Hiển thị các bài đăng có nhãn Mục vụ hôn nhân. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Mục vụ hôn nhân. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 13 tháng 2, 2014

GIA ĐÌNH, TRỤ CỘT CỦA VĂN MINH VÀ TÌNH YÊU

(Thời sự Thần học - Số 1, tháng 03/2009)

Ngày 15 tháng 10 năm 2001, đức thánh cha Jean-Paul II đã gởi cho đức hồng y Camillo Ruini, Chủ tịch Hội đồng giám mục Italia, một thông điệp nhân kỷ niệm 20 năm ngày ban hành tông huấn Familiaris consortio. Nhận thấy giá trị thời sự của tài liệu này, chúng tôi xin giới thiệu với quý độc giả toàn văn bức thông điệp. Các tiểu đề do tạp chí La Documentation catholique thêm vào. 

Kính gởi hiền huynh hồng y Camillo Ruini, Chủ tịch Hội đồng Giám mục Italia,

Thứ Ba, 11 tháng 2, 2014

GIA ĐÌNH, CON ĐƯỜNG HY VỌNG

Thời sự Thần học - Số 1, Tháng 3/2009

Tháng tám năm 2000, giáo phận Puy-en-Velay (Pháp) và Uỷ ban Gia đình của Hội đồng Giám mục Pháp cùng tổ chức một cuộc hội thảo về gia đình. Chúng tôi xin giới thiệu cùng quý độc giả Thời sự Thần học bài tham thuận của đức cha André Vingt-Trois, Tổng giám mục Giáo phận Paris. Bùi Thiện dịch từ La Documentation catholique, số 2236, ra ngày 19/11/2000.

Dẫn nhập


Gia đình nằm trong danh sách những điều kỳ vọng của con người thuộc thời đại chúng ta, kể cả các bạn trẻ. Gia đình xuất hiện như một thí nghiệm có nhiều bất trắc, điều này gây ra sự sợ hãi thất bại, sợ hãi về bổn phận và sợ hãi phải đau khổ. Giáo hội Công giáo dấn thân trong việc thăng tiến và phát triển gia đình. Đối với Giáo hội, gia đình là một duyên may và là niềm hy vọng. Tại sao?

I. Gia đình, tế bào đầu tiên của xã hội


Năm 1981, trong Tông thư Familiaris consortio, Đức thánh cha Jean-Paul II trích dẫn Công đồng Vatican II: “Đấng Sáng Tạo đã dựng nên cộng đồng hôn nhân, nguồn gốc và là nền tảng của xã hội loài người”. Và người còn trích dẫn thêm: “Gia đình đón nhận từ Thiên Chúa sứ mạng làm tế bào đầu tiên và tế bào sống của xã hội” (Sắc lệnh về Tông đồ Giáo dân, số 11).

Cách nói một “tế bào đầu tiên” có nguy cơ làm chúng ta lạc đường nếu chúng ta liên tưởng đến những khái niệm cơ bản của khoa học tự nhiên về sự sinh sản của tế bào (phân bào): 1,2,4,8,16, v.v. Tế bào đầu tiên là tế bào thứ nhất của một loạt những tế bào hoàn toàn giống nhau. 

Bảo rằng gia đình là tế bào đầu tiên của xã hội đúng hơn là nói đến nền tảng, nghĩa là một điểm tựa, một nền móng cần thiết mà không có nó thì sau đó sẽ chẳng có gì cả. Gia đình là tế bào làm nên nền tảng của toàn bộ sự sống xã hội. Chúng ta hãy cố gắng tìm hiểu điều này.

Gia đình là một tế bào trong đó các đôi hôn nhân tự nguyện chọn lựa và dấn thân cho nhau theo một cách thức nhất định. Trước tiên, họ chấp nhận cùng nhau chung sống và đón nhận những bất trắc có thể xảy ra trong cuộc sống. Họ mong muốn trao tặng thân xác cho tương lai qua những đứa con mà họ sẽ có. Kết ước này là một giao ước. Đây không phải là một hợp đồng riêng tư đơn giản mà người ta có thể từ bỏ nó khi các điều khoản không được tôn trọng hay những cam kết không được duy trì. Đó là một kết ước mang tính quyết định. Tính bền chặt và bất khả phân ly của gia đình là nền tảng để xây dựng tương quan tình yêu dựa trên sự tin tưởng lẫn nhau. Vì vậy, tình yêu được củng cố và thoát khỏi những bất ngờ của sự cám dỗ: người ta yêu nhau bởi vì người ta chọn nhau.

Con cái ra đời trong gia đình, chúng không được chọn lựa. Người ta có thể lựa lúc để sinh con nhưng không thể lựa chọn tính chất, tài năng, giới tính hay màu tóc của con cái. Con cái được yêu thương vì chúng là hoa trái của tình yêu và chúng cũng học cách yêu thương nhau bởi vì tất cả chúng đều được cha mẹ đón nhận. Chính nhờ sự bao bọc và che chở của tình yêu hôn nhân mà con cái có thể lớn lên trong tin tưởng và trở thành chính mình. Chính nhờ sự bao bọc và che chở của tình yêu mà con cái học biết những bất trắc trong tương quan với những người khác, giúp chúng biết đón nhận những khác biệt và ý nghĩa của cử chỉ hoà hoãn trong xung đột. Đó là “thao trường” đầu tiên của “trường đời”.

Đời sống xã hội là một điều tự nhiên cho dù nó là một chiến trường, là một không gian để thi thố tài năng trong đó sự hiểu biết người khác (còn được gọi là kiến thức xã hội) phụ thuộc vào hành vi và hoạt động. Có những quan hệ do hôn nhân, quan hệ do quyền lực và quan hệ do cưỡng bức. Cuộc tranh đua tất yếu này có thể dẫn đến bạo lực, giết chóc, về điều này chúng ta có rất nhiều thí dụ buồn về sự tranh đua giữa các quốc gia, giữa các nhóm xã hội đối kháng hay giữa các băng đảng. Sở dĩ bạo lực phát sinh từ những xung đột này thắng thế các quan hệ xã hội, chẳng phải trước tiên do việc học hỏi về những tương quan gia đình đã trở nên tồi tệ đó sao? Không thể nào có những tương quan xã hội hài hoà và hoà hoãn nếu gia đình không khởi xướng gây dựng những tương quan vô vị lợi và trên hết là bảo đảm khả năng riêng của từng người.

II. Gia đình, trường học đầu tiên


Gia đình không chỉ đơn giản là nơi hội tụ đầu tiên của việc học hỏi những tương quan xã hội, gia đình còn là trường học đầu tiên. Gia đình chuyển tải những yếu tố đầu tiên của các đức tính của con người. Khoa sư phạm hiện đại cho chúng ta biết rằng, việc giáo dục trẻ em khi chúng còn nhỏ tuổi để lại dấu ấn rất khó xoá nhoà trong nhân cách của trẻ. Chính vì vậy mỗi gia đình chuyển tải cho thế hệ kế tiếp toàn bộ các giá trị sẽ tác động đến sự phát triển và quan niệm sống của thế hệ mới. 

Hình thức giáo dục đầu tiên này không mang tính học đường hay tính sư phạm. Không phải những khuyên nhủ hằng ngày đem lại hoa trái, nhưng đúng hơn là do việc giáo dục hành vi, do gương sáng (của cha mẹ) trong tương quan với những người khác và trong việc phục vụ lẫn nhau. Chính nhờ những điều chỉnh thường nhật này đã hình thành những quy chiếu cơ bản: yêu mến sự thật, tôn trọng người khác, hiểu biết ý nghĩa của việc phục vụ, giáo dục trách nhiệm cá nhân, v.v. Sau này, trường học giúp sẽ giúp trẻ đối chiếu những tập tục này của gia đình mình với những tập tục của các gia đình khác, giúp trẻ học cách suy nghĩ về những gì chưa được áp dụng, cởi mở đối với những lối suy tư và lý luận khác. Đó phải là sứ mạng của học đường, và sứ mạng này không bao giờ thay thế cho sứ mạng của gia đình mà chỉ bổ sung bằng các phương pháp giáo dục có tính sư phạm cao hơn lối giáo dục gia đình. Đó là việc quản lý giữa đời sống nội bộ gia đình và những tương quan bên ngoài, nhờ vậy làm nảy nở và phát triển tự do cá nhân.

III. Gia đình, tế bào của Giáo hội


Gia đình không chỉ có chức năng đối với xã hội mà còn có nghĩa vụ đối với Giáo hội. Dĩ nhiên người ta có thể nghĩ rằng, những gì tôi vừa trình bày về việc giáo dục sơ đẳng đều có giá trị đối với việc giáo dục đời sống Ki-tô giáo. Chính nhờ gia đình mà đứa trẻ nhận biết mình là Ki-tô hữu và được khai tâm đức tin Ki-tô giáo. Thế nhưng, gia đình không phải là nơi để cha mẹ dạy cho con cái những bài giáo lý vượt quá khả năng hiểu biết của con trẻ. Nhưng đúng hơn là dạy cho con cái biết học hỏi những thái độ cụ thể của đời sống Ki-tô giáo phát xuất từ cuộc sống thường nhật: học làm dấu thánh giá, đọc những lời nguyện đầu tiên, khám phá nhà thờ giáo xứ, nơi đứa trẻ được rửa tội, v.v. 

Nhưng sâu xa hơn cả trường học đầu đời của trẻ, gia đình còn mang lại cho con trẻ một kinh nghiệm đặc biệt: đó là kinh nghiệm về một xã hội được xây dựng trên Hồng ân của Thiên Chúa. Thật vậy, chính ân sủng của bí tích hôn nhân đã thể hiện một cách sâu sắc phúc lộc của gia đình (con cái), khả năng phát triển tương quan tình yêu, không ngừng hoán cải và hoà giải, nhưng cũng không ngừng làm triển nở hy vọng về một bước tiến mới trong đức tin. Về phương diện này, gia đình thật sự là trường học của kinh nghiệm sống các bí tích. Có lẽ chiều kích bí tích này của đời sống gia đình không phải lúc nào cũng tìm thấy những từ ngữ để diễn tả và thể hiện. Nhưng chính đời sống hiệp thông giữa các thành viên trong gia đình, cách giải quyết của các thành viên trong việc tha thứ và hoà giải, sự kiên trì trong tình yêu bất chấp những yếu đuối và thiếu sót của các thành viên trong gia đình, tất cả những điều ấy vừa giúp con trẻ khai tâm về sự trung tín và lòng vị tha của Thiên Chúa, vừa giúp con trẻ khám phá thể chế bí tích của đời sống Ki-tô giáo: diễn tả những thực tại của tình yêu bằng cử chỉ. Chính vì vậy mà gia đình được xem như là một “tiểu Giáo hội”.

IV. Tính “siêu việt” của gia đình


Gia đình không phải là toàn bộ sự hiện hữu của nhân loại hay của Giáo hội. Như Thánh kinh đã nói với chúng ta một cách rất khôn ngoan rằng: “người đàn ông sẽ lìa bỏ cha mẹ mình…”. Khác với một số tôn giáo chủ yếu mang tính “gia đình” hay một số truyền thống mang tính đặc trưng của bộ tộc, theo quan niệm Ki-tô giáo, gia đình không mang tính tuyệt đối. Gia đình được tương đối hoá.

Một cách chính xác bởi vì vẻ đẹp, sức mạnh và phúc lộc của gia đình là những hồng ân của Thiên Chúa, tự chính mình, gia đình không thể đạt được những mục tiêu của mình. Gia đình hiến dâng chính mình để chuẩn bị cho các thành viên rời khỏi chính mình nhằm thành lập những gia đình mới, gia đình còn nỗ lực tự xoá mình trước một quan hệ khác còn căn bản hơn, đó là tương quan phụ tử giữa chúng ta với Thiên Chúa, “nguồn gốc mọi gia tộc trên trời dưới đất”. 

Trong Tin mừng, chúng ta thấy rõ những giới hạn của gia đình khi gia đình cố gắng nhường chỗ cho tương quan nền tảng này với Chúa Cha. “Ai là mẹ tôi và là anh em của tôi?”…

Kết luận


Tôi hy vọng rằng giờ đây chúng ta thấy rõ hơn vị trí và vai trò của gia đình trong cơ cấu phức hợp của cuộc mạo hiểm của nhân loại và đời sống Ki-tô giáo. Qua đó, chúng ta thoáng thấy những sứ mạng chuyên nhất của gia đình mà không ai có thể thay thế được. Chúng ta cũng nhận ra những giới hạn khi gia đình được mời gọi tự xoá mình trước tự do của các thành viên và trước thánh ý Thiên Chúa. 

Thứ Hai, 10 tháng 2, 2014

THỜI SỰ THẦN HỌC – SỐ 1, THÁNG 3/2009

CHỦ ĐỀ : GIÁO DỤC KITÔ GIÁO TRONG GIA ĐÌNH

LỜI NGỎ

“ …Vì thiện ích của các thế hệ trẻ, sự tăng trưởng và tương lai của con cái mà Chúa đã ban … vì một sự lo âu… mà gọi là “nhu cầu cấp thiết lớn lao về giáo dục”. Thật vậy, Giáo dục không bao giờ là điều dễ dàng và ngày nay dường như nó càng trở nên khó khăn hơn… Có quá nhiều bấp bênh và nghi ngờ lan tràn trong xã hội và nền văn hóa chúng ta, có quá nhiều hình ảnh bị méo mó do các phương tiện truyền thông phổ biến…. Giáo dục về sự thiện là điều có thể thực hiện được… ngày nay các cha mẹ đang … lo lắng vì tương lai con cái, cũng như các nhà giáo dục đang sống kinh nghiệm khủng hoảng học đường, các linh mục và các giáo lý viên, biết qua kinh nghiệm, về sự khó khăn trong việc giáo dục đức tin… ”

Thứ Bảy, 1 tháng 2, 2014

GIA ĐÌNH VIỆT NAM, MỘT MẢNH ĐẤT PHÌ NHIÊU CHO HẠT GIỐNG TIN MỪNG

(Thời sự Thần học – số 32, tháng 6/2003, tr. 91-105)

Quốc Văn, OP.

DẪN NHẬP

Khi ấy, Đức Giêsu dùng dụ ngôn mà nói với dân chúng nhiều điều. Người nói: “Kìa người gieo giống ra đi gieo giống. Trong khi người ấy gieo thì có hạt rơi xuống vệ đường, chim chóc đến ăn mất. Có hạt rơi trên sỏi đá... Có những hạt rơi nhằm đất tốt, nên sinh hoa kết quả: hạt được gấp trăm, hạt được sáu chục, hạt được ba chục” (Mt 13, 4-8).

Trong viễn cảnh một cuộc hội nhập văn hóa rộng lớn ở Á châu, cụ thể là tại vùng đất “con rồng cháu tiên” này, lời mời gọi gieo rắc hạt giống Tin mừng trở nên cấp thiết. Đức giáo hoàng Gioan Phaolô II, trong tông huấn “Ecclesia in Asia”, số 1, đã bày tỏ niềm hy vọng có được một mùa gặt bội thu tại cánh đồng màu mỡ giàu chất tâm linh này. 

Thứ Tư, 29 tháng 1, 2014

TIẾN TRIỂN CỦA THẦN HỌC HÔN NHÂN TRONG THẾ KỶ 20

(Thời sự Thần học – số 32, tháng 6/2003, tr. 71 – 90)

Trọng Nghĩa (tổng hợp)

DẪN NHẬP

Nhờ vào nhiều lối tiếp cận khác nhau nên thần học hôn nhân đã có nhiều biến chuyển. Những biến chuyển này làm cho quan niệm truyền thống của Giáo hội có nhiều đổi mới. Như vậy, những lối tiếp cận này vừa làm cho tư tưởng của Giáo hội thêm phong phú lại cũng vừa lay chuyển nhiều lập trường của Giáo hội.

Những lối tiếp cận này rất đa dạng tuỳ theo mục tiêu, phương pháp làm việc. Tuy nhiên, đừng nghĩ rằng chúng hoàn toàn độc lập, không phụ thuộc lẫn nhau. Thực ra, từ một góc độ làm việc, những nguyên tắc này có thể ảnh hưởng hoặc bổ túc cho nhau : chẳng hạn chú giải đi đôi với lịch sử, lịch sử với giáo luật, giáo luật với mục vụ, rồi lịch sử đi với mục vụ….Vì thế, chúng ta không thể lướt qua tất cả các nguyên tắc thần học chỉ trong một ít trang giấy này.

Chủ Nhật, 26 tháng 1, 2014

LỊCH SỬ HÔN NHÂN CÔNG GIÁO

(Thời sự Thần học – số 32, tháng 6/2003, tr. 54-70) 

Anh Phương 

Bài này xin tìm về truyền thống của Giáo hội, tiếp sau Kinh thánh. Có thể phân biệt ba thời kỳ: (1) các thế kỷ đầu tiên; (2) thời trung cổ với suy tư về tính Bí Tích của hôn nhân, và (3) thời cải cách, Công đồng Tridentino và cuộc tiến hoá tới hiện nay. 

Phần I: Hôn nhân Kitô giáo thời đầu 

Có thể nói có một số những định chế, luật lệ ảnh hưởng trên định chế hôn nhân Kitô giáo. Luật La Mã cổ được xem là có ảnh hưởng cơ bản, còn các phong tục tập quán Đức cũng ảnh hưởng phần nào. 


Thứ Năm, 23 tháng 1, 2014

HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH THEO QUAN ĐIỂM NHÂN CHỦNG HỌC VÀ XÃ HỘI HỌC

(Thời sự Thần học – số 32, tháng 6/2003, tr. 27-53)

Thanh Tuyền

I. MỘT VÀI DỮ KIỆN NHÂN CHỦNG HỌC VÀ XÃ HỘI HỌC LIÊN QUAN ĐẾN HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH:

A. Chức Năng Xã Hội về Hôn Nhân và Gia Đình:

1. Hôn nhân giữa lòng muốn và luật lệ: Hôn nhân là một trong những chức năng nền tảng của con người, mà qua đó con người biểu tỏ sự ưng thuận với những sự khác biệt, nhận hiểu người khác, và đón nhận. Nguời kết hôn là người thuận theo sự khác biệt nơi người khác, đồng thời cũng chấp nhận khuyết điểm chính tự bản chất nơi mình, là cái bất toàn nơi hữu thể mình. Người ta phải chân nhận ra mình chẳng phải là đấng toàn năng khi biết mình là “một trong bao la những người khác.” Sự khao khát luôn luôn gắn chặt trong con người, đặc biệt là sự khát khao tình dục. Vì thế đây chính là một nguy hiểm rất lớn nếu sự khao khát ấy vẫn mãi âm ỉ trong bản thân mình: Một mặt, có những người chạy theo nguy cơ ấy và biến mình thành những “đồ vật” ; mặt khác, xã hội con người đã tự đánh mất tính liên đới của mình (tính hợp quần theo như định nghĩa của xã hội học): sự khao khát ấy sẵn sàng bộc phát bất cứ lúc nào khi nó bị đánh thức, việc thiếu tiết độ sẽ lôi kéo các cá nhân và sự tranh dành giữa họ sẽ xảy ra hầu làm sao có thể chiếm đoạt được những “đồ vật” mà họ theo đuổi. Xã hội sẽ không thể tồn tại nếu mỗi thành viên của mình không biết tiết độ cái khát khao ấy. 


Thứ Hai, 20 tháng 1, 2014

TÌNH YÊU VÀ HÔN NHÂN TRONG THÁNH KINH

(Thời sự Thần học – số 32, tháng 6/2003, tr. 7-26)

Bùi Minh Đức (tổng lược)

“Trời còn có bữa sao quên mọc” nhưng nhân gian không bao giờ vắng bóng tình yêu. Chính tình yêu là một phần không thể thiếu làm nên bản thể con người. Trong lịch sử tư tưởng nhân loại, dù đã có rất nhiều người nói về tình yêu nhưng hầu như không ai lột tả một cách trọn vẹn bộ mặt huyền nhiệm của nó. Thánh kinh đề cập chuyện tình yêu không chỉ dưới khía cạnh con người mà còn đặt trong ánh sáng mạc khải... 

I. TÌNH YÊU VÀ HÔN NHÂN THỜI CỔ ĐẠI

A. Trong các thần thoại cổ đại
1. Những thần thoại về đời sống lứa đôi :

Trong các thể chế tôn giáo cổ xưa (ở Lưỡng Hà, Syria, Canaan, Ai Cập, Hy Lạp…), con người phóng chiếu kinh nghiệm riêng của mình vào các thần thoại. Mỗi thần thoại đều nhắm đến một ý hướng nào đó, chúng có chức năng biện minh hay giải thích về xã hội mà con người đang sống. Thần thoại giải thích thế giới hiện tại bằng cách trình bày những chuyện kể về thần linh thuở khai thiên lập địa. Đó là những khuôn mẫu mà xã hội và kinh nghiệm con người không ngừng noi theo với ít nhiều thành công. Thế giới này chỉ có ý nghĩa khi biết tìm chỗ dựa trong thế giới mẫu mực của thần linh. Chính vì vậy người ta giải thích tình trạng thế giới theo những trần thuật sáng tạo khác nhau do vị thần này hay vị thần kia thực hiện ; chẳng hạn như tín ngưỡng thờ thần theo thần thoại Pandore (Hy Lạp) hay thờ thần trung gian chuyển cầu Announaki (Babylon),…

Thứ Bảy, 18 tháng 1, 2014

THỜI SỰ THẦN HỌC – SỐ 32, THÁNG 6/2003

LTS : Bắt đầu từ hôm nay, các Chủng viện và Học viện tạm nghỉ để các chủng sinh và tu sĩ có thể về ăn tết với gia đình. Những ngày Tết đối với gia đình người Việt có ý nghĩa linh thiêng. Đầu năm mới là dịp để con cái bày tỏ lòng hiếu kính đối với các bậc sinh thành, đồng thời sự quy tụ của con cái bên cha mẹ, ông bà cũng nhắc nhớ mỗi người về giá trị của đời sống gia đình. Điều này có ý nghĩa hơn trong năm nay, khi Giáo hội Việt Nam chọn năm 2014 làm Năm sống Phúc Âm trong gia đình. Trong Thư gửi cộng đồng Dân Chúa vào tháng 10/ 2013, các giám mục Việt Nam kêu gọi các gia đình “Xây dựng gia đình mình thành một cộng đoàn cầu nguyện, sống tình yêu hợp nhất thủy chung, phục vụ sự sống và hăng say loan báo Tin Mừng.” Hoà cùng với bầu khí Xuân Giáp Ngọ và Năm Phúc Âm-hoá gia đình, Thời sự Thần học chọn đăng các số có chủ đề về TÌNH YÊU – HÔN NHÂN - GIA ĐÌNH. Mặc dù mọi người nghỉ ngơi ăn Tết, nhưng hy vọng rằng chủ đề này vẫn được nhiều độc giả chú ý. 

Độc giả cũng có thể đọc thêm các bài viết cùng đề tài ở Thời sự Thần học số 9
_________________

CHỦ ĐỀ: TÌNH YÊU – HÔN NHÂN – GIA ĐÌNH

LỜI NGỎ


Tình yêu – Hôn nhân – Gia đình là chủ đề đa dạng, phong phú và muôn thuở của kiếp người. Mỗi thời đại yêu “một kiểu” khác nhau, và tất nhiên kết hôn, lập thành gia đình cũng “chẳng giống nhau” chút nào. Mỗi quan điểm (Tâm lý học, Xã hội học, Tôn giáo học, Nhân chủng học…) lại triển khai những khía cạnh khác nhau của cùng một vấn đề. Có thể nói, tuy người ta đã tốn rất nhiều giấy mực cho đề tài này, nhưng xem ra bao nhiêu cũng không đủ. Chừng nào trên trái đất còn có con người, đề tài này vẫn còn được đề cập đến. Thời sự Thần học đã từng đề cập đến đề tài này (Xc TSTH, số 9 tháng 9 năm 1997); Nay nhân năm Gia đình 2003, Thời sự Thần học xin trở lại một lần nữa.

Trong phần chủ đề, với giới hạn của mình, Thời sự Thần học xin khởi đi từ quan điểm Kinh thánh (Bài 1): “Tình yêu và hôn nhân trong Kinh thánh” đến quan điểm Nhân Chủng Học và Xã Hội Học (Bài 2): “Hôn Nhân và Gia Đình theo quan điểm Nhân Chủng Học và Xã Hội Học”. Hơn nữa, một phác thảo lịch sử phần nào giúp hiểu biết về sự tiến triển của Thần học Hôn Nhân Công giáo. (Bài 3): “Lịch sử Hôn nhân Công Giáo” và (Bài 4): “Tiến triển của Thần học Hôn nhân trong thế kỷ XX”. Sau cùng là một suy tư với tâm tình hy vọng Gia đình Việt Nam trở thành một mảnh đất phì nhiêu cho hạt giống Tin mừng sinh hoa kết trái (Bài 5).

Bài “Truyền giáo và Văn hóa trong thế kỷ XIX” là phần tiếp theo của “Hướng đến một nền Thần học Hội nhập Văn hóa” (Xc từ TSTH số 16, tháng 6/1999). Phần chuyên mục Tôn Giáo gồm các bài “Cộng đoàn Taizé” và “Lễ Vượt Qua”. Phần Du Lịch Thần học cùng Thánh Thomas Aquino tiếp tục với “Sách Giáo lý của Thánh Thomas Aquino, Phần IV”. Sau cùng, TSTH xin giới thiệu một lối trình bày Hành trình Cứu độ qua Lịch sử Kinh thánh dưới dạng thư tín, khởi đầu là Lá thư của mẹ Eva, viết trong “Đem nhân gian”.

Ra mắt Bạn đọc vào dịp Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống (8/6/2003), TSTH kính chúc Qúy độc giả tràn đầy Bảy Ơn Chúa Thánh Thần, để Hiệp nhất trong Tình yêu vì cùng trong “một Chúa, một Niềm tin, một Phép rửa. Chỉ có một Thiên Chúa, Cha của mọi người, Đấng ngự trên mọi người, qua mọi người và trong mọi người” (Ep 4,5-6).

Thân kính
Nhóm Vinh Sơn Phạm Hiếu Liêm

TRONG SỐ NÀY


Chủ đề: Tình yêu – Hôn Nhân – Gia đình

Hội nhập văn hóa

Du lịch Thần học cùng thánh Thomas Aquino

  • Sách giáo lý của thánh Thomas Aquino (tt)

Chuyên mục Tôn Giáo

Hành Trình Cứu Độ Theo Lịch Sử Kinh Thánh

  • Lá thư của Mẹ Eva




Thứ Tư, 6 tháng 3, 2013

LUẬT PHÁP VÀ HÔN NHÂN

Thời sự Thần học – Số 9 – Tháng 9/1997, tr. 42-66

Mục đích của bài khảo luận này trình bày Luật pháp như là một phương tiện để xây dựng, bảo vệ hạnh phúc gia đình. Điều này có tầm mức quan trọng vì gia đình là tế bào nền tảng của đời sống xã hội và Giáo hội, đã và đang được mọi người quan tâm. Gia đình được qui định trong luật pháp của quốc gia cũng như của Giáo luật. 

Luật pháp liên quan tới hôn nhân và đời sống gia đình được trình bày trong bài này dựa trên hai bản văn chính thức: 

– Dân Luật về Hôn nhân và Gia đình: đã được Quốc hội thông qua ngày 29.12.1986, được Chủ tịch Hội đồng Nhà nước công bố do sắc lệnh số 21/LCT-HĐND-7 ngày 3.1.1987. Tất cả gồm có 10 chương và có 57 điều khoản. 

– Bộ Giáo luật Roma: ban hành ngày 21.1.1983 gồm có 1752 điều khoản. 

Thứ Hai, 4 tháng 3, 2013

Ý THỨC VỀ HẠNH PHÚC TRONG HÔN NHÂN

Thời sự Thần học – Số 9 – Tháng 9/1997, tr. 35-41

_Nam Giao_


Có lẽ người ta không cần phải xét đến tỉ lệ ly thân, ly dị và những trường hợp bạo động giữa vợ chồng để nhận ra rằng hạn phúc trong hôn nhân không phải là điều dễ kiếm. 

Kinh nghiệm sống chứng minh là trong nhiều gia đình những vụ bất hòa, xung khắc, lạnh nhạt thường xảy ra trong cuộc sống lứa đôi. Trong những trường hợp đó, hạnh phúc đã vắng bóng dù vợ chồng vó ăn đời ở kiếp với nhau. Hạnh phúc trong hôn nhân, nếu có, là trường hợp ngoịa lệ, gia đình thiếu hạnh phúc mới là qui luật. Thật oái oăm! là còn đâu ước muốn và kỳ vọng cua rnhững kẻ yêu nhau. Khi yêu, họ nghĩ hôn nhân là mục tiêu phải thực hiện cho bằng được, là sự thể hiện thiết yếu của tình yêu đích thực. Có yêu nhau thực sự thì phải tha thiết sống chung với nhau, dù là dưới hình thức nào: Từ chối hôn nhân là chưa yêu hết sức mình, là chưa yêu đúng nghĩa. 

Thứ Bảy, 2 tháng 3, 2013

THẦN HỌC MỤC VỤ VỀ HÔN NHÂN

Thời sự Thần học – số 9 – Tháng 9/1997, tr. 23-33

Hoa Trang_


A. GIA ĐÌNH LÀ “GIÁO HỘI GIA THẤT” 

Trong các văn kiện Tòa thánh. Từ ngữ : Gia đình là một Giáo hội gia thất (hay cũng có thể dịch là: Giáo hội tại gia. Giáo hội thu hẹp, nguyên ngữ latinh là : ecclesia domestica) thường được nhắc tới. Từ ngữ đó có ý nghĩa gì?

Theo các học giả, danh từ này được du nhập vào các văn kiện của Giáo hội kể từ công đồng Vaticanô II. Ở số 11 của “Hiến chế về Hội thánh”, khi nói về ý nghĩa của bí tích hôn phối, công đồng viết như sau.