Hiển thị các bài đăng có nhãn Tôma-tổng quát. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tôma-tổng quát. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 28 tháng 12, 2012

TÍNH THỜI SỰ CỦA HỌC THUYẾT THÁNH TÔ-MA

Thời sự Thần học - Số 3 - Tháng 2.1995, tr. 39-51

Ngày 17.11.1979 Đức Giáo Hoàng đã tới Viện Đại Học Angelicum của Dòng Anh em Thuyết Giáo, tại đây Ngài đã được các Hồng Y Ciappi, Philippe, và Cha Vincent de Couesnongle, Tổng Quyền Dòng Anh em Thuyết Giáo, Cha José Salguero, viện trưởng Viện Đại Học, chào đón. Tại giảng đường, trước các vị Hồng Y, các Tổng Giám mục, các Giám mục, và các Sinh viên, Đức Giáo Hoàng đã đọc bài diễn văn dưới đây để kết thúc Hội nghị quốc tế dịp đệ nhất Bách chu niên Thông điệp "Aeterni Patris" của Đức Lê-ô XIII. Trần Trung - Văn Nhứt chuyển ngữ từ L'Actualité de Saint Thomas, trong La Documentation Catholique 16.12.1979, n.1776, pp.1067-1071. 

Diễn văn của Đức Giáo Hoàng Gio-an Phao-lô II tại Đại Học Angelicum, Roma 

Thứ Tư, 26 tháng 12, 2012

TÌNH THẦY TRÒ GIỮA AN-BÊ-TÔ VÀ TÔ-MA

Thời sự Thần học - Số 3 - Tháng 2.1995, tr. 33-36

Minh Thông lược ghi


Trong kho tàng tục ngữ, ca dao Việt Nam có những câu trở thành những nét đẹp truyền thống đi sâu vào tâm thức con ngừơi Việt Nam như : "Không thầy đố mày làm nên" hay "Trọng thầy mới được làm thầy"... Quả thực, không có người nào làm nên cơ nghiệp lại không nhờ thầy hướng dẫn, dìu dắt, trực tiếp hoặc gián tiếp. Đó là cả một truyền thống "Tôn sư trọng đạo" của tinh thần Á Đông. 

Thứ Hai, 24 tháng 12, 2012

THÁNH TÔ-MA A-QUI-NÔ: CON NGƯỜI TRI THỨC VÀ THÁNH THIỆN

Thời sự Thần học - Số 3 - Tháng 2.1995, tr. 21-32

Trần Trung - Nguyễn Trọng 

viết theo M. J. Nicolas,O.P.

Thánh Tô-ma có một vị thế độc đáo duy nhất trong lịch sử tư tưởng Ki-tô giáo. Có lẽ nhiều người chỉ ưa nhìn ngài là một nhà tư tưởng thiên tài, còn tâm hồn và đời sống của ngài thì không đáng kể. Nhưng làm sao có thể hoàn thành một công cuộc phục vụ Đức Tin như thế mà không có một Tâm Hồn thánh thiện ? Chẳng lẽ không có một kiểu thánh thiện hoàn toàn phù hợp với một công cuộc như thế hay sao? Sự thánh thiện của Tô-ma đã không phát triển bên cạnh thiên tài của ngài sao ? Cách thế nên thánh đó được biểu lộ chính trong đời sống và sứ vụ trí thức của ngài. Thực sự, Tô-ma không chỉ là một tấm gương cho những ai đang tiếp tục sứ vụ trí thức trong Hội Thánh, nhưng còn cho mọi Ki-tô hữu mà đức tin luôn kêu mời đến ánh sáng của lý trí. Nơi Tô-ma, chúng ta thấy ngời sáng một khía cạnh của Ki-tô giáo : Thánh hóa lý trí. Trong trường hợp của ngài, Đức Tin đó còn thánh hóa cả tài nghệ của ngài. Chúng ta có khá đủ chứng từ của những người đã sống với ngài ** để thử phác họa nên chân dung Thánh Tô-ma. 

Thứ Bảy, 22 tháng 12, 2012

THÁNH TÔ-MA A-QUI-NÔ CON NGƯỜI VÀ TÁC PHẨM

Thời sự Thần học - Số 3 - Tháng 2.1995, tr 9-20

_tsth_


SƠ LƯỢC TIỂU SỬ


Tô-ma A-qui-nô chào đời vào mùa xuân năm 1225 tại Rocca-secca gần A-qui-nô (một thị trấn ở miền Nam nước Ý). Tô-ma là con trai thứ ba của một gia đình vị vọng : Bá Tước Landolfo và Bà Theodora. 

Năm 1230, Tô-ma được song thân gửi vào Đan Viện của các cha Dòng Biển Đức tại Cassino để thụ huấn; song thân của Tô-ma cũng hy vọng anh sẽ trở thành Bề Trên của Đan Viện này, và việc đó sẽ làm cho ảnh hưởng của thân phụ anh rộng thêm ra. Nhưng đến năm 1235 Tô-ma phải rời Đan Viện, vì có sự tranh chấp giữa thần quyền và thế quyền, trong đó có sự tham dự của các vị lãnh đạo thành A-qui-nô.

Thứ Sáu, 21 tháng 12, 2012

BẠN CÓ BIẾT ?

Thời sự Thần học - Số 3 - Tháng 2.1995, tr. 37-38

_Tsth sưu tầm_ 


Triết học của Thánh Tô-ma và một vài con số 
  • Hơn 100 văn kiện của Giáo Hoàng nhấn mạnh đến sự cần thiết của triết học Tô-ma, được coi như là nền tảng để tiếp nhận chân lý. 
  • Hơn 80 Giáo Hoàng đồng ý chấp nhận tầm quan trọng ưu tiên của triết học Tô-ma. 
  • Bốn vị Giáo Hoàng thời danh : Pi-ô XI, Pi-ô XII, Gio-an XXIII và Phao-lô VI đều nhất trí quý trọng ưu đãi và giới thiệu triết học của Thánh Tô-ma. 
  • Trước khi khai mạc Công Đồng Va-ti-ca-nô II, hơn 600 nghị phụ đã thỉnh cầu Công Đồng bằng văn thư có ký tên : phải bảo tồn đạo lý của Thánh Tô-ma không những trong thần học mà ngay cả trong triết học. 

Thánh Tô-ma với học thuyết của Giáo hội

Trong Công Đồng Va-ti-ca-nô II, Thánh Tô-ma đã được nhắc đến trong 6 văn kiện : Hiến chế về Giáo hội - Hiến chế Mạc khải - Hiến chế Mục vụ - Sắc lệnh về chức Linh mục - Sắc lệnh Đào tạo Linh mục - Sắc lệnh Truyền giáo. Tất cả là 58 lần gồm : 
  • 23 lần nhắc tới giáo lý. 
  • 34 lần chỉ dẫn tác phẩm. 
  • 01 lần được nêu đích danh là nhà mô phạm. 

Trong các văn kiện mới nhất 

Gần đây nhất, cuốn Le Catechisme de L'Eglise Catholique - Giáo lý Hội Thánh Công Giáo, được Đức Gio-an Phao-lô II ban hành năm 1992, cũng nhắc đến tư tưởng của Thánh Tô-ma với 61 lần trưng dẫn. 

Riêng bộ Summa Theologiae - Tổng Luận Thần Học đã được trưng dẫn 48 lần. 

Đặc biệt tư tưởng của ngài được trưng dẫn nhiều nhất trong phần thứ III nói về "Đời sống trong Chúa Ki-tô" (luân lý) : 21 lần 

Trong thông điệp mới Veritatis Splendor, Đức Thánh Cha Gio-an Phao-lô II đã 20 lần trưng dẫn tư tưởng của Thánh Tô-ma. Riêng trong chương II, là chương nòng cốt của thông điệp : 17 lần. 

Thứ Năm, 20 tháng 12, 2012

THỜI SỰ THẦN HỌC – SỐ 3, THÁNG 2/1995

Chủ đề : HỌC THUYẾT THÁNH TÔMA

LỜI NGỎ


Thánh Tô-ma là một nhân vật độc đáo trong dòng lịch sử Giáo Hội và học thuyết của ngài đã từng góp phần củng cố đời sống đức Tin trong Giáo Hội cũng như giúp Giáo Hội vượt qua được những thách đố về đạo lý. Công bằng với lịch sử, chúng ta phải nhìn nhận điều đó. Nhưng chỉ nguyên điều đó không, đủ để chúng ta phải nhìn lại khuôn mặt và học thuyết của ngài trong cuộc trao đổi thần học mang tính thời sự.