Hiển thị các bài đăng có nhãn Đời sống tâm linh. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Đời sống tâm linh. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 4 tháng 10, 2022

THẦN HỌC VỀ NIỀM VUI

Thời sự Thần học – Số 44, Tháng 6/2006, tr. 89-108.

LTS: Bài này đã được đăng trên Nội san Giao Lưu của Trung tâm Học vấn Đa Minh,
số 11 (2005) trang 291-311.

_Phan Tấn Thành 🙋


Trong Việt ngữ, có câu ví “vui như Tết”; còn bên Âu châu, thì có câu ví “thảm sầu như mùa chay”. Thứ tư lễ Tro bắt đầu Mùa chay. Người đạo đức phải sống nghiêm trang, khắc khổ nhiệm nhặt; hay nói khác đi, kể từ Mùa chay trở đi, người Kitô hữu mới thực sự có cơ hội để sống đạo nghiêm túc!

Chúng ta hãy tìm hiểu xem: phải chăng sứ điệp của Kitô giáo chỉ gồm có sự sám hối đền tội, thập giá đau khổ? phải chăng Kitô giáo chỉ thấy cuộc đời này như là bể khổ, như vũng nước mắt? Có thể có sự vui mừng đích thực ở đời này không, hay là ta phải chờ mãi tơi đời sau trên thiên đàng mới hưởng được niềm vui?

Thứ Hai, 15 tháng 8, 2022

THỜI SỰ THẦN HỌC - SỐ 97, THÁNG 8/2022

CHỦ ĐỀ: NGÔN SỨ 

_LỜI GIỚI THIỆU_


Hai số báo 95 và 96 đã giúp chúng ta nhìn lại các sách Khôn ngoan trong Kinh thánh. Số này tiếp tục với các sách Ngôn sứ. Khác một điều là các bài viết không dừng lại ở các sách Cựu ước nhưng kéo dài đề tài ngôn sứ sang Tân ước, đặc biệt với đời sống thánh hiến trong Hội thánh. Trước khi vào đề, xin nói qua việc sử dụng từ ngữ.
 

I. Từ ngữ

 
1. Ngôn sứ - tiên tri

Theo linh mục Stêphanô Huỳnh Ngọc Trụ, trong quá trình phát triển chữ Quốc ngữ, từ “propheta” lúc đầu chưa được dịch nghĩa, mà chỉ được phiên âm là “phôrôphêta”. Từ “tiên tri” được dùng để dịch từ “propheta” trong bản Thánh Kinh tiếng Việt đầu tiên (Cố chính Linh, năm 1913). “Ngôn sứ” và “sứ ngôn” là hai từ mới có trong tiếng Việt từ 30-40 năm trở lại đây[1].

Chủ Nhật, 14 tháng 8, 2022

NGƯỜI ĐÀN BÀ TỘI LỖI TRONG TIN MỪNG LÀ AI ?

Thời sự Thần học – Số 42, Tháng 12/2005, tr. 127-131

_Bùi Thiện, O.P. biên tập_

(Nguồn : Revue La vie spirituelle, 05/2005)

Bữa tiệc ở Na-in


Chuyện xảy ra ở thành Na-in, dưới chân núi Ta-bo, miền Ga-li-lê. Ông Si-mon thuộc nhóm Pha-ri-sêu mở đại tiệc khoản đãi các thân hào trong thành. Đây cũng là dịp để ông giới thiệu với quan khách nhân vật quan trọng mà thiên hạ không ngớt đồn đại vì những dấu lạ điềm thiêng mà Người đã thực hiện cũng như giáo huấn mới mẻ khiến bao kẻ tự hỏi không biết Người từng theo học ở trường lớp nào. Người gây xôn xao khắp vùng Ga-li-lê vào đầu Công nguyên ấy không ai khác ngoài Đức Giê-su quê làng Na-da-rét. Không cần nói ra chúng ta cũng đủ biết hôm đó ở nhà ông Si-mon tấp nập kẻ ra người vào như thế nào.

Thứ Năm, 11 tháng 8, 2022

SỐNG VỚI "LỜI"

Thời sự Thần học – Số 42, Tháng 12/2005, tr. 115-126

_Jos. Trần Kiều_


Năm nay Giáo hội muốn cho con cái mình hướng về việc ‘Sống với Lời Chúa – Living with Word’. Trong niềm tin đơn giản và thường nhật của người Kitô hữu, câu Sống với Lời Chúa đã trở thành rất quen thuộc và yên ổn, không mấy khi tạo ra khó khăn và thắc mắc. Nhưng thực ra, vấn đề không dễ dàng, niềm tin của Giáo hội không phải là một niềm tin "yên ổn", không có sóng gió. Quả thật, khi bàn về vấn đề ‘Sống với Lời Chúa', thì nhiều người không phân định được Lời Kinh Thánh và Lời là Đức Kitô (Logos). Vì khi nói rằng Đức Kitô là Lời của Thiên Chúa, đồng thời chúng ta tuyên bố rằng Kinh Thánh cũng là Lời Thiên Chúa. Vậy, thế có phải Đức Kitô và Kinh Thánh là cùng một thực tại hay không, bởi lẽ, vì cũng là Lời Thiên Chúa mà? và như vậy, Lời ở đây như thế nào? nghĩa là gì? Sau đây chúng ta cùng lược lại vài quan điểm của Giáo hội xem coi vấn đề này như thế nào.

Thứ Hai, 8 tháng 8, 2022

GIẢI MÃ “MẬT MÃ DA VINCI”

Thời sự Thần học – Số 42, Tháng 12/2005, tr. 56-114

_Tsth biên tập_


“Xuất bản lần đầu tiên tháng 3-2003 đến nay (TS: quý III/2005) “Mật mã Da Vinci” đã tiêu thụ được khoảng 36 triệu bản, dịch ra 44 ngôn ngữ và trở thành tiểu thuyết bán chạy nhất trong lịch sử”.

Trên đây là nguyên văn lời giới thiệu được in đẹp và “bắt mắt” trên giải băng đính kèm theo tác phẩm “Mật Mã Da Vinci”, nguyên tác “The Da Vinci Code”, bản dịch Việt Ngữ của Đỗ Thu Hà, bản quyền tiếng Việt thuộc về nhà xuất bản Văn hoá –Thông tin, in xong nộp lưu chiểu quý III-2005.

Thứ Bảy, 6 tháng 8, 2022

PHẢI CHĂNG... CÓ TỤC HÓA THỜI KINH TẾ THỊ TRƯỜNG TẠI VIỆT NAM !!!???

Thời sự Thần học - Số 42, Tháng 12/2005, tr. 48-55

(Bài nói chuyện với các Sinh viên Công giáo tại Nhà thờ Vườn Xoài ngày 8.10.2005)

_Lê Văn La Vinh, O.P._


Tính từ những năm cuối thập niên 80 của thế kỷ trước cho đến ngày hôm nay, đất nước Việt Nam chúng ta thật sự đã chuyển mình. Và sự chuyển mình để hoà nhập chung với đà tiến của thế giới được biểu hiện rõ nơi nhiều lãnh vực trong đời sống của người Việt Nam từ kinh tế, văn hóa, thông tin, xã hội… và sự chuyển mình đó đã gây ra những thay đổi không nhỏ trong đời sống của con người Việt Nam và đã ảnh hưởng trực tiếp (tích cực cũng như tiêu cực) đến từng con người trong đất nước chúng ta trong từng cách ăn, nếp nghĩ, cách sinh hoạt cũng như lối sống. Về mặt tích cực thì chúng ta cũng thấy được khá rõ nơi đời sống và sự phát triển về kinh tế, văn hoá và xã hội của người dân nhờ chính sách đổi mới kinh tế và việc giao thương văn hóa với các nước trên thế giới. Tuy nhiên, cũng phải nhìn nhận một số mặt tiêu cực bởi bước tiến “vượt bực” (của dân ta) trong nhiều lãnh vực để hội nhập với thế giới. Và đây chính là những thách đố, những cạm bẫy của người dân Việt Nam khi phải đối diện với nền kinh tế thị trường mà đối tượng đầu tiên chịu ảnh hưởng trực tiếp đó là những người trẻ trong đất nước chúng ta.

Thứ Bảy, 30 tháng 7, 2022

TỰ DO VÀ ĐAM MÊ DỤC VỌNG

Thời sự Thần học - Số 42, Tháng 12/2005, tr. 40-47

LTS: Gắn với những qui chuẩn, chuyện thế tục vốn là một trong những vấn nạn của vấn đề luân lý. Tác giả bài viết “Thế tục. Nhảy!” đã vận dụng ngôn ngữ triết học để làm mới một hướng nhìn về chuyện con người và những cách giải án hành vi, với kiểu hí lộng ngôn từ là lạ. Có thể những luận điểm đó không hoàn toàn thoả mãn được sự tò mò ban đầu nơi độc giả, song cũng đã gợi lên một chút nhìn hiện sinh về những gì đang diễn ra quanh chúng ta. Ban Biên tập chọn đăng bài viết này như một sự cổ võ cho những suy tư cá nhân còn ấp ủ đâu đó trong bạn đọc – những người cộng tác của TSTH…
Khi bài viết đã lên khuôn, chúng tôi lại tiếp tục nhận được một bài viết, với phạm vi luận bàn cụ thể hơn, xoay quanh vấn đề Thế Tục. Cũng trong cái nhìn giải án hành vi, “Tự Do Và Đam Mê Dục Vọng” là những điều nghiên nhẹ nhàng với những ý nghĩa khác thường của những từ chúng ta ít khi quan tâm tới về mặt ngữ nghĩa ẩn tàng phía sau. Với những ý tưởng nhẹ nhàng để nói về những tương hợp dường như bất khả, tác giả dường như cũng muốn chiết giải nghĩa tự; dường như cũng muốn tham gia vào cuộc bình giải và đề cao những mặt tích cực trong những tầng ý nghĩa của các quan điểm luân lý.

Thứ Năm, 28 tháng 7, 2022

THỬ NHÌN LẠI XU HƯỚNG THẾ TỤC HÓA TRONG THỜI ĐẠI HÔM NAY

Thời sự Thần học - Số 42, Tháng 12/2005, tr. 15-34

_Antôn Mai Văn Hùng, O.P._


1. Đôi nét về thế Tục hóa


1.1. Khái niệm


Thế Tục hóa, một trào lưu được đề cập nhiều trong giai đoạn hiện đại. Đây là một thách đố cho mọi Kitô hữu khi đối diện với nó. Chúng ta cùng khắc họa đôi nét về trào lưu này:

Trong từ điển “Vô thần luận”, tác giả Cung Kim Tiến định nghĩa : “Thế Tục hóa là quá trình giải phóng các nhóm xã hội, ý thức cá nhân, hoạt động và đạo đức con người, quan hệ xã hội khỏi ảnh hưởng của tôn giáo trong mọi lãnh vực xã hội. Tôn giáo suy giảm, ảnh hưởng được thể hiện rõ nét qua sự thay đổi vị trí của nó trong xã hội, qua sự thu hẹp các chức năng của tôn giáo, chuyển tài sản của Giáo hội sang sở hữu của nhà nước…”[1].

Thứ Hai, 25 tháng 7, 2022

THỜI SỰ THẦN HỌC – SỐ 42, THÁNG 12/2005

CHỦ ĐỀ: THẾ TỤC HÓA – VẤN ĐỀ CỦA THỜI ĐẠI

LỜI NGỎ


Theo Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II, “Trào lưu Thế Tục” hóa tự bản chất là một chủ trương nhân bản tuyệt đối, loại trừ Thiên Chúa, lo say mê hưởng thụ và tìm kiếm khoái lạc. Trào lưu này cũng làm cho con người mất cảm thức về tội lỗi. Con người đang cố xây dựng một thế giới không có Thiên Chúa. (Xc Tông huấn Sám hối và Hoà Giải).


Thứ Hai, 11 tháng 7, 2022

NGAI CỦA THIÊN CHÚA

Thời sự Thần học – Số 3, tháng 8/2009, tr. 166-182

_Fr. Timothy Radcliffe, O.P._

Bài thuyết trình tại Đại hội các Viện phụ, dịp lễ thánh Alselmô, 06.9.2000. Mân Côi chuyển dịch. 
Được mời đến nói chuyện tại Đại hội các Viện phụ này, đối với tôi, quả là một vinh hạnh to lớn. Tôi xin nói đôi chút về vai trò của các đan viện trong Thiên niên kỷ mới này. Tôi cảm thấy không xứng hợp lắm để nói về đề tài này và có lúc đã nhủ mình là giá đừng nhận lời mời thì hay hơn. Nhưng tôi xin cố gắng làm để tỏ lòng tôn vinh và tri ân thánh Biển Đức và những người sống theo Tu luật của thánh nhân. Tôi đã được các thầy dòng Biển Đức giáo dục nhiều ít trong vòng mười năm, ở Worth, rồi ở Downside. Và tôi vẫn giữ kỷ niệm đẹp nhất trong những năm tháng ấy. Tôi nhớ nhất là tính cách nhân bản của các đan sĩ đã giúp tôi tin vào một Đấng Thiên Chúa nhân lành và thương xót, trong khi vẫn giữ được tính cách rất là ăng-lê! Về ơn gọi đi tu, có lẽ tôi mắc nợ ông cậu tôi là một thầy dòng Biển Đức. Ông cậu tên là Dom John Lane Fox, một con người rất linh hoạt và rất nhiệt thành với Chúa. Cuối cùng, tôi xin cám ơn Thiên Chúa vì một thầy dòng Biển Đức tốt lành nữa, bạn của tôi. Đó là Đức hồng y Basil Hume.

Suốt cuộc hành hương dài là chính cuộc đời của tôi, các đan viện Biển Đức đã nên như là những ốc đảo giữa sa mạc, nơi tôi có thể nghỉ ngơi bồi dưỡng trước khi lại tiếp tục con đường. Tôi đã được tĩnh tâm chịu chức phó tế tại đan viện Bec-Hellouin ở Normandie. Tôi đã được nghỉ hè ở đan viện La Pierre-qui-Vire và Einsiedeln. Tôi đã được cử hành lễ phục sinh tại đan viện Pannonhalma ở Hungari. Tôi đã thăm Subiaco, Mont-Cassin, Mont-Olivet và cả trăm đan viện khác nữa.

Trong tất cả các đan viện này, tôi đều thấy nhiều đoàn du khách tới. Tại sao họ lại tới đó làm gì? Có lẽ một số là du khách, họ đến ở đó một buổi chiều, có thể là mong được nhìn thấy một đan sĩ, tựa như người ta đi xem khỉ ở sở thú. Có thể người ta cũng mong thấy những tấm biển nhỏ: “Cấm không cho các đan sĩ ăn”. Một số khác muốn xem nhà cửa hoặc phụng vụ cử hành đẹp như thế nào. Nhiều người đến để gặp gỡ Thiên Chúa. Chúng ta đang nói đến “tục hoá”, nhưng chúng ta lại đang sống vào một thời đại mang dấu ấn sâu đậm của việc tìm gặp Thiên Chúa. Có cả một cơn khát mong điều siêu việt. Người ta hy vọng tìm được điều ấy trong các tôn giáo Đông phương, các giáo phái của New Age, cái ngoại lai và cái bí truyền. Thường có một sự hồ nghi nào đó đối với Hội Thánh và bất kỳ tôn giáo nào có tổ chức, có thể trừ ra các đan viện. Tư tưởng đang có là trong các đan viện người ta có thể thoáng thấy mầu nhiệm Thiên Chúa và khám phá ra một dấu vết nào đó của điều siêu việt.

Thật vậy, vai trò của các đan viện là đón tiếp các lữ khách qua đường. Tu luật nói rằng người xa lạ phải được tiếp đón như là tiếp đón Đức Kitô. Họ phải được chào đón với lòng trọng kính. Phải rửa chân cho họ và cho họ ăn. Điều đó vẫn luôn là kinh nghiệm của tôi. Tôi nhớ lần thăm Saint-Ottilien hồi cha Viktor Dammertz còn là viện phụ. Bấy giờ tôi là một anh sinh viên Đa Minh người Anh, nghèo, nhếch nhác, quen xài xe buýt. Ấy thế mà tôi thấy mình được đón tiếp, được rửa chân, được dọn dẹp nhờ các thầy dòng Biển Đức không chê vào đâu được. Thậm chí các thầy còn hớt tóc cho tôi nữa. Thế là lúc lên đường, tôi hầu như ngon lành hết. Nhưng tôi cũng chỉ ngon lành như thế trong một thời gian ngắn.

Tại sao người ta lại bị lôi cuốn đến các đan viện như thế nhỉ? Tôi xin chia sẻ với anh em đôi ba suy nghĩ về điểm này. Có thể anh em sẽ nói rằng các ý tưởng của tôi là hoàn toàn rồ dại và những ý tưởng ấy cho thấy rõ là một anh Đa Minh thì chẳng thể hiểu gì về đời sống Biển Đức cả. Nếu quả thật lại như thế thì xin anh em tha lỗi cho tôi! Tôi xin giải thích thế này: các đan viện của anh em bộc lộ cho thấy Thiên Chúa, không phải vì những gì anh em làm hoặc những gì anh em nói. Nhưng có thể vì đời sống đan tu có một khoảng không ở trung tâm, một chỗ trống trong đó Thiên Chúa có thể tỏ mình ra. Tôi cứ thích gợi lên cho thấy là Tu luật của thánh Biển Đức đã khéo thu xếp để trong cuộc đời của anh em có một thứ trung tâm trống rỗng, trong đó Thiên Chúa có thể sống và được nhận biết.

Vinh quang của Thiên Chúa luôn luôn biểu lộ trong một khoảng không gian trống rỗng. Khi những người Israen ra khỏi hoang địa, Thiên Chúa đồng hành với họ. Người ngự trong khoảng không gian giữa các cánh của các Kêrubim, bên trên ngai thương xót. Ngai vinh quang bấy giờ là cái trống rỗng này. Đó chỉ là một khoảng không gian bé nhỏ rộng tựa bàn tay. Thiên Chúa không cần nhiều chỗ để tỏ bày vinh quang của Người. Xa hơn đây một chút, ít nhất là hai trăm mét, trên đồi Aventino, có vương cung thánh đường Santa Sabina, trên cửa có bức hoạ thứ nhất nổi tiếng, vẽ về thánh giá. Ta thấy một cái ngai vinh quang, cũng là một khoảng trống, một sự thiếu vắng, bởi vì một người chết đang kêu lên Thiên Chúa, Đấng ra như bỏ rơi mình. Ngai vinh quang cuối cùng là một ngôi mộ trống trong đó không còn thi thể nào nữa.

Hy vọng của tôi là các đan viện Biển Đức tiếp tục là những nơi ở đó vinh quang của Thiên Chúa chiếu toả, những ngai dành cho mầu nhiệm Thiên Chúa. Và sở dĩ như thế chính là do cái anh em không phải làm và cái anh em không làm. Những năm sau này, các nhà thiên văn tìm ra những hành tinh mới trong bầu trời. Cho tới hồi rất gần đây, họ chẳng bao giờ trực tiếp thấy một hành tinh nào khác. Nhưng họ có thể chỉ ra chúng nhờ một sự rung động trong quĩ đạo của ngôi sao. Có thể cũng như thế đối với những người sống theo Tu luật của thánh Biển Đức, anh em chỉ là những hành tinh bày tỏ cho thấy ngôi sao không thể thấy là trung tâm của đan viện. Quĩ đạo có thể đo được cuộc đời anh em chỉ hướng về mầu nhiệm mà chúng ta không thể thấy trực tiếp được. “Quả thật, Ngài là một vị Thiên Chúa ẩn mình, Thiên Chúa của Israen” (Is 45,13).

Như thế, tôi xin nói rằng trung tâm không thể nhìn thấy của cuộc đời anh em được biểu lộ trong cách anh em sống. Vinh quang của Thiên Chúa được biểu lộ trong một sự trống rỗng, một khoảng không trống rỗng trong cuộc đời của anh em. Tôi sẽ nói đến ba khía cạnh của đời sống đan viện mở ra khoảng trống này và cống hiến một không gian cho Thiên Chúa: trước tiên, cuộc đời anh em không có một lý do nào riêng biệt cả. Thứ hai, cũng qua sự kiện đó, cuộc đời anh em chẳng đưa tới đâu hết. Và sau cùng, cuộc đời anh em là những cuộc đời của sự khiêm nhường. Mỗi một trong các khía cạnh này của đời sống đan tu mở ra một không gian cho Thiên Chúa. Và tôi xin chứng minh rằng trong mỗi trường hợp, chính việc cử hành phụng vụ đem lại ý nghĩa cho cái trống rỗng này. Chính việc hát Kinh phụng vụ nhiều lần trong ngày biểu lộ cho thấy rằng cái trống rỗng này được vinh quang của Thiên Chúa lấp đầy.

I. CÓ MẶT Ở ĐẤY


Một điều hiển nhiên nhất đối với anh em, các đan sĩ, là anh em chẳng làm gì đặc biệt cả. Anh em có lao động cày cuốc ở ngoài đồng, nhưng anh em lại chẳng phải là những người làm nghề nông. Anh em có dạy học, nhưng anh em lại không phải là giáo sư. Có thể anh em chịu trách nhiệm điều hành một bệnh viện hoặc một sứ vụ truyền giáo, nhưng anh em tiên quyết lại không phải là những bác sĩ hay là những nhà truyền giáo. Anh em là những đan sĩ, sống theo Tu luật thánh Biển Đức. Anh em không hề làm một điều gì đặc biệt cả. Chung chung, các đan sĩ vẫn là những người rất hoạt động, nhưng hoạt động lại chẳng phải là mục đích cuộc đời của các đan sĩ. Đức hồng y Hume từng viết:
“Chúng tôi không cho mình là những người có một sứ mạng riêng và một chức năng đặc biệt trong Hội Thánh, chúng tôi không có tham vọng thay đổi dòng lịch sử. Chúng tôi có mặt ở đấy, cũng hơi giống như thể tình cờ người ta gặp thấy. Thế thôi! Và chúng tôi vẫn cảm thấy hạnh phúc khi chúng tôi chỉ là có mặt ở đó mà thôi.”[2]
Chính việc thiếu vắng đối tượng rõ rệt như thế biểu lộ cho thấy Thiên Chúa. Đó là là lý do hiện hữu, âm thầm kín đáo, của cuộc đời anh em. Thiên Chúa tỏ mình ra là trung tâm bất khả thị của cuộc đời chúng ta, khi chúng ta không cố tìm cho ra những lời giải thích để cho người ta biết chúng ta là gì. Cốt tủy của cuộc đời Kitô hữu vẫn chỉ là ở với Thiên Chúa. Đức Giêsu đã nói với các môn đệ: “Anh em hãy ở lại trong lòng mến của Thầy” (Ga 15,10). Các đan sĩ được mời gọi ở lại trong lòng mến của Người.

Thế giới chúng ta đang sống ngày nay như là một cái chợ, ở đó ai cũng tìm cách làm cho mình được nổi bật lên, được chú ý tới, bằng cách ra sức thuyết phục những người khác để họ thấy rằng cái mình đang bán là cần thiết để sống sung sướng hạnh phúc. Người ta không ngừng nhắc đi nhắc lại cái mà chúng ta cần để được hạnh phúc sung sướng: một cái lò hấp, một cái máy vi tính, đi du lịch chỗ này chỗ kia, một cục xà-bông đời mới. Và đấy quả là một cám dỗ: cho tôn giáo cũng nhảy vào thị trường tranh đua với những người khác. Các bạn cần có tôn giáo để được hạnh phúc, để thành đạt hoặc thậm chí để có thể giàu có nữa. Các giáo phái sinh sôi nảy nở ở Châu Mỹ la-tinh bởi vì các giáo phái ấy hứa hẹn nhiều nguồn lợi. Và rồi Kitô giáo cũng tới điểm hẹn, tự giới thiệu là hoàn toàn giá trị và rất hữu ích. Tuần này, người ta đề nghị tập yoga, tuần tới thì hương liệu chẩn trị. Liệu ta có thể khuyên một ai đó thử một cái xem Kitô giáo là gì không? Tôi nhớ tới cái khăn trong một quán ăn ở Oxford. Ở góc có những chữ rất nhỏ thế này: “Nếu bạn đã có công đọc những hàng chữ li ti này, tức thị bạn đang tìm một cái gì đó. Thế thì tại sao không thử một cái xem đạo công giáo là gì ?”

Chúng ta cần những người Kitô hữu ở những nơi chốn công cộng, hoà mình với những tiếng kêu réo của những đám đông đang chen lấn ở các chợ, cố để lôi kéo chú ý. Đó là chỗ của các anh em Đa minh và các anh em Phan sinh chẳng hạn. Nhưng các đan viện thì lại đưa vào một chân lý nền tảng. Nói cho cùng, chúng ta tôn thờ Thiên Chúa không phải vì điều đó có lợi cho chúng ta, nhưng vì chúng ta tìm thấy ở nơi Người sự biểu lộ tối cao của tất cả những gì có giá, vì Người là ngôi sao sáng của cuộc đời chúng ta. Tôi hay nghĩ rằng đó là bí mật giải thích tại sao Đức hồng y Hume lại có một thế giá đặc biệt. Đức hồng y không cố làm sao để tiếp thị tôn giáo hay để chứng minh rằng Kitô giáo là một thành tố bí mật trong những thành tố làm nên một cuộc đời thành đạt. Người chỉ là một đan sĩ vốn quen đọc kinh. Suy nghĩ cho đến nơi đến chốn thì người ta thấy rằng một vị thần mà phải chứng minh sự có ích của thần đối với tôi thì không đáng bỏ công ra để tôn thờ. Một vị thần mà phải chứng minh rằng mình là có lợi thì cũng có thể là tất cả, trừ là Thiên Chúa. Cuộc đời của một đan sĩ muốn làm chứng cho thấy rằng ta không thể gán cho Thiên Chúa bất kỳ một giá trị nào được, bởi vì vạn sự chỉ có giá trị khi có được tương quan với Thiên Chúa. Đời sống của người đan sĩ chứng nhận điều đó, vì đời sống ấy chẳng có gì là đặc biệt trừ việc ở lại với Thiên Chúa.

Vai trò của viện phụ có thể chỉ là một con người, cũng rất hiển nhiên, không làm gì đặc biệt cả. Các đan sĩ khác có thể thấy mình có nghĩa vụ chu toàn một công việc: giữ kho, coi sóc kẻ liệt, chịu trách nhiệm về vườn tược, coi nhà in hoặc trường học. Nhưng tôi dám xin nói rằng viện phụ có thể là người giữ căn tính sâu xa nhất của các đan sĩ xét như là những người không có cái gì đặc biệt để mà làm. Từng có một người anh em Đa Minh người Anh, Bede Jarette, một nhà giảng thuyết nổi danh, một nhà văn sung sức, từng là Giám tỉnh trong nhiều năm. Cha luôn luôn có vẻ chẳng làm gì cả. Người ta kể lại với tôi rằng, nếu người ta đến thăm cha thì cha không làm gì cả. Nếu người ta hỏi cha xem cha đang làm gì thì hình như cha có thói quen trả lời rằng: “Cha đang chờ xem có ai đến thăm cha không”. Cha có nghệ thuật để làm nhiều chuyện trong khi hình như lại làm rất ít. Đa số trong chúng ta, kể cả tôi nữa, chúng ta lại làm ngược lại. Chúng ta làm sao để có vẻ luôn luôn cực kỳ bận rộn, thậm chí cả khi chúng ta thật sự chẳng làm gì!

Du khách tấp nập tới thăm các đan viện, nhìn thấy các đan sĩ và tham dự giờ Kinh Chiều, có thể khám phá thấy rằng chính sự trống rỗng như thế lại mặc khải Thiên Chúa như thế nào? Sao họ lại không nghĩ đơn giản rằng các đan sĩ là những con người lười biếng và không còn biết những tham vọng, những kỷ lục của cuộc tranh đua tức là cuộc đời là gì? Họ có thể thoáng thấy rằng Thiên Chúa là trung tâm cuộc đời của anh em như thế nào? Tôi linh cảm thấy rằng đó chính là khi họ nghe anh em hát. Thế giá lời mời của anh em nằm trong vẻ đẹp của việc anh em ca tụng Thiên Chúa…Chính vẻ đẹp của việc ca tụng Thiên Chúa bộc lộ cho thấy lý do tại sao anh em có mặt ở đây. Tôi phải thú nhận rằng hồi còn là sinh viên ở Downside, tôi không đạo nghĩa lắm. Hồi ấy tôi trốn ra sau lớp hút thuốc và ban đêm trốn đi ra quán cà phê. Tôi còn bị nhà trường cho về vì đã cả gan đọc một cuốn sách nổi tiếng Người tình của Chatterly đang lúc Chầu Thánh Thể. Nếu tôi còn gắn bó với đức tin, đó là vì tôi mắc nợ vẻ đẹp của những nơi như thế này: vẻ đẹp của những bài hát trong Kinh phụng vụ, vẻ chói ngời của đan viện vào buổi ban mai, nét toả sáng của thinh lặng. Chính vẻ đẹp đã ngăn không cho tôi bỏ tất cả.

Chắc chắn không phải là sự trùng hợp nếu như nhà thần học lớn về vẻ đẹp, Hans Urs von Balthasar, đã được hưởng sự giáo dục đầu đời tại trường học của đan viện Engelberg, một trường lừng danh về truyền thống âm nhạc. Balthasar nói về sự tự mặc khải của cái đẹp, về uy thế nội tại của cái đẹp3. Anh em không thể tranh luận với vẻ đẹp khi vẻ đẹp mời anh em. Mà cũng không đẩy lui được. Và có thể ở đó chúng ta có sự biểu lộ của uy quyền Thiên Chúa đang vang dội một cách mạnh mẽ nhất trong tâm hồn của những người đang sống đồng thời với chúng ta, ở vào một thời mà nghệ thuật đã trở nên một thứ tôn giáo. Ít người đi lễ Chúa Nhật, ngược lại ta thấy có cả triệu người trong các buổi hoà nhạc, các bảo tàng viện và các phòng trưng bày triển lãm. Nơi vẻ đẹp, chúng ta có thể thoáng thấy vinh quang lấp lánh của Đức khôn ngoan Thiên Chúa khi Đức khôn ngoan sáng tạo thế giới đẹp hơn cả mặt trời (Kn 7). Trong bản LXX, khi Thiên Chúa đã sáng tạo xong thế giới, thì Người thấy việc đó là kalos, đẹp. Lòng nhân hậu mời chúng ta dưới dạng thức của vẻ đẹp. Khi nghe thấy nét đẹp của bài hát, ta có thể đoán được tại sao các đan sĩ lại có mặt ở đó, và thoáng thấy cái trung tâm bí mật của cuộc đời các đan sĩ, lời ca ngợi vinh quang. Đây là điều hoàn toàn đặc sắc ở nơi thánh Basiliô: khi người nói về những khát vọng thâm sâu nhất của tâm hồn người. Người nói về điều đó bằng những từ ngữ của vẻ đẹp :
“Đó sẽ là kinh nghiệm nào nữa một khi tôi có thể biết kinh nghiệm này, trong tất cả những gì là đẹp nhất, là đẹp nhất rồi! Đó là kinh nghiệm cao nhất trong tất cả các kinh nghiệm về niềm vui và sung mãn. Điều đẹp nhất trong các điều, tôi gọi đó là Thiên Chúa”[4].
Nếu vẻ đẹp quả là sự mặc khải điều tốt và điều thật, như thánh Thomas Aquinô vốn nghĩ, thì khi ấy có lẽ ơn gọi của Hội Thánh một phần nào là trở thành một nơi mặc khải vẻ đẹp đích thực. Một phần lớn âm nhạc hiện đại, ngay cả trong các nhà thờ, quá là vô nghĩa đến độ khó có thể nói đó là một âm giai của cái đẹp được. Đó là cái để vui đùa thôi, là hiện tượng kitsch, một điều đã được miêu tả như là một thứ biến chất của sự vô nghĩa[5]. Sở dĩ như thế, có lẽ là vì chúng ta rơi vào cái bẫy xem xét vẻ đẹp bằng những từ ngữ của việc sinh lợi, như một cái gì đó hữu dụng giúp người ta mua vui trong một vài trống canh thay vì thấy rằng cái gì đẹp thật thì biểu lộ cho thấy sự thiện.

Tôi hy vọng là anh em không cho là quá kỳ quặc khi tôi nói với anh em rằng đời sống đan tu tự nó là một cái gì đó đẹp. Tôi cảm thấy hấp dẫn khi đọc Tu luật của thánh Biển Đức, ngay ở đầu: “Ta gọi là Tu luật vì nó sắp xếp cuộc đời của những người theo Tu luật này”. Tu luật sắp xếp. Thoạt nhìn, đối với một người Đa minh, điều đó có vẻ là một cái gì đó rất là khuôn phép. Theo kinh nghiệm của tôi, quả là khó bắt các tu sĩ vào khuôn phép. Nhưng ta có thể nghĩ rằng Tu luật không có nghĩa là “kiểm soát”, nhưng đúng hơn cho ta ý tưởng về mực thước, nhịp điệu của một cuộc sống đã có sẵn và đã thành hình. Có thể nó gợi cho ta ý tưởng về một môn học như môn âm nhạc chẳng hạn. Thánh Âu tinh từng cho rằng một cuộc đời đức hạnh là một cuộc đời có tính cách âm nhạc, tất cả đều ở trong hoà điệu. Theo thánh nhân thì yêu thương tha nhân, chính là “gìn giữ trật tự âm nhạc”[6]. Ân sủng là quí là đẹp và một cuộc sống của ân sủng là vẻ đẹp thực sự.

Một lần nữa, chính việc ca hát trong phụng vụ biểu lộ ý nghĩa cuộc đời của chúng ta. Theo thánh Tôma, vẻ đẹp trong âm nhạc chủ yếu gắn liền với đức tiết độ. Không bao giờ được có gì thái quá. Âm nhạc phải giữ được nhịp điệu chính đáng, không được nhanh quá mà cũng đừng quá rề rà, nhưng là nhịp độ đúng mức. Thánh Thomas cho rằng một cuộc đời theo đức tiết độ thì giữ cho chúng ta được trẻ trung và đẹp. Và điều Tu luật hình như đề ra cách riêng, đó là một cuộc đời có mực thước, không có gì quá đà – cho dù tôi không dám chắc chắn hoàn toàn rằng các đan sĩ giữ được nét đẹp và sự trẻ trung hơn bất cứ ai khác! Trong quá khứ, Tu luật chấp nhận là các đan sĩ sẽ không uống một giọt rượu nào, nhưng “vì chúng ta không thể thuyết phục các đan sĩ kiêng rượu, trong khi họ uống một cách chừng mực”. Không được quá đà!

Tôi nhớ ông cậu dòng Biển Đức của tôi rất thích rượu, bởi vì rượu cần thiết cho sức khoẻ của ông – ít là ông tin như thế. Vì ông qua đời lúc gần trăm tuổi, cho nên ông có lý. Ông đã từng thuyết phục bố tôi và các chú tôi là phải lo cho ông có mỗi ngày một chai bordeaux, tôi giả dụ bấy nhiêu là một lượng chừng mực, hợp với điều Tu luật nói về vấn đề cân đong đo đếm[7] (ch. 40). Khi ông đưa lậu các cái món này vào trong đan viện, các đan sĩ luôn luôn ngạc nhiên vì thấy cái giỏ của ông có tiếng kêu leng keng. Với sự giúp đỡ của các cháu chắt ông, những lời giải thích mở rộng thêm đã được chuẩn bị từ trước.

Khi chúng ta nghe các đan sĩ hát, chúng ta nhận thấy âm nhạc làm thành cuộc đời chúng ta, một cuộc đời đã được dàn ra theo nhịp điệu và sự hài hoà của Tu luật thánh Biển Đức. Lời ca ngợi của Israen đã trở thành một chiếc ngai cho vinh quang của Thiên Chúa ngự trị.

II. MỘT CUỘC ĐỜI KHÔNG ĐƯA TỚI ĐÂU


Đời sống của các đan sĩ khiến cho những người lạ ngạc nhiên, không phải chỉ vì anh em không làm gì đặc biệt, nhưng còn vì cuộc đời của anh em không đưa tới đâu cả. Như trong mọi Dòng tu, đời sống của anh em không có được ý nghĩa do việc leo lên những nấc thang cấp bậc. Chúng ta thuần túy là những người anh em và những người chị em, các đan sĩ và các nữ đan sĩ. Chúng ta không có gì phải khao khát để là gì hơn nữa. Một anh lính hoặc một giáo sư sáng giá thì vượt ra khỏi hàng ngũ của họ. Cuộc đời của họ cho thấy nó có giá trị vì người ấy có thể được tiến cử để làm giáo sư hay làm ông tướng. Chúng ta lại không theo kiểu đó. Chỉ có mỗi bậc thang duy nhất ta biết trong Tu luật của thánh Biển Đức đó là bậc thang khiêm nhường. Tôi tin là các đan sĩ, cũng hệt như các anh em Đa minh chúng tôi, đôi khi nuôi dưỡng những giấc mơ thầm kín làm sao để thăng tiến và ôm tham vọng trở thành anh thủ kho [quản lý] và thậm chí được làm viện phụ. Tôi chắc chắn rằng có nhiều viện phụ soi gương và tưởng tượng xem với cây thánh giá đeo trên ngực và cái mũ cà cuống trên đầu thì mình giống như cái gì, và giả vờ ban phép lành hy vọng không có ai nhìn thấy! Nhưng hẳn ai trong chúng ta cũng dư biết là không phải việc leo lên thang chức bậc mà đúng hơn là việc mau bước tiến về Vương Quốc mới là nét tạo hình cho cuộc đời của chúng ta. Thánh Biển Đức bảo Tu luật được ban cho chúng ta để chúng ta vội vã tiến về quê hương của chúng ta nơi thiên quốc.

Tôi nhớ đến một viện phụ gia đình chúng tôi rất quí mến và người lại có thói quen là cứ đến lễ Noel là người lại ghé đến nhà chúng tôi. Người đáng khâm phục ở mọi điểm, trừ ra nếu có là người hơi có khuynh hướng trịnh trọng cho ra vẻ viện phụ – đây không phải là trường hợp của bất cứ một người nào đang hiện diện ở đây, tôi xin chắc chắn như vậy. Thế thì người được cả gia đình chúng tôi ra nhà ga đón, và người cũng muốn là ở cửa số bốn, cứ sáu đứa trẻ con một quì gối xuống trước mặt người để hôn nhẫn. Thái độ trọng kính này ăn sâu trong gia đình đến nỗi có một người chị của tôi nổi danh vì thường quì gối trước khi vào chỗ ngồi xem xi-nê! Mỗi lần viện phụ của chúng tôi đến thăm gia đình là cuộc chiến chân đèn hằng năm bắt đầu. Số là viện phụ cương quyết cho rằng một viện phụ thì có quyền được bốn chân đèn bằng bạc, nhưng bố tôi không khoan nhượng, cứ luôn tuyên bố rằng ở nhà của ông thì mọi linh mục đều được số chân đèn như nhau!

Ngày nay, đối với đa số người, một cuộc đời mà không có thăng cấp là một cuộc đời không có ý nghĩa, bởi vì sống có nghĩa là nhảy vào đấu trường để giành lấy chiến thắng, một là tiến hai là toi. Ấy chính vì thế mà cuộc đời của chúng ta cứ là một điều bí ẩn, là một dấu chấm hỏi. Bên ngoài thì cuộc đời ấy chẳng đưa tới đâu. Hồi tôi mới được bầu làm Tổng Quyền Dòng, một anh nhà báo tên tuổi đã viết một bài trong tờ New Catholic Reporter. Anh ấy kết thúc bài báo bằng cách ghi nhận rằng đến khi tôi kết thúc nhiệm kỳ thì tôi mới chỉ có 55 tuổi. “Rồi sau đó Radcliffe sẽ làm gì?” anh ta hỏi như thế. Khi đọc bài báo ấy, tôi rất khó chịu. Cứ như thể là người ta tước mất lý do hiện hữu của cuộc đời tôi vậy, và người ta muốn buộc tôi phải đi vào những phạm trù (loại) khác. Radcliffe sẽ làm gì sau đó? Theo cái logic đó thì cuộc đời của tôi chỉ giữ được ý nghĩa nếu có một cuộc lên chức mới. Nhưng tại sao tôi lại phải làm điều khác hơn là sống tư cách một tu sĩ Dòng Đa Minh? Cuộc đời của chúng ta có ý nghĩa thực của nó, đúng vậy, trong sự thiếu vắng sự thăng tiến, để chỉ cho thấy Thiên Chúa là mục đích tối hậu của cuộc đời chúng ta.

Một lần nữa, tôi lại phải nói rằng chính trong khi hát Kinh phụng vụ mà phát biểu trên đây có ý nghĩa, khi ta lại đi vào lịch sử dài của công trình Cứu Chuộc. Đầu năm nay, tôi có dịp đi tới nhà thờ chính toà Monreale ở Sicile, cạnh đan viện Biển Đức cổ kính. Tôi có ít thời giờ, nhưng trước khi đi, người ta bảo tôi rằng kẻ nào đi Palermo mà không thăm Monreale thì kể như khi đến thì là một con người nhưng khi đi thì lại như một con lợn! Đấy là một kinh nghiệm đáng kể. Toàn thể bên trong đầy những bức ảnh màu rực rỡ thuật lại lịch sử công trình sáng tạo và cứu chuộc. Vào trong nhà thờ tương đương với việc đặt mình lại trong lịch sử, trong lịch sử của chúng ta. Đó là lịch sử đích thực của nhân loại, mà không phải là cuộc đấu tranh để leo lên đến ngọn cây. Đó là một mặc khải cấu trúc của thời gian đích thực. Lịch sử đích thực không phải là một lịch sử của thành đạt cá nhân, của lên thang cấp bậc hoặc tranh giành: đó là lịch sử của hành trình nhân loại tiến đến Vương Quốc. Lịch sử được cử hành mỗi một năm trong chu kỳ phụng vụ từ mùa Vọng tới lễ Hiện Xuống, lịch sử lên cao điểm trong màu xanh của mùa Thường niên, thời của chúng ta.

Đó mới là thời gian đích thực, ôm ấp tất cả các biến cố nhỏ nhoi cũng như những tấn bi kịch của cuộc đời chúng ta. Đó là thời gian gom góp những thất bại và những chiến thắng con con trong hành trình của chúng ta lại và cho chúng một ý nghĩa. Việc cử hành năm phụng vụ trong đan viện là sự mặc khải thời gian đích thực, tức là lịch sử duy nhất quan trọng. Những giai đoạn khác nhau trong phụng vụ một năm – mùa Thường niên, lễ Giáng sinh, mùa Chay và lễ Phục sinh – phải được làm cho khác nhau đủ, với những cung những điệu hát khác nhau, như mùa xuân khác với mùa hè và mùa hè lại khác với mùa thu. Các thời gian ấy phải phân biệt nhau đủ để không bị nhận chìm bởi những nhịp điệu khác, như năm tài chánh, năm học, tức là những năm chúng ta tính được và làm nên tuổi của chúng ta. Một người anh em Nam Triều Tiên chúng tôi tên là Kim en Jong đã tạo ra những cái áo lễ trên đó nổi hẳn những trang trí màu sắc của các mùa.

Thường thì phụng vụ hiện đại không chuyển tải điều đó. Khi anh em đi hát Kinh Chiều, thì có thể là cả năm lúc nào cũng như lúc nào, cũng bấy nhiêu sự. Nhưng trong cộng đoàn Oxford nơi tôi đã sống hai mươi năm, chúng tôi soạn ra những điệp ca cho mỗi một mùa. Ngay cả khi tôi đi đây đi đó, tôi vẫn như thể đang nghe thấy những điệp ca đó. Đối với tôi, mùa Vọng gợi lên một số làn điệu của các bài thánh thi, các điệp ca riêng cho kinh Benedictus hoặc Magnificat. Chúng tôi biết lễ Noel gần bên rồi khi chúng tôi nghe những điệp ca cổ kính “O”. Tuần Thánh thì có những Ai ca của ngôn sứ Giêrêmia. Chúng tôi được sống nhịp độ của năm phụng vụ như là nhịp độ thâm sâu nhất của cuộc đời chúng tôi. Phụng vụ trong đan viện nhắc chúng ta nhớ rằng chúng ta đang tiến đến Vương Quốc của Thiên Chúa. Chúng ta không biết điều gì sẽ xảy ra ngày mai hoặc thế kỷ tới. Chúng ta không cần phải đưa ra những lời tiên báo, nhưng sự khôn ngoan của chúng ta là sống cho mục đích tối hậu kia.

Tôi xin thêm một chút để linh động câu kết trên đây. Nói rằng các tu sĩ sống vì Nước Trời đang tới thì dễ, nhưng trong thực tế, thường chúng ta không thực hành điều đó. Năm phụng vụ vạch ra vương đạo đi tới sự tự do nhưng chúng ta không vay mượn nó mãi mãi. Theo thánh Thomas, việc đào tạo, đặc biệt là việc đào tạo về luân lý, mãi mãi là đào tạo sao cho biết thế nào là tự do. Nhưng việc đi vào trong tự do chậm chạp và nhọc nhằn, nó có những sai lầm, những lựa chọn chẳng ra đâu vào đâu, rồi cả tội lỗi nữa. Thiên Chúa giải thoát chúng ta khỏi ách nô lệ Ai cập và dẫn đưa chúng ta tới sự tự do của hoang địa nhưng chúng ta lại đâm hoảng và lại để cho chính mình trở thành nô lệ con bò vàng hoặc tìm cách quay trở lại Ai cập. Đó đúng là bi kịch trong cuộc sống thường nhật của một đan sĩ: không phải là tìm hiểu xem trong các thứ bậc của bổn phận có cái gì để gọi là thăng chức hay không nhưng là học tập cho biết sống sự tự do, với những đổ vỡ vẫn hay diễn ra trong tính cách ấu trĩ và nô lệ. Liệu chúng ta có thể đem lại một ý nghĩa cho dấu thăng tiến đến sự tự do của Thiên Chúa và cho dấu giáng vẫn năng diễn ta trong sự nô lệ này như thế nào? Một lần nữa: có thể chính trong âm nhạc là chỗ chúng ta tìm ra chìa khoá để mở vấn đề.

Theo thánh Âu tinh, lịch sử nhân loại ví như thể một bản độc tấu, trong đó có đủ cả những đối âm và những dị âm tức là những yếu đuối của con người, nhưng sau cùng nó cũng phải đi tới chỗ thành một bài nhạc trong đó mỗi thứ đều có chỗ của mình. Trong tác phẩm đáng chú ý, De musica, thánh nhân viết: “Những dị âm có thể được chuộc lại mà không bị hủy đi”[8]. Lịch sử ơn Cứu Chuộc ví được như một bản đại hoà tấu ôm ấp hết mọi sai lầm của chúng ta, xoá đi mọi ngu muội của chúng ta và sau cùng trong đó vẻ đẹp toàn thắng. Chiến thắng không có nghĩa là Thiên Chúa xoá sạch mọi nốt nhạc không hay hoặc tuyên bố rằng chúng không hề có. Người tìm cho chúng một chỗ trong bản hoà tấu, bản hoà tấu chuộc lại những nốt nhạc không hay. Điều ấy lên đến đỉnh cao trong Thánh Thể. Theo kiểu nói của Catherine de Pickstock, “âm nhạc cao nhất trong cái thế giới sa đoạ này, âm nhạc có tính cách cứu chuộc, không là gì khác hơn là hiến tế không ngừng được lặp lại của chính Đức Kitô, hiến tế ấy làm nên âm nhạc Thánh Thể không ngừng được lặp lại”[9].

Thánh Thể là việc nhắc đi nhắc lại đỉnh cao trong bi kịch của việc giải phóng chúng ta. Đức Kitô tự do ban tặng thân mình Người, nhưng các môn đệ bỏ Người, chối Người, trốn xa Người, mạnh bạo quả quyết là không biết Người. Ở đây, trong âm nhạc là những mối tương quan của chúng ta với Thiên Chúa, chúng ta gặp thấy những gì là bất hoà điệu sâu xa nhất. Nhưng trong Thánh Thể, chúng được thu góp lại, được ôm ấp lấy và được biến đổi thành vẻ đẹp, trong một hành vi yêu thương và ban tặng. Trong bản nhạc là Thánh Thể này, chúng ta được làm lại hoàn toàn và chúng ta tìm lại được sự hoà điệu. Chính cách giải hoà điệu không xoá bỏ những thái độ từ chối yêu thương và tự do hoặc muốn làm cho tin rằng chúng không hề có, nhưng biến đổi chúng từng chặng một trên một lộ trình. Trong các cuộc cử hành chúng ta dám tưởng niệm sự yếu đuối của các Tông Đồ.

Như vậy đan sĩ có ý nghĩa nhờ cuộc đời của mình mà kết thúc là Vương Quốc. Lịch sử của chúng ta là lịch sử của nhân loại trong cuộc hành trình tiến đến Vương Quốc. Chúng ta diễn tả trong chu kỳ năm phụng vụ, từ công cuộc Sáng tạo cho đến Vương Quốc. Nhưng bi kịch hằng ngày trong cuộc đời của người đan sĩ lại phức tạp hơn, với những đấu tranh và những yếu đuối để trở nên tự do. Bản hoà tấu hằng năm của cuộc hành hương tiến về Vương Quốc cần được chấm phá bằng những nốt nhạc hằng ngày là Thánh Thể, nhìn nhận rằng chúng ta vẫn cứ hay từ khước theo con đường tiến đến Giêrusalem, con đường đưa tới cái chết và tới cuộc Phục sinh, mà chọn kiếp nô lệ. Chúng ta cần tìm lại mình mỗi ngày trong bản nhạc là Thánh Thể, trong đó không thể có dị âm nào quá mạnh đến độ ở ngoài tầm hoá giải sáng tạo của Thiên Chúa.

III. KHOẢNG KHÔNG NỘI TÂM


Cuối cùng, chúng ta đi tới cái làm thành yếu tố nền tảng của đời sống đan tu, cái là đẹp nhất nhưng cũng là khó miêu tả nhất: đức khiêm nhường. Đó là cái những người đến thăm các đan viện của anh em ít có thể nhìn thấy trực tiếp nhất, thế nhưng mà lại là nền của toàn thể công trình. Đức hồng y Hume nói: đức khiêm nhường “trông thì rất đẹp, nhưng nỗ lực để trở nên khiêm nhường thì quả là thương đau”[10]. Chính đức khiêm nhường thu xếp để có được một khoảng không trống trải cho Thiên Chúa, ở đó Người có thể lưu lại và ở đó vinh quang của Người có thể được chiêm ngắm. Nói cho cùng, chính đức khiêm nhường làm cho các cộng đoàn của chúng ta thành ngai của Thiên Chúa.

Ngày nay, khó tìm được từ để nói về đức khiêm nhường. Xã hội của chúng ta hầu như mời chúng ta vun đắp điều trái ngược lại, tức là một khuynh hướng xác định mình cách tự mãn, một sự bảo đảm dữ dội. Con người thành đạt tiến lên phía trước mang theo một thái độ gây hấn. Khi đọc thấy, ở cấp độ thứ bảy của đức khiêm nhường, rằng chúng ta phải học cho biết nói cùng với vị ngôn sứ: “Tôi là một con sâu chứ không phải là một con người”, chúng ta đâm khựng lại. Phải chăng vì chúng ta quá kiêu căng? Hoặc giả vì chúng ta không dám chắc về chính mình, quá ít xác tín về giá trị của chúng ta? Có thể chúng ta không dám khẳng định rằng chúng ta là những con sâu vì chúng ta luôn sợ hãi do nói như thế thì là quá đúng.

Làm thế nào để xây dựng những cộng đoàn có khả năng làm dấu chỉ sống động cho vẻ đẹp của đức khiêm nhường? Làm thế nào chúng ta có thể biểu lộ sức mạnh lôi cuốn của đức khiêm nhường trong một thế giới thích gây hấn? Chỉ có anh em là những người có thể trả lời cho câu hỏi đó. Thánh Biển Đức đã là bậc thầy về đức khiêm nhường. Tôi không dám chắc rằng đức khiêm nhường luôn luôn là nhân đức nổi bật nơi mọi anh em Đa Minh! Nhưng tôi cũng xin chia sẻ với anh em một suy nghĩ vắn. Khi nghĩ đến đức khiêm nhường, chúng ta có thể quan niệm nó như một thứ đồ vật vô cùng cá nhân và riêng tư: tôi quan sát tôi để thấy rằng tôi khốn nạn biết chừng nào, tôi xét đi xét lại bên trong tôi về những phẩm tính kết nối tôi với một con sâu đất. Có đó, ít là phần nào, một cái nhìn đúng là đè bẹp. Có lẽ thánh Biển Đức mời chúng ta làm một cái gì đó giải phóng hơn: kiến tạo một cộng đoàn trong đó chúng ta được giải phóng khỏi những sự kình địch, ganh đua hoặc đấu đá để có quyền hành. Đây là một típ cộng đoàn mới, xây dựng trên sự trọng kính và vâng phục lẫn nhau. Đây là một cộng đoàn trong đó chẳng có ai là người chiếm vị trí trung tâm. Trung tâm vẫn cứ là để trống, một khoảng không trống trải chỉ được đầy ắp do vinh quang của Thiên Chúa mà thôi. Điều ấy cũng hàm chứa một thách đố thực sự đối với hình ảnh hiện đại về cái tôi, về cái tôi tự bản chất là đơn độc, hoàn toàn qui về bản thân mình, cho mình là cái rốn của thế giới và là cái trục chính yếu mọi cái khác đều phải xoay chung quanh đó. Căn tính của nó không gì khác hơn là cái ý thức nó có về chính bản thân mình. “Tôi suy tư cho nên tôi hiện hữu”.

Đời sống đan tu mời chúng ta rời bỏ cái trung tâm ấy đi và để cho mình chuyển động do sức lôi cuốn của ân sủng. Đời sống ấy mời chúng ta không coi mình là trung tâm. Một lần nữa, Thiên Chúa tỏ mình ra cho chúng ta trong một chỗ trống không, và chúng ta thấy trong trường hợp này, ở trung tâm cộng đoàn, khoảng không gian trống trải dành riêng cho Thiên Chúa. Chúng ta phải sửa soạn một chỗ để Lời đến cư ngụ giữa chúng ta, một khoảng không ở đó Thiên Chúa có thể hiện hữu. Như thế, khiêm nhường không hệ tại ở chỗ ta ghét bản thân ta hay nghĩ rằng ta là đáng khinh đáng ghét. Đúng hơn, khiêm nhường là làm cho trái tim của cộng đoàn thành hình, bằng cách mở ra một khoảng không ở đó Lời có thể đến mà dựng lều của Người.

Một lần nữa: tôi nghĩ rằng chính trong phụng vụ chúng ta có thể gặp thấy mặc khải của vẻ đẹp này. Thiên Chúa đặt ngai của Người trên các lời ca tụng của Israen. Chính khi nhìn thấy các đan sĩ hát những lời ca tụng Thiên Chúa mà người ta có thể nhận thấy sự tự do và vẻ đẹp của đức khiêm nhường. Thời Trung Cổ, người ta vốn cho rằng một hoà điệu âm nhạc đàng hoàng đi đôi với việc kiến tạo một cộng đoàn hài hòa[11]. Âm nhạc chữa lành tâm hồn và cộng đoàn. Chúng ta không thể đồng thanh ca hát nếu mỗi người cứ tìm cách làm sao cho mình nổi lên, cố để cho tiếng của mình lớn hơn tiếng của người bên cạnh. Đàn ca hát xướng là việc chúng ta cùng nhau làm. Tôi chắc rằng chung nhau ca hát cho du dương hoà hợp, học xướng lên nốt nhạc thích hợp và tìm được chỗ đúng đắn của nó trong làn điệu là cách để dạy chúng ta trở nên những người anh em và, do chính sự kiện đó, tỏ cho người khác thấy chung sống không đối địch không tranh đua nghĩa là gì.

Trong tất cả những chuyện đó, vai trò của viện phụ là vai trò nào? Tôi ngại phải nói chuyện này, vì trong lịch sử Dòng Đa Minh, chúng tôi chỉ có mỗi một người được gọi là viện phụ, một người anh em nào đó tên là Mátthêu. Nhưng đó cũng đúng là một tai hoạ, đến độ sau đó chúng tôi không bao giờ có một viện phụ nào khác nữa. Nhưng viện phụ có thể là người giữ khoảng không mở để đón Đức Kitô, ở trung tâm. Muốn diễn tả điều ấy theo ngôn ngữ âm nhạc, viện phụ sẽ không để cho mình thống trị tiếng hát ca, bóp nghẹt tiếng của các đan sĩ khác, làm cho mình thành một Pavarotti[12] của đan viện. Viện phụ sẽ là người để cho sự du dương hoà hợp dẫn dắt. Và anh em có thể nhận thấy tức thì ngay trong cách hát. Người ta có thể nhận thấy phẩm chất của một cộng đoàn bằng cách nghe cộng đoàn ấy hát. Các thầy dòng Biển Đức và các anh em Đa Minh hát khác nhau!

Đỉnh cao của đức khiêm nhường, đối với một đan sĩ , đó là khi đan sĩ khám phá thấy rằng không phải chỉ có việc mình không phải là cái rốn của thế giới, nhưng mình thậm chí chẳng phải là trung tâm của chính mình nữa. Không phải chỉ có một sự trống vắng ở trung tâm cộng đoàn để Thiên Chúa ngự ở đó, nhưng còn có một khoảng trống giữa hiện hữu của tôi nữa, ở đó Thiên Chúa có thể dựng lều của Người. Tôi là một thụ tạo được Thiên Chúa ban cho hiện hữu vào mỗi một giây phút. Trong các bức ảnh kính màu ở đan viện Monreal, ta thấy Thiên Chúa đang sáng tạo Ađam. Thiên Chúa cho ông Ađam hơi thở của Người và giữ ông trong hiện hữu của Ngưởi. Ở giữa hiện hữu của tôi, không phải chỉ có mình tôi. Thiên Chúa đang ở đó, thổi cho tôi hiện hữu mỗi phút giây, cho tôi hiện hữu. Ở trung tâm của bản thân tôi, không phải là cái tôi đơn độc hoặc theo kiểu Descartes, nhưng còn có một khoảng không đầy tràn Thiên Chúa.

Có thể ơn gọi tối hậu của đan sĩ là tỏ cho thấy vẻ đẹp của sự trống vắng này, cả cá nhân lẫn cộng đoàn trở thành những ngôi đền thờ trong đó vinh quang Thiên Chúa có thể lưu lại. Anh em đừng ngạc nhiên nếu tôi nghĩ rằng điều đó được biểu lộ trong việc hát lên những bài ca ngợi Thiên Chúa. Ở đây, tôi đã đi quá đề tài tôi thực sự có thẩm quyền để nói, nhưng tôi chỉ đề cập đến đề tài ấy vì tôi thấy điều đó hấp dẫn. Nếu anh em cho rằng tôi nói linh tinh, thì có thể là anh em có lý!

Bất cứ tác phẩm nghệ thuật nào cũng đều là âm vang của công trình sáng tạo tiên khởi. Chính trong nghệ thuật mà chúng ta có ý tưởng xác đáng nhất về việc sáng tạo thế giới từ hư vô có nghĩa là gì đối với Thiên Chúa. Nét độc sáng của mỗi công trình nghệ thuật đưa về nguồn gốc của tất cả những gì đang hiện hữu. Mỗi bài thơ, mỗi bức hoạ, mỗi công trình điêu khắc, mỗi bài hát đều cho chúng ta ý tưởng về việc đối với Thiên Chúa sáng tạo nghĩa là gì. Georges Steiner viết:
“Ở ngọn nguồn của bất kỳ hành vi nghệ thuật nào đều có giấc mơ về một sự lưu xuất khởi đi từ hư vô, một sự sáng tác ra một hình thức diễn tả thật mới mẻ, thật đặc sắc từ tác giả, đến nỗi nó bỏ thế giới đi trước lại đằng sau thật xa”[13].
Trong truyền thống Kitô giáo, điều đó đặc biệt đúng đối với âm nhạc. Theo thánh Âu tinh, chính trong âm nhạc, nơi âm thanh phát khởi từ thinh lặng, mà chúng ta có thể thấy điều mà nó tượng trưng về một vũ trụ chẳng dựa trên gì cả, là bất tất và, đối với chúng ta, là những thụ tạo: “Sự luân chuyển giữa âm thanh và thinh lặng trong âm nhạc được thánh Âu tinh quan niệm như là biểu lộ sự luân chuyển của cái đến hiện hữu và đi qua đến không hữu thể, làm nét đặc biệt cho một vũ trụ được sáng tạo từ hư vô”[14]. “Trong âm nhạc, chúng ta nghe thấy – tôi lại trích dẫn Steiner – dấu vết không ngừng được đổi mới của khoảnh khắc uyên nguyên, không bao giờ tới được hoàn toàn, của công trình sáng tạo (…), sự kiện thứ nhất không thể đạt tới được”[15]. Đó là tiếng vang của big bang hoặc, nói như Tavener là tiền âm vang của sự thinh lặng thần thánh.

Giữa lòng cuộc đời đan tu có đức khiêm nhường. Tôi nghĩ rằng không phải là sự khiêm nhường cực kỳ, đè bẹp của những kẻ ghét bản thân mình, nhưng là sự khiêm nhường của những người nhìn nhận mình là những thụ tạo và đón nhận cuộc hiện hữu của mình như là một ân huệ. Và như vậy ca hát có giữ vị trí trung tâm trong cuộc đời của anh em cũng là chuyện bình thường. Vì chính trong việc ca hát này chúng ta biểu dương hoạt động của Thiên Chúa, nguyên nhân của muôn vật muôn loài. Anh em ca hát ngợi khen Lời của Thiên Chúa nhờ Người muôn vật đã được tạo thành. Chúng ta có thể thấy ở đây vẻ đẹp còn hơn là một thú vui đơn thuần. Đây là vẻ đẹp để mừng công trình Sáng tạo ra đời.

Để kết luận. Tôi đã trình bày trong bài nay rằng vinh quang Thiên Chúa luôn luôn cần một khoảng không, một khoảng trống, để bộc lộ chính mình: khoảng không ở giữa các cánh của Kêrubim trong Đền Thờ; ngôi mộ trống; một Đức Giêsu biến mất ở Emmaus. Tôi đã gợi ý rằng nếu anh em thu xếp được những khoảng không trống trải như thế trong cuộc đời của anh em, bằng cách trở thành những con người không có lý do hiện hữu đặc thù [I], tức là cuộc đời chẳng đưa đến cái gì cả [II], và không sợ nhìn nhận thân phận thụ tạo của mình [III], bấy giờ các cộng đoàn của anh em sẽ nên những ngai vàng cho vinh quang Thiên Chúa ngự trị.

Điều tôi hy vọng thoáng thấy trong các đan viện thì còn hơn là điều tôi có thể nói lên. Vinh quang của Thiên Chúa vượt khỏi mọi lối diễn tả. Mầu nhiệm làm vỡ tung những ý thức hệ bé nhỏ hẹp hòi của chúng ta. Như thánh Thomas Aquinô, chúng ta thấy là tất cả những gì chúng ta có thể nói chỉ là rơm là rác. Điều ấy phải chăng hàm ý tốt hơn là thinh lặng không nói gì cả? Không, vì các đan viện không phải chỉ là những nơi thinh lặng mà thôi, nhưng cũng còn là những nơi người ta ca người ta hát. Chúng ta phải tìm những cách thế để ca hát cho đến tận giới hạn của ngôn ngữ, cho đến tận những ranh giới của điều bất khả diễn đạt.

“Bạn hỏi hát lên với tiếng reo hò nghĩa là gì. Nghĩa là không chịu hiểu, không chịu nói với những từ ngữ điều đang được hát lên trong tâm hồn. Bạn cứ nhìn những người đang hát, những người thợ gặt, những người thợ hái nho hoặc những người khác mà coi, niềm vui của họ trước hết được khơi lên trong những lời lẽ của bài ca, nhưng không bao lâu niềm vui át hẳn những lời đó, và lời lẽ trở thành không còn khả năng để giãi bày niềm vui nữa. Bấy giờ, họ bỏ từ ngữ bỏ chữ nghĩa đi và ta chỉ còn nghe thấy tiếng reo hò của họ mà thôi. Đó là nhạc không lời, bởi vì trái tim muốn giãi bày điều không thể nói ra được. Việc reo hò này còn xứng hợp với ai hơn là xứng hợp với Thiên Chúa khôn tả?”[16]

Chú thích

  1. ......
  2. In Praise of Benedict, p.23
  3. Aidan Nichols, o.p., The Word has been Abroad, Edimbourg, 1998, p.1
  4. To be a Pilgrim, Stough, 1984; édition francaise: Être pèlerin, Mediaspaul, 1984, p. 35
  5. George Steiner, Reelles Présences, Paris, Gallimard, 1991
  6. Th. Augustinô, De Musica, VI,14,46
  7. Một đơn vị có dung lượng tương đương với 25 cl
  8. Ibid., p.265
  9. “Music: Soul and city and cosmos after Augustine” trong: John Millbank, er al., Radical Orthodoxy, Londres, 1999, p.276, note 131
  10. Être pèlerin, p.60
  11. x. C. Pickstock, p. 262
  12. Danh ca giọng ténor người Italia, nổi tiếng thế giới
  13. G. Steiner, p. 202
  14. C. Pickstock, p. 247
  15. G. Steiner, p. 202, 210
  16. Thánh Augustinô, in Ps. 32, Sermo 1,8 trong “Prier Dieu, les psaumes”. Paris, Éd. du Cerf, 1982, p. 185

Thứ Sáu, 8 tháng 7, 2022

KHÔNG CÓ NGÀY CỦA CHÚA, CHÚNG TÔI KHÔNG THỂ SỐNG ĐƯỢC

Thời sự Thần học – Số 3, tháng 8/2009, tr. 148-165

_Fr. Timothy Radcliffe, O.P._

Trích trong Pourquoi donc être chrétien?, Les Éditions du Cerf 2005, pp. 275-294. Nguyễn Tất chuyển dịch
Một Ngày Chúa Nhật năm 304, ở Bắc Phi, một số anh chị em Kitô hữu bị bắt vì đã họp nhau để cử hành Thánh Thể. Khi viên tổng trấn tra hỏi người anh em có tên là Emeritus, người chủ nhà, rằng tại sao anh lại cả lòng cho phép những người ấy tụ tập ở nhà mình, anh trả lời rằng những người ấy là những người anh em và những người chị em của anh. Bấy giờ, viên tổng trấn nghiêm giọng bảo lẽ ra anh phải cấm không cho họ vào nhà mình mới phải. Nhưng anh Emeritus trả lời rằng anh không thể làm như thế được, “quoniam sine dominico non possumus”. Câu tiếng Latinh này từng được người trước đây còn là Hồng y Joseph Ratzinger dịch ra như thế này: “Vì không có Ngày của Chúa, chúng tôi không thể sống được”. Và Đức hồng y bình giải: “Đối với những người ấy, đây không phải là vấn đề lựa chọn giữa một lệnh truyền này với một lệnh truyền kia, nhưng là một sự lựa chọn giữa tất cả những gì đem lại ý nghĩa và nền tảng vững bền cho cuộc đời với một cuộc đời mất hẳn ý nghĩa”[1]. Như thế, việc cử hành Ngày của Chúa góp phần giúp chúng ta hiểu rõ điểm dị biệt mà đức tin Kitô giáo đem đến cho cuộc đời của một con người.

Chủ Nhật, 26 tháng 6, 2022

TÌM KIẾM CHÂN LÝ

Thời sự Thần học – Số 3, tháng 8/2009, tr. 46-51

_Fr. Timothy Radcliffe_

LTS: Bài này là một phần trong tâm thư gửi Toàn thể Dòng Đa Minh trên thế giới nói về đời sống chiêm niệm của nữ đan sĩ. Một trong điều căn bản của đời sống này là say mê và tìm kiếm Chân lý.
1. Sống Trong Chân Lý
2. Học Lời Chúa
3. Học Thần Học
4. Huấn Luyện Để Đạt Tới Chân Lý
Chị em là những nữ đan sĩ của một Dòng có “chân lý” làm châm ngôn. Các tu sĩ Đa Minh thường được nổi tiếng về sự đam mê học hành. Một số các nữ đan sĩ đã chia sẻ với tôi rằng nay là một khía cạnh của đời sống Đa Minh mà họ lấy làm xa lạ, hoặc là bởi vì họ chưa bao giờ học hay vì họ cảm thấy bất lực để học. Và như bị cám dỗ để nghĩ rằng: các anh em thì học hành còn các nữ đan sĩ thì cầu nguyện. Các anh em thì nói, còn các nữ đan sĩ thì lắng nghe. Đây là sự am hiểu lầm về bản chất lời cam kết của chúng ta đối với Chân lý. Đó là một cách hiện diện trung thực trong thế giới. Mỗi người chúng ta được mời gọi đến với sự cam kết này dầu chúng ta có khả năng học ở nhà trường hay không.

Sống Trong Chân Lý


Chân lý mời gọi chúng ta dẫu là nam hay nữ hãy sống chân thật, nói chân thật và lắng nghe cách chú ý. Đôi khi sự thông tin trong cộng đoàn tu sĩ có thể trở nên méo mó. Lời nói bóng gió, ảo tưởng và sự ngờ vực có thể làm mù mờ sự trong sáng của các cuộc đàm thoại của chúng ta. Sự sợ hãi hoặc thiếu tin tưởng có thể làm cho chúng ta dùng những lời nói bóng gió, những cái huých nhẹ và cử chỉ nháy mắt. Chính vì đời sống Đa Minh mà chúng ta dám nói sự thật với sự thận trọng, nhạy cảm và trân trọng. Điều này không cần sự uyên bác. Đó là tìm kiếm để sống sự trong sáng của thánh Đa Minh. “Kẻ sống theo sự thật thì đến cùng ánh sáng, để thiên hạ thấy rõ các việc của người ấy được thực hiện trong Thiên Chúa” (Ga 3,21). Nhìn rõ nghĩa là nhìn điều căn bản và chính yếu và không bị chi phối bởi những chi tiết.

Cha Simon Tugwell, O.P., đã viết: “Thật vậy, cái điểm tiêu biểu nhất của linh đạo Đa Minh là để nhìn Thiên Chúa, không phải chủ yếu như đối tượng của sự chú ý, nhưng đúng hơn, như một chủ thể chính yếu. Với Người, chúng ta được kết hợp như những đồng chủ thể, những cộng tác viên (1 Cr 3,9) trong công trình cứu độ, nghĩa là như các bạn của Thiên Chúa, chúng ta không chỉ nhìn Người, nhưng đúng hơn, là cùng nhìn với Người. Chúng ta được mời gọi để nhìn thế giới qua con mắt của Thiên Chúa và như thế là nhìn những điều tốt lành của nó. Cha Eckhart viết: “Thiên Chúa hạnh phúc trong chính Người. Hạnh phúc của Người bao gồm hạnh phúc Người cảm nhận trên mọi tạo vật”. Nhìn bằng con mắt của Thiên Chúa là chia sẻ niềm vui của Người trong tất cả những gì Người đã dựng nên, trong đó có các anh em và chị em chúng ta! Cha Thomas Merton kể: Sau bảy năm sống đời đan tu, ngài đi đến nha sĩ và ngài thấy thế giới khác hẳn. “Tôi băn khoăn không biết nên phản ứng thế nào khi một lần nữa diện đối diện với cái thế giới gian ác này. Có lẽ những điều mà tôi hận thế giới khi tôi bỏ nó thì nó lại là những khuyết điểm của chính bản thân tôi mà tôi đã phóng chiếu lên thế giới. Trái lại, bây giờ tôi khám phá ra rằng mọi sự đã khuấy động trong tôi một lòng trắc ẩn sâu xa thầm kín… Tôi rảo qua khắp thành phố, lần đầu tiên tôi nhận ra mọi người trên thế giới này tốt lành làm sao và họ có giá trị như thế nào trong cái nhìn của Thiên Chúa”. Nhìn với Thiên Chúa, chúng ta được chia sẻ tình yêu Ngài. Nếu chúng ta biết sống chân thật như vậy trên thế giới thì chúng ta có thể đối diện với mọi sự trong niềm vui: những thất bại, chết chóc, thực trạng của đan viện, những nỗi sợ hãi và những niềm hy vọng. Chúng ta có thể được hạnh phúc ngay cả trong đêm tối.

Học Lời Chúa


Hiến Pháp Nữ Đan Sĩ số 101, II, nói rằng: các đan sĩ phải chuyên chăm học hỏi Lời Chúa. Đấy không phải là một hành động khô khan. Cha Jordan nói với nữ tu Diana: “Hãy đọc đi đọc lại Lời này trong trái tim con, mở đi mở lại trong trí khôn con, để cho Lời trở thành mật ong trên môi miệng con, hãy suy gẫm Lời, hãy ở trong Lời để Lời có thể cư ngụ với con và trong con mãi mãi”. Nếu Lời phải đụng chạm đến và thay đổi tất cả con người chúng ta thì chúng ta phải mang đến cho Lời tất cả mọi khía cạnh của con người: trí khôn, tình cảm, mĩ cảm, kinh nghiệm, khó khăn và hi vọng.

Hằng tuần trong Hội Đồng Tổng Cố Vấn, chúng tôi đọc Lời Chúa với nhau. Một người trong chúng tôi phân tích nguyên ngữ theo Kinh thánh rồi những người khác chia sẻ xem Lời Chúa đánh động mình thế nào, hoặc soi sáng những kinh nghiệm mới nay, hoặc khích lệ hay cật vấn họ làm sao. Tất cả những điều này là những cách hữu hiệu để đọc Lời Chúa, và chúng ta cần tất cả. Đó là lý do tốt để chúng ta suy gẫm Lời Chúa với nhau và để Lời Chúa biến đổi đời sống chung của chúng ta. Mỗi một nữ đan sĩ đều có những sự hiểu biết riêng để chia sẻ. Chúa nói với Catarina: “Cha có thể làm cho mọi người có đầy đủ mọi sự, nhưng Cha muốn cho mỗi người những quà tặng khác nhau để họ cần đến nhau”. Điều này đặc biệt đúng trong việc hiểu Lời Chúa.

Việc học chú giải Thánh Kinh ban đầu có thể khó. Chúng ta có thể sợ đọc những điều mà các học giả nói, e rằng những điều chúng ta đã xác tín sâu xa nhất bị lung lay. Khi một người bắt đầu học, người đó phải trải qua cái kinh nghiệm sợ hãi khi khám phá ra rằng trước nay chưa bao giờ mình hiểu bản văn. Nhưng đây là sự khiêm tốn khi đối diện với Lời mà chúng ta không làm chủ. Lời mời gọi chúng ta khởi hành đến nơi chúng ta chưa biết. Chúng ta phải dám can đảm như Maria, người đã nghe sứ điệp của thiên sứ, và người rất bối rối khi nghe sứ điệp, và suy nghĩ xem lời chào đó có ý nghĩa gì” (Lc 1,29). Chúng ta phải học để được ngạc nhiên bởi Lời. Lời luôn luôn có ý nghĩa hơn là chúng ta có thể tưởng tượng được. Đó là lý do chính đáng mà trong mỗi cộng đoàn phải có những nữ đan sĩ nghiên cứu học hỏi Thánh Kinh cách nghiêm túc. Nếu có thể, cũng phải học hỏi và nghiên cứu những ngôn ngữ gốc. Tôi phải thú nhận rằng tôi đã cố gắng rất nhiều để học chữ Do Thái nhưng thất bại.

Trong mỗi cộng đoàn chiêm niệm đều có những nỗi buồn chán rình rập, vì phải sống mãi ở cùng một nơi, với cùng những con người, nghe mãi một giọng khôi hài, ăn mãi một thức ăn. Nhưng Lời thì luôn mới mẻ và tươi mát với sự trẻ trung mãi mãi của Thiên Chúa. Thỉnh thoảng chúng ta chộp bắt lại những xúc động của các môn đệ trên đường Emmaus, “Lòng chúng ta đã chẳng bừng cháy lên khi nghe Ngài nói chuyện và giải thích Kinh thánh cho chúng ta trên đường sao?” (Lc 24,32). Học Kinh thánh làm mới lại cái khả năng ngạc nhiên của chúng ta.

Học Thần Học


Trong khi tôi đi thăm viếng các nữ đan viện, tôi thường hỏi các nữ đan sĩ họ thích học thần học nào. Thường thì họ im lặng và vấn đề được thay đổi ngay. Thần học thì luôn luôn được coi như là vấn đề lý thuyết và khó hiểu. Hiến Pháp của nữ đan sĩ số 101, III khuyến khích các nữ đan sĩ học thần học thánh Thomas, nhưng tôi e rằng thường thì những bộ Tổng Luận Thần Học được để nguyên trong thư viện với đầy bụi bặm. Người ta dễ bị cám dỗ để nghĩ rằng các anh em thì học thần học, còn các đan sĩ thì học tu đức. Đây là một sự đối lập hiện đại mà thánh Đa Minh và thánh Catarina không thể hiểu được. Thần học không chỉ là một môn học lý thuyết, nhưng nó thuộc về việc tìm kiếm Thiên Chúa trong vườn, sự đói khát tìm hiểu ý nghĩa, lối vào trong mầu nhiệm tình yêu của chúng ta. Qua hiểu biết, chúng ta tiến gần đến Đấng mà thánh Catarina gọi là Prima dolce verità, sự chân thật ngọt ngào nhất. Một trong những cách cầu nguyện của thánh Đa Minh là nghiên cứu một cuốn sách và tranh cãi với nó, bất đồng ý, gật đầu, kinh ngạc. Và khi thánh Thomas đang viết bộ Tổng Luận Thần Học, đôi khi ngài cũng bảo các thư ký đi ra ngoài rồi chính ngài sấp mình xuống đất và cầu nguyện cho tới khi ngài nhận được sự hiểu biết. Thần học và tu đức không thể tách rời nhau.

Nhiều tác phẩm thần học rất nhàm chán, những loại thần học này có thể là thần học dỏm. Chúng ta cần được giới thiệu tới bộ Tổng Luận Thần Học như nó hiện có, một tác phẩm chiêm niệm nói về cuộc hành trình của chúng ta tới Thiên Chúa và tới hạnh phúc. Giáo thuyết của nó giải thoát chúng ta khỏi những cạm bẫy cầm chân chúng ta lại trên cuộc hành trình đức tin. Vì thế mà nhiều người đã mắc kẹt trong những quan niệm sai lạc về Thiên Chúa như một ngôi vị vô hình và rất quyền lực đang điều khiển mọi sự xảy ra và giữ chúng ta mãi mãi trong tình trạng ấu trĩ. Rất nhiều nhức nhối trong các cộng đoàn tu sĩ phát xuất từ mối oán hận về hình ảnh ngẫu tượng Thiên Chúa này. Nhưng Thomas đã đập tan cái quan điểm này trong phần I (Prima Pars), mở cánh cửa tù ngục thiêng liêng này, và đưa chúng ta đến mầu nhiệm Thiên Chúa, Đấng là suối nguồn tự do vĩnh hằng trong trung tâm của cuộc sống chúng ta. Nhiều người bị sự ảo ảnh về sự thánh thiện như vâng lời lề luật chẳng hạn. Nhưng trong phần II (Secunda Pars), Thomas cho chúng ta thấy rằng con đường dẫn tới sự thánh thiện chính là sự tăng triển về các nhân đức, nhờ đó chúng ta trở nên mạnh mẽ và chia sẻ chính sự tự do của Thiên Chúa. Nhiều người khác lại coi tôn giáo như ma thuật. Nhưng trong phần III (Tertia Pars), Thánh Thomas cho chúng ta thấy trong mầu nhiệm toàn thể nhân loại chúng ta như thế nào. Sự trắc nghiệm của một thần học tốt là nó chan chứa lời ngợi khen, thờ phượng, hạnh phúc và tự do nội tâm thật. Có ít thần học tốt như thế. Có thể một số chị em đan sĩ sẽ được mời gọi để viết thần học. “Trong lãnh vực thần học, văn hóa và tu đức học, người ta mong chờ rất nhiều ở tài năng của các phụ nữ, không chỉ những gì liên quan đến những khía cạnh đặc biệt về đời nữ thánh hiến, nhưng cả trong sự hiểu biết đức tin trong mọi cách diễn đạt của nó”. (Tông Huấn Đời Thánh Hiến, 58).

Huấn Luyện Để Đạt Tới Chân Lý


Vì thế, một phần chính yếu trong việc huấn luyện các nữ đan sĩ Đa Minh là học hỏi Thánh Kinh và thần học. Đây không phải là một phần phụ như là học may vá hay nấu ăn. Nó chính là sự lớn lên trong tình yêu, vì “có yêu mới tìm hiểu. Và khi yêu thì linh hồn mới tìm kiếm để theo đuổi chân lý và mặc lấy chân lý”.

Học thần học sẽ làm cho chúng ta hạnh phúc. Chúng ta học về những việc vĩ đại mà Thiên Chúa đã làm cho chúng ta. Thánh Thomas nói: “Những người hiến thân cho việc chiêm niệm chân lý là những người hạnh phúc nhất trên đời”. Và đối với ngài, chiêm niệm chủ yếu có nghĩa là học hành. Chúng ta học để yêu Lời Thiên Chúa và được “nuôi dưỡng bằng sự ngọt ngào của nó (dulcedo) như thánh Albertô đã nói. Khác với những trò giải trí hời hợt, khởi đầu đi vào tất cả những niềm hạnh phúc sâu xa thường rất chán, vì chúng ta không thể ở lâu trong phòng. Chúng ta phải học tin tưởng, tin tưởng để suy nghĩ, để cật vấn, để tìm kiếm. Đối với thánh Thomas, giáo sư trước hết phải dạy cho học trò tự mình suy nghĩ để nhận ra được tiềm năng hiểu biết của mình. Điều này có nghĩa là khi chúng ta học tập nghiên cứu, chúng ta không sợ mình sẽ mắc sai lầm. Các huấn luyện viên không được nhìn thụ huấn sinh của mình một cách sợ hãi. Chúng ta phải dám trình bày những tư tưởng và đừng sợ nếu ban đầu nó sai lầm. Dĩ nhiên tu sĩ Đa Minh phải theo thần học chính thống, nhưng nếu chúng ta tin vào giáo huấn của Giáo hội mà Thánh Thần đã được đổ trên chúng ta thì chúng ta sẽ không dễ dàng bị kẹt trong sự sai lầm.

Các nữ đan sĩ cần phương tiện để học: một thư viện tốt, những tạp chí và thời giờ. Nhiều đan viện nghèo mà phải mua sách vở thì quả là một hy sinh. Nhưng chúng ta không thể để các nữ đan sĩ chết đói về sách vở cũng như không thể để họ chết đói về lương thực. Internet cung cấp khả năng để theo dõi nguồn thông tin thần học mà không cần ra khỏi đan viện. Cộng đoàn cần dành một thời biểu để học hành. Chalais ở Pháp đã có một lịch trình hằng năm gồm thời gian học hành nghiêm túc, giữ thinh lặng và giải trí. Chúng tôi, các anh em, cũng phải đáp ứng những nhu cầu của chị em về việc huấn luyện. Khi cha thánh Đa Minh trở lại San Sisto, mệt mỏi vì sau một ngày rao giảng, nhưng cũng cố gắng dạy các nữ đan sĩ “vì họ không có vị thầy nào khác để dạy họ”. Sự thịnh vượng của các đan viện Đa Minh Rhineland trong thế kỷ XIV phần lớn là nhờ Herman de Minden, Giám Tỉnh tỉnh dòng Teutonia, đã cử một số thần học gia nổi tiếng nhất để dạy các nữ đan sĩ.

Các đan viện cần các chị em đã được huấn luyện sâu xa về thần học và Thánh Kinh để họ có thể dạy lại các thành viên trẻ. Ngày nay điều này đặc biệt cần thiết, vì có nhiều nữ đan sĩ đến với chúng ta với trình độ đại học. Họ cần được huấn luyện về thần học để mở mang trí tuệ và trả lời những vấn nạn của họ. Lý tưởng là mỗi đan viện có thể cung cấp một chương trình huấn luyện đầy đủ, nhưng nếu điều này không thể được, thì sự hợp tác giữa các đan viện, đặc biệt khi có những liên hợp, là tối cần. Đôi khi có những lo ngại rằng nếu những người trẻ đi học ở một đan viện khác thì dần dần họ sẽ mất sự gắn bó với đan viện gốc và xin chuyển dòng. Điều này ít khi xảy ra, và nó không thể là lý do để không cho một chị nữ tu được huấn luyện đầy đủ và thực thụ theo tinh thần Đa Minh. Nếu người trẻ được huấn luyện kỹ lưỡng thì cả cộng đoàn cũng sẽ được đổi mới. Nhà huấn luyện của liên hiệp các đan viện ở Mexico là một gương mẫu tuyệt vời cho thấy một liên hiệp có thể giúp mỗi đan viện phát triển mạnh như thế nào.

Thứ Năm, 23 tháng 6, 2022

SỐNG SỰ THẬT THEO GƯƠNG CHÚA GIÊSU

Thời sự Thần học – Số 3, tháng 8/2009, tr. 38-45

_Thomas A. Hoàng Anh_

1. Có chăng một sự thật?
2. Làm thế nào để sống giá trị của sự thật
3. Chúa Giêsu là sự thật và là mẫu gương cho mỗi người chúng ta
Sự thật là một giá trị mà bất kỳ ở thời đại xã hội nào cũng được đề cao. Người ta có thể đánh đổi tất cả để được sống trong sự thật. Thông điệp Caritas in Veritate của Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI trong một khía cạnh nào đấy đã đề cập đến giá trị của sự thật trong cuộc sống. Ngài cho rằng, “Giáo hội không đề ra những giải pháp chuyên môn”, nhưng “Giáo hội có một sứ mạng chân lý cần phải chu toàn” để “có một xã hội xứng hợp với con người, với phẩm giá và ơn gọi của con người”. Như vậy, thông điệp này đòi hỏi mỗi chúng ta cho dù thế nào đi nữa cũng phải sống sự thật. Vì chỉ có sự thật mới giải thoát chúng ta và đưa chúng ta đến gần Thiên Chúa. Có như vậy chúng ta mới mong có được sự phát triển toàn diện. Đứng trước lời kêu gọi của Đức Thánh Cha, chắc hẳn mỗi chúng ta ai cũng có suy nghĩ và tự đặt ra cho mình những câu hỏi, liệu từ trước đến giờ tôi đã sống trong sự thật hay chưa? Tôi đã làm gì khi đứng trước sự bất công? Tìm sự an phận hay lên tiếng bênh vực sự thật? …

Thứ Bảy, 11 tháng 6, 2022

LÝ TƯỞNG VÀ SỐ PHẬN

Thời sự Thần học – Số 3 (Tháng 9/2009), tr. 96-100

_K'Bao_


“Hãy giết tên kinh ác này”. Đây là tựa đề một cuốn phim đã được trình chiếu tại Pháp, để nói về cuộc đời đấu tranh và cái chết đau thương của một linh mục trẻ.

Phải chăng đó cũng là số phận dành sẵn cho những môn đệ đích thực của Đức Kitô? Vâng, đúng thế! Không phải như có người nhận xét rằng: Lãnh chức linh mục là được tất cả, được quyền cao chức trọng, được người ta “một bẩm hai thưa”, được của cải tiền bạc…. Bởi vì trong cái “tất cả” đó luôn luôn có sẵn cây – thập giá.

Thứ Ba, 3 tháng 5, 2022

GIÁO HỘI VIỆT NAM: CÓ CHĂNG MỘT Ý THỨC KHÔNG CÂN XỨNG ?

Thời sự Thần học – Số 1, tháng 03/2010, tr. 152-159

_Nguyễn Trọng Viễn, O.P._

1. Thiếu ý thức cân xứng
2. Ý thức không cân xứng trong Giáo hội Việt Nam
3. Nguyên nhân và hệ quả của ý thức không cân xứng
  3.1 Không hòa nhập với dòng đời
  3.2 Thái độ phòng vệ
  3.3 Thái độ giả hình

1. THIẾU Ý THỨC CÂN XỨNG


Có lẽ rất nhiều người dân thường trong xã hội Việt Nam thấy rõ được một ý thức không cân xứng trong những chủ trương của chính phủ Việt Nam, những điều mà những người đang lèo lái con thuyền đất nước lại không thấy được: ra những quy định quá tỉ mỉ, quá lý thuyết, không hợp tình hợp cảnh trong tình hình chung của xã hội; có những biện pháp giải quyết nhiều vấn đề không đáng hoặc thực sự chẳng là vấn đề trong khi mà xã hội còn có quá nhiều điều quan trọng hơn cần phải lo; bận tâm bảo đảm những nguyên tắc căn bản của học thuyết Mác-lê đến độ không còn nhận ra được chính xác những nhu cầu thật trong một hiện tình xã hội rối beng, và trở nên như những nhà "chủ trương duy vật một cách duy tâm"…. Người tín hữu Công Giáo thì cảm thấy rõ, quá rõ, một thứ não trạng khó thay đổi của những cán bộ nhà nước, coi tôn giáo như một sinh hoạt không bình thường của một xã hội vô thần, đó chính là nguyên nhân sâu xa, là nguồn gốc của những biện pháp, những phương thức giải quyết không cân xứng trong nhiều vấn đề dính dáng đến tôn giáo… Chẳng hạn, có một cán bộ nhà nước, rất thân thiết với các linh mục và cũng có nhiều thái độ cởi mở, trong lúc vui vẻ, buộc miệng tâm sự rằng: khu vực ông đang chịu trách nhiệm là một khu vực phức tạp, vì có mấy nhà chùa, mấy nhà thờ…. Chúng ta có thể hiểu rằng: dù nhà nước có "tôn trọng tự do tôn giáo", hoặc "có nhiều tiến bộ trong chủ trương tự do tôn giáo", thì thật sự đó cũng chỉ là những thứ "tự do tôn giáo" hoặc những "tiến bộ" được nhìn từ một não trạng nào đó, phát xuất một nền tảng suy tư nào đó. Chính điều đó tạo nên những giải pháp "không cân xứng" trong vấn đề tôn giáo.

Thứ Hai, 18 tháng 4, 2022

LECTIO DIVINA TRONG THỪA TÁC VỤ MỤC VỤ

Thời sự Thần học – Số 25-&26, tháng 12/2001, tr. 150-163

_Trương Nhã_


Sau khi đã giới thiệu (trong Thời sự thần học, từ số 20) lectio divina là gì, nguồn gốc, các yếu tố của lectio divina, nay nhân Thượng hội đồng Giám mục thế giới lần thứ X, với chủ đề “Giám mục, người tôi tớ của Tin mừng Đức Giêsu Kitô, để phục vụ niềm hy vọng của thế giới”, chúng tôi xin trích dịch từ tạp chí Dei Verbum (số 27, tháng 2.1993) hai suy nghĩ về lectio divina của Đức hồng y Joseph Ratzinger. Cả hai vị cùng là Hồng y, từng là những chuyên viên Kinh thánh và thần học nhưng có những kinh nghiệm mục vụ khác nhau và quan điểm riêng. Tuy nhiên cả hai vị cùng chung một kết luận là Lectio divina là điều cốt yếu đối với trách vụ của bất cứ giám mục nào cũng như đối với trách vụ của bất cứ ai đang đảm nhận thừa tác vụ mục vụ trong Hội thánh.

Thứ Sáu, 18 tháng 3, 2022

THỜI SỰ THẦN HỌC – SỐ 35, THÁNG 3/2004

CHỦ ĐỀ: NHỮNG NẺO ĐƯỜNG TÂM LINH KITÔ Á CHÂU


LỜI NGỎ


Khời đi từ năm 1994 với thao thức “Tập làm Môn sinh của Chân Lý”, vì “ Chân lý sẽ giải thoát Anh em” (Ga 8,32), Nhóm Vinh Sơn Phạm Hiếu Liêm đã hình thành. Nhóm quy tụ một số anh em để cùng suy tư, soạn viết, dịch thuật và cho ra đời - lưu hành nội bộ - tập Thời sự Thần học (TSTH), mỗi năm 4 số (tháng 3,6,9,12 - trừ các số từ 1-6), số trang tối thiểu là 104 và tối đa là đến 180 trang, với 3 phần cơ bản :
  1. Phần Chủ đề: Thần học Tín lý, Luân lý, Tu đức, Mục vụ...
  2. Hội Nhập Văn Hoá
  3. Sinh hoạt Giáo Hội.
Ngoài ra còn có: Chuyên Mục Tôn giáo – Mục Vụ Kinh Thánh – Du lịch Thần học với Thánh Tô-ma A-qui-nô... tuỳ theo số.

Thứ Ba, 28 tháng 12, 2021

SỐNG CHIỀU KÍCH NHẬP THỂ TRONG NHỮNG ĐIỀU BÌNH THƯỜNG

Thời sự Thần học – Số 4, tháng 12/2009, tr. 20-28.

_Phêrô Phạm Duy Khánh_

Dẫn nhập

Cố thi sĩ Phùng Quán khi viếng linh cữu đạo diễn điện ảnh Trần Thịnh, hiệu là “Thịnh Râu” đã đọc một bài thơ như thế này:

…thế gian kim cổ triệu người chơi
Chơi như bạn mới là chơi hết cỡ.
Tất cả những gì bạn nếm trải cuộc đời
Tận cùng niềm vui
Tột cùng nỗi khổ
Với bạn cũng chỉ là chơi.
Và không còn cách gì chơi mới nữa
Bạn chơi ung thư…

Trong bài thơ điếu đọc trước linh cữu ấy, dường như nhà thơ Phùng Quán đã khắc hoạ cho người nghe thấy con người và tính cách của đạo diễn Trần Thịnh. Tất cả cuộc đời của ông là một cuộc rong chơi như một đứa trẻ giữa chợ đời. Cuộc chơi của một đứa trẻ khác với cuộc chơi của một người lớn đầy lý luận, suy tính. Trẻ - chơi hết mình, hoà mình vào cuộc chơi bằng tất cả những gì chúng có. Quên thời gian và không gian. Chúng đưa cả những cuộc chơi vào trong những giấc mơ, để lâu lâu người lớn nhận thấy chúng giật mình thảng thốt, huơ tay múa chân ngay cả trong chính giấc ngủ của mình.

Thứ Bảy, 25 tháng 12, 2021

TỪ THIÊN CHÚA NHẬP THỂ ĐẾN CON NGƯỜI NHẬP CUỘC

 Thời sự Thần học – Số 4, tháng 12/2009, tr. 9-19.

_Văn Điệp, OP_



Niềm tin của chúng ta xác tín, Đức Giêsu - Ngôi Hai Thiên Chúa đã đến với con người, sống kiếp con người[1]. Ngài mang vác tất cả những gì là yếu đuối của thân phận con người, ngoại trừ tội lỗi[2]. Không có một “ông chúa” nào dám hạ mình như thế cả. Có thể nói, qua việc nhập thể, Thiên Chúa đã xuống tận cùng với con người trong kiếp sống này. Chúng ta tự hỏi, “Ai có thể phát minh ra dấu chỉ tình yêu lớn hơn thế? Chúng ta ngây ngất trước mầu nhiệm Thiên Chúa đã hạ cố mang lấy thân phận con người, đến độ hiến cả mạng sống trên thánh giá”[3]. Qua biến cố nhập thể, không có gì con người đang mang vác mà ngày xưa Ngôi Hai Thiên Chúa đã không từng vác lấy, và ngày nay Ngài vẫn đang gánh chịu và bước đi với mỗi người. Ngài chấp nhận như thế để phẩm giá của con người được nâng cao cũng như cuộc đời con người trở nên có giá trị. Đó cũng là dấu chỉ để nhân loại hy vọng được đón nhận vào Nước Trời.

Như thế, Con Thiên Chúa làm người đem đến cho nhân loại những niềm vui mới - niềm vui được giải thoát khỏi tội lỗi và sống là người tự do trước mặt Thiên Chúa[4]. Nếu vì sa ngã, con người đã đánh mất căn tính uyên nguyên thưở ban đầu, thì qua việc nhập thể, Con Thiên Chúa đã trả lại cho con người căn tính đích thực ấy. Ngôi Hai Thiên Chúa nhập thể còn mời gọi con người hãy sống cho ra một “Con Người” với tất cả những phẩm giá cao đẹp của mình. Hơn nữa, qua việc nhập thể, Thiên Chúa đã cho thấy trái đất này sẽ trở nên vui hơn, đẹp hơn khi có Ngài hiện diện. Và trong ý hướng đó, Ngài cũng mời gọi con người hãy “nhập cuộc” để kiến tạo thế giới và làm việc có ích cho tha nhân, chia sẻ với nhau tất cả những gì tốt đẹp nhất, hoàn hảo nhất. Chỉ khi nào sống như thế, con người mới hoàn thành vận mạng cuộc đời trong hành trình trở nên con Thiên Chúa và luôn hướng về Thiên Chúa là Đấng tạo thành trời đất.

Thứ Hai, 11 tháng 10, 2021

KHUÔN MẪU THÁNH THIỆN BÊN ĐÔNG PHƯƠNG KITÔ GIÁO

Thời sự Thần học - Số 93, tháng 08/2021, tr. 145-174 

_Cebrià M. Pifarré_ 

KHUÔN MẪU THÁNH THIỆN BÊN ĐÔNG PHƯƠNG KITÔ GIÁO
Sau khi giới thiệu sơ lược các hình thức thánh thiện của Kitô giáo Đông phương, tác giả dừng lại lâu hơn ở linh đạo bên Nga, và giới thiệu những khuôn mặt tiêu biểu: các sư phụ linh hướng, các ẩn sĩ chú trọng đến việc thanh luyện con tim, thánh thiện trong đời sống thường nhật, thánh thiện qua lòng trắc ẩn phổ quát.
I. Những hình thức thánh thiện của Kitô giáo Đông phương
II. Sự ra đời và phát triển của linh đạo Nga-Slav
III. Đồng hành thiêng liêng với các staretz: Seraphim Sarov
IV. Các thánh sư phụ Optina: Macariô và Ambrôsiô
V. Théophane ẩn sĩ, nhà thần học của trái tim
VI. Thánh thiện trong đời sống thường nhật: Ivan Kronstadt và Người lữ hành nước Nga
VII. Khẩn cầu cho toàn dân: Silvano Núi Athos
Nguồn: La santidad en el Oriente cristiano, in: Anuario de Historia de la Iglesia 12 (2003), 145-127.
Chú thích về việc dịch thuật vài từ ngữ chuyên môn:
- Metropolita: giáo trưởng (tương đương với tổng giám mục), thấp hơn thượng phụ.
- Hesychasmus: Phong trào tâm linh chú trọng đến sự an tĩnh (hesychia) bên ngoài cũng như bên trong để kết hiệp với Thiên Chúa.
- Staretz được dịch là “sư phụ”, mặc dù nghĩa đen là “trưởng lão”. Sư phụ được xưng là “cha”, tuy không hẳn là linh mục.