Hiển thị các bài đăng có nhãn Thần học Tôn giáo. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Thần học Tôn giáo. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 16 tháng 5, 2013

ĐỐI THOẠI TRONG VIỄN TƯỢNG ĐA NGUYÊN TÔN GIÁO

(Thời sự Thần học – Số 21 – Tháng 09/2000, tr. 7-16) 

Thái Lam Hồng 

Trong mấy thập niên gần đây, đối thoại đã trở thành một danh từ thời thượng, một cách thế sống và một lối giải quyết vấn đề được đề cao trong xã hội hôm nay. Có thể coi đây là một nỗ lực của nhân loại nhằm đem trí huệ thay thế cho bạo lực và bom đạn, ngõ hầu giải quyết một cách nhân bản những bất đồng quan điểm, tranh chấp, xung đột ... giữa người với người.



Thứ Ba, 14 tháng 5, 2013

THỜI SỰ THẦN HỌC – SỐ 21, THÁNG 09/2000

CHỦ ĐỀ : ĐỐI THOẠI LIÊN TÔN

LỜI MỞ ĐẦU

Đối thoại là thiết lập một tương giao mới với một người hay một cộng đồng để hiểu biết và làm phong phú lẫn nhau, trong khi vẫn tôn trọng tự do của đôi bên đồng thời tìm kiếm sự thật. Trong mối tương giao song phương này, đôi bên cố gắng để hiểu đối tác của mình như chính đối tác đó mong muốn được hiểu như vậy. Để có thể hiểu biết người khác, cần có sự cởi mở, sẵn sàng đón nhận, bỏ qua thành kiến và nhất là, ước muốn học hỏi lẫn nhau. “Không ai là một hòn đảo” vốn là một hướng dẫn trong mọi mối tương quan. Để có thể gặp gỡ và làm phong phú lẫn nhau, cần có một quan điểm tích cực về những giá trị, những linh đạo – vốn là hoạt động của Chúa Thánh Thần – nơi những người, những cộng đoàn và những tôn giáo khác.

Thứ Hai, 15 tháng 4, 2013

GIÁO HỘI VỚI NHỮNG NGƯỜI VÔ THẦN, VÔ TÍN NGƯỠNG

LTS: Dưới đây là bài thuyết trình của Lm. Phan Tấn Thành tại Hội thảo chuyên đề do Trung tâm Học vấn Đa Minh tổ chức vào ngày 13/04/2013. Bài đăng trên blog này sẽ được hiệu đính và đăng trên báo giấy Thời sự Thần học thời gian tới. Các website đăng lại bài này vui lòng ghi nguồn và ngày đăng.


Chủ Nhật, 14 tháng 4, 2013

THẦN HỌC VỀ CÁC TÔN GIÁO

(Thời sự Thần học – Số 13 – Tháng 9/1998, tr. 75-95) 

Phan Tấn 

Vào ngày 27/10/1986, tại Assisi, lần đầu tiên Đức Gioan Phaolô 2 chủ tọa một buổi cầu nguyện cho hòa bình với sự tham dự của đại biểu của nhiều tôn giáo hoàn cầu. Biến cố này đã đánh dấu một chặng mới trong thái độ của Giáo hội công giáo đối với các tôn giáo. Khi tham dự buổi cầu nguyện với các tín đồ của các tôn giáo khác, chúng ta mặc nhiên nhìn nhận rằng lời cầu nguyện của họ không phải là vô giá trị ! Thế nhưng lập tức một vấn nạn được đặt ra là : như vậy có phải Thiên Chúa mà các kitô hữu tôn thờ cũng là Thiên Chúa của các tôn giáo khác, hay là ngoài Thiên Chúa ra còn có những thần linh khác nữa? Liệu ta có thể kết luận rằng đạo ai người nấy giữ, bởi vì đạo nào cũng tốt cả? Trước hết, bài này sẽ trình bày sự tiến triển của thần học công giáo về giá trị của tôn giáo, nói gọn là "thần học về các tôn giáo". Chúng ta sẽ theo dõi những bước tiến từ công đồng Vaticano II cho đến những văn kiện gần đây của Tòa thánh. Trước tiên, chúng tôi xin trình bày những vấn đề được đặt ra vào thời khai mạc công đồng. Kế đó, chúng ta sẽ phân tích các bản văn của công đồng. Sau cùng chúng tôi xin bổ túc với những văn kiện Tòa thánh sau công đồng. 


Thứ Bảy, 13 tháng 4, 2013

LỊCH SỬ CỦA MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA KITÔ GIÁO VỚI CÁC TÔN GIÁO

Thời sự Thần học – Số 13 – Tháng 9/1998, tr. 50-74

Bình Hoà

Ngày cầu nguyện cho hoà bình của đại diện lãnh đạo các tôn giáo tại Assisi - 27/10/2011
Xem thêm các videoclip bên dưới

I. Quan điểm triết học Hy lạp về các tôn giáo 


Chúng ta thử đi ngược dòng thời gian, để điểm lại những quan điểm của các nhà thần học Kitô giáo về giá trị của các tôn giáo trong chương trình cứu rỗi của Thiên Chúa. Dĩ nhiên, các quan điểm đó rất nhiều và khác biệt nhau. Vì thế chúng tôi chỉ ghi nhận những khuynh hướng chính, đặc biệt là nêu bật những yếu tố nào chi phối các quan điểm thần học. Theo thiển ý, trong lãnh vực này, một yếu tố có ảnh hưởng không nhỏ là sự hiểu biết về các tôn giáo. Nên biết là khoa lịch sử đối chiếu các tôn giáo của nhân loại mới phát triển trong những thế kỷ gần đây, và còn ở giai đoạn chập chững về phương pháp. Chúng ta có quyền tự hỏi : có bao nhiêu tín đồ Kitô giáo đã nghiên cứu về các tôn giáo khác trên hoàn cầu ? Có bao nhiêu tín đồ Kitô giáo đã nghiên cứu về lịch sử của chính tôn giáo của mình ? Và chúng ta có thể đặt những câu hỏi tương tự cho các tín đồ của các tôn giáo khác. Ngoài ra, như sẽ thấy, có nhiều cách thức để nghiên cứu các tôn giáo : từ tâm tình hoàn toàn thụ động cho đến thái độ phê bình chỉ trích. 

Thứ Năm, 11 tháng 4, 2013

TUYÊN NGÔN VỀ TỰ DO TÍN NGƯỠNG “DIGNITATIS HUMANAE”

Thời sự Thần học – Số 13 – Tháng 9/1998, tr. 40-49

Tấn Cường


Phẩm giá con người là điều mà thời đại chúng ta càng ngày càng ý thức mãnh liệt hơn, và xã hội luôn gia tăng số người đòi hỏi cho mình trong khi hành động được hưởng dụng quyền tự quyết và tự do nhận trách nhiệm... Tuyên ngôn về Tự do Tín ngưỡng Dignitatis Humanae đã mở đầu như thế. Đây là một văn kiện quan trọng trong lịch sử Giáo hội. Văn kiện này đã mở ra một kỷ nguyên mới cho mối liên lạc của Giáo hội với thế giới hiện đại. Chúng ta cùng phân tích văn kiện này theo 5 mục sau đây: 
  • Bản chất. 
  • Nền tảng. 
  • Chủ thể tác động. 
  • Chủ thể thụ động. 
  • Căn bản Kinh thánh. 

Thứ Ba, 9 tháng 4, 2013

VẤN ĐỀ TỰ DO TÍN NGƯỠNG THEO DÒNG LỊCH SỬ

Thời sự Thần học – Số 13 – Tháng 9/1998, tr. 27-39

Tấn Anh


Yêu thương (Lê Thừa Khiên)
Bao dung (Tolerance), thực khó mà lột được hết ý nghĩa của từ này. Các từ điển Anh Pháp Việt thường liệt kê những từ tương đương như sau : sự chấp nhận, dung nạp, khoan dung, dung thứ, chịu đựng. Có lẽ tiếng cuối cùng này sát với nguyên ngữ hơn cả. "Tolerare" trong tiếng latinh có nghĩa là chịu đựng, chấp nhận một sự dữ không thể tránh được, thái độ nhắm mắt làm ngơ hoặc cắn răng ngậm miệng. Thần học công giáo dùng tiếng “tolerantia" trong lãnh vực tôn giáo (tolerantia religiosa), để nói tới việc nhà cầm quyền phải chấp nhận các tôn giáo khác với quốc giáo. Một văn kiện của công đồng đã gây nhiều sóng gió hơn cả là Tuyên ngôn về Tự do Tín ngưỡng. Thường thì các văn kiện được chấp thuận sau hai hay ba dự thảo là cùng; nhưng văn kiện về Tự do Tín ngưỡng đã phải sửa đi sửa lại tới 6 lược đồ, và trong lần biểu quyết chót, số phiếu chống cũng còn khá cao (1954 thuận, 149 chống, 13 vô hiệu). Tại sao văn kiện gặp nhiều trở ngại như vậy ?

Chủ Nhật, 7 tháng 4, 2013

KITÔ GIÁO VỚI CÁC TÔN GIÁO

Thời sự Thần học – Số 13 – Tháng 9/1998, tr. 7-26

Bình Hòa


Tin Mừng (Lê Hiếu)
Ngày 30 tháng 9 năm 1996, sau 4 năm nghiên cứu, Ủy ban Quốc tế thần học đã phát hành văn kiện "Kitô giáo và các tôn giáo". Văn kiện được ấn hành bằng tiếng Italia trong báo La Civiltà Cattolica tập 1 năm 1997, dài gần 40 trang (146-183). Ngoài nhập đề và kết luận, nội dung gồm có 3 phần chính. Phần thứ nhất (có tính cách miêu tả) trình bày tình hình các vấn đề được gợi lên trong cuộc tranh luận thần học về các tôn giáo. Phần thứ hai (dài hơn cả) vạch ra những nguyên tắc căn bản của thần học để giải đáp vấn đề. Những nguyên tắc này thuộc bốn chiều kích:
  • Kế hoạch cứu rỗi của Chúa Cha; 
  • Vai trò trung gian của Đức Giêsu; 
  • Tác động phổ quát của Thánh Thần; 
  • Vai trò của Hội thánh. 


Thứ Sáu, 5 tháng 4, 2013

THỜI SỰ THẦN HỌC - SỐ 13, THÁNG 9/1998

CHỦ ĐỀ : THẦN HỌC VỀ CÁC TÔN GIÁO

LỜI NGỎ


Tôn giáo là gì? Tôn giáo là đạo, là đường, là hệ thống giáo lý và hình thức tế tự.. Có nhiều định nghĩa cho câu hỏi trên. Theo “Tự điển tiếng Việt” của Viện Ngôn ngữ học thuộc Ủy ban Khoa học xã hội Việt Nam, tôn giáo là “hình thái ý thức xã hội gồm những quan niệm dựa trên cơ sở tin và sùng bái những lực lượng siêu tự nhiên, cho rằng có những lực lượng siêu tự nhiên quyết định số phận con người, con người phải phục tùng và tôn thờ những lực lượng siêu tự nhiên ấy. Tôn giáo nảy sinh rất sớm, từ trong xã hội nguyên thủy”. [Từ điển tiếng Việt, Hà Nội 1988, trang 1044].