Hiển thị các bài đăng có nhãn Giáo luật. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Giáo luật. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 2 tháng 2, 2023

THỜI SỰ THẦN HỌC – SỐ 99, THÁNG 02/2023

CHỦ ĐỀ : BỘ GIÁO LUẬT – BỐN MƯƠI NĂM SAU 

_LỜI GIỚI THIỆU_


Số báo này được phát hành nhân kỷ niệm 40 năm ban hành Bộ Giáo luật (ngày 25-1-1983). Cách đây 10 năm, Thời sự Thần học đã dành ba bài viết trong Số 59 (tháng 2-2013) để kỷ niệm 30 năm ban hành . Lần này trọn số 99 được dành cho việc nhìn lại toàn thể Bộ Giáo luật, đã được sửa đổi khá nhiều dưới triều đại của Đức thánh cha Phanxicô, với việc cải tổ hoàn toàn Quyển VI bàn về chế tài, và một phần Quyển VII về thủ tục tố tụng trong việc tuyên bố hôn nhân vô hiệu.

Trước hết, chúng tôi điểm qua những khoản luật đã được thêm vào, sửa đổi, thu hồi. Kế đó, chúng tôi sẽ phân tích những lãnh vực được sửa đổi nhiều hơn cả, liên quan đến: tổ chức giáo triều, đời sống thánh hiến, tố tụng hôn nhân, chế tài. Sau cùng, đối chiếu Bộ Giáo luật Latinh với Bộ Giáo luật các Giáo hội Đông phương (được ban hành ngày 18-10-1990).

Thứ Tư, 10 tháng 4, 2019

QUYỀN LỢI VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÁC KITÔ HỮU TRONG BỘ GIÁO LUẬT

Thời sự Thần học - Số 60, tháng 5/2013, tr. 115-136

Lorenzo Lorusso, O.P.

Tác giả là giáo sư Học viện Giáo hoàng Đông phương (Rôma). Nhân dịp kỷ niệm 60 năm bản Tuyên ngôn nhân quyền Liên Hợp quốc (1948), tác giả suy tư về những quyền lợi của các tín hữu trong hai bộ Giáo luật. Trước hết, tác giả nhìn nhận rằng việc thiết lập một danh sách các quyền lợi của các tín hữu trong bộ giáo luật chịu ảnh hưởng của kỹ thuật pháp lý hiện đại, nơi mà các bản hiến pháp thường dành ra một chương về những quyền lợi căn bản của các công dân. Tuy nhiên, cũng cần nêu bật sự khác biệt giữa quan niệm về “nhân quyền” và “quyền lợi các tín hữu”: xét về nguồn gốc, nhân quyền bắt nguồn từ bản tính con người, còn quyền lợi các tín hữu bắt nguồn từ bí tích rửa tội; xét về bản chất, nhân quyền diễn tả một giới hạn cho sự can thiệp của Nhà nước, còn các quyền lợi của các tín hữu diễn tả sự tham gia vào sứ mạng chung của Dân Thiên Chúa. Vì thế một đặc trưng của bộ giáo luật là các quyền lợi cũng được đặt kề với các nghĩa vụ.

Thứ Sáu, 29 tháng 3, 2019

BỘ GIÁO LUẬT BA MƯƠI NĂM QUA : NHỮNG BỔ SUNG VÀ SỬA ĐỔI

Thời sự Thần học - Số 59, tháng 02/2013, tr. 155-178

I. Những điều còn thiếu trong Bộ Giáo luật
II. Những quy chiếu về luật địa phương
III. Những bản văn đã sửa đổi
IV. Giải thích văn bản

Tsth____

Thật khó so sánh Bộ Giáo luật với những bộ luật của các quốc gia, nơi mà ngoài Luật Hiến pháp, còn có dân luật, hình luật, luật tài chính, luật tố tụng. Bộ Giáo luật đảm nhận tất cả những vai trò ấy. Chưa hết, một đặc trưng của Bộ Giáo luật 1983 là chỉ quy định những nguyên tắc tổng quát và dành nhiều chỗ cho các địa phương hoặc luật riêng của các đoàn thể (chẳng hạn như các dòng tu). Vì thế, trong nhiều trường hợp cần phải quy chiếu vào các luật ấy để biết chính xác pháp chế của Giáo hội.

Thứ Hai, 25 tháng 3, 2019

NHỮNG TRƯỜNG HỢP THÁO CỞI DÂY HÔN PHỐI NHỜ ĐẶC ÂN ĐỨC TIN

Thời sự Thần học - Số 59, tháng 02/2013, tr. 155-178

Tôma Aq. Nguyễn Trường Tam, O.P.

  • Nền tảng giáo luật và thần học về đặc tính bất khả phân ly của dây hôn phối
  • Đặc ân thánh Phao-lô
  • Tháo gỡ dây hôn phối in favorem fidei

I. Dẫn nhập


Trong thời đại ngày nay, sự bùng nổ về công nghệ thông tin và khuynh hướng toàn cầu hóa đang khiến thế giới dường như ngày càng bị thu nhỏ lại. Người ta có thể dễ dàng thiết lập các mối quan hệ, trong đó có cả quan hệ hôn nhân gia đình, vượt ra khỏi những ranh giới về ngôn ngữ, văn hóa, địa lý, hay tôn giáo. Bên cạnh đó, sự phát triển của chủ nghĩa cá nhân và ý thức về các quyền tự do trong một thế giới tục hóa đang khiến nền tảng của đời sống hôn nhân gia đình trở nên mong manh và dễ vỡ hơn bao giờ hết.

Thứ Sáu, 22 tháng 3, 2019

GIÁO LUẬT ĐỂ LÀM CHI ?

Thời sự Thần học - Số 59, tháng 02/2013, tr. 131-154

Julian Herranz

Đây là bài thuyết trình của đức tổng giám mục Julián Herranz tại Đại học Công giáo Milano ngày 29 tháng 4 năm 2002. Tác giả nguyên là Chủ tịch Hội đồng các văn bản pháp lý của Tòa thánh từ năm 1994 đến năm 2007 (được thăng hồng y ngày 21 tháng 10 năm 2003).

Thứ Năm, 17 tháng 1, 2013

THỜI SỰ THẦN HỌC - SỐ 59 - THÁNG 2/2013

Chủ đề : THÔNG TRUYỀN ĐỨC TIN

LỜI GIỚI THIỆU


Nhân dịp Năm Đức tin, kỷ niệm 50 năm khai mạc công đồng Vaticanô II và 20 năm ban hành Sách Giáo lý Hội thánh Công giáo, Thời sự Thần học số 58 đã dành nhiều bài cho các biến cố ấy. Số 59 tiếp tục những đề tài vừa rồi dưới tựa đề “Thông truyền đức tin” trùng với chủ đề của Thượng Hội Đồng Giám mục họp vào tháng 10 năm ngoái. Đây là một sứ mạng của toàn thể Giáo hội và bao gồm nhiều lãnh vực: chứng tá đời sống, rao giảng Lời Chúa, phụng vụ, hoạt động bác ái. Chúng tôi muốn giới hạn vào tác vụ Lời Chúa (ministerium Verbi) dưới các hình thức: giảng dạy, giáo dục, suy tư thần học.

Lời giới thiệu PDF
1. Ngay từ thời các thánh tông đồ, huấn giáo được coi như một công tác quan trọng trong việc đào tạo đức tin. Tuy nhiên, trải qua dòng thời gian, đã có những thay đổi quan điểm về huấn giáo: dành cho các dự tòng sắp lãnh nhận các bí tích dự tòng, hay dành cho những người đã được rửa tội và cần được học hỏi để hiểu biết thêm đức tin. Những phương thế sử dụng vào việc huấn giáo cũng thay đổi, cách riêng từ thế kỷ thứ XVI với sự xuất hiện hình thức Sách Giáo lý. Bài viết về catechesis – catechismus – catechetica theo dõi mối liên hệ giữa ba khái niệm (huấn giáo, sách giáo lý, khoa huấn giáo) từ xưa đến nay.

2. Trong các văn kiện công đồng Vaticanô II, có lẽ Tuyên ngôn về Giáo dục Kitô giáo Gravissimum educationis ít được chú ý hơn cả. Đức cha Jean-Louis Bruguès, O.P. , nguyên tổng thư ký Bộ Giáo dục Công giáo, phân tích văn kiện của Công đồng và những vấn đề được đặt ra vào thời nay. 

3. Sau những suy tư mang tính cách tổng quát, chúng ta đi vào hai áp dụng cụ thể về thời gian và không gian. Làm thế nào nói về Thiên Chúa cho thời đại hôm nay? Đó là băn khoăn của cha Edward Schillebeeck (1914-2009). Vấn đề không chỉ là tìm một ngôn ngữ mới nhưng là một phương pháp thần học mới, và linh mục Nguyễn Đình Tân, O.F.M. cho thấy rằng cha Schillebeeck đã sử dụng nhiều phương pháp để nói về Thiên Chúa cho con người sống trong thế giới tục hóa, hoặc con người phải đương đầu với bao nhiêu đau khổ : thần học tiên nghiệm, thần học giải thích, thần học thực hành, tương quan liên đới. Nói cho cùng, những phương pháp mới mẻ nhằm nói lên chân lý căn bản: “Thiên Chúa luôn mới mẻ.” 

4. Linh mục Nguyễn Văn Nhứt, O.P. suy tư về việc rao giảng sứ điệp hòa giải trong Chúa Kitô cho văn hóa Việt Nam. Giảng thuyết có nghĩa là công bố sứ điệp của hy vọng cho một xã hội mang nhiều thương tích, gây ra bởi việc suy giảm ý thức về tính thánh thiêng của cuộc sống, ý thức lương tri về thiện và ác. 

5. Từ sau công đồng, thuật ngữ “mục vụ” đã trở thành quen thuộc trong Giáo hội, và được áp dụng cho một ngành chuyên biệt của thần học (thần học mục vụ) cũng như hoạt động của Giáo hội (hoạt động mục vụ). Hơn thế nữa, “mục vụ” còn được gắn với nhiều thực thế khác: trung tâm mục vụ, hội đồng mục vụ, tinh thần mục vụ, thực tập mục vụ, kinh nghiệm mục vụ. Thế nhưng: mục vụ là gì? Linh mục Phan Tấn Thành, O.P. tìm cách trả lời qua việc nghiên cứu việc áp dụng thuật ngữ này trong lịch sử Giáo hội, và những vấn đề được đặt ra cho “thần học mục vụ” (cũng gọi là “thần học thực hành”). 

6. Cách đây 30 năm, ngày 25 tháng Giêng năm 1983, đức thánh cha Gioan Phaolô II ban hành Bộ Giáo luật, như một hoa trái của Công đồng. Bộ Giáo luật có ý nghĩa gì đối với đời sống Giáo hội? Pháp luật có liên quan gì đến mục vụ không? Đức hồng y Julian Herranz, nguyên chủ tịch Hội đồng Văn bản Pháp lý, trả lời những câu hỏi ấy trong bài thuyết trình Giáo luật để làm chi? 

7. Trong Năm đức tin, học hỏi về “đặc ân đức tin” (privilegium fidei) trong giáo luật hẳn là rất thời sự: linh mục Nguyễn Trường Tam, O.P. trình bày những trường hợp áp dụng vào việc tiêu hủy giá thú, đặc biệt dựa trên văn kiện gần đây của bộ Giáo lý Đức tin 

8. Bộ Giáo luật đã được ban hành 30 năm. Từ đó đến nay đã có những sửa đổi gì không? Thời sự Thần học xin cung cấp vài tài liệu bổ sung cho bản văn pháp lý này: những luật mới, những sửa đổi, những giải thích. 

9. Kết thúc số báo về thông truyền đức tin là một bài điểm qua vài nét nổi bật của khóa họp Thượng Hội đồng Giám mục hồi tháng 10 năm ngoái về “Loan báo Tin Mừng mới mẻ để thông truyền đức tin Kitô giáo.” 
__TTHVĐM__

TRONG SỐ NÀY


Sandro Magister