CHÂN LÝ

Thời sự Thần học - Số 23, tháng 3/2001, tr.

Donald J. Goergen, O.P.

Tham luận tại Hội nghị Đối thoại Liên tôn,
Tổ chức tại Bangkok, từ ngày 7 đến ngày 12/02/2001.

Mới hơn một năm trước, Kitô hữu Công giáo chúng ta còn đang chuẩn bị cử hành Năm Toàn Xá và bắt đầu một thiên niên kỷ mới. Đôi lúc tôi tự hỏi Giáo hội sẽ ở chỗ nào khi khởi đầu ngàn năm tới đây. Nhìn lại một ngàn năm trước, không riêng Giáo hội, mà cả những giáo huấn của Giáo hội cũng có vẻ như khác hẳn. Sự chia cắt dứt khoát giữa Đông và Tây đã không xảy ra. Không có Thomas Aquinas. Giáo hội thậm chí còn tập trung vào châu Âu hơn cả ngày nay. Các miền truyền giáo ở Mỹ châu, Phi châu và Á châu vẫn còn là một tương lai chưa được biết đến. Không có học thuyết Kinh Viện, không có Thệ Phản, không có Công đồng Trent.
Các đại diện tôn giáo cùng cầu nguyện cho hoà bình, tại Assisi
Một hình thức đối thoại liên tôn

Thứ Ba, 14 tháng 8, 2012

THỜI SỰ THẦN HỌC – SỐ 55, THÁNG 01/2012

CHỦ ĐỀ: FIDES QUAERENS DIALOGUM - ĐỨC TIN TÌM KIẾM ĐỐI THOẠI

LỜI GIỚI THIỆU


Thời sự thần học lần này được phát hành nhân dịp mừng lễ thánh Tôma Aquinô, bổn mạng của Trung Tâm Học vấn. Chúng tôi muốn lợi dụng cơ hội để trình bày tư tưởng của ngài, đặc biệt trong lãnh vực đối thoại.

I. Thánh Tôma Aquino


1. Mở đầu là ba bài Giáo huấn của đức thánh cha Bênêđictô XVI giới thiệu thánh Tôma trong loạt những bài huấn dụ ngày thứ tư hằng tuần dành cho các nhà thần học thời Trung cổ. Bài thứ nhất (ngày 2/6/2010) lượt qua tiểu sử của vị Tiến sĩ thiên thần. Bài thứ hai (ngày 16/6) đi sâu vào một điểm nổi bật trong tư tưởng của ngài, đó là quan điểm về tương quan giữa đức tin và lý trí. Vấn đề này được phân tích không những trong bối cảnh của thế kỷ XIII nhưng còn trong bối cảnh của thời đại hôm nay, cách riêng là trong lãnh vực luân lý. Bài thứ ba (ngày 23/6) rảo qua nội dung tác phẩm quan trọng của ngài, đó là bộ “Tổng luận thần học”.

2. Trực giác căn bản trong học thuyết thánh Tôma, theo linh mục Nguyễn Trọng Viễn, là tìm cách “hoà hợp” giữa những thực tại xem ra đối chọi. Linh mục Nguyễn Hữu Nghị trình bày một khía cạnh cụ thể, đó là “Tương quan giữa tự nhiên (nature) và ân sủng (grâce)”. “Luật tự nhiên (loi naturelle) và đối thoại văn hoa” là đề tài nghiên cứu linh mục Phan Tấn Thành dựa theo một văn kiện của Uỷ Ban Thần học Quốc tế năm 2008. Hướng đi “đối thoại” được tiếp tục đào sâu trong loạt bài kế tiếp, áp dụng vào tư tưởng Đông phương.

II. Đối thoại


Chủ đề “đối thoại” đã được chọn làm “chiến lược” của Liên hiệp các Hội đồng Giám mục Á châu (FABC): đối thoại với các nền văn hóa, đối thoại với các tôn giáo, đối thoại với những người nghèo. Vào ngày 19-23/11/2012, Đại Hội lần thứ X của Liên hiệp sẽ được tổ chức tại Việt Nam, trùng vào kỷ niệm 40 năm Đức Phaolô VI phê chuẩn Quy chế của Liên hiệp (16/11/1972). Phương pháp thần học của FABC được phân tích trong bài nghiên cứu của Tiến sĩ Nguyễn Văn Hải.

Những bài kế tiếp tìm hiểu vài nỗ lực đối thoại giữa Kitô giáo với tư tưởng Đông phương: “Thánh” - “Đạo” - “Lời” là những từ ngữ khá quen thuộc đối với chúng ta; tuy nhiên trong tư tưởng Á Đông, ba từ này không những ám chỉ các hiện tượng tôn giáo, nhưng còn bao hàm Thực Tại tuyệt đối và có thể áp dụng cho chính Đức Kitô và hơn thế nữa cho Thiên Chúa Ba ngôi.

- Jonathan Fan Yun Ka đề nghị trình bày Đức Giêsu như “vị Thánh chịu đóng đinh và phục sinh”.

- Trần ngọc Thiện cho thấy rằng từ Đạo trong Nho học mang ít nhất là ba nghĩa: a) quy tắc luân lý; b) lời giảng dạy chân lý; c) nguyên lý phát sinh muôn loài. Khuôn khổ bài viết không cho phép đi sâu hơn vào việc đã đối chiếu với Logos, chẳng hạn như Christ the Eternal Tao (của Hieromonk Damascene, Valaam Books, 1999).

- Từ cái nhìn của Thiền, Shigeto Oshida phân tích những khía cạnh của Lời: Lời ý tưởng (Word-Idea), Lời biến cố (Word-Event), Lời gặp gỡ và Lời Thiên Chúa (Word-Encounter, Word God). Những ý nghĩa này có liên quan không nhỏ khi bàn đến việc Loan báo Tin Mừng và Hội nhập văn hóa.

Sau cùng, cũng nằm trong chiều hướng đối thoại và trao đổi giữa các Học viện và Chủng viện, mục “Giới thiệu sách” lần này được dành cho các giáo trình Triết học và Thần học đang được sử dụng tại Trung Tâm Học vấn.

Đây là số báo đầu tiên của năm 2012. Nhiều biến cố được dự phóng cho năm nay: ngoài Đại Hội FABC vừa kể, chúng ta không quên nhắc đến khóa họp Thượng hội đồng Giám mục thế giới vào tháng 10, bàn về việc “Loan báo Tin Mừng cách mới mẻ” trùng với kỷ niệm 50 năm khai mạc công đồng Vaticanô II (11/10/1962), đồng thời cũng mở đầu cho Năm Đức Tin. Hy vọng đó là những chủ đề gợi hứng cho những sáng tác của quý giáo sư và độc giả dành cho Thời sự Thần học.

TRONG SỐ NÀY