Thứ Ba, 14 tháng 5, 2013

THỜI SỰ THẦN HỌC – SỐ 21, THÁNG 09/2000

CHỦ ĐỀ : ĐỐI THOẠI LIÊN TÔN

LỜI MỞ ĐẦU

Đối thoại là thiết lập một tương giao mới với một người hay một cộng đồng để hiểu biết và làm phong phú lẫn nhau, trong khi vẫn tôn trọng tự do của đôi bên đồng thời tìm kiếm sự thật. Trong mối tương giao song phương này, đôi bên cố gắng để hiểu đối tác của mình như chính đối tác đó mong muốn được hiểu như vậy. Để có thể hiểu biết người khác, cần có sự cởi mở, sẵn sàng đón nhận, bỏ qua thành kiến và nhất là, ước muốn học hỏi lẫn nhau. “Không ai là một hòn đảo” vốn là một hướng dẫn trong mọi mối tương quan. Để có thể gặp gỡ và làm phong phú lẫn nhau, cần có một quan điểm tích cực về những giá trị, những linh đạo – vốn là hoạt động của Chúa Thánh Thần – nơi những người, những cộng đoàn và những tôn giáo khác.

Có thể nói đến một vài hình thức đối thoại như: 
  1. Đối thoại sự sống: là sống tinh thần liên đới, cởi mở, đồng chia sẻ niềm vui, nỗi lo âu, những bận tâm, những vấn đề con người. 
  2. Đối thoại hành động là sự hợp tác cụ thể để làm phát triển và thăng tiến cộng đoàn đôi bên. 
  3. Đối thoại thần học: đây là đối thoại dành cho các nhà chuyên môn để cùng đào sâu hiểu biết các kho tàng phong phú của các tôn giáo, đồng thời đánh giá đúng các linh đạo theo đó. 
  4. Đối thoại kinh nghiệm tôn giáo là chia sẻ những đường lối đi tìm kiếm Thượng Đế, những cách thức cầu nguyện và chiêm niệm khác nhau. 

Thời sự thần học số này xin đề cập đến vấn đề Đối thoại liên tôn, tuy là một vấn đề chẳng mới mẻ gì, nhưng vẫn còn thức thời. Trong một xã hội nhiều tôn giáo, sự gặp gỡ đối thoại (Đối thoại trong viễn tượng đa nguyên tôn giáo – Bài 1) là một điều cần thiết để hiểu biết lẫn nhau. “Văn hóa đối thoại.” Bài 2) là những chỉ dẫn giúp cho việc đối thoại được thực hiện cách dễ dàng và có hiệu quả hơn. “Tương quan giữa đức Kitô với những con đường cứu độ khác.” Bài 3) và “Thần học về các tôn giáo trong viễn tượng đa nguyên tôn giáo.” Bài 4) giúp làm rõ nét hơn về tương quan cứu độ của Kitô giáo với các tôn giáo khác. 

Trong phần hội nhập văn hóa “Những thuật ngữ Kitto giáo trong hội nhập văn hóa” cùng với “Họi nhập văn hóa theo Tông huấn Giáo hội tại Á châu” xác định phần nào cách thức đối thoại liên tôn tịa Á châu. “Lịch sử hình thành và phát triển cộng đồng Islam tạ TP. Hồ Chí Minh” là một tiếp cận xã hội học hướng đến việc đối thoại liên tôn với Islam, một tôn giáo lớn. 

Trong phần Mục vụ Kinh Thánh, một cách thức đọc Kinh Thánh có hệ thống, có phương pháp mới là nhằm hỗ trợ cho công tác mục vụ. Sau cùng là phần sinh hoạt Giáo hội nhhư thường lệ. 

Ra mắt bạn đọc vào dịp khai trương năm học mới 2000-2001, TSTH xin gởi đến các nhà giáo dục, các giáo sư và các sinh viên tại các trường học, các đại học, học viên, chủng viện lời chúc tốt đẹp và thành quả lớn trong năm học mới. 

Thân kính 
Thời sự Thần học

TRONG SỐ NÀY

Chủ đề

Hội nhập văn hóa 

Chuyên mục Tôn giáo

  • Lịch sử hình thành và phát triển cộng đồng Islam tại thành phố Hồ Chí Minh 

Mục vụ Kinh thánh

  • Đọc Lời Chúa 

Sinh hoạt Giáo hội

  • Sứ điệp của Đức Thánh Cha nhân ngày Thế giới truyền giáo – 22/10/2000