Thứ Bảy, 20 tháng 8, 2022

TÌM HIỂU THUYẾT TIẾN HOÁ

Thời sự Thần học – Số 2, Tháng 2/2009, tr. 18-26.

Phan Kim chuyển ngữ (Nguồn: Russell Shaw (ed.), Our Sunday Visitor’s Encyclopedia of Catholic Doctrine, Our Sunday Visitor Publishing Division, Huntington-Indiana, 1997, pp.219-224.)

_George Sim Johnston_


Monkeyana 1961. Hí họa trong tạp chí Punch
về thuyết Tiến hoá của Darwin
(British Library Board)
Không có một cuốn sách nào gây ảnh hưởng lên cách con người hiện đại suy xét về chính mình như cuốn sách mang tựa đề “The Origin of Species” (Nguồn gốc Các loài) được xuất bản lần đầu tiên vào năm 1859 của Darwin. Con người là sản phẩm của một quá trình mù quáng và duy vật; quá trình này không có con người trong tâm thức, quan niệm này là một phần trong bầu khí trí thức mà tất cả chúng ta đang hít thở. Ngay cả những người Công giáo chính thống có thể gặp khó khăn khi họ cố gắng dung hoà trình thuật sáng tạo trong sách Sáng thế với điều mà họ cho rằng khoa học đã chứng minh về nguồn gốc vũ trụ và những vật thể có sự sống.

Khi tìm hiểu lý thuyết như lý thuyết của Darwin, người Công giáo phải đứng vững trong mệnh đề cho rằng không thể có xung đột thực sự giữa đức tin và khoa học. Cái nguy hiểm xảy ra là khi các nhà khoa học lấn sân xâm phạm vào lãnh vực thần học và ngược lại, các nhà thần học đã lấn sân vào lãnh vực khoa học. Sự kiện Galileo là một nhắc nhở có giá trị về điều có thể xảy ra khi một số thành phần trong Giáo hội cứ đinh ninh như đinh đóng cột cái giả thuyết khoa học dựa vào nền tảng Kinh Thánh tiên thiên. Nếu những vị hồng y khi kết án Galileo mà đã lưu tâm hơn đến Augustinô và Tôma Aquinô, cả hai vị đều quan niệm rằng Kinh Thánh không dạy một hệ thống thiên văn học, thì vết rạn nứt xảy ra giữa tôn giáo và khoa học vào thế kỷ XVII có thể đã tránh được.

Mặc dù ngày nay thỉnh thoảng có cuộc tranh cãi công khai gay gắt giữa các nhà khoa học về hầu hết mọi khía cạnh của lý thuyết tiến hoá. Cuộc tranh luận không phải về chính sự tiến hoá, nhưng là về những cách thức mà qua đó sự tiến hoá đã xảy ra. Những loại hình sự sống xuất hiện qua một sự ngẫu nhiên mù mờ, hay không phải như thế. Lý thuyết của Darwin về chọn lọc tự nhiên là lý thuyết duy nhất có giá trị với mục đích là nhằm giải thích cách làm sao giống người thông minh (homo sapiens) và những loài khác là kết quả của những sức mạnh tự nhiên. Đây là lý do tại sao cuộc tranh luận về lý thuyết của Darwin, chứ không phải là chính sự tiến hoá, quan trọng đến nhường nào. Hơn thế nữa, chính lý thuyết của Darwin, chứ không phải là lý thuyết khác, đã được giảng dạy trong trường học. Cái thất bại của hầu hết các tác phẩm viết về chủ đề để phân biệt giữa ‘tiến hoá’ và ‘thuyết Darwin’ (Darwinism) chỉ gây ra vấn đề tranh cãi mà thôi.

Dù tên tuổi của ông đồng nghĩa với lý thuyết, nhưng ý tưởng về tiến hoá của các loại hình sự sống không bắt nguồn từ Darwin. Nó đã được bắt đầu với người Hy Lạp cổ đại, được thánh Augustinô tiếp tục suy tư, và được triển khai thành giả thuyết khoa học do nhà động vật học người Pháp tên là Buffon sống trước tác phẩm “The Origin of Species” của Darwin một thế kỷ. Sự đóng góp đó đã mở ra một kỷ nguyên mới của Darwin là nhằm cung cấp một cách giải thích đáng hoan nghênh về cách làm sao tiến hoá đã diễn ra, một loại tiến hoá thuần tuý mang tính cơ học không đá động gì đến Thiên Chúa. Đây là lý thuyết của ông về chọn lọc tự nhiên.

Chọn lọc tự nhiên


Nói cách ngắn gọn là lý thuyết của Darwin cho rằng các sinh vật sinh ra con cháu hơi khác với bố mẹ chúng, và chọn lọc tự nhiên sẽ ưu đãi sự sống còn của những cá thể này mà những tính chất riêng biệt của chúng (răng nhọn hơn, chân có vuốt có thể nắm được, và những điểm tương đồng) làm cho chúng thích nghi tốt hơn với môi trường sống của chúng. Vì thế, sự tiến hoá theo Darwin là một quá trình gồm hai giai đoạn: sự biến dị cách tuỳ tiện như để mổ xẻ con mồi, chọn lọc tự nhiên như sức mạnh hướng dẫn.

Darwin đã từng tập trung vào lý thuyết này, ông dành rất nhiều thời gian quan sát những người nuôi chim bồ câu làm việc gần nhà ông ở Kent. Năm mươi trang đầu trong cuốn sách “The Origin of Species” chủ yếu nói về loài chim bồ câu, trong đó có mười trang làm người đọc ngạc nhiên. Darwin lưu ý rằng qua việc gây giống có chọn lọc, loài chim bồ câu có thể được gây giống để phát triển một số đặc tính như mong muốn: màu sắc, chiều dài đôi cánh và v.v... Ông đã loại suy từ những quan sát này khái niệm cho rằng có quá nhiều loài có thể tiến hoá bằng một quá trình chọn lọc giống như thế, chỉ có một sự khác biệt là ‘người gây giống' là chính tự nhiên, là sự sàng lọc những cái yếu nhất và theo đuổi cái tinh tế nhất nhằm để truyền lại cho hậu thế. Qua quá trình đơn giản này, Darwin khẳng định rằng một số loại hình sự sống không rõ nguồn gốc đang trôi nổi trong nồi súp nguyên thuỷ được tiến hoá và được đa dạng hoá thành mạng lưới bao la gồm cây cối và động vật như chúng ta thấy ngày nay.

Nhưng một cốt yếu quyết định ở đây, một điểm mà khoa phê bình khoa học của Darwin thường làm. Điều Darwin đã quan sát trong những nơi gây giống là ‘sự tiến hoá vi mô’ (micro-evolution). Sự tiến hoá ở tầm vi mô ám chỉ những thay đổi nhỏ diễn ra trong một loài nào đó trải qua dòng thời gian. Tiến hoá như thế rất thông dụng. Chẳng hạn, người ngày nay cao hơn người sống cách đây cả trăm năm. Nhiều loài chim sẻ ức đỏ mà Darwin quan sát trên đảo Galapagos là một minh hoạ khác về sự tiến hoá vi mô. Tuy nhiên, với chứng cứ thực nghiệm không trực tiếp, Darwin cho rằng trải qua thời gian lâu dài, những thay đổi nhỏ này có thể bổ sung vào tiến hoá vĩ mô (macro-evolution), một loài tiến hoá gồm những bước nhảy vọt rất lớn – chẳng hạn từ những amip (amoeba) đến các loài bò sát có vú. Có hai nơi cần xem xét để xác định lý thuyết của Darwin là: dấu vết nơi hoá thạch và những kinh nghiệm gây giống với động vật. Nếu lý thuyết đúng, thì dấu vết trên hoá thạch phải cho thấy rất nhiều sự thay đổi tiệm tiến rất nhỏ giữa những loài xa xưa và những loài sau này. Tuy nhiên, Darwin nhận thức rằng dấu vết trên hoá thạch trong thời đại của ông không cho biết điều gì về chủng loại cả. Có những sự không liên tục rất lớn giữa động vật cao và những nhóm thực vật. Tiếp đó, ông đặt tiêu đề chương sách cho đề tài “Về sự bất toàn của dấu vết địa chất” (On the imperfection of Geological Record). Một khối lượng rất lớn những hoá thạch đã được khai quật từ khi, và bất kỳ điều gì, mà người ta làm cho sáng rõ hơn những lỗ hỏng đã đảo lộn Darwin. Stephen Jay Dould, giáo sư sinh vật học dạy tại Đại học Harvard gọi việc thiếu vắng sự thay đổi tiệm tiến này nơi dấu vết hoá thạch là “bí mật nghề nghiệp” (trade secret) của ngành khảo cổ học hiện đại.

Dấu vết hoá thạch cho chúng ta biết chính xác cái điều mà nó đã trình bày trong thời đại của Darwin: các loài xuất hiện cách ngẫu nhiên trong một tình trạng đã phát triển đầy đủ, và thay đổi ít hoặc là chẳng có thay đổi gì trước khi biến mất (99 trong số 100 loài đã bị tuyệt chủng). Khoảng 550 triệu năm trước đây, vào thời đầu kỷ Cambri, đã có một vụ nổ những loại hình sự sống phức hợp – những loài động vật thân mềm, những loại sứa, bọ ba thuỳ – vì chúng không phải là một loại hình tổ tiên đơn lẻ có thể được tìm thấy nơi các hốc đá xa xưa hơn. Con người từ Sao Hoả đang nhìn thấy dấu vết hoá thạch theo sau nói rằng loài này bị loài khác thay thế, hơn là tiến hoá thành loài của chúng.

Những bức tranh trong các viện bảo tàng và sách giáo khoa, những biểu đồ trình bày cách những con người to lớn dần dần tiến hoá từ những con ngựa nhỏ bé muốn nói gì? Những bức chân dung này mang tính phỏng đoán, và chúng đang bị loại bỏ từ từ. Thực tế, các nhà khảo cổ học tìm thấy một loại hoá thạch của những loài đã bị tuyệt chủng và cố tạo ra một viễn cảnh liên quan đến nó với một động vật sau này hoặc xa xưa hơn; tuy nhiên họ không bao giờ tìm thấy những hình thức quá độ mà lý thuyết Darwin đòi hỏi.

Một loạt những bức tranh tại Viện bảo tàng Lịch sử Thiên nhiên Hoa Kỳ trưng bày ‘sự tiến hoá’ của các loài ngựa, “eohippus” nhỏ xíu đang từ từ biến thành “equus” hiện đại, đã bị loại bỏ một cách âm thầm bởi những người theo thuyết Darwin chính thống. “eohippus” vẫn là “eohippus”, nó được theo sau hoặc đi theo sau bởi nhiều loài ngựa, một số to hơn, một số nhỏ hơn. Tuy nhiên, bảng biểu đồ thì được in lại rộng hơn trong các sách giáo khoa. John Bonner, giáo sư sinh vật học tại Đại học Princeton, gọi hầu hết những biểu đồ về dòng dõi tiến hoá trong sách giáo khoa là “một khối những định kiến cay cú không có sự hậu thuẫn”. Tổ tiên loài người thường thay đổi giống như thời tiết vì một số hoá thạch “hominid” được trộn lẫn vào đó. Có giống người Java, người Piltdown, người Nebraska, “Ramapithicus”, và nhiều giống người khác đã bị từ chối vì lý do này hay lý do khác. Hai gương mặt tiêu biểu trong ngành khảo cổ học về loài người ngày nay là Richard Leakey và Donald Johansen (người khám phá ra giống người “Lucy”) hoàn toàn không chấp nhận đối với tổ tiên loài người. “Autralopithicus Afarensis” đã được trình bày trong sách giáo khoa với những khuôn mặt xếp hàng theo thứ tự từ loài đười ươi đến loài người, phụ thuộc vào bề mặt của chúng mà người hoạ sĩ vẽ. Richard Lewontin, giáo sư động vật học và di truyền học tại Harvard, tóm kết như sau: “Chúng ta không biết gì về tổ tiên của loài người… Mặc dù một số nhà khảo cổ học đưa ra những khẳng định hấp dẫn và khả quan thì không có loài hoá thạch hominid nào có thể được hình thành như tổ tiên trực hệ của chúng ta.”

Những lời phê bình khoa học


Vì chúng ta không nhìn thấy những loài này biến đổi thành loài khác nơi hoá thạch, chỉ có duy nhất một nơi cần xem xét là kinh nghiệm gây giống. Ở đây, có bằng chứng chống lại Darwin. Những người gây giống có thể làm thay đổi màu sắc của loài chim bồ câu hoặc kích cỡ của một con bò cho đến một mức nào đó, chỉ có họ mới có thể đi xa đến mức như vậy. Thực tế, tất cả những người gây giống đều có kinh nghiệm như vậy: nếu họ cố gắng đi xa đến mức như thế theo một hướng nào đó, thì động vật hoặc thực vật cũng trở nên cằn cỗi (không sinh hoa kết quả) hoặc trở về với nguyên mẫu.

Người gây giống danh tiếng nhất phải kể đến là Luther Burbank, đã không tìm thấy bằng chứng nào về tính chất mềm dẻo không bị giới hạn của các loài mà lý thuyết của Darwin đòi hỏi và đã thừa nhận Luật trở về mức Trung bình (Law of Reversion to Average). Richard Goldschmidt, nhà di truyền học hàng đầu dạy tại Berkeley, đã dành nhiều thời gian quan sát những sự biến đổi của những loài ruồi giấm (fruit fly) và đã kết luận rằng các nhà sinh vật học đã phải từ bỏ ý tưởng của Darwin là ý tưởng cho rằng sự tích tụ của những thay đổi “vi mô” tạo nên các loài mới. Nếu có sự biến đổi nghìn điểm trong hệ thống gien của loài ruồi giấm, một sự bất khả thi mang tính thống kê, thì nó vẫn là loài ruồi giấm.

Goldschmidt đã cho xuất bản một danh mục nổi tiếng về mười bảy tiết mục – gồm răng, các loại lông, bộ máy gây độc của loài rắn, sừng cá voi – và đã thách thức bất cứ ai giải thích cách làm sao chúng đã có thể tiến hoá dựa vào nền tảng từng bước một. Ông chỉ ra rằng nếu chọn lọc tự nhiên là một cơ chế đối với những biến đổi lớn nơi các loài, thì tất cả mọi loại hình tạm thời đều có ích cho cơ thể. Vấn đề về việc giải thích tính hữu ích của các cơ quan mới phôi thai – năm phần trăm của thị giác chẳng hạn – đã là một cơ quan vững chắc đối với những người theo thuyết Darwin. Otto Schindewolf, nhà khảo cổ nổi tiếng người Đức và là người chống khuynh hướng Darwin, đã từ chối ngay lập tức ý tưởng cho rằng những loại hình quá độ có thể đã được tìm thấy và thậm chí đã được phác hoạ.

Schindewolf, chết vào năm 1971, đã không được biết đến một cách rộng rãi tại các nước Anglo-Saxon. Trong khi đó Goldschmidt lại tuỳ thuộc theo chiến dịch bôi nhọ dã man nhằm quảng cáo rằng sự tiến hoá hẳn là đã làm tiến hoá vẻ bề ngoài của “những quái thai có triển vọng” (hopeful monsters) – một quái vật mang gen di truyền thình lình không biết làm sao lại biết cách hoạt động – hơn là những sự phát triển theo từng bước trong chốc lát lại được sàng lọc bằng chọn lọc tự nhiên. Tuy nhiên, các nhà khoa học như Gould bây giờ khẳng định rằng cả hai người trên đều đi đúng đường, và câu chuyện về sự tiến hoá là một câu chuyện về những sự thay đổi nhanh chóng và đầy bi kịch kéo theo bởi những thời kỳ lâu dài bế tắc. Tuy nhiên, khi đóng vai tìm hiểu sự chọn lọc tự nhiên, Gould và Stanley cùng các nhà khoa học khác đã bị bỏ quên với vấn đề là cung cấp một cơ chế đáng khen ngợi nhằm giải thích cách làm sao vi khuẩn và tảo xanh đã xuất hiện trên hành tinh này cách đây hơn hai tỷ năm thay đổi tuỳ tiện thành hệ động vật và hệ thực vật rất phức tạp như ngày nay. Di truyền học hiện đại cho rằng ADN thiết lập một loài để duy trì cách vững chắc cái điều nó làm. Có những sự thay đổi bất thường xoay quanh tiêu chuẩn, chứ không có cái gì khác nữa. Những vấn đề nghiêm trọng khác bám sát với lý thuyết Darwin cổ điển. Trong những vấn đề đó là những sự kiện các nhà khoa học thấy “cuộc đấu tranh sinh tồn” rất ít trong thiên nhiên (nhiều loài có khuynh hướng hợp tác và chiếm hữu những hốc tường sinh thái không cạnh tranh); và rằng mọi cơ thể to lớn đều lập kế hoạch như chúng ta thấy ngày nay nơi các động vật và các loài côn trùng xuất hiện ngay ở kỷ Cambri, điều này không thích hợp với khuôn mẫu của Darwin; và rằng nhiều loài giống như “lungfish” không hề thay đổi tí nào trong hơn 300 triệu năm mặc dầu có những sự thay đổi quan trọng trong môi trường của chúng, một cách bằng phẳng đều đối nghịch với sự điều chỉnh thường xuyên mà Darwin đã quy gán cho quá trình chọn lọc tự nhiên.

Chính Darwin càng ngày càng bị những mối nghi ngờ quấy rầy sau khi cuốn sách “Origin” xuất bản lần đầu tiên. Trong các ấn bản tiếp theo, ông vẫn tiếp tục cho xuất bản sách khởi đi từ sự chọn lọc tự nhiên xét như là sự giải thích những hiện tượng tự nhiên. Loren Eiseley nói rằng “việc kiểm soát chặt chẽ ấn ảnh cuối cùng đối với cuốn sách “Origin” cho thấy rằng trong khi nỗ lực bắt gặp những sự phản đối đang bắt đầu chống lại lý thuyết của ông mà tập sách đã được dày công soạn thảo lại trở nên luống công… cơ cấu lý thuyết của Darwin đã trở nên yếu thế biết bao.”

Lý thuyết không được chứng minh của Darwin tuy nhiên đã trở thành giáo điều trong tâm trí công chúng. Hơn thế nữa, có một sự đối lập khoa học nghiêm túc ngay từ lúc đầu. Như nhà sinh vật học người Thụy Điển Soren Lovtrup chỉ rõ: hầu hết các thành phần ban đầu của Darwin, thậm chí khi chúng có những động cơ tôn giáo, “đều được tranh luận dựa trên cơ sở hoàn toàn khoa học”. Hầu hết đã phủ nhận sự tiến hoá, trừ cách giải thích của Darwin về tiến hoá ra. Trong những thập niên sau cái chết năm 1882 của Darwin, lý thuyết của ông ngày càng bị che lấp dưới đám mây. Lovtrup viết rằng “trong suốt một phần ba thế kỷ của chúng ta, các nhà sinh vật học không tin tưởng vào thuyết Darwin”. Hans Driesch ở Đức, Lucien Cuenot ở Pháp, Verno Kellog và T.H. Morgan ở Mỹ là những nhà sinh vật học và di truyền học lẫy lừng thế giới đều từ chối lý thuyết của Darwin trong suốt thời kỳ này.

Trường hợp Scopes vào năm 1925 (thường được gọi là “vụ thử Scopes” và thỉnh thoảng được ám chỉ như là “vụ thử ở khỉ”) là điều óc tưởng tượng bình dân Mỹ còn coi như việc đặt cho toàn bộ trường hợp chống lại Darwin, đã xảy ra để chống lại kinh nghiệm của sự bất đồng ý kiến chung. Những vấn đề khoa học chưa bao giờ được bàn bạc một cách thích hợp; một cái răng hoá thạch đã được cống hiến như những sự lưu tồn của cái gì đó được gọi là “Người Nebraska” (sau này nó bị đuổi ra để thuộc về con heo)

Vụ thử Scopes không chứng minh được gì về giá trị pháp lý mang tính khoa học về lý thuyết của Darwin, nhưng điều đó đã đi sâu vào tâm thức của người Mỹ khái niệm cho rằng trong cuộc tranh luận về sự tiến hoá duy nhất một sự lựa chọn có giá trị thì nằm giữa những người theo chủ nghĩa cơ yếu Kinh thánh (biblical fundamentalists) và Darwin. G.K. Chesterton đồng thời đã cho thấy rằng Giáo hội Công giáo không coi sách Sáng thế như là sách quy chiếu về các dữ kiện khoa học và không có vấn đề triết học nghiêm trọng với sự tiến hoá (được hiểu đúng), thì hoàn toàn vượt lên trên sự tranh cãi.

Vì sự thiếu sót rõ ràng trong lý thuyết nguyên thuỷ của Darwin, cái được gọi là “lý thuyết tổng hợp” đã nổi lên vào những năm 1930. Lý thuyết này kết hợp di truyền học, sinh học phân tử, và làm cho những khuôn mẫu toán học thêm rắc rối. Nhưng nó vẫn hoàn toàn mang tính Darwin trong việc đồng hoá của nó với những sự thay đổi tuỳ tiện được chọn lọc tự nhiên duy trì như là sức mạnh vận động của sự tiến hoá. Julian Huxley, người phát ngôn đứng đầu tổ chức này, khẳng định rằng khuynh hướng Darwin đã làm “Chim phượng hoàng chỗi dậy từ đống tro tàn”. Tuy nhiên, lý thuyết tổng hợp cũng có những vấn đề giống như khuynh hướng Darwin cổ điển, và trải qua hơn bốn mươi năm theo đó, những sự ủng hộ lý thuyết đó lần lượt từng cái rời bỏ. Năm 1979, Stephen Jay Gould đã thức tỉnh tình cảm của nhiều nhà khoa học: “lý thuyết tổng hợp hoàn toàn đã chết, mặc dù có tính dai dẳng của nó xét như sự chính thống thuộc về sách giáo khoa.”

Hoàn cảnh hiện thời


Điều đó đặt chúng ta ở đâu? “Sự quân bình được nhấn mạnh” đã là một lời đáp trả của giáo sư dạy sinh học trung dung hoặc nhà bình luận khoa học. Đây là giả thuyết nổi tiếng cho rằng Gould và Niles Eldredge đã xuất hiện trong những năm đầu thập niên bảy mươi của thế kỷ hai mươi, khi họ và những nhà khảo cổ học khác bắt đầu khẳng định rằng các lỗ hỏng nơi dấu vết hoá thạch phải được tìm cho ra giá trị được biểu thị trên bề mặt hoá thạch. Theo lý thuyết này, những nhóm nhỏ động vật đột nhiên tách ra khỏi bầy đàn, di trú tới những nơi ở ngoại vi “ở bên rìa của sự chịu đựng sinh thái”, làm biến đổi nhanh chóng thành những “quái vật hy vọng” là thứ rồi đây sẽ thay thế cho bầy đàn cũ. Vì những sự thay đổi diễn ra quá nhanh chóng, nên không có một bằng chứng hoá thạch nào – và vì thế lý thuyết này cũng chẳng thể được chứng minh hoặc kiểm chứng.

Ngoài những người theo trường phái chuẩn mực (trung dung) ra, ngày nay còn có hai trường phái tiến hoá khác nữa: những người trung thành với lý thuyết cổ điển của Darwin, bởi vì họ nói rằng không có một giải thích nào tốt hơn về nguồn gốc các loài (một quan niệm mang tính siêu hình hơn là mang tính khoa học); và những người từ chối Darwin hoàn toàn, trong đó có một nhóm nổi tiếng những “cladists” ở Viện bảo tàng Lịch sử thiên nhiên của Mỹ. (“Cladists”, theo một cuốn từ điển, là “sự xắp xếp những cơ quan đặt nền tảng trên sự phân chia ngành của những dòng giống con cháu từ một tổ tiên chung”). Chủ nghĩa hoài nghi về lý thuyết của Darwin được phổ biến rộng rãi giữa các nhà khoa học hơn là được giả thiết một cách chung chung. Chẳng hạn, lý thuyết bị hầu hết các nhà sinh vật học người Pháp từ chối, trong đó có một gương mặt tiêu biểu là Pierre P. Grasse, chủ tịch Viện hàn lâm Khoa học Pháp và là người chủ biên hai mươi tám tập “Traité de Zoologie”. Tuyển tập này gọi chủ nghĩa Darwin là “khoa học giả hiệu” (pseudo-science) là cái “cũng xung đột với thực tại hoặc không thể giải quyết những vấn đề cơ bản được”. Tuy nhiên, các nhà khoa học như Grasse tự xưng mình là “những nhà tiến hoá” (evolutionists) vì họ nhìn nhận rằng mọi loại hình sự sống đều chia sẻ đặc tính cơ bản như ADN và vì thế có thể bắt nguồn từ một tổ tiên; nhưng họ hoàn toàn không hề biết về cách thức làm sao điều này đã xảy ra.