Hiển thị các bài đăng có nhãn Giáo huấn Xã hội. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Giáo huấn Xã hội. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Bảy, 23 tháng 2, 2013

LỊCH SỬ VẤN ĐỀ NHÂN QUYỀN

Thời sự Thần học – Số 12 – Tháng 6/1998, tr. 59-77

Việt Nam


Ngày 10/12/1948 Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đã biểu quyết bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền. Để có được biểu quyết này, đã phải có một lịch sử dài về vấn đề nhân quyền.


Xem thêm video về nhân quyền ở cuối bài
Tài liệu: Kỷ niệm 60 năm Tuyên ngôn nhân quyền

Bài này xin được trình bày nguồn gốc lịch sử của vấn đề nhân quyền, cho thấy sự tiến triển về quan niệm nhân quyền trong lãnh vực triết lý, thần học, pháp lý, và nhất là muốn nêu bật rằng cội nguồn của vấn đề nhân quyền dưạ trên phẩm giá con người mà đức Kitô đã mặc khải cho chúng ta qua mầu nhiệm nhập thể. Do đó việc bảo vệ nhân quyền là một vấn đề luân lý, trước khi là một vấn đề pháp lý và chính trị. 

Thứ Sáu, 22 tháng 2, 2013

HỌC THUYẾT XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI: TRONG LÃNH VỰC KINH TẾ

(Thời sự Thần học – Số 12 – Tháng 6.1998, tr. 27-41)


A. HỌC THUYẾT XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI VỀ KINH TẾ 

Chúng ta không thể đồng hoá Học thuyết xã hội của Giáo hội với kinh-tế-học. Giáo hội không đề xướng một lý thuyết kinh-tế-học cũng không bênh vực một chủ nghĩa kinh tế nào hết. Qua Học thuyết xã hội, Giáo hội muốn nhắc nhở tất cả những người có trách nhiệm với nền kinh tế quốc gia và quốc tế về vài yêu sách luân lý của hoạt động kinh tế. 

Thứ Năm, 21 tháng 2, 2013

HỌC THUYẾT XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI: TRONG LÃNH VỰC CHÍNH TRỊ

Thời sự Thần học – Số 12 – Tháng 6.1998, tr. 42-58

_Tấn Cường_


Tài liệu: Công ước quyền dân sự, chính trị của LHQ
Những chữ viết tắt :

CA          = Centesimus Annu 
LE          = Laborem exercens 
MM        = Mater et magistra 
PT          = Pacem in terris 
Sách GL = Sách Giáo lý Hội thánh Công giáo 
SRS        = Sollicitudo rei socialis 
GS          = Gaudium et Spes 
LN         = Libertatis nuntius 
OA         = Octogesima Adveniens 
RN         = Rerum Novarum

Bài này, xin đề cập đến Học thuyết xã hội của Giáo hội liên can tới lãnh vực chính trị, bao gồm những nguyên tắc luân lý về hoạt động chính trị cũng như về mối tương quan giữa Giáo hội với chính quyền; tiếp đó chúng ta sẽ nghiên cứu Học thuyết xã hội về những vấn đề chính trị quốc tế. 

Thứ Ba, 19 tháng 2, 2013

NHỮNG NGUYÊN TẮC NỀN TẢNG CỦA MỘT NỀN NHÂN HỌC CHÍNH TRỊ TRONG TƯ TƯỞNG TÔN SƯ TÔ-MA

Thời sự Thần học – Số 56 – Tháng 5/2012, tr. 150-179

Giuse Nguyễn Hữu Nghị, O.P.


Dẫn nhập 


Khi nghiên cứu vấn đề chính trị trong tư tưởng tôn sư Tô-ma[1], chúng tôi nhận thấy Tôn sư đã không biên soạn một khảo luận chuyên biệt nào bàn về lãnh vực này. Qủa thực, các vấn đề liên quan đến chính trị được Tôn-sư bàn luận nằm rải rác trong nhiều tác phẩm của Ngài, và thường là không được trình bày cách hệ thống. Tôn-sư có hai công trình liên quan nhiều hơn cả đến lãnh vực chính trị, và cả hai công trình này đều ở tình trạng chưa được hoàn thành : khảo luận De regno[2] (De regno ad regem Cypri, hay De regimine principum) viết cho Quốc Vương Síp khoảng năm 1267, và cuốn Chú Giải về Chính Trị (S. THOMAS, Sent. libri Politicorum ) của Aristote[3] viết vào khoảng năm 1269 và 1272. Tuy nhiên chúng ta cũng có thể kể thêm cuốn Chú giải của Ngài về Éthique à Nicomaque[4] của Aristote ( S. THOMAS, Sent. libri Ethicorum ) cũng như IIa Pars trong Tổng Luận Thần Học (Sum.theol., I-II, q. 90-97 ; II-II, q. 57-80 và 101-122). 

Thứ Hai, 18 tháng 2, 2013

HỌC THUYẾT XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI

(Thời sự Thần học – Số 12 – Tháng 6.1998, tr. 7-26)

Phan Anh 

Khác với một số tôn giáo khác chỉ gồm những giáo huấn luân lý cá nhân, Kitô giáo còn chú trọng đến luân lý của các cộng đồng xã hội nữa; hay nói cách khác, chú trọng đến vai trò của con người xét trong tương quan với xã hội : gia đình, nghề nghiệp, thương mại, kinh tế, chính trị; với những vấn đsề nóng bỏng của thời đại : nhân quyền, lao động, lương bổng, quyền tư hữu, chiến tranh, hoà bình, … những vần đề gồm tóm dưới danh từ “học thuyết xã hội”. 

Thứ Bảy, 16 tháng 2, 2013

THỜI SỰ THẦN HỌC – Số 12, THÁNG 6/1998

CHỦ ĐỀ : HỌC THUYẾT XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI

LỜI NGỎ


Học thuyết Xã hội hay đạo lý, giáo huấn của Giáo hội về những lãnh vực xã hội liên quan đến con người - một “hữu thể có xã hội tính” - là chủ đề của Thời Sự Thần Học số này. Giáo hội quan tâm đến các lãnh vực kinh tế, chính trị, thương mại... và nhất là các vấn đề : nhân quyền, lao động, chiến tranh, hòa bình... Học thuyết Xã hội của Giáo hội bao gồm những nguyên tắc luân lý chỉ đạo nhằm bảo vệ phẩm giá con người trong những điều kiện xã hội hiện tại.