Thứ Bảy, 12 tháng 10, 2013

THỜI SỰ THẦN HỌC – SỐ 20, THÁNG 6/2000

CHỦ ĐỀ : LECTIO DIVINA

LỜI NGỎ


Từ ngày Sáng tạo, “Chúa nói” liền xuất hiện mọi sự. Tạo thành chính là Lời, cách diễn tả Thiên Chúa và Lời đó chuyển tải ý nghĩa Người nói muốn. Thiên Chúa là Tình yêu, nên mọi điều Người nói đều mang ý nghĩa Tình yêu. Qua dòng lịch sử, Lời Tình yêu của Thiên Chúa vẫn luôn đồng hành và hướng dẫn lịch sử Cứu độ. Cho đến khi, Ngôi Lời Vĩnh Cửu của Thiên Chúa nhập thể trong cung lòng đức Nữ trinh Maria, và cư ngụ giữa chúng ta. Đức Giêsu đi vào trần gian mang Lời Chúa đến cho con người, dạy cho họ cách sống là Người Con trong đức Giêsu, Người Con Chí Ái.

Mạc Khải đến với con người không nhằm thỏa mãn sự hiểu biết, tri thức về Thiên Chúa và kế hoạch Cứu độ của Người. Ơn cứu độ đến với những ai biết đón nhận Lời. Chính nơi Lời Chúa mà con người gặp gỡ, chiêm ngắm và tụng ca Thiên Chúa.Như thế, Tiếp cận Lời Chúa là một đòi hỏi cần thiết, vì Lời Chúa không phải để “đọc”, nhưng để “sống”. Tiếp cận Lời Chúa là để cho Lời Chúa vang vọng lên, “đánh động” tâm hồn và đời sống người tiếp cận.

Có nhiều cách Tiếp cận Lời Chúa, tuy nhiên có thể kể đến 4 truyền thống chính, đó là: Do thái giáo, Chính thống giáo, Tin lành và Công giáo. Mỗi truyền thống có những nét độc đáo, đặc thù riêng.

Lectio Divina, một lối Tiếp cận Lời Chúa truyền thống, đã thịnh hành từ thời các thánh Giáo phụ, vẫn còn ảnh hưởng đến hôm nay. Lectio Divina là một “thực hành Lời Chúa”, bao gồm bốn thì (hay giai đoạn): Lectio, meditatio, oratio và contemplatio (hay actio – theo một số tác giả hiện đại) hoặc ba thì: Lectio, meditatio và oratio (chính đời sống là một contemplatio?).

Thời sự Thần học số 20 xin đề cập đến cách tiếp cận Lời Chúa truyền thống này với “ Truyền Thống Đọc Lời Chúa trong Do thái giáo và Kitô giáo” (Bài 1); “Lectio Divina và đời sống Thiêng liêng” (Bài 2);” Các văn bản cho thấy Lectio Divina là quan trọng và đáng thực hành“ (Bài 3); Lectio Divina – Tiếp cận Lời Chúa và một mẫu áp dụng (Bài 4 và 5).

Trong phần Hội nhập văn Hóa, “ Thay đổi Văn Hóa” là một khái niệm cần đề cập trên tiến trình hội nhập. Cùng với “Thiền Vipasssana” mở ra một chân trời mới và là cách thế tiếp cận với anh em Phật giáo – một tôn giáo lớn tại Việt Nam.

Chuyên mục Tôn giáo gồm có “ Khổng Giáo”, và “Để mình trống rỗng” là một cách thế – có thể nói – dám buông thả cho Thánh Thần chiếm hữu.

Kể từ số này, một chuyên mục mới với tên gọi “Mục Vụ Kinh Thánh” xin được là một đóng góp nhỏ cho công tác mục vụ của Giáo hội. Sau cùng là mục Sinh hoạt Giáo hội như thường lệ.

Ra mắt bạn đọc vào dịp Lễ mừng nhiều vị thánh Tổ Phụ Dòng (Tháng 8), TSTH xin dâng lời tạ ơn Thiên Chúa, vì điều kỳ diệu Người đã thực hiện nơi các Tổ Phụ Dòng, đồng thời cầu chúc các con cái của các thánh Tổ Phụ sống viên mãn đoàn sủng của Đấng Sáng Lập của Dòng mình.

Thân Kính,
Tsth

TRONG SỐ NÀY


Chủ đề

Hội nhập văn hóa

Chuyên mục Tôn giáo
  • Khổng giáo_Tr.98
  • Để mình trống rỗng_Tr.106

Mục vụ Kinh thánh
  • Đọc Lời Chúa và phương pháp suy niệm Lời Chúa_Tr.113

Sinh hoạt Giáo hội
  • Người Công giáo cần biết về vấn đề: “Trợ giúp tự tử”_Tr. 124