Hiển thị các bài đăng có nhãn Tôma-Bí tích. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tôma-Bí tích. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Bảy, 2 tháng 6, 2018

THÁNH TÔMA VỚI LỄ MÌNH THÁNH CHÚA

Thời sự Thần học - Số 39, tháng 03/2005, tr. 16-24

Phan Tấn Thành


Truyền thống đã gán cho thánh Tôma Aquinô như là tác giả rất nhiều kinh phụng vụ và ngoài phụng vụ. Có lẽ nhiều người chỉ biết thánh nhân như là một nhà triết học hoặc thần học đã cung cấp cho Giáo hội nhiều suy tư sâu sắc ; nhưng ít người biết rằng người cũng soạn nhiều kinh nguyện, cách riêng là những lời nguyện kính Mình Thánh Chúa. Các Sách Lễ bằng tiếng Latinh đều đặt trong phần phụ lục hai kinh nguyện của thánh Tôma đọc trước và sau khi dâng lễ (Praeparatio ad Missam - Gratiarum Actio post Missam. Oratio S. Thomae Aquinatis). Trước đây, tại các giáo phận do các cha Dòng Đaminh phụ trách, các tín hữu đọc kinh này hằng ngày (“Tôi lạy ơn Đức Chúa Trời có phép vô cùng...” - “Tôi cám ơn Chúa rất thánh”). Nhưng đặc biệt nhất là truyền thống đã gán cho thánh Tôma Aquinô là soạn giả những bản kinh phụng vụ lễ Kính Mình Thánh Chúa (Officium de festo Corporis Christi) [1]. Vào thời cận đại, khi duyệt lại các bản văn chính thức, vài nhà phê bình đã đặt nghi vấn chung quanh tác giả của bản kinh này, nhưng cha Jean Pierre Torrell cho biết là vấn đề đã giải quyết xong[2].

Thứ Hai, 12 tháng 11, 2012

THẦN HỌC VỀ CÁC BÍ TÍCH

Thời sự Thần học – Số 1, tr. 53-58

Kim Thao

Từ Công Đồng Va-ti-ca-nô II sự tiến triển của thần học về các bí tích được gắn liền với việc cải tổ phụng vụ. Sở dĩ văn kiện đầu tiên được Công Đồng ban hành là Hiến Chế về Phụng Vụ có lẽ không phải tại vì việc cải cách phụng vụ được xếp vào hàng các mục tiêu ưu tiên của Công Đồng cho bằng bởi vì vấn đề nói được là chín mùi hơn cả.

BỮA TIỆC LY - tk 15 của Fra Angelico, O.P. 
Thực vậy, phong trào canh tân phụng vụ đã manh nha từ đầu thế kỷ, và đã thu lượm những kết quả đầu tiên từ đời Đức Pi-ô XII với việc cải tổ nghi thức Tuần Thánh. Thiết tưởng cần nói thêm rằng phong trào cải tổ phụng vụ không phải chỉ nhằm đơn giản chữ đỏ, nhưng dựa trên thần học về phụng tự và bí tích. Vì vậy sự canh tân thần học bí tích và sự cải tổ phụng vụ ảnh hưởng rất mật thiết với nhau.