Đây là một tác phẩm mang nhiều nét độc đáo. Trước hết về tên gọi: có khi được gọi bằng tác giả (Ben Sira) có khi được gọi bằng nội dung (Huấn giáo, Ecclesiasticus). Kế đến, về bản văn: tác phẩm được biên soạn bằng tiếng Híp-ri nhưng nguyên bản không còn nữa; Quy điển Kitô giáo chỉ lưu trữ bản dịch Hy-lạp (và La-tinh), từ đó câu hỏi về ơn linh hứng được đặt ra: ơn linh hứng gắn liền với nguyên bản hay bản dịch? Chưa hết, có hai bản dịch Hy-lạp: một ngắn một dài; thử hỏi: bản nào sát với nguyên bản hơn? Dù sao, đây là cuốn sách dài nhất trong các sách khôn ngoan, và khó tìm ra một cấu trúc hợp lý. Tác giả bài này đề nghị phân chia làm 5 phần, tương ứng với ngũ thư.
I. Tiếp cận sơ khởi
1) Chỗ đứng trong Kinh thánh.
2) Tựa đề và nội dung.
3) Bản văn.
4) Tác giả.
5) Cấu trúc.
II. Nội dung
Lời tựa
A. Phần Một. Nguồn gốc, bản tính của Khôn ngoan (1,1–16,23)
1) Nguồn gốc của Khôn ngoan (1,1–2,23)
2) Những lời khuyên thực tiễn (3,1–16,23)
B. Phần Hai. Khôn ngoan trong việc tạo dựng (16,24–28,38)
1) Sự Khôn ngoan trong việc tạo dựng (16,24–18,14)
2) Những lời khuyên thực tiễn (18,15–23,28)
C. Phần Ba. Khôn ngoan và Lề luật (24,1–32,17)
1) Khôn ngoan từ Lề luật (24,1-47)
2) Những lời khuyên thực tiễn (25,1–32,17)
D. Phần Bốn. Động lực của Khôn ngoan: kính sợ Thiên Chúa (32,18–42,14)
1) Kính sợ Thiên Chúa và chu toàn lề luật (32,18–33,18)
2) Thực hành (33,19–42,14)
E. Phần Năm. Những chứng tá của Khôn ngoan (42,15–50,31)
1) Tạo dựng và cai quản thế giới (42,15–43,57)
2) Tổ tiên Israel (44,1–50,31)
Lời kết (51,1-38):
Thánh thi tạ ơn (51,1-17).
Bài thơ về việc tìm kiếm khôn ngoan (51,18-32).
III. Huấn ca trong toàn bộ Kinh thánh
A. Cựu ước.
B. Tân ước