Hiển thị các bài đăng có nhãn Kinh Thánh tổng quát. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Kinh Thánh tổng quát. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 21 tháng 9, 2020

GIỚI TRẺ TRONG KINH THÁNH

Thời sự Thần học - số 80, tháng 05/2018, tr. 181-110

_Tôma Nguyễn Quốc Minh Tuấn, O.P._

Conversion of Lydia (Acts 16:11–15)
I. Dẫn nhập
II. Khảo sát các hạn từ về giới trẻ trong Kinh Thánh
  1/ Cựu Ước
  2/ Tân Ước
III. Kết luận

I. Dẫn nhập


Trong bất kỳ lĩnh vực nghiên cứu nào, việc xác định đối tượng hay định nghĩa đối tượng nghiên cứu là điều tối cần thiết, và lĩnh vực nghiên cứu về giới trẻ cũng không nằm ngoài quy định này. Thế mà, việc xác định đối tượng giới trẻ, hay định nghĩa giới trẻ, thoạt tiên xem ra dễ dàng, thế nhưng khi nghiên cứu kỹ lưỡng, thì lại gặp nhiều khó khăn. Chí ít, có 2 khó khăn chính yếu trong việc xác định một khung định nghĩa chung về giới trẻ : (1) xét về mặt ngữ nghĩa, giới trẻ là một hạn từ quá phổ quát, quá rộng : giới trẻ là những người trẻ, vừa được dùng để chỉ một giai đoạn của cuộc đời, từ lúc mới sinh cho đến khi trưởng thành, vừa được dùng để chỉ những đặc nét chỉ có nơi người trẻ, vốn được thể hiện ra qua phong cách, thần thái, tính tình, v.v., (2) giới trẻ có thể được nhìn dưới nhiều góc độ khác nhau, tùy lĩnh vực nghiên cứu (Xã hội học, Tâm lý học, Pháp luật, Sinh học, Văn hóa, Kinh tế, Chính trị, v.v.), và tùy quan điểm của mỗi tác giả, có người nhìn theo hướng tích cực, có người lại nhìn theo hướng tiêu cực.[1]

Thứ Hai, 27 tháng 4, 2020

VIỆC GIẢI THÍCH KINH THÁNH TRONG HỘI THÁNH

Thời sự Thần học - Số 70, tháng 11/2015, tr. 32-57

_Joy Philip Kakkanattu_ 


Bài này giới thiệu Văn kiện của Uỷ ban Giáo hoàng về Kinh Thánh liên quan đến “Việc giải thích Kinh Thánh trong Hội thánh”. Tác giả là giáo sư Kinh Thánh tại Đại học Dharmaram Vidya Kshetram (DVK), Bangalore (Ấn Độ), đăng trên tạp chí Asian Horizons, vol. 7 (n. 1, March 2013), tr. 94-110. Văn kiện này đã được Lm. Nguyễn Tất Trung dịch ra tiếng Việt năm 1993 và tái bản năm 2004 (156 trang), và có thể đọc tại địa chỉ của Trung Tâm Học Vấn Đa Minh, http://catechesis.net. Sau đây là dàn bài:
1. Nhập đề
2. Các phương pháp và các lối tiếp cận để giải thích Kinh Thánh
  2.1. Phương pháp phê bình lịch sử
  2.2. Các phương pháp mới để phân tích văn chương
  2.3. Những lối tiếp cận dựa trên truyền thống
  2.4. Những lối tiếp cận cậy dựa vào các khoa học nhân văn
  2.5. Những lối tiếp cận theo bối cảnh
  2.6. Lối tiếp cận bản căn
3. Nhiệm vụ của các nhà chú giải Công giáo
4. Kết luận

Thứ Bảy, 25 tháng 4, 2020

ĐỨC KITÔ - LỜI THIÊN CHÚA: TỪ DEI VERBUM ĐẾN VERBUM DOMINI

Thời sự Thần học - Số 70, tháng 11/2015, tr. 11-31

_Emili Marlés Romeu_ 

“Lời Chúa” là một thuật ngữ mang tính loại suy, có thể áp dụng vào nhiều thực thể khác nhau. Tuy nhiên, các ý nghĩa đó được nối kết với nhau như “mắt xích” gắn với Đức Kitô, Ngôi Lời của Thiên Chúa. Tác giả nêu bật sự tiến triển quan trọng trong tông huấn Verbum Domini (30-9-2010) của Đức thánh cha Bênêđictô XVI (so sánh với hiến chế Dei Verbum của công đồng Vaticanô II), và cho thấy những hệ luận của nó, cách riêng đối với việc giải thích Kinh Thánh[1].
Bài viết gồm 4 phần:
  1. “Đức Kitô là Lời”: Điều mới mẻ của Tông huấn Verbum Domini.
  2. “Lời Chúa” (Verbum Domini), một thuật ngữ loại suy.
  3. Bản hoà tấu của Lời: Lời của Chúa (Verbum Dei) và “những tiếng của Lời (Voces Verbi).
  4. Đức Kitô là Lời và việc chú giải thần học.
Chữ viết tắt: DV = Dei Verbum. VD = Verbum Domini

Thứ Sáu, 26 tháng 4, 2019

THỜI SỰ THẦN HỌC – SỐ 84, THÁNG 5/2019

CHỦ ĐỀ : GIẢI THÍCH KINH THÁNH

Dự kiến phát hành vào trung tuần tháng 5/2019. Trong khi chờ đợi, quý vị có thể đọc bản văn huấn quyền liên quan đến chủ đề này: BẢN HƯỚNG DẪN VIỆC GIẢI THÍCH KINH THÁNH TRONG HỘI THÁNH (1993)

LỜI GIỚI THIỆU


“Kinh Thánh là linh hồn của thần học” (Hiến chế Dei verbum số 24). Các đề tài của các số báo Thời sự thần học thường vẫn dành một bài về nền tảng Kinh Thánh (thí dụ như những số gần đây: Tuổi trẻ, Chiến tranh và Hòa bình, Chứng nhân[1]). Lần này, chúng ta không tìm hiểu một vấn đề cụ thể trong Kinh Thánh, nhưng chú trọng vào việc giải thích Kinh Thánh, nhân kỷ niệm 25 năm văn kiện “Việc giải thích Kinh Thánh trong Hội thánh” của Ủy ban Giáo hoàng về Kinh Thánh (tuy được ký ngày 15/4/1993 nhưng mãi đến tháng 4 năm 1994 mới công bố). Trước khi giới thiệu nội dung của các bài viết, chúng tôi muốn lưu ý về các từ ngữ: “Kinh Thánh” và “giải thích”.

I. Các từ ngữ


1) Kinh Thánh – Thánh Kinh - Sách Thánh

Thứ Ba, 23 tháng 4, 2019

BẢN HƯỚNG DẪN VIỆC GIẢI THÍCH KINH THÁNH TRONG HỘI THÁNH (1993)

ỦY BAN KINH THÁNH GIÁO HOÀNG

Lm. Giuse Nguyễn Tất Trung, OP. chuyển ngữ

Bản Việt ngữ này được dịch (1996) từ bản chính thức bằng Pháp ngữ do Liberia Editrice Vaticana ấn hành (Roma 1993). Tuy nhiên để cho ý tưởng sáng sủa, cũng tham chiếu bản dịch và chú giải bằng Anh ngữ của linh mục Joseph A. Fitzmyer do Editrice Pontificio Instituto Biblico ấn hành (Roma 1995). Trong lần tái bản này (2004), cha Albertô Trần Phúc Nhân đã đọc lại và góp ý sửa chữa cho bản dịch được chính xác và rõ ràng hơn. Chúng con xin chân thành cảm ơn Cha.
Tài liệu gồm 3 phần:
1. Diễn văn của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II về việc giải thích Kinh Thánh trong Hội thánh
2. Lời nói đầu văn kiện của Uỷ ban Kinh Thánh Giáo hoàng
3. Bản hướng dẫn việc giải thích Kinh Thánh trong Hội thánh của Ủy ban Kinh Thánh Giáo hoàng
 Tải bản PDF ; WORD

Thứ Sáu, 3 tháng 3, 2017

LỜI CHÚA CÓ NGHĨA LÀ GÌ?

Thời sự Thần học - Tháng 9/2008, tr. ...

LTS: Nội dung của bài viết được phát thanh trong Mục giải đáp thắc mắc của đài Vatican Việt Ngữ, vì vậy cách trình bày mang hình thức hỏi thưa.

Phan Tấn Thành


Thượng hội đồng Giám mục thế giới nhóm họp vào tháng 10/2008 sẽ bàn về Lời Chúa. Lời Chúa là gì? Tại sao trong Thánh Lễ, sau khi đọc bài Sách Thánh, linh mục tung hô “Đó là Lời Chúa”? Có phải Lời Chúa là Kinh thánh không?

Chúng ta có thể tìm hiểu ý nghĩa cụm từ “Lời Chúa” từ nhiều góc độ. Trong những thập niên vừa rồi, đã có nhiều nghiên cứu về Lời Chúa, và được Văn phòng Tổng thư ký Thượng hội đồng Giám mục đúc kết trong ”Tài liệu làm việc” dành cho Khóa họp sắp khai diễn.

Thứ Năm, 2 tháng 3, 2017

THỜI SỰ THẦN HỌC - SỐ 4, THÁNG 09/2008

LTS : Bước vào Mùa Chay, Trang Thời sự Thần học đăng lại số 4 - tháng 9/2008. Hy vọng với loạt bài của chủ đề này độc giả có thêm chất liệu để học hỏi và suy ngẫm Lời Chúa, đáp ứng lời mời gọi của Đức Thánh Cha Phanxicô trong Sứ Điệp Mùa Chay 2017: “Mùa Chay là mùa thuận tiện để đi sâu vào đời sống tâm linh nhờ những phương tiện thánh Giáo hội đã đem đến cho chúng ta: ăn chay, cầu nguyện và bố thí. Nền tảng của mọi sự là lời Thiên Chúa, mà trong trong mùa này, chúng ta được mời gọi chuyên chăm lắng nghe và suy ngẫm. 

CHỦ ĐỀ: LỜI CHÚA

LỜI NGỎ


Năm 2005- năm “Sống Lời Chúa”  của Giáo hội Việt Nam (9/2005- 9/2006),  Thời Sự Thần Học đã hưởng ứng với các bài: “Sống Lời Chúa” (TSTH số 42, Tháng 12/2005); “ Sống Với Lời để được gặp Lời” ( TSTH số 43, Tháng 3/2006); “ Từ Lời Ru của Mẹ đến Lời Hằng sống của Đức Ki-tô” (TSTH số 44, Tháng 6/2006)

Thứ Tư, 4 tháng 11, 2015

THỜI SỰ THẦN HỌC - SỐ 70 - THÁNG 11/2015

CHỦ ĐỀ : PHỤC VỤ LỜI CHÚA

LỜI GIỚI THIỆU


Số báo này được phát hành vào lúc sắp khai mạc Năm thánh ngoại thường về Lòng Chúa thương xót được mở ra nhân kỷ niệm 50 năm bế mạc công đồng Vaticanô II. Tuy nhiên, chủ đề về lòng Thương xót sẽ được dành cho số 71, còn đề tài của số này là “Phục vụ Lời Chúa” trùng với Năm thánh kỷ niệm 800 năm Tòa thánh châu phê “Dòng Anh Em Giảng thuyết” (1216-2016), một dòng tu được thành lập để phục vụ Lời Chúa đặc biệt bằng việc giảng thuyết. 

Lời giới thiệu PDF
Đây là cơ hội đặc biệt để học hỏi những đề tài quan trọng của công đồng Vaticanô II: Lời Chúa (Hiến chế Tín lý Dei Verbum về Mạc khải ) và Rao Truyền (Sắc lệnh Ad gentes). Chúng ta sẽ có dịp theo dõi sự tiến triển thần học của hai chủ đề ấy trong vòng nửa thế kỷ, được đánh dấu bởi những văn kiện nổi bật của Huấn quyền: 1/ Tông huấn Verbum Domini về Lời Thiên Chúa trong đời sống và sứ mạng của Giáo hội (2010). 2/ Tông huấn Evangelii gaudium về việc rao giảng Tin Mừng trong thế giới hôm nay, nhắc lại những văn kiện Evangelii nuntiandi (1975) và Redemptoris missio (1990)

Thứ Ba, 1 tháng 1, 2013

THÁNH TÔ-MA VÀ ƠN LINH HỨNG KINH THÁNH

Thời sự Thần học - Số 3 - Tháng 2.1995, tr. 72-90

Pierre Benoit


Trong bài viết ngắn gọn này, tôi muốn điểm lại phần đóng góp của thánh Tôma trong những tranh luận gần đây liên quan đến ơn linh hứng trong Kinh Thánh. Tôi biết trong những tác phẩm mới đây nhất, người ta đã lên tiếng khẳng định rằng, những vấn đề do các khoa tâm lý, xã hội học và chú giải hiện đại đặt ra đã làm cho những bước đầu chập chững về ơn linh hứng của thời Trung cổ trở nên lỗi thời [1]. Đành rằng các quan điểm mới, phát sinh từ những tiến bộ của các khoa nhân văn phải được quan tâm. Nhưng tôi nghĩ rằng ý kiến của các thần học gia cổ thời và đặc biệt của thánh Tôma phần lớn vẫn còn giá trị và tiếp tục cống hiến cho các công trình thần học mới những nền tảng vững chắc. Xem thường những ý kiến đó, toà nhà thần học sẽ lâm nguy.

Chủ Nhật, 11 tháng 11, 2012

NHỮNG PHƯƠNG PHÁP TÌM HIỂU KINH THÁNH

Thời sự Thần học - Số 1, tr. 21-26


Bình Hoà



Trong những bài vừa qua, chúng tôi đã trình bày vài đường hướng nghiên cứu thần học từ Công đồng Va-ti-ca-nô II. Chúng ta có thể nhận thấy rằng một trong những động lực của sự đổi mới về phương pháp thần học hệ tại việc đặt Kinh Thánh làm nền tảng của mọi suy tư thần học; thay vì khởi sự từ những lý luận siêu hình rồi tiếp đó tìm các câu Kinh Thánh để chứng minh cho kết luận của mình. Thế nhưng ngay trong chính việc học hỏi Kinh Thánh, người ta cũng thấy xuất hiện những phương pháp mới.