Hiển thị các bài đăng có nhãn Giáo hội học. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Giáo hội học. Hiển thị tất cả bài đăng

Chủ Nhật, 22 tháng 10, 2017

NHỮNG VĂN KIỆN CỦA UỶ BAN THẦN HỌC QUỐC TẾ

Thời sự Thần học - số 54, tháng 11/2011, tr. 90-95

Tsth

Trong bài vừa rồi, chúng ta thấy rằng một “cơ quan” của Huấn quyền ra đời sau công đồng Vaticanô II là các Thượng hội đồng Giám mục. Mặc dầu văn kiện “hậu thượng hội đồng” chỉ mang chữ ký của Đức Thánh Cha, nhưng nội dung phản ánh tư tưởng của các nghị phụ, được trưng dẫn nơi Tài liệu chuẩn bị (Instrumentum laboris) hoặc các Kiến nghị (Propositiones).

Thứ Tư, 11 tháng 10, 2017

CÁC THƯỢNG HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC

Thời sự Thần học - số 54, tháng 11/2011, tr. 65-89

Sau công đồng Vaticanô II, chúng ta thấy xuất hiện một cơ quan mới của Huấn quyền các giám mục, đó là “Thượng Hội đồng Giám mục”. Gọi là mới bởi vì trước đó, người ta chỉ biết đến các “Công đồng” và “Giáo hoàng”.

Trong bài này, chúng tôi xin trình bày sơ lược lịch sử và bản chất của các Thượng Hội đồng Giám mục, kế đó chúng ta sẽ lược qua các văn kiện của cơ quan này.______ Tsth

Thứ Ba, 26 tháng 9, 2017

GIÁO HỘI THÁNH THIỆN VÀ VẤN ĐỀ TỘI LỖI CỦA CÁC THÀNH VIÊN TRONG GIÁO HỘI: QUAN ĐIỂM CỦA JACQUES MARITAIN

Thời sự Thần học - số 57, tháng 8/2012, tr. 134-162

Nguyễn Hữu Nghị, OP.


Jacques Maritain [18/11/1882 - 28/04/1973] là một trong số các triết gia lớn của Giáo Hội Công giáo thế kỷ XX. Với tư cách là một triết gia, ông luôn bảo vệ tính cách độc lập cũng như vai trò và giá trị của triết học trong cuộc lữ hành truy tìm chân lý của cuộc đời con người. Tuy nhiên nền triết học của ông không tự giam hãm và đóng kín trong phạm vi giới hạn của chính khoa triết học, nhưng là một nền triết học mở ra với Siêu việt, mở ra với các chân lý thuộc lãnh vực tôn giáo. Sau khi thất vọng ê chề với những thầy dạy và các giáo sư lẫy lừng tại các đại học lớn tại Pháp và Đức thời bấy giờ, ông tìm đến đức tin Công giáo như một cuộc giao ngộ không thể đẹp hơn. Để từ đây, đức tin và lý trí không còn đối chọi nhau nữa, nhưng được hòa giải và tương hỗ nhau như thể đôi cánh đưa những suy tư của ông bay vút trong miền đất của các chân lý hữu hạn đến tận chính Chân lý vĩnh cửu, cội nguồn của mọi chân lý và vạn hữu trong vũ trụ tạo thành.
J. Maritain là một triết gia của niềm tin, luôn sống và dấn thân hết mình vì niềm xác tín mình chọn lựa. Chính vì lẽ đó, các nan vấn thần học không hoàn toàn nằm ngoài mối bận tâm của ông. Ngay từ những năm 1920-1973, năm ông qua đời, Jacques Maritian luôn có mặt tại hầu hết những “điểm nóng” liên quan đến các học thuyết quan trọng của Giáo hội. Chính các mối tương quan mật thiết cũng như những cuộc trao đổi sâu rộng với các thần học gia lớn của Giáo hội như cha A. Gardeil, cha R. Garrigou-Lagrange, Hồng y Charles Journet, cha Humbert Clérissac, cha M.-M. Labourdette, cha M.-V. Leroy, cha J.-H. Nicolas... đã soi sáng, gợi mở và làm phong phú rất nhiều các suy tư thần học của ông.

Thứ Sáu, 8 tháng 8, 2014

THỜI SỰ THẦN HỌC - SỐ 65, THÁNG 8/2014

CHỦ ĐỀ : GIÁO HỘI HỌC & THÁNH MẪU HỌC

Phát hành ngày 15/8/2014 -  Đại Lễ  Đức Mẹ Mông Triệu
- Mừng 20 năm phát hành Số đầu tiên của "Thời sự Thần học" 
- Mừng 13 Anh Em Đa Minh tuyên khấn trọng

Trong khi chờ đợi số 65, độc giả có thể đọc các số đã phát hành liên quan đến chủ đề này:
- Giáo hội học sau Vatican II (số 1 - tháng 8/1994 )
Những đường hướng Thánh mẫu học (số 1 - tháng 8/1994 )
- Thiên sứ truyền tin cho Đức trinh nữ Maria (số 3 - tháng 2/1995)
- Giáo hội Chúa Kitô (số 29 - tháng 9/2002) 

LỜI GIỚI THIỆU


Số báo này được phát hành để kỷ niệm 50 năm ban hành hiến chế Lumen gentium của công đồng Vaticanô II về Hội thánh (24/11/1964). Dĩ nhiên, trong vòng nửa thế kỷ vừa qua, rất nhiều sách báo đã được viết về Hội thánh đến nỗi có người đã nói rằng thế kỷ XX là “thế kỷ của Hội thánh”, nhưng như thường lệ, chúng tôi chỉ chọn lựa vài vấn đề mang tính “thời sự”.

Lời giới thiệu PDF
1. Mở đầu là bài Giới thiệu thông điệp Ecclesiam suam của đức thánh cha Phaolô VI được ban hành ngày 6/8/1964. Thông điệp này không chỉ vạch ra đường hướng hoạt động của một tân giáo hoàng nhưng còn muốn định hướng cho tất cả hướng đi của công đồng Vaticanô II: Hội thánh cần ý thức sâu xa bản tính của mình, để rồi từ đó xác định sứ mạng của mình trong thế giới. Các văn kiện của Công đồng lấy Hội thánh làm tâm điểm, và khám phá những tương quan hướng thượng, hướng nội và hướng ngoại của mình. Với thông điệp này, thuật ngữ “đối thoại” được du nhập vào các văn kiện Toà thánh. Bài viết này cũng muốn tưởng nhớ vị giáo hoàng sắp được tôn phong chân phước ngày 19 tháng 10 tới đây.

2. Để hiểu rõ sự đóng góp của Vaticanô II cho Giáo hội học, linh mục Eloy Bueno de la Fuente đưa chúng ta ngược lại dòng lịch sử. Hội thánh xuất hiện đồng thời với Kitô giáo, nhưng Giáo hội học thì ra đời muộn hơn mười hai thế kỷ! Trước khi trở thành một khảo luận biệt lập, Hội thánh đã được các giáo phụ và thánh Tôma bàn trong một tổng bộ rộng lớn của lịch sử cứu độ. Tác giả nêu bật những yếu tố văn hóa và xã hội đã đưa đến những mô hình khác nhau về Hội thánh trong bảy thế kỷ gần đây cho đến công đồng Vaticanô II, trải qua bảy giai đoạn.

3. Vaticanô II thường được đặt tên là một “Công đồng về Giáo hội”, bởi vì đề tài này được bàn trong hầu hết các văn kiện. Tuy nhiên, Công đồng không đưa ra một định nghĩa về Giáo hội. Sau Công đồng, nhiều tác giả nhấn mạnh đến một “ý tưởng chủ” của Công đồng, chẳng hạn như: Dân Thiên Chúa, Hiệp thông, Thân thể Chúa Kitô, Bí tích, Mầu nhiệm, Nước Thiên Chúa... Làm thế nào có được một cái nhìn bao quát về Giáo hội? Thượng hội đồng các giám mục 1985 đã tổng hợp tư tưởng chính của bốn hiến chế của Công đồng và rút gọn vào mô hình ba chiều: “mầu nhiệm – hiệp thông – sứ vụ”. Tuy nhiên, điểm trọng tâm của ba chiều kích này đã chuyển từ Giáo hội sang Thiên Chúa Ba Ngôi. Nữ tu Đinh Thị Sáng trình bày nội dung phong phú của mô hình này để hiểu rõ bản chất và sứ mạng của Giáo hội.

4. Sau Công đồng, hầu hết những suy tư thần học về Giáo hội đều xoay quanh bốn chương đầu của hiến chế Lumen gentium, và ít để ý đến chương thứ năm về ơn gọi nên thánh. Nói khác đi, sự thánh thiện cũng thuộc về bản chất của Giáo hội, như cha Nguyễn Văn Am, SDB cho thấy trong bài thuyết trình tại Trung tâm Học vấn Đa Minh nhân cuộc hội thảo vào ngày áp lễ tuyên phong hiển thánh cho hai vị giáo hoàng Gioan XXIII và Gioan Phaolô II (26/4/2014), “Công đồng Vatican II: Sự thánh thiện Kitô hữu – thành tựu hay lên đường? Hồng ân và trách nhiệm.” 

5. Với cuộc bỏ thăm ngày 29 tháng 10 năm 1963, công đồng Vaticanô II đã quyết định bàn về Đức Maria trong hiến chế về Hội thánh, thay vì dành một văn kiện biệt lập. Bài viết của cha Salvatore Perrella, Giám đốc Học viện Thánh Mẫu học Marianum (Rôma) trình bày những đường hướng Thánh mẫu học của Công đồng, và những tiến triển trong vòng 50 năm qua. Bài này chú trọng đến lãnh vực suy tư thần học. Trong lãnh vực tôn kính, Thời sự thần học số 64 vừa rồi đã có một bài về “Lòng đạo đức kính Đức Mẹ trong bối cảnh của lòng đạo đức bình dân” (tr. 104–139).

6. Hai bài cuối cùng mang tính “thời sự”. “Hiện tượng tục hóa: quan điểm xã hội học và thần học” là đề tài thuyết trình của linh mục Phan Tấn Thành tại buổi thường huấn dành cho các giáo sư đại chủng viện tại Đà Lạt vào đầu tháng 7 năm nay. Thuật ngữ “tục hóa” – dịch danh từ secularisation – là một hiện tượng hàm hồ, bởi vì không những từ ngữ này mang nhiều ý nghĩa, mà sự giải thích hiện tượng cũng phức tạp: đâu là nguyên nhân của hiện tượng này (do sự tiến triển của khoa học, hay là bắt nguồn từ Thánh kinh)? Đó là một thắng lợi hay thiệt hại cho đời sống đức tin? 

7. Để kỷ niệm 50 năm thành lập, Hội đồng Tòa thánh về đối thoại liên tôn đã xuất bản (vào ngày 19 tháng 5 năm nay) tài liệu “Đối thoại trong sự thật và yêu thương. Hướng dẫn mục vụ về đối thoại liên tôn”. Chúng tôi xin giới thiệu những nét chính về hoạt động của cơ quan này cũng như của văn kiện. Việc đối thoại liên tôn không chỉ dành cho các chuyên viên, nhưng là một công việc diễn ra thường ngày cho mỗi Kitô hữu, qua những cuộc gặp gỡ những người không cùng tín ngưỡng trong xã hội. Với bài dành cho đối thoại liên tôn trong số này, Thời sự Thần học đã có dịp đề cập đến ba “vòng đối thoại” của thông điệp Ecclesiam suam, sau những bài về đối thoại với người vô thần (số 62) và đối thoại đại kết (số 63).

Một vài chủ đề khác về Hội thánh sẽ được tiếp tục khai triển trong những số tới, trùng với “Năm về Đời sống Thánh hiến” cũng như kỷ niệm 50 năm bế mạc Công đồng (2015).

TTHVĐM

TRONG SỐ NÀY

Thứ Tư, 3 tháng 4, 2013

GIÁO HỘI, TÔI BỘC CỦA CHÚA CHA VÀ CỦA NHÂN LOẠI

Thời sự Thần học – Số 29 – Tháng 9/2002, tr. 72-81

_J. M. R Tillard_


Giáo hội sống chiều kích mầu nhiệm của mình trong Chúa Kitô. Giáo hội thuộc về giai đoạn lịch sử được khai mở do biến cố phục sinh và hướng tới cỗ hoàn tất vạn sự trong vinh quang ngày quang lâm. Thời gian lữ hành tiến tới sự hoàn tất, thời gian mà Chúa Thánh Thần ban ơn cứu độ cho thế gian, khởi từ ngày lễ Ngũ tuần. Chúa Kitô gieo vào Giáo hội hạt giống vinh quang đồng thời cũng lôi kéo Giáo hội vào trong sức năng động của cuộc phục sinh. Người đã làm cho Giáo hội thêm sung mãn bằng cách phổ cập hoá, không những là hoa trái của sự phục sinh. Người đã làm cho Giáo hội thêm sung mãn bằng cách phổ cập hoá, không những là hoa trái của sự phục sinh, nhưng là ý định sâu xa và thực tại, sống động của cuộc biến chuyển từ cái chết qua sự sống. “Giáo hội của Thiên Chúa là dấu ấn” in vào nhân loại với tất cả sự phong phú của biến cố chết và phục sinh. Như thế, một lần dứt khoát , Chúa Thánh Thần làm cho tác động của Chúa Kitô vẫn luôn in đậm nét và hữu hiệu trong thế giới này cho tới ngày của Con Người. Điều mà Chúa Kitô hoàn tất đang được thực hiện và nội tâm hoá nơi thực tại đã xuất từ cạnh sườn Người. Khi Người thiếp đi như Ađam, nhưng trong giấc ngủ vượt qua. Sự hiệp thông với vị hôn phu đưa Giáo hội vào sự hiệp thông với ơn gọi và số phận của vị hôn phu mình. Biến cố phục sinh đang diễn ra Giáo hội và Giáo hội sống sự phục sinh đó. 

Thứ Hai, 1 tháng 4, 2013

NGÔN NGỮ – HIỆN SINH CỘNG ĐỒNG

Thời sự Thần học – Số 29 – Tháng 9/2002, tr. 58-71

LTS : Bài này là một suy tư khá “táo bạo” của nhà Thần học Jacques-J-Natanson về Giáo hội, được viết khoảng thập niên 70-80. Trong bối cảnh nhiều “rắc rối” của Giáo hội hôm nay trên thế giới. TSTH xin đăng bài này để góp phần suy tư về Giáo hội của Chúa Kitô, đã được Chúa Kitô quy tụ lại (Ecclesia). TSTH trân trọng quan điểm cá nhân của tác giả. 
Thông tin về tỷ lệ người công giáo các châu lục lấy từ The Pew Forum on Religion and Public Life, The Global Catholic Population (Feb 13, 2013) 

_Jacque J. Natanson_


Không một nhà quan sát thành thạo nào lại không nhận ra rằng: thế giới Kitô giáo đang trải qua một cơn khủng hoảng còn trầm trọng hơn cả cuộc khủng hoảng thời cải cách. Các sử gia tương lai có lẽ sẽ ngạc nhiên khi thấy Giáo hội Công giáo suốt bốn thế kỷ đã có thể duy trì được bầu khí chống cải cách và trong vòng nửa thế kỷ, Giáo hội đã dập tắt mầm móng của chủ trương duy tân như thế nào.
Xem thêm các biểu đồ cuối bài viết

Thứ Bảy, 30 tháng 3, 2013

CUỘC NHẬP THỂ ĐẦU TIÊN CỦA KITÔ GIÁO

Thời sự Thần học – Số 29 – Tháng 9/2002, tr. 46-57

_A. N. Sherwin-White_


Các tỉnh Đông phương của Đế quốc La mã ở Tiểu Á thuộc Syrie và Ai cập là những thao trường của Giáo hội tiên khởi. Trong những vùng này, giới thượng lưu và các văn sĩ suy tư và sáng tác văn chương bằng tiếng Hy lạp. Tuy nhiên, phần lớn dân lao động sống theo những qui tắc của những nền văn hóa cổ kính và nói những cổ ngữ xuất phát từ các nền văn minh Hittite, Ai cập, Babylon hay các nền văn minh tương tự, - vốn đã có hàng ngàn năm trước những cuộc chinh phục của Alexande, là những cuộc chính phục đã Hy lạp hoá Đông phương. Có những khu vực đền thờ biệt lập, được đặt dưới quyền kiểm soát của các tư tế quân chủ (monarques prêtres), được các nô lệ canh tác, và ở đó cúng có những nhóm “điếm thánh” (prostitues sacrees). Ở Syrie và trong những đồng bằng Iraq hiện nay (Mesapotamie, Babylon), bên kia biên giới La mã, các ngôn ngữ Semit (đặc biệt là tiếng Aram), cũng như những nghi thức phượng tự, các nền văn hoá, nhất là những tư tưởng tôn giáo của người Sêmit, chiếm phần ưu thế, mặc dù đôi khi bị pha trộn một lớp sơn Hy lạp. Hơn nữa, còn có những cộng đồng sử dụng hai ngôn ngữ (Communautes bilingues).

Thứ Năm, 28 tháng 3, 2013

TẠO MỘT THIÊN ĐƯỜNG TỪ TRÁI ĐẤT

Thời sự Thần học – Số 29 – Tháng 9/2002, tr. 34-45

LTS: Tác giả là tiến sĩ thần học và tốt nghiệp cao học môn Giáo phụ và Đại kết và là giáo sư Lịch sử Giáo hội cổ và Giáo phụ tại đại học Ratisbonne.
_Nobert BROX_

Các tài liệu gốc của Giáo hội cổ xưa vốn thường xuyên và rất nghiêm túc đề cập đến thừa tác vụ trong Giáo hội, vì, theo quan điểm xưa, như việc rao giảng Tin mừng, thừa tác vụ hoàn toàn thuộc về Giáo hội. Như thế, đó là một trong những cách loan báo chân lý của Đức Giêsu Nazareth. Khi các Kitô hữu, với tư cách là cộng đoàn, ra sức giúp đỡ, săn sóc và làm “thay hình đổi dạng” những nơi khốn cùng, đau khổ, lúc đó, họ đang “giảng không lời” cách có hiệu quả nhất (Xc 1 Pr 3,1 tt). 

Thứ Ba, 26 tháng 3, 2013

GIÁO HỘI BẮT NGUỒN TỪ CHÚA BA NGÔI

Thời sự Thần học – Số 29 – Tháng 9/2002, tr. 15-33

K’ Bao 


Chương đầu của Hiến Chế “De Ecclesia” của Vatican II (Lumen Gentium) cho thấy việc khám phá lại những chiều sâu Ba Ngôi của Giáo hội: “de unitate Patris et Filii et Spiritus Sancti plebs adunata” (Cyprian): Giáo hội đến từ Chúa Ba Ngôi, được cấu trúc theo hình ảnh của Chúa Ba Ngôi, và tiến đến việc viên mãn Ba Ngôi, và tiến đến việc viên mãn Ba Ngôi cho tất cả lịch sử: “Oriens ex alto”, từ cao hạ xuống, được khuôn đúc từ trên cao, và đang trên đường tiến lên “trời cao”(Regnum Dei praesens in mysterio, LG 13), Giáo hội không bị giới hạn nguyên vào những thuộc tính của lịch sử, của điều hữu hình, của “tính cách khả huỷ” trong lịch sử. 

Chủ Nhật, 24 tháng 3, 2013

GIÁO HỘI HỌC SAU CÔNG ĐỒNG VATICANO II

Thời sự Thần học – Số 29 – Tháng 9/2002, tr. 7-14

Kim Thao


Một trong những chương thần học được viết lại liền sau khi công đồng Vaticano II bế mạc là Giáo-hội-học (=GHH). Thực vậy, xem ra tất cả những văn kiện của Vaticano II được soạn ra nhằm trả lời cho câu hỏi: Hỡi Giáo hội, ngươi nói gì về mình, hướng nội và hướng ngoại (Ecclesia, quid dicis de teipsa, ad intra et ad extra)? Các bản văn Công đồng nhằm trình bày cho ta thấy không những là bản chất nội tại của Giáo hội (=GH) qua các Hiến chế về Mạc khải, về Giáo hội, về Phụng vụ, các sắc lệnh về Giám mục, linh mục, tu sĩ, giáo dân; nhưng còn trình bày các tương quan đối ngoại, với các Giáo hội ly khai, với các tôn giáo, với thế giới hiện đại, đặc biệt qua hiến chế "Vui mừng và Hy vọng".

Thứ Bảy, 23 tháng 3, 2013

THỜI SỰ THẦN HỌC – SỐ 29, THÁNG 9/2002

Chủ đề: GIÁO HỘI CHÚA KITÔ

LỜI NGỎ


Để tiếp tục Sứ vụ Cứu thế của mình tại trần gian, Đức Giêsu đã chọn 12 tông đồ, huấn luyện, trao sứ mạng cho các ngài, từ bỏ nền móng Giáo hội được hình thành. Qua hơn 20 thế kỷ, từ một nhóm nhỏ “được quy tụ lại quanh Đức Giêsu, trong Đức Giêsu và bởi Đức Giêsu” (Ecclesia), nay đã trở thành một Giáo hội lan rộng khắp qua 20 thế kỷ qua. Công đồng Vaticanô II, một Công đồng mục vụ đã quan tâm nhiều đến Thần học bắt đầu viết lại về Giáo hội học. (mãi đến thập niên 70, về Kytô học và thập niên 80 về Chúa Ba Ngôi). Như thế, “Giáo hội Chúa Kitô” trở thành một đề tài chính và quan trọng cho hôm nay và mai sau.

Thứ Hai, 12 tháng 11, 2012

GIÁO HỘI HỌC SAU CÔNG ĐỒNG VA-TI-CA-NÔ II

Thời sự Thần học – Số 1, tr. 42-48

Kim Thao 

Công đồng Giêrusalem
Một trong những chương thần học được viết lại liền sau khi Công Đồng Va-ti-ca-nô II bế mạc là Giáo Hội học (GHH). Thực vậy, xem ra tất cả những văn kiện của Va-ti-ca-nô II được soạn ra nhằm trả lời cho câu hỏi: Hỡi Giáo Hội, ngươi nói gì về mình, hướng nội và hướng ngoại (Ecclesia, quid dicis de teipsa, ad intra et ad extra)? Các bản văn Công Đồng nhằm trình bày cho ta thấy không những bản chất nội tại của Giáo Hội (GH), qua các Hiến Chế về Mạc Khải, về Giáo Hội, về Phụng Vụ, các sắc lệnh về Giám Mục, Linh Mục, Tu Sĩ, Giáo Dân; nhưng còn trình bày các tương quan đối ngoại, với các Giáo Hội ly khai, với các tôn giáo, với thế giới hiện đại, đặc biệt qua hiến chế "Vui mừng và Hy vọng". Chúng ta có thể quả quyết rằng không có chương nào trong thần học có ảnh hưởng trực tiếp tới hành động của chúng ta cho bằng GHH, vì nó liên can đến tổ chức, cơ cấu, cũng như những hoạt động tông đồ của chúng ta. Vì thế, không lạ gì khi thấy việc nghiên cứu, bàn luận về GHH thường lôi cuốn sự chú ý kể cả của dư luận thế giới. Chỉ cần nêu một thí dụ điển hình: vai trò của phụ nữ trong Giáo Hội đã thành tích của không biết bao bản tin nhật báo và đài truyền thanh truyền hình.