Thứ Sáu, 5 tháng 4, 2013

THỜI SỰ THẦN HỌC - SỐ 13, THÁNG 9/1998

CHỦ ĐỀ : THẦN HỌC VỀ CÁC TÔN GIÁO

LỜI NGỎ


Tôn giáo là gì? Tôn giáo là đạo, là đường, là hệ thống giáo lý và hình thức tế tự.. Có nhiều định nghĩa cho câu hỏi trên. Theo “Tự điển tiếng Việt” của Viện Ngôn ngữ học thuộc Ủy ban Khoa học xã hội Việt Nam, tôn giáo là “hình thái ý thức xã hội gồm những quan niệm dựa trên cơ sở tin và sùng bái những lực lượng siêu tự nhiên, cho rằng có những lực lượng siêu tự nhiên quyết định số phận con người, con người phải phục tùng và tôn thờ những lực lượng siêu tự nhiên ấy. Tôn giáo nảy sinh rất sớm, từ trong xã hội nguyên thủy”. [Từ điển tiếng Việt, Hà Nội 1988, trang 1044].

Nhưng một cách chung, có thể nói, tôn giáo, trước hết là một quyền lợi tích cực của con người. Quyền lợi này phát xuất từ phẩm giá con người. Trong thực tế, có nhiều tôn giáo khác nhau. Việc có nhiều tôn giáo khác nhau phản ảnh sự đa dạng và phong phú của quyền lợi tích cực này. Hơn nữa, ngày nay không còn vấn đề tôn giáo này hơn tôn giáo kia. Tất nhiên, chân lý chỉ có một, nhưng cách diễn tả chân lý thì thiên hình vạn trạng. 

Thời Sự Thần Học số này, phần chủ đề xin đề cập đến quyền lợi tích cực này - tôn giáo - với các đề mục “Kitô giáo với các tôn giáo” [bài 1], “Vấn đề tự do tín ngưỡng theo dòng lịch sử” [bài 2], “Tuyên ngôn về tự do tín ngưỡng”, [bài 3], “Lịch sử của mối tương quan giữa Kitô giáo với các tôn giáo” [bài 4], “Thần học về các tôn giáo” [bài 5]. Tiếp đến là phần Hội Nhập Văn hóa với mục “Diễn đàn” và “Nụ cười như thị”. Sau cùng là phần “Sinh hoạt Giáo hội”. 

Thân kính, 
TSTH 

TRONG SỐ NÀY

Chủ đề

Hội nhập Văn hóa 

  • Phương thức hội nhập văn hóa 
  • Vấn đề hội nhập trước cơn lốc lịch sử 
  • Nụ cười như thị 

Sinh hoạt Giáo hội 

  • Sứ điệp của ĐGH Gioan Phaolô II nhân ngày Thế Giới Truyền Giáo 
  • Tin tức thời sự 
  • Cho năm 1998... Về Chúa Thánh Thần