Hiển thị các bài đăng có nhãn Thần học tổng quát. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Thần học tổng quát. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Bảy, 11 tháng 5, 2019

CHRISTUS VIVIT – TÔNG HUẤN HẬU THƯỢNG HỘI ĐỒNG VỀ TUỔI TRẺ

LẮNG NGHE – GIẢI THÍCH – LỰA CHỌN


Thời sự Thần học - Số 84, tháng 05/2019, tr. 196-213.

Phan Tấn Thành

Qua việc phân tích cấu trúc của Tông huấn, bài này muốn nêu bật những ý tưởng chủ đạo của tiến trình biện phân theo linh đạo thánh Inhaxio Loyola, tóm lại trong ba động từ: “lắng nghe, giải thích, lựa chọn”. Bài viết gồm 2 phần:
1. Tìm hiểu bố cục Tông huấn qua các văn kiện chuẩn bị
2. Các bộ ba trong Tông huấn
Viết tắt: CV (Christus vivit)

Thứ Tư, 6 tháng 3, 2019

ĐỨC TIN VÀ PHƯƠNG PHÁP SUY TƯ THẦN HỌC : EDWARD SCHILLEBEECKX

Thời sự Thần học - Số 59, tháng 02/2013, tr. 69-89

Joseph Tân Nguyễn, O.F.M.

A. Thân thế và sự nghiệp
B. Bối cảnh thần học Công giáo của Schillebeeckx
C. Nỗ lực kết nối mặc khải với trải nghiệm con người
D. “Tương quan liên đới phê phán” như một phương pháp thần học
E. Áp dụng “Tương quan liên đới” vào các vấn nạn thời sự

Dẫn nhập


Ở cao điểm của Tân kinh viện, đức giáo hoàng Leo XIII (“Aeterni Patri,” 1879) muốn tái tạo nền triết học Công giáo vững chắc trên nền tảng của thánh Tôma, một gia sản vàng son của thời Trung Cổ. Rồi 40 năm sau đó, đức giáo hoàng Benedict XV cũng đã ban hành một khoản Giáo Luật (1917) buộc tất cả các chủng viện khi nghiên cứu triết học và thần học phải dựa vào những luận điểm, học thuyết và nguyên tắc của thánh Tôma. Ý muốn của giáo quyền không những đã được thực hiện một cách nghiêm túc, mà hiệu quả của việc nghiên cứu thánh Tôma còn đi xa hơn những gì giáo quyền dự tính. Với ảnh hưởng của Pierre Rouselot (1878-1915) và Joseph Maréchal (1878-1944), các thần học gia bắt đầu nghiên cứu Tôma qua lăng kính lịch sử và hệ thống. Đa số các thần học gia nổi tiếng ở giai đoạn này (Marie-Dominique Chenu, Henri Bouillard, Henri de Lubac, v.v.) đã chọn chủ đề thánh Tôma để làm luận án tiến sĩ.

Chủ Nhật, 23 tháng 9, 2018

ĐỨC TIN TRONG THẦN HỌC

Thời sự Thần học - Số 58, tháng 11/2012, tr. 11-44

Giuse Phan Tấn Thành, O.P.


Dàn bài

I. Kinh Thánh
  A. Cựu ước: 1. Từ ngữ, 2. Ý niệm
  B. Tân ước: 1. Tin Mừng nhất lãm, 2. Thánh Gioan, 3. Thánh Phaolô
II. Lịch sử Giáo hội
  A. Thời các giáo phụ
  B. Thời Trung cổ
  C. Cuộc Cải cách Tin lành
  D. Thời cận đại
III. Đức tin trong các chuyên ngành thần học
  A. Thần học cơ bản: Các tiền đề dẫn đến đức tin.
  B. Thần học tín lý: 1. Tin như hành động, 2. Tin như tập quán: nhân đức tin, 3. Tin xét về chủ thể và đối thể, 4. Tín điều và gia sản đức tin
  C. Thần học luân lý: 1. Tin và cứu độ, 2. Tin linh hoạt, 3. Tin và tuyên xưng, 4. Những tội trái nghịch đức tin
  D. Thần học tâm linh: 1. Sống đức tin, 2. Trưởng thành đức tin

Viết tắt: GLCG = Sách Giáo lý Hội thánh Công giáo

Dẫn nhập


Đức tin trong thần học” có thể được hiểu theo nhiều nghĩa. Thần học vốn được quan niệm như là “sự suy tư về đức tin” (cogitatio fidei). Đức tin theo sát tiến trình làm việc của thần học (auditus fidei, intellectus fidei, praxis fidei). Điều này hàm ngụ rằng đức tin là linh hồn của thần học: nếu không có đức tin thì thần học mất ý nghĩa. Mặt khác, nếu đối tượng nghiên cứu của thần học là các chân lý đức tin thì đức tin bao trùm hết mọi lãnh vực của thần học. Tuy nhiên, chúng ta cũng có thể đặt câu hỏi dưới một góc cạnh khác: thần học nói gì về đức tin? đức tin đã đặt ra những vấn đề gì cho thần học? Đây là đối tượng khảo sát của bài này. Đức tin được thần học nghiên cứu trong nhiều lãnh vực chuyên ngành, và mỗi ngành thường chỉ quan tâm đến vài vấn đề đặc thù; vì thế nên có một cái nhìn tổng hợp.

Chủ Nhật, 10 tháng 6, 2018

FIDES QUAERENS DIALOGUM: CÁC PHƯƠNG PHÁP THẦN HỌC CỦA LIÊN HIỆP CÁC HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC Á CHÂU

Thời sự Thần học – Số 55, tháng 01/2012, tr. 110-149

Vào cuối tháng 11 năm 2012, Hội nghị lần thứ X của Liên Hiệp Các Hội Đồng Giám mục Á Châu (FABC) sẽ nhóm họp tại Việt Nam. Chúng tôi muốn giới thiệu bài viết của Tiến sĩ Nguyễn Văn Hải về thần học của FABC từ năm 1970 đến năm 2001. Bài nghiên cứu này được đăng trên Australian E-Journal of Theology, issue 8, October 2006. Thần học của Hội nghị Liên hiệp các Giám mục Á Châu (FABC. Vì giới hạn của khuôn khổ bài báo, chúng tôi bỏ qua phần thứ nhất dẫn nhập vào những mẫu thức thần học bối cảnh theo Stephen Bevans (và 35 trích dẫn đầu tiên), và chỉ giới hạn vào nội dung các văn kiện của FABC. Nguyễn Hoàng Vinh chuyễn ngữ. 

Peter N.V. Hai ✍

Thứ Năm, 15 tháng 2, 2018

GIỚI THIỆU SÁCH

Thời sự Thần học - Số 54 - Tháng 11/2011, tr. 228-235

Liên quan đến “nguồn mạch thần học”, chúng tôi xin giới thiệu các tác phẩm về Kinh Thánh do anh em Đa Minh biên soạn hay dịch thuật. Tải bản pdf

Linh mục I-nha-xi-ô Nguyễn Ngọc Rao, OP

1. I-nha-xi-ô NGUYỄN NGỌC RAO, OP, Tìm hiểu Ngũ Thư, Trung Tâm Học Vấn Đa Minh, 2005, 223 tr.

Thứ Sáu, 27 tháng 10, 2017

THẦN HỌC CỦA JOSEPH RATZINGER : NHỮNG TƯ TƯỞNG CHỦ ĐẠO

Thời sự Thần học, số 54 - tháng 11/2011, tr. 96-134

Đức đương kim Giáo hoàng là một nhà thần học lỗi lạc: không thể chối cãi điều ấy. Tuy nhiên, dưới một khía cạnh khác, sự kiện này cũng đặt ra vấn đề: khi nào ngài tuyên bố như là Huấn quyền và khi nào ngài chỉ bày tỏ ý kiến như là một nhà thần học? Chính ngài đã ý thức điều đó khi phát hành cuốn sách “Đức Giêsu Nazareth”: tác giả cho biết rằng mình viết với tư cách một nhà thần học Joseph Ratzinger, và sẵn sáng đón nhận những lời phê bình dưới phương diện này. Nói đúng ra, vấn nạn đã được nêu lên khi ngài còn làm Tổng trưởng Bộ Giáo Lý đức tin: phải chăng những phát biểu của ngài phản ánh đạo lý chính thống của Hội thánh, hay chỉ là quan điểm thần học cá nhân?


Thứ Bảy, 15 tháng 7, 2017

Ý NGHĨA CỦA LÒNG TIN VÀO THIÊN CHÚA TẠO DỰNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ HIỆN ĐẠI

Thời sự Thần học – Số 6, tháng 11/1996, tr. 19-33

Bình Hòa


Thần học về tạo dựng không thể rút gọn vào vấn đề siêu hình bàn về sự xuất hiện của vũ trụ, nhưng cần phải mở rộng nhãn giới tới toàn thể lịch sử cứu rỗi của Thiên Chúa, với đức Kitô là trung tâm và đích điểm. Hơn nữa, trong những năm gần đây, thần học về tạo dựng đã mở rộng tới những chiều kích mới. Đồng thời phải đối diện với những thách đố mới.

I. THẦN HỌC VỀ SỰ TẠO DỰNG


A. Sự kiện


Qua lịch sử Giáo hội, việc tuyên xưng chân lý về Thiên Chúa tạo dựng đã gặp phải hai trào lưu đối nghịch. Một đàng là thuyết phiếm thần (pantheismus) đồng hóa Thiên Chúa với vũ trụ. Đàng khác là thuyết nhị nguyên (dualismus) muốn đặt vũ trụ vật chất ra khỏi tầm kiểm soát của Thiên Chúa, bởi vì theo họ, vật chất tự bản chất là xấu xa cho nên không thể nào do chính Thiên Chúa tốt lành đã làm ra song là do một Thần khác.

Thứ Hai, 19 tháng 6, 2017

THẦN HỌC VỀ TẠO DỰNG

Thời sự Thần học – Số 6, tháng 11/1996, tr. 7-18

Kim Thao


Có nhiều quan điểm khác nhau về việc hình thành vũ trụ này: vũ trụ này do một vụ nổ “bàng hoàng”; vũ trụ này là kết quả của một quá trình tiến hóa hàng triệu năm, chứ không phải di ai dựng nên… Như thế, liệu đức tin về Thiên Chúa tạo dựng có còn ý nghĩa gì nữa không?

Để trả lời câu hỏi này cần khảo cứu đạo lý về tọa dựng từ Kinh thánh – Cựu ước và Tân ước – qua truyền thông của Giáo hội.

Thứ Sáu, 2 tháng 12, 2016

THỜI SỰ THẦN HỌC - SỐ 22, THÁNG 12/2000

CHỦ ĐỀ : MỪNG 2000 NĂM CHÚA GIÁNG SINH

LỜI NGỎ


Thời Sự Thần Học số này đến tay bạn đọc vào một thời điểm rất đặc biệt: mừng 2000 năm Thiên Chúa Giáng Sinh làm Người.

Emmamuel – “Thiên Chúa ở cùng chúng ta” là một từ ngữ quen thuộc và thân thương trong Lịch Sử Cứu Độ. Có gì hạnh phúc hơn không khi Thiên Chúa ở cùng chúng ta? Có gì gần gũi hơn không khi Thiên Chúa trở thành người nhà của nhân loại? Có gì lạ lùng hơn không khi một vị Thiên Chúa cao cả “đã xé trời ngự xuống” để chia sẻ thân phận con người với chúng ta? Hình ảnh Vị Thiên Chúa đó trở nên thân quen, gần gũi hơn trong Mùa Giáng sinh này. Thật vậy, Thiên Chúa làm Người để con người trở nên con Thiên Chúa và trở nên anh em, chị em với nhau, vì “Người làm cho mọi kẻ xa lạ trở thành bạn hữu thân quen”. Như thế, Giáng Sinh là mùa Lễ hội của Giao hòa, Ân phúc, Bình an, Gặp Gỡ và cảm thông.

Thứ Bảy, 10 tháng 9, 2016

CÁI ĐẸP TRONG LỊCH SỬ TRIẾT HỌC

Thời sự Thần học - số 73, tháng 08/2016, tr. 11-44

DÀN BÀI
I. Từ ngữ
A. Tiếng Việt: đẹp, mỹ, xinh; tốt đẹp (và xấu xí).
B. Ngôn ngữ châu Âu: kalos (Hy Lạp); tob (Hípri); pulcher; formosus (Latinh); bello, beau, beautiful; schön (Đức)
II. Lịch sử tư tưởng
A. Triết học cổ đại: Những bước đầu. Platon. Aristote
B. Trung cổ: Thánh Augustinô. Thánh Tôma
C. Cận đại: Sự ra đời của Thẩm mỹ học (thế kỷ XVIII).
III. Tổng hợp
A. Những tiêu chuẩn định nghĩa cái đẹp
B. Phân loại cái đẹp
C. Đẹp và xấu

Phan Tấn Thành

Thứ Sáu, 8 tháng 7, 2016

LÒNG THƯƠNG XÓT CỦA THIÊN CHÚA: Từ Vatican II đến Năm thánh Lòng Thương Xót

Thời sự Thần học - số 71, tháng 2/2016, tr. 45-70

Dàn bài

I. Vatican II làm sống dậy cảm thức tín hữu về Thiên Chúa xót thương
II. Lòng thương xót của Thiên Chúa theo Gioan Phaolô II trong Dives in Misericordia
A. Chiều kích nhân học
B. Chiều kích Kitô học
C. Chiều kích Giáo hội
III. Lòng Thương xót của Thiên Chúa trong Thông điệp Deus Caritas Est
IV. Lòng Thương xót của Thiên Chúa trong văn kiện Misericordiae Vultus
V. Lòng thương xót của Thiên Chúa trong các văn kiện của FABC

Viết tắt: 
AG = Ad Gentes DC = Deus Caritas est
DM = Dives in Misericordia DV = Dei Verbum
EG = Evangelii Gaudium GS = Gaudium et Spes
LG = Lumen Gentium MV = Misericordiae Vultus
SC = Sacrosanctum Concilium

Thứ Bảy, 28 tháng 5, 2016

THỜI SỰ THẦN HỌC - SỐ 72, THÁNG 05/2016

CHỦ ĐỀ : THẦN HỌC LỊCH SỬ & LỊCH SỬ THẦN HỌC

LỜI GIỚI THIỆU

Người ta thường trách rằng giới trẻ Việt Nam yếu về môn sử học. Có lẽ nhiều chuyên viên đã cố gắng tìm hiểu nguyên nhân của hiện tượng này, nhưng không rõ đã mấy ai đặt câu hỏi: Lịch sử là gì? Phải chăng đó là học thuộc lòng niên biểu của các biến cố?

Lời giới thiệu - pdf
Như sẽ thấy qua các bài viết dưới đây, “lịch sử” có thể được hiểu theo nhiều nghĩa. 1/ Thường lịch sử được hiểu như là một “di tích” thuộc về quá khứ mà ta cần phải ghi nhớ và bảo tồn; tuy vậy đôi khi lịch sử cũng được hiểu về hiện tạitương lai nữa, chẳng hạn như khi nói “bên dòng lịch sử; chịu trách nhiệm trước lịch sử”. 2/ Có khi lịch sử được hiểu về những sự kiện hoặc biến cố đã xảy ra, đôi khi nó được hiểu về môn học ghi lại các biến cố đó (trước đây gọi là “sử ký”). Trong các ngôn ngữ châu Âu, có sự phân biệt giữa “histoire” và “historiographie”, đó là chưa kể sự phân biệt trong tiếng Anh giữa history và story hoặc trong tiếng Đức giữa geschichtehistorie! 3/ Ngoài ra, bên cạnh chuyện viết lại và giải thích các biến cố lịch sử, có người còn muốn đi tìm ý nghĩa của lịch sử, quen được gọi là “triết lý về lịch sử” (khác với lịch sử triết học) : lịch sử chỉ là một chuỗi những chuyện xảy ra ngẫu nhiên, hoặc có một sự liên hệ giữa các biến cố dẫn đến một mục tiêu nào đó? Trong bối cảnh ấy, nảy ra câu chuyện “thần học lịch sử”, mà ta có thể hiểu theo hai nghĩa: “thần học về lịch sử”, hoặc “lịch sử của thần học”.

Trong thế kỷ XX, những cuộc nghiên cứu sử học đã góp phần rất lớn cho sự tiến triển thần học. Một đàng phong trào “trở về nguồn” đã cho thấy Giáo hội (cũng như thần học) không phải là một định chế bất động cứng nhắc, nhưng đã trải qua nhiều cuộc canh tân thay đổi. Hơn thế nữa, chiều kích lịch sử là một yếu tố cấu thành của Kitô giáo: khác với các tôn giáo và các triết học cổ thời, mạc khải của Kitô giáo gắn liền với một lịch sử, “lịch sử cứu độ”. Ý thức về “lịch sử” không những giúp thần học có một cái nhìn năng động về Giáo hội (mạc khải, phụng vụ, tín điều, các định chế … không phải là những phạm trù cố định cứng nhắc), mà còn giúp cho Giáo hội ý thức rằng mình là một cộng đồng trên đường lữ hành. Nói cách khác, lịch sử không chỉ liên quan đến những chuyện đã xảy ra trong quá khứ mà còn hướng đến tương lai. Dưới cặp mắt đức tin, lịch sử không phải là một chuỗi những biến cố xảy đến do ngẫu nhiên, nhưng nằm trong một kế hoạch rộng lớn, hướng về một cứu cánh tuyệt đối ở cuối dòng lịch sử.

Các bài trong số này có thể chia làm hai nhóm: “Thần học lịch sử”“Lịch sử thần học”. Nhóm thứ nhất gồm những nghiên cứu về các quan điểm thần học về lịch sử (tương tự như các quan điểm về lịch sử - sử quan – trong triết học): Lịch sử là gì? Lịch sử có ý nghĩa gì không? Nhóm thứ hai gồm những bài giới thiệu lịch sử của thần học và của các nền thần học khác nhau trong Giáo Hội. Khỏi nói ai cũng biết, những đề tài này ít khi được thảo luận trong các chủng viện hoặc học viện thần học tại Việt Nam.

I. THẦN HỌC LỊCH SỬ


“Thần học lịch sử” có thể hiểu theo hai nghĩa: 1/ Thần học lịch sử (Historical theology) nghiên cứu các “nguồn mạch” và sự tiến triển của đạo lý (đôi khi cũng gọi là “thần học thực chứng”, Positive theology); nó khác với lối tiếp cận suy diễn của “thần học hệ thống” (Systematic theology). 2/ Tìm hiểu ý nghĩa của lịch sử theo thần học Kitô giáo (Theology of history). Ở đây chúng ta bàn theo nghĩa thứ hai .

1. Trong bài viết mở đầu “Thiên Chúa ngươi ở đâu? Vài tiền đề của suy tư thần học về lịch sử vào đầu thế kỷ XXI”, linh mục Juan Alberto Casas Ramírez gợi lên những bối cảnh định hướng cho những câu hỏi về tác động của Thiên Chúa trong lịch sử: Lịch sử là gì? (Những quan niệm khác nhau về lịch sử, cách riêng sự khác biệt giữa “biến cố” và “sử ký”); Thế giới này có liên quan gì với Thiên Chúa không? Có ba lối trả lời cho câu hỏi thứ hai, tùy theo quan niệm về tương quan giữa Thiên Chúa với lịch sử: tha lực – tự lực – thiên lực (heteronomy, autonomy, theonomy).

2. Tiếp đến, trong bài “Ý nghĩa của lịch sử theo Kitô giáo: hy vọng và tình yêu lân tuất” linh mục Pedro Barrajón giới thiệu ba đường lối tiếp cận của các tác giả Kitô giáo về ý nghĩa lịch sử: thánh Augustinô, viện phụ Joakim de Fiore, triết gia Giambattista Vico, tượng trưng cho ba thời đại (giáo phụ – trung đại – cận đại). Sau đó, theo tác giả, chìa khóa của lịch sử có thể tìm thấy nơi thập giá Đức Kitô, nơi biểu lộ tình yêu lân tuất của Thiên Chúa. Thiết tưởng đây là một đề tài rất thời sự trong Năm Thánh lòng Chúa Thương xót (lân tuất). 

 3. Lịch sử Giáo hội là một môn được dạy tại tất cả các chủng viện và học viện thần học. Trong thế kỷ XX, môn này đã bị xét lại: đó là một môn lịch sử (cũng giống như lịch sử các thể chế khác) hay là một môn thần học? Sự khó khăn nằm trong chính bản chất của nó: 1/ “Lịch sử” có thể hiểu như là những biến cố đã xảy ra, và cũng có thể hiểu như là “sử ký”, ghi lại và giải thích các biến cố đó. 2/ “Giáo hội” có thể hiểu như một tổ chức xã hội nhân loại, hoặc như một thực thể siêu nhiên. Cha Alvarez Gomez cho thấy các vấn đề được đặt ra khi viết lịch sử Giáo hội: một đàng phải tuân theo những tiêu chuẩn thực nghiệm của môn sử học, đàng khác cần phải nhìn Giáo hội dưới quan điểm thần học nữa, một thực thể vừa siêu nhiên vừa hữu hình, vừa mang chiều kích hằng cửu vừa mang dấu tích thời gian.

II. LỊCH SỬ THẦN HỌC


Nhóm thứ hai gồm những bài viết về lịch sử của khoa thần học. Trong chương trình đào tạo tại các chủng viện và học viện ở Việt Nam, có ghi môn “Lịch sử Giáo hội” chứ không có môn “Lịch sử thần học”. Phải hiểu lịch sử thần học như thế nào?

4. Trước hết, giáo sư Rovira Belloso cho thấy những quan niệm khác nhau về thần học trải qua 20 thế kỷ lịch sử Kitô giáo. Kể cả vào thời nay, phương pháp thần học cũng khác nhau trong các ngành thần học nền tảng, thần học lịch sử, thần học hệ thống. Ở cuối bài, độc giả có thể tìm thấy thư mục về lịch sử thần học: lịch sử thần học, lịch sử đạo lý, lịch sử thần học tâm linh. 

5. Ngày nay, với chủ trương hội nhập văn hóa, thần học mang nhiều bộ mặt khác nhau tùy theo mỗi lục địa hoặc quốc gia. Tuy nhiên, chưa biết các nền thần học ấy sẽ tồn tại được bao lâu. Đối lại, lịch sử cho thấy hai Truyền thống thần học lớn của các Giáo hội Đông phương và Giáo hội Tây phương (Hy Lạp và Latinh). Trong quá khứ, không thiếu những hiểu lầm giữa đôi bên, dẫn tới sự ly khai giữa Constantinopolis và Rôma (1054): bên này kết án bên kia là lạc giáo! Nhờ những nghiên cứu lịch sử gần đây, người ta nhận thấy rằng đôi bên cùng có chung một đức tin, chỉ khác nhau trong phương pháp thần học, những lối tiếp cận hoặc những lối nhấn khác nhau. Các sự khác biệt ấy làm cho việc hiểu biết đức tin thêm phong phú. Cha Raniero Cantalamessa cho thấy điều đó khi trình bày bốn chân lý căn bản của đức tin: a) mầu nhiệm Tam Vị; b) mầu nhiệm Đức Kitô; c) Thánh Linh; d) ơn cứu độ. 
Hai bài cuối cùng của số này mang tính “thời sự”:

6. Linh mục Phan Tấn Thành giới thiệu Tông huấn Amoris laetitia về tình yêu trong gia đình, được Đức Phanxicô ban hành ngày 19/3/2016.

7. Phương thức học và việc thay đổi phương thức học của sinh viên đại học là đề tài bài thuyết trình của Tiến sĩ Đỗ Mạnh Cường, phó viện trưởng viện Sư Phạm Kỹ thuật (TPHCM), tại giảng đường Trung tâm Học vấn Đa Minh, ngày 23/4/2016.

Số báo này có thể xem như bổ túc cho số 54 (tháng 11/2011), bàn về “Những nguồn mạch thần học”, mở đầu với bài viết “Thời sự thần học – thần học thời sự” (trang 5-26), trong đó có đề cập nguồn gốc của khái niệm “Dấu chỉ thời đại”.

Trung tâm Học vấn Đa Minh

TRONG SỐ NÀY

Thứ Hai, 13 tháng 8, 2012

THỜI SỰ THẦN HỌC – SỐ 54, THÁNG 11/2011

CHỦ ĐỀ: CÁC NGUỒN MẠCH THẦN HỌC

LỜI GIỚI THIỆU ✍


Kể từ số này, Thời sự thần học trở thành tờ báo của Trung Tâm Học Vấn Đa Minh. Ước mong rằng đây sẽ là cơ quan góp phần vào việc đào tạo cho các sinh viên cũng như diễn đàn để các giáo sư công bố những công trình nghiên cứu của mình.

Chúng tôi hy vọng mỗi năm sẽ phát hành bốn số. Đây là số đầu tiên của niên khóa 2011-12 dành cho “Các nguồn mạch thần học”. Số thứ hai sẽ phát hành vào dịp lễ thánh Tôma Aquinô, với chủ đề “Thần học đối thoại”. Nhân dịp kỷ niệm 50 năm phong thánh cho tu sĩ Martinô de Porres (6/5/1962), số thứ ba sẽ đề cập đến “Bác ái và những vấn đề xã hội”. Số thứ bốn phát hành vào dịp cuối niên khoá, trùng với mùa thụ phong linh mục, sẽ bàn về “Những tác vụ trong Hội thánh”.

Đề tài của số này được gợi lên tác phẩm De locis theologicis của cha Melchior Cano (1509-1560). Sau khi trình bày những ý nghĩa khác nhau của thuật ngữ này, chúng tôi xin điểm qua những “nguồn mạch” cổ và kim của thần học:
  • Kinh thánh. Linh mục Giuse Lê Minh Thông giới thiệu một phương pháp đọc Kinh Thánh. Chúng tôi cũng xin giới thiệu những tác phẩm về Kinh thánh do anh em Đa Minh đã biên soạn hoặc dịch thuật.
  • Huấn quyền. Từ sau công đồng Vaticanô II, một hình thức mới là các văn kiện của “Thượng hội đồng giám mục”.
  • Trong số những tiếng nói có thẩm quyền của thần học thời nay, chúng ta không thể bỏ qua các văn kiện của “Uỷ ban Thần học quốc tế”. Đặc biệt, chúng tôi muốn giới thiệu “Thần học của Joseph Ratzinger”, qua việc khảo sát các “nguồn mạch thần học” của ngài.

Những bài còn lại mang tính cách “thời sự thần học”:
  • Những biến chuyển về thần học Ba Ngôi từ sau công đồng Vaticanô II;
  • Những mô hình Giáo hội học của Liên hiệp các Hội đồng Giám mục Á châu (FABC);
  • Bài viết về thần học Tử đạo theo giáo huấn đức Gioan Phaolô II muốn đánh dấu kỷ niệm bốn thánh tử đạo Hải dương (tháng 11 năm 1861), cũng gần kề lễ kính toàn thể các thánh tử đạo Việt Nam (24/11).

TRONG SỐ NÀY