Hiển thị các bài đăng có nhãn Bí tích truyền chức. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Bí tích truyền chức. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 7 tháng 1, 2016

LỊCH SỬ LINH ĐẠO CÁC LINH MỤC

Thời sự Thần học, số 3 - tháng 9/2009, tr. 109-113

Juan Esquerda Bifet

Bài này trình bày lịch sử các linh đạo dành cho các linh mục. Thực ra, các sách báo tài liệu về đường nên thánh của các linh mục không thiếu; gần đây hơn cả là tông huấn "Pastores dabo vobis" của Đức Gioan Phaolô 2, đúc kết các buổi thảo luận của Thượng hội đồng Giám mục thế giới năm 1990 bàn về việc đào tạo linh mục, với chương 3 mang tựa đề là: đời sống thiêng liêng của các linh mục. Tuy nhiên, điều mà chúng tôi muốn làm nêu bật là trải qua lịch sử đã có những linh đạo khác nhau, những khuôn mẫu khác nhau được đề ra cho các linh mục. Chúng ta hãy lượt qua bốn giai đoạn chính: 1) giáo phụ; 2) trung cổ; 3) cận kim; 4) hiện đại.

Thứ Năm, 2 tháng 4, 2015

ĐÀO TẠO LINH MỤC TRONG CÁC DÒNG TU

Tuyên bố dành cho các thành viên
của Hội nghị các Bề trên Thượng cấp Hoa Kỳ


Thời sự Thần học - Số 57, tháng 8/2012, tr. 34-68

Tài liệu này của Hội nghị các Bề trên Thượng cấp Hoa kỳ được xuất bản hồi tháng 10 năm 2011, kết quả của ba năm làm việc của một ủy ban gồm các bề trên và các nhà đào tạo để suy nghĩ về việc đào tạo linh mục trong các dòng tu. Việc đào tạo linh mục tại các chủng viện nhằm đến mục vụ giáo xứ, còn các tu sĩ làm linh mục để thi hành đặc sủng và sứ vụ của Dòng mình. Vì vậy cần ý thức về sự khác biệt giữa việc đào tạo các chủng sinh và các sinh viên dòng tu. Tài liệu này đã được duyệt xét bởi Bộ Giáo dục Công giáo, Bộ Đời sống thánh hiến, Bộ Giám mục. Tài liệu này được soạn thảo để góp ý cho Hội đồng Giám mục Hoa kỳ nhân dịp soạn thảo ấn bản mới của Chương trình đào tạo linh mục. Chúng tôi hy vọng rằng nó cũng sẽ giúp cho các Dòng tại Việt Nam trong việc soạn thảo chương trình đào tạo, cách riêng sau khi Hội Đồng Giám mục Việt Nam vừa ban hành “Đào tạo Linh mục - Định hướng và chỉ dẫn” dành cho các chủng viện. Tải tệp tin pdf tại đây.

Thứ Bảy, 16 tháng 11, 2013

LINH MỤC, NGƯỜI LÀ AI?

Thời sự Thần học – Số 8 – Tháng 6/1997, tr. 26 - 48

Tấn Anh


Linh mục, người là ai? xin chỉ giới hạn vào vấn đề bản tính của chức linh mục (hoặc căn cước: identitas), chứ không bàn đến các khía cạnh tu đức, mục vụ.

A. Nhập đề


Từ công đồng Vaticano II đến nay, vấn đề “can cước” của linh mục đã được bàn cãi không những trong các tác phẩm thần học, mà còn trở thành mối quan tâm của các nhà lãnh đạo Giáo hội, điển hình là hai phiên họp của Thượng hội đồng Giám mục năm 1971 và 1990, và văn kiện của Bộ Giáo lý đức tin năm 1983. Đó là chưa nói tới vấn đề tryền chức linh mục cho nữ giới.

Thứ Năm, 16 tháng 8, 2012

THỜI SỰ THẦN HỌC - SÔ 57, THÁNG 8/2012

CHỦ ĐỀ : ƠN GỌI LINH MỤC VÀ ĐỜI SỐNG THÁNH HIẾN

LỜI GIỚI THIỆU


Số báo này được phát hành để mừng 13 tu sĩ Đa Minh lãnh tác vụ linh mục (4/8/2012) và 15 tu sĩ tuyên khấn trọng thể (15/8/2012), trùng vào dịp kỷ niệm 20 năm ban hành tông huấn Pastores dabo vobis (25/3/1992) và 50 năm khai mạc công đồng Vaticanô II. Thật là một cơ hội quý báu để tìm hiểu sự tiến triển thần học về ơn gọi linh mục và đời sống thánh hiến trong 50 năm qua. 

Phần thứ nhất dành cho ơn gọi linh mục nói chung và ơn gọi linh mục tu sĩ nói riêng.

1. Mở đầu, cha Juan Esquerda Bifet sẽ đưa chúng ta rảo qua những khuôn mẫu đào tạo linh mục trong lịch sử Giáo hội.

2. Tiếp đến là một văn kiện của Hội đồng các bề trên cao cấp các Dòng nam của Hoa kỳ, khẳng định những nét đặc trưng của việc đào tạo các linh mục dòng tu: các học viện của các dòng có những nét khác biệt với các chủng viện. Thiết tưởng tài liệu này hữu ích cho các dòng tu ở Việt Nam sau khi Hội đồng Giám mục Việt Nam vừa ban hành văn bản "Ðào tạo linh mục - Ðịnh hướng và Chỉ dẫn" (Ratio institutionis sacerdotalis & Ratio studiorum).

3. Linh đạo của linh mục giáo phận là gì? Cha Giuseppe Ferraro tìm câu trả lời độc đáo bằng cách phân tích kinh tiền tụng Thánh lễ truyền dầu.

4. Đâu là căn cước của một linh mục dòng Đa Minh? Đó là câu hỏi mà cha Thomas Rausch, một linh mục Dòng Tên đã tìm cách trả lời. Khi đối chiếu với các linh mục giáo phận, tác giả nhận thấy rằng các linh mục dòng Đa Minh và dòng Tên gặp nhau ở khá nhiều điểm, đặc biệt là tính cách ngôn sứ.

5. Vào ngày 7 tháng 10 sắp tới, nhân dịp khai mạc Thượng hội đồng giám mục thế giới bàn về việc loan báo Tin Mừng cách mới mẻ, đức thánh cha sẽ tôn phong hai vị tiến sĩ Hội thánh: thánh Juan de Avila linh mục (1500-1569) và thánh nữ Hildegard Bingen dòng Biển đức (1098-1179). Thánh Juan de Avila không những là một linh mục thánh thiện mà còn góp phần vào việc đào tạo linh mục bằng các tác phẩm và hoạt động. Chúng tôi hân hạnh giới thiệu cuộc đời và học thuyết của vị “tiến sĩ của thần học đời sống linh mục”.

6. Một chiếc cầu nối từ phần thứ nhất sang phần thứ hai là bài viết của linh mục Nguyễn Hữu Nghị, O.P. : “Giáo hội thánh thiện và vấn đề tội lỗi của các thành viên trong Giáo hội – Quan điểm của Jacques Maritain”.

Phần thứ hai, về đời sống thánh hiến, gồm hai bài:

7. Thần học về đời sống thánh hiến 50 năm qua: phân tích các văn kiện Tòa thánh đọc trong khung cảnh lịch sử.

8. Khai trương mục “Điểm sách” cho báo Thời sự thần học, linh mục Phạm Hoàng Dũng, OP. giới thiệu những sách báo về đời tu bằng tiếng Pháp. Tác giả hiện đang phụ trách thư viện của trụ sở trung ương của Dòng Đa Minh ở Rôma.

TRONG SỐ NÀY