Hiển thị các bài đăng có nhãn Truyền giáo. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Truyền giáo. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 4 tháng 11, 2015

THỜI SỰ THẦN HỌC - SỐ 70 - THÁNG 11/2015

CHỦ ĐỀ : PHỤC VỤ LỜI CHÚA

LỜI GIỚI THIỆU


Số báo này được phát hành vào lúc sắp khai mạc Năm thánh ngoại thường về Lòng Chúa thương xót được mở ra nhân kỷ niệm 50 năm bế mạc công đồng Vaticanô II. Tuy nhiên, chủ đề về lòng Thương xót sẽ được dành cho số 71, còn đề tài của số này là “Phục vụ Lời Chúa” trùng với Năm thánh kỷ niệm 800 năm Tòa thánh châu phê “Dòng Anh Em Giảng thuyết” (1216-2016), một dòng tu được thành lập để phục vụ Lời Chúa đặc biệt bằng việc giảng thuyết. 

Lời giới thiệu PDF
Đây là cơ hội đặc biệt để học hỏi những đề tài quan trọng của công đồng Vaticanô II: Lời Chúa (Hiến chế Tín lý Dei Verbum về Mạc khải ) và Rao Truyền (Sắc lệnh Ad gentes). Chúng ta sẽ có dịp theo dõi sự tiến triển thần học của hai chủ đề ấy trong vòng nửa thế kỷ, được đánh dấu bởi những văn kiện nổi bật của Huấn quyền: 1/ Tông huấn Verbum Domini về Lời Thiên Chúa trong đời sống và sứ mạng của Giáo hội (2010). 2/ Tông huấn Evangelii gaudium về việc rao giảng Tin Mừng trong thế giới hôm nay, nhắc lại những văn kiện Evangelii nuntiandi (1975) và Redemptoris missio (1990)

Chủ Nhật, 12 tháng 5, 2013

MỘT CÁCH THẾ MỚI ĐỂ GIÁO HỘI HIỆN DIỆN TẠI Á CHÂU

Những nhận định kết thúc Thượng Hội đồng Giám mục Á Châu
Tài liệu về THĐGM Á Châu 1998 (English). 
Video bình luận về Các chủng viện và việc loan báo Tin Mừng ở cuối bài.

Thời sự Thần học – số 18 – Tháng 12/1999, tr. 65-74

_ĐHY Julius Darmaatmadja_


Kính thưa Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II,
Kính thưa các vị chủ nhân và khách quí,
Kính thưa các thành viên THĐGM Á châu,
Kính thưa các vị đại biểu, quí vị thính giả, các chuyên viên và tất cả các tham dự viên,
Nguyện chúc ơn lành của Chúa ở trên mỗi người và trên tất cả mọi người chúng ta.

Thứ Sáu, 10 tháng 5, 2013

TÂN PHÚC ÂM HOÁ

Thời sự Thần học – số 18 – Tháng 12/1999, tr. 58-64

_Phương Anh_


Xem Video bên dưới
What is the new Evangelization?
Trong Tông Huấn Loan Báo Tin Mừng (Evangelii Nuntiandi-EN), đức giáo hoàng Phaolô VI đã khẳng định: "Không thể có công cuộc Phúc âm hóa thực sự nếu không có việc rao giảng danh tánh, giáo huấn, đời sống, lời hứa và mầu nhiệm đức Giêsu Nazareth, Con Thiên Chúa. (...). Công cuộc Phúc Âm hóa phải luôn luôn hệ tại việc công bố rõ ràng rằng nơi đức Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa, nơi Đời sống, sự chết và Phục sinh của Người, Ơn Cứu độ được trao tặng cho toàn thể nhân loại, và đó là quà tặng ân sủng và lòng thương xót của Thiên Chúa. Đó không chỉ thuần túy là một ơn cứu độ ‘nội tại’ nhưng còn vượt quá mọi biên cương để trở thành một thực tại trong thông hiệp với Thiên Chúa Tuyệt Đối; Đó thực là một ơn cứu độ cánh chung ‘siêu việt’ đã khởi sự ngay trong cuộc sống này, nhưng hoàn tất chung cuộc trong vĩnh cửu mai sau" (EN số 22 và 27). Đơn giản hơn, đức Gioan Phaolô II nói: "Phúc âm Hóa là công bố Tin mừng Cứu Độ, loan báo đức Giêsu Kitô là chính Tin mừng của Thiên Chúa". (Thư gửi Hiệp hội tu sĩ Brazil, ngày 11.7.1989).

Thứ Tư, 8 tháng 5, 2013

PHÚC ÂM VỚI CÁC NỀN VĂN HÓA

Thời sự Thần học – số 18 – Tháng 12/1999, tr. 48-57

_Phương Nam_


Trước đây, người ta thường giới hạn văn hóa (=VH) vào những kiến thức triết học, nghệ thuật của Âu Tây, coi đó như là tiêu chuẩn của một nền văn hóa duy nhất mà nhân loại cần tiến đến. Âu châu cảm thấy sứ mạng cao quý là đi khai hóa cho các dân tộc khác. Thế nhưng, với khoa nhân loại văn hóa (anthropologie culturelle), người ta đã đảo lộn quan điểm: bất cứ dân tộc nào cũng có nền văn hóa riêng của họ; nhân loại có nhiều nền văn hóa khác nhau, chứ không phải chỉ có một nền văn hóa duy nhất chóp đỉnh mà các dân tộc khác phải hướng về.

Tại sao có sự thay đổi quan điểm như vậy? Phải quan niệm văn hoá như thế nào? Bài này, trình bày những yếu tố cấu thành VH; tiếp đó, những nguyên tắc thần học về sự tiếp xúc giữa Tin mừng với VH.

Thứ Hai, 6 tháng 5, 2013

NHỮNG CHẶNG ĐƯỜNG TRUYỀN GIÁO CỦA GIÁO HỘI

(Thời sự Thần học – số 18 – Tháng 12/1999, tr. 27-47) 

Phan Cường 

Có thể nói, qua lịch sử 20 thế kỷ của Kitô giáo, là lịch sử công tác truyền giáo. Không thiếu những tác phẩm viết về lịch sử Giáo hội, nhưng có lẽ còn hiếm những tác phẩm nghiên cứu cách riêng lịch sử Truyền bá Tin mừng. Vấn đề không phải chỉ là ghi chép những niên hiệu, nhưng còn phải nghiên cứu những đường lối, phương tiện truyền giáo, cũng như những trở ngại, nghịch cảnh. Một khía cạnh khác cũng cần được lưu ý là những nhà truyền giáo đã gặp những tôn giáo nào, những tâm thức nào trên bước đường mang đức Kitô cho các dân tộc. Đó là chủ đích mà cha Alberto Doneda đã đặt ra khi soạn cuốn sách tựa đề: “Giáo hội trên đường lữ hành. 2000 năm lịch sử truyền giáo” (Chiesa in Cammino. 2000 anni di storia della missione), xuất bản tại Bologna năm 1993. Tác giả chia thành 7 chặng như sau: 
  1. Cuộc truyền giáo của Chúa Giêsu. 
  2. Cuộc truyền giáo của các thánh tông đồ và Giáo hội tiên khởi (từ năm 30-100). 
  3. Cuộc truyền giáo trong Đế quốc Rôma (từ năm 100-650). 
  4. Cuộc truyền giáo cho châu Âu thời Trung cổ (400-1300). 
  5. Cuộc truyền giáo ra ngoài Âu châu trong thời cận đại (1250-1750). 
  6. Cuộc truyền giáo trong thế kỷ 19-20. 
  7. Giai đoạn 7 hướng về tương lai: ôn cố tri tân. 
(Phiên bản tiếng Việt ở bài Phúc Âm với các nền văn hoá)

Thứ Bảy, 4 tháng 5, 2013

HOẠT ĐỘNG TRUYỀN GIÁO THEO THÔNG ĐIỆP REDEMPTORIS MISSIO

Thời sự Thần học – số 18 – Tháng 12/1999, tr. 17-26

_Bình Hòa_


Có vài vấn đề đặt lên cho thần học truyền giáo (=TG) sau công đồng Vaticano II, tỉ như: về danh xưng (phải hiểu TG như thế nào? tại sao tính chuyện TG ở Á Phi đang khi tại Âu châu số người giữ đạo càng ngày càng sụt đi?); về sự cần thiết (cần chi phải đi TG nữa, xét vì người nào ăn ngay ở lành thì cũng có thể được rỗi linh hồn? các tôn giáo đều tốt cả?); về mục tiêu của việc TG (nhằm tới phần rỗi của linh hồn ở đời sau, hay nhằm tới cả sự thăng tiến giải phóng toàn diện con người kể cả ở đời này nữa?). Những vấn nạn ấy không những chỉ giới hạn trong các sách báo thần học mà ảnh hưởng không nhỏ đến tâm thức của cả Giáo hội, đặc biệt là các nhà thừa sai. Chính vì muốn đánh tan những nghi ngờ bấp bênh ấy mà nhân dịp 25 năm bế mạc công đồng Vaticano II, (7/12/1990) đức Gioan Phaolô II đã ban hành thông điệp “Redemptoris Missio” (=RM: Sứ mạng của Đấng Cứu thế) nhằm khẳng định những giá trị của sứ mạng TG. 

Thứ Năm, 2 tháng 5, 2013

NHỮNG VẤN ĐỀ THẦN HỌC TRUYỀN GIÁO

Thời sự Thần học - Số 18 - Tháng 12/1999, tr. 7-16

_Tấn Hứa_


A. Bối cảnh của Thần học truyền giáo 

I. Từ ngữ và lịch sử từ ngữ 

Đứng đầu các vấn đề, thiết tưởng là từ ngữ. Trong tiếng Việt, nói tới “truyền giáo, truyền đạo, giảng đạo, truyền bá Tin mừng, mở mang nước Chúa” v.v... thì ai ai cũng hiểu ý nghĩa của nó. Thế nhưng, trong các ngôn ngữ Âu châu, vấn đề rắc rối hơn. Thường thì chúng ta dịch tiếng “truyền giáo” từ chữ “mission” (của Pháp và Anh ngữ); thế nhưng mission thì không phải chỉ có nghĩa là truyền giáo. Nếu mở từ điển Anh Việt do Viện Ngôn ngữ học xuất bản tại Hà nội 1975, ta thấy “mission” có tới 5 nghĩa như sau: 1. sứ mệnh, nhiệm vụ; 2. sự đi công tác, công cán; 3. phái đoàn; 4. tòa công sứ; 5. sự truyền giáo. 

Thứ Tư, 1 tháng 5, 2013

THỜI SỰ THẦN HỌC – SỐ 18, THÁNG 12/1999

CHỦ ĐỀ : THẦN HỌC TRUYỀN GIÁO

LỜI NGỎ


Truyền Giáo, mở mang Nước Chúa, loan báo Tin mừng, Phúc Âm hóa, Tin mừng hóa, Được sai đi… là những từ ngữ khác nhau diển tả một ơn gọi, sứ mạng và trách nhiệm của Hội thánh, "Phúc âm hóa là công bố Tin mừng Cứu độ, loan báo đức Giêsu Kitô là chính Tin mừng của Thiên Chúa" (Đức Gioan Phaolo II, Thư gửi Hiệp hội tu sĩ Brazil, ngày 11.7.1989). “Thực vậy, trong lịch sử Giáo hội, nếu tính năng động truyền giáo là dấu hiệu của sức sống, thì sự xao lãng lại là dấu hiệu của cơn khủng hoảng đức tin” (ĐGH Phaolo VI, Sứ điệp nhân ngày Thế giới truyền giáo 1972).