Thứ Bảy, 16 tháng 6, 2018

TỪ THIỀN ĐẾN LỜI CHÚA

Thời sự Thần học – Số 55, tháng 01/2012, tr. 224-251

Shigeto Oshida

Khi bàn đến đối thoại tôn giáo, chúng ta thường đứng trình bày đức Kitô cho tôn giáo khác (chẳng hạn Phật giáo). Cha Vincent Shigeto Oshida (1922-2003) O.P., người tự xưng là “một Phật tử đã gặp gỡ Đức Kitô”, đã đi theo chiều hướng ngược lại: từ Thiền đến gặp gỡ Đức Kitô: từ “Thiền” (chiêm niệm thinh lặng) đến gặp gỡ Đức Kitô Lời của Thiên Chúa. Hai bài dưới đây được đăng trên Monastic Interreligious Dialogue Bulletin, n.75, October 2005, http://www.monasticdialog.com/au.php?id=491. Phêny Ngân Giang O.P. chuyển ngữ.

Thứ Tư, 13 tháng 6, 2018

“ĐẠO” (道) THEO QUAN ĐIỂM NHO GIÁO

Thời sự Thần học – Số 55, tháng 01/2012, tr. 187-223

Giuse Trần Ngọc Thiện O.P.

Dẫn nhập
I. Nguồn gốc và lịch sử khái niệm Đạo.
II. Những lối giải thích theo quan điểm văn hóa, triết học và tôn giáo:
  A. Giai đoạn Hình nhi hạ.
  B. Giai đoạn Hình nhi thượng.
Kết luận

Dẫn nhập


Khi bàn về triết học, dù Đông hay Tây, bao giờ con người cũng phải suy tư, khao khát tìm kiếm và đụng chạm đến vấn đề chân lý, tức tìm cho ra bản chất và quy luật của tất cả mọi hiện tượng trong vũ trụ, tức tìm ra một sự thật cuối cùng, căn bản, nền tảng, cội nguồn, bất biến, vĩnh cửu, đơn nhất, phổ quát… Đây là điều mà triết học Tây phương gọi là siêu -hình-học (hữu-thể-học hay thực-tại-luận). Trong sách Đại Học của Nho giáo, Đức Khổng cho rằng tư tưởng lớn của việc học làm người là biết Đạo, ngài nói rằng: “Đạo của cái học lớn (đại học) là: làm sáng đức sáng, đổi mới mọi người, ở yên nơi chỗ toàn thiện… Vật có gốc, ngọn; việc có đuôi, đầu. Biết trước sau, tức gần với Đạo vậy… Biết chu đáo ở tại tìm đến cùng sự vật”.[1] Phải chăng theo Đức Khổng, biết đến cùng sự vật (cách vật) là yếu tố cần thiết để có thể biết Đạo? Vậy đâu là lý do sau cùng của sự vật? Cuối cùng Đạo là gì?

Chủ Nhật, 10 tháng 6, 2018

FIDES QUAERENS DIALOGUM: CÁC PHƯƠNG PHÁP THẦN HỌC CỦA LIÊN HIỆP CÁC HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC Á CHÂU

Thời sự Thần học – Số 55, tháng 01/2012, tr. 110-149

Vào cuối tháng 11 năm 2012, Hội nghị lần thứ X của Liên Hiệp Các Hội Đồng Giám mục Á Châu (FABC) sẽ nhóm họp tại Việt Nam. Chúng tôi muốn giới thiệu bài viết của Tiến sĩ Nguyễn Văn Hải về thần học của FABC từ năm 1970 đến năm 2001. Bài nghiên cứu này được đăng trên Australian E-Journal of Theology, issue 8, October 2006. Thần học của Hội nghị Liên hiệp các Giám mục Á Châu (FABC. Vì giới hạn của khuôn khổ bài báo, chúng tôi bỏ qua phần thứ nhất dẫn nhập vào những mẫu thức thần học bối cảnh theo Stephen Bevans (và 35 trích dẫn đầu tiên), và chỉ giới hạn vào nội dung các văn kiện của FABC. Nguyễn Hoàng Vinh chuyễn ngữ. 

Peter N.V. Hai ✍

Thứ Ba, 5 tháng 6, 2018

LỜI CẦU NGUYỆN SAU MỘT CUỘC THẢM SÁT CÁC KITÔ HỮU

Thời sự Thần học - Số 54, Tháng 11/2011, tr. 220-227

Daoud Lamei

Dưới đây là kinh nguyện của cha Daoud Lamei đọc tại nhà thánh Marcô tại Héliopolis (Cairo) trong buổi cầu nguyện ngày 11/10/2011, sau một vụ thảm sát Kitô hữu xảy ra hai ngày trước đó tại thủ đô Ai cập (36 người thiệt mạng, 200 người bị thương). Tuy là một lời nguyện ‘tự phát”, nhưng chúng ta có thể học được một khuôn mẫu cầu nguyện của phụng vụ Đông phương (nghi thức coptic): tạ ơn, thú tội, khẩn nài, dâng hiến, cách riêng đứng trước một hoàn cảnh nói được là “tử đạo”.

Thứ Bảy, 2 tháng 6, 2018

THÁNH TÔMA VỚI LỄ MÌNH THÁNH CHÚA

Thời sự Thần học - Số 39, tháng 03/2005, tr. 16-24

Phan Tấn Thành


Truyền thống đã gán cho thánh Tôma Aquinô như là tác giả rất nhiều kinh phụng vụ và ngoài phụng vụ. Có lẽ nhiều người chỉ biết thánh nhân như là một nhà triết học hoặc thần học đã cung cấp cho Giáo hội nhiều suy tư sâu sắc ; nhưng ít người biết rằng người cũng soạn nhiều kinh nguyện, cách riêng là những lời nguyện kính Mình Thánh Chúa. Các Sách Lễ bằng tiếng Latinh đều đặt trong phần phụ lục hai kinh nguyện của thánh Tôma đọc trước và sau khi dâng lễ (Praeparatio ad Missam - Gratiarum Actio post Missam. Oratio S. Thomae Aquinatis). Trước đây, tại các giáo phận do các cha Dòng Đaminh phụ trách, các tín hữu đọc kinh này hằng ngày (“Tôi lạy ơn Đức Chúa Trời có phép vô cùng...” - “Tôi cám ơn Chúa rất thánh”). Nhưng đặc biệt nhất là truyền thống đã gán cho thánh Tôma Aquinô là soạn giả những bản kinh phụng vụ lễ Kính Mình Thánh Chúa (Officium de festo Corporis Christi) [1]. Vào thời cận đại, khi duyệt lại các bản văn chính thức, vài nhà phê bình đã đặt nghi vấn chung quanh tác giả của bản kinh này, nhưng cha Jean Pierre Torrell cho biết là vấn đề đã giải quyết xong[2].